Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/6 đầuđầu 12345 ... cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 63

      Hybrid View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trái Đất
        Quỹ đạo và chuyển động tự quay

        Chu kỳ tự quay của Trái Đất tương đối với Mặt Trời – một ngày Mặt Trời trung bình - vào khoảng 86.400 giây Mặt Trời trung bình. Mỗi giây này dài hơn một giây thuