Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 108

    Ðề tài: Bốc dịch

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Jul 2015
        Bài gửi
        294
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 294 lần
        trong 148 bài viết

        Default

        (Tiếp theo)
        1. NHẬP MỘ
        Quẻ cũng có mộ, hào cũng có mộ. Kị nhất là hào Thế, Dụng thần cùng với hào Quan quỷ nhập Nhật mộ, nhập động mộ, hoặc động hóa mộ.
        Cùng với hào quan quỷ nhập mộ, có nghĩa là Quan quỷ trì Thế và đã nhập mộ.
        Nếu đoán bệnh tật hay những việc hung dữ mà hào Dụng thần là Quan quỷ trì Thế nhập mộ, thì biết ngay được cát hung, tai họa.
        Nếu hào Thế, dụng thần hưu tù vô khí mà bị khắc nhập mộ thì quẻ xấu đến ngay.
        Còn nếu hào thế dụng thần vượng tướng, lại còn có sinh phù, tức là có cứu.
        Hào Dụng thần vượng tướng, hào mộ trực không phá, thì phải chờ cho đến năm, tháng, ngày hào mộ được điền đầy mới ứng điều cát
        Hào Dụng thần hưu tù, hào mộ trực không phá, thì phải chờ cho đến năm, tháng, ngày hào mộ được điền đầy mới ứng điều xấu.
        Đoán cầu Tài, Dụng thần gặp mộ, chờ đến năm tháng, ngày xung mộ mới thành
        Đoán hôn nhân, Dụng thần hào Thế, vượng đắc đị, lại được hào Tài có khí mà sinh Thế, hợp Thế, thì phải chờ đến ngày, tháng xung ra khỏi mộ, hôn nhân mới thành.
        Đoán cầu danh, cầu Quan, hào Thế vượng tướng, chờ đến tháng, hay năm xung khai khỏi mộ mới thành danh, thành quan.
        Đoán về bệnh, hào Thế vượng tướng, chờ đến ngày hào Thế xung khỏi mộ là bệnh khỏi
        Đoán về Quan họa, lao dịch, hào Thế vượng tướng là có thể qua được. Hào Thế hưu tù vô khí, không phá thì sẽ bị tròng ách vào cổ
        Tóm lại: Nếu gặp quẻ Dụng thần và hào Thế vượng thì chờ xung ra khỏi mộ là sẽ cát ngay.
        Nếu hào Thế và Dụng thần hưu tù vô khí, không phá, đến khi xung khai khỏi mộ là họa ập đến ngay.
        2. QUYỀN CỦA NGUYỆT KIẾN.
        Nguyệt kiến là lệnh của tháng, chủ trì lệnh của tam tuần. Một tháng có 30 ngày, nó quyết định ý chính của mọi quẻ. Kiểm soát sự thiện ác của 6 hào, theo đúng quyền sinh sát.
        Nguyệt kiến có thể trợ giúp các hào suy nhược, hoặc làm yếu các hào, chế phục sự động biến của hào, phù trợ phi thần, phục thần.
        Nguyệt kiến nắm quyền chủ soái, giúp hào suy nhược hoặc sinh hợp với hào để biến suy thành vượng.
        Sự vượng của nguyệt kiến có thể khắc những cái xung, hoặc hình phạt những cái phá.
        Nguyệt kiến cũng có thể chế phục hào biến, hào động, khắc chế hào tĩnh
        Đối với những quẻ có ẩn chứa phi thần, phục thần, nguyệt kiến có thể xung khắc phi thần, trợ giúp phục thần làm cho quẻ tốt hơn
        Nguyệt kiến hợp với hào thì tốt, xung với hào là hào vô dụng.
        Quẻ không có dụng thần, có thể lấy nguyệt kiến làm dụng thần, không cần tìm mượn phục thần
        Nguyệt kiến nhập quẻ làm nguyên thần là phúc càng to. Động làm kị thần là xấu càng thêm xấu.
        Nguyệt kiến không nhập quẻ thì ứng chậm, ứng quẻ thì ứng nhanh.
        3. QUYỀN CỦA NGUYỆT PHÁ.
        DỤNG THẦN LÂM NGUYỆT PHÁ LÀ ĐIỀM RỦI RO
        Quẻ có Dụng thần, nhưng bị nguyệt phá thì có cũng như không.
        Phục thần gặp nguyệt phá thì cũng vô dụng
        Hào được Nhật thần sinh, nhưng gặp nguyệt phá thì cũng không sinh được.
        Quẻ có hào động làm kị thần, nhưng bị nguyệt phá thì cũng không thể khắc hại được dụng thần.
        Quẻ có hào động biến hồi đầu khắc hào gốc, nhưng bị nguyệt phá thì cũng không khắc được hào gốc.
        Cần chú ý: Trong tháng là đang bị phá, nhưng ra khỏi tháng thì không bị phá nữa. Hoặc đến ngày phùng hợp cũng không bị phá nữa.
        Sự ứng nghiệm gần thì ngày tháng, xa thì tính năm.
        4. QUYỀN CỦA NHẬT KIẾN
        Một tháng có 30 ngày, Địa chi là chủ của một ngày, là tiêu chí cụ thể, ngũ hành sinh vượng mộ tuyệt của 6 hào trong quẻ, là căn cứ quan trọng để dự đoán thành bại của sự việc.
