Cái hay của Thơ Đường làm mê hoặc lòng người ở Nhịp điệu, Tiết tấu và Vận pháp (chính vận, thông vận); Nhưng cái thâm thúy lại nằm ở trong - ĐỐI NGẪU!

-
4). Đối ngẫu:

Điểm đặc biệt đáng chú ý trong thơ Đường luật là dùng đối ngẫu.

a) Đối từ: là những từ cùng một vị trí trong hai câu (hay vế) phải cùng một cấu tạo và cùng một loại từ như nhau.

Ví dụ:
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
(Trích trong bài Thu hứng của Đỗ Phủ)

Dịch thơ:
Đôi chòm cúc nở tuôn dòng lệ,
Một chiếc thuyền neo nhớ cố hương.

Dịch xuôi: Cảm hứng mùa thu
Cúc từng chòm nở hai lần tuôn dòng lệ xưa,
Thuyền lẻ loi buộc chặt mối tình quê cũ.

Về cấu tạo từ, trong câu trên, “tùng cúc” đối với “cô chu” là từ ghép, “lưỡng” đối với “nhất” là từ đơn. Trong câu dưới, “tiêu tiêu” đối với “cổn cổn” là từ láy (song thanh).

Hoặc:
Vô biên lạc diệp tiêu tiêu há,
Bất tận trường giang cổn cổn lai.
(Trích trong bài Đăng cao của Đỗ Phủ).

Về từ loại,thì danh từ đối với danh từ ( như “lệ” và “tâm” ), “lạc diệp” và “trường giang”), số từ đối với số từ ( như “lưỡng” và “nhất”), động từ đối với động từ (như “khai’ và “hệ”, “há” và “lai”) v.v…