        Nguyệt kiến nắm quyền của tam tuần, nhưng lại chia ra Xuân Hạ Thu Đông có sự khác nhau của sinh vượng mộ tuyệt của 4 mùa.
        Nhật kiến thì tứ thời đều vượng, nhật kiến là chúa tể của 6 hào, là lệnh của 1 ngày, nắm quyền sinh sát của ngày đó. Nó ngang quyền, ngang công với nguyệt kiến.
        Dụng thần của 1 quẻ mà được nhật kiến sinh, được hào động sinh, hoặc được hợp, thì dụng thần đã vượng lại càng vượng.
        Nếu dụng thần hưu tù, mà được nhật kiến sinh thì giống như mầm non bị hạn lâu ngày được gặp trời mưa, biến sự nguy khốn thành vô hại.
        Nhật kiến sinh trợ nguyên thần, thì mọi việc càng thêm trôi chảy.
        Dụng thần bị nhật kiến khắc, nhật kiến xung, nhật kiến hình hại là điềm không lợi.
        Dụng thần vượng mà được nguyệt kiến sinh còn có thể đối địch được, còn dụng thần suy nhược thì như đã tuyết còn thêm sượng vậy.
        Nhật thần xung hào vượng tướng là ám động, thì càng mạnh thê.
        Hào tĩnh, hưu tù lại gặp Nhật thần xung là Nhật phá, trở thành hào vô dụng.
        Hào gặp tuần không lại gặp thêm nhật kiến xung thì trở nên có ích. Trường hợp như thế gọi là xung mất cái không để trở thành cái thực.
        Hào gặp hợp, bị nhật kiến xung gọi là chỗ hợp bị xung. Hung thần chỗ hợp, mừng được gặp xung, còn cát thần chỗ hợp không nên gặp xung.
        Tóm lại:
        Hào hưu tù suy nhược mà gặp lệnh của nhật kiến, thì có thể được sinh, được hợp, được phù, được ngang hòa.
        Hào vượng mà gặp nhật kiến thì có thể khắc, xung, hình phạt các hào khác .
        Hào gặp nguyệt kiến, nếu bị nhật xung thì không ly tán, gặp khắc không bị hại.
        Hào gặp nhật kiến thì :
        Nguyệt xung cũng không bị phá,
        Nguyệt khắc không bị tổn thương,
        Nếu bị hào động khắc cũng không bị hại.
        Nếu bị hóa khắc trở lại cũng không bị họa.
        Nhưng phải chú ý: Nguyệt sinh , Nhật khắc thì phải xem kỹ mức độ xung khắc và phải xem còn có hào khắc dụng thần nữa hay không ?.
        Nếu Nguyệt sinh, Nhật khắc thì cần xem còn có hào động nào sinh phù dụng thần không ?.
        Quyền của Nguyệt kiến là không thể xung tan.
        Nguyệt khắc, Nhật sinh mà còn gặp được sự phù trợ thì càng thêm vượng.
        Nguyệt sinh, nhật khắc mà còn gặp phải sự khắc hại thì nguy.
        5. TUẦN KHÔNG
        Thánh Dã Hạc bàn về Tuần không:
        Vượng không phải là không.
        Động không phải là không.
        Có nhật kiến, hào động sinh phù không phải là không.
        Động mà hóa không, không phải là không.
        Phục mà vượng tướng, không phải là không.
        Chỉ có Nguyệt phá là không,
        Có khí mà không động là không,
        Phục mà bị khắc là không,
        Chân không (Xuân hào thổ, hạ hào kim, Thu hào mộc, đông hào hỏa) là không
        Ngày tuần không, chân không thì không phải là không.
        PHẢN NGÂM, PHỤC NGÂM, DU HỒN, QUY HỒN
        1. PHẢN NGÂM CỦA HÀO, CỦA CÁC QUẺ
        Phản ngâm của quẻ:
        Kiền và Tốn
        Khảm và Ly
        Chấn và Đoài
        Khôn và Cấn
        Phản ngâm của hào:
        Tý và Ngọ
        Sửu và Mùi
        Dần và Thân
        Mão và Dậu
        Thìn và Tuất
        Tị và Hợi.
        Phản ngâm của hào khác với phản ngâm của quẻ ở chỗ:
        Quẻ biến phản ngâm là quẻ biến tương khắc, như Kiền biến Tốn là kim khắc mộc, còn 6 hào trong quẻ không nhất định phải tương khắc.
        Phản ngâm của hào tức là Quẻ và Hào đồng thời biến thành tương xung, tương khắc.
        Ví dụ Khôn biến Tốn, “Phong Địa Quan” biến thành “Địa Phong Thăng”, v v
        Phản ngâm còn chia ra quẻ Nội phản ngâm, hay quẻ ngoại phản ngâm.
        Khi gặp Hào và Quẻ phản ngâm, đó là điềm Nội, hay Ngoại không yên.
        Khi gặp quẻ phản ngâm thì mọi việc đều không thuận, Nếu có dụng thần hóa khắc trở lại, thì quẻ trở thành khắc, nên là xấu.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "dauvanphung" về bài viết có ích này:

        BuiTrong.Lc (23-10-15),tuhuong (30-11-15)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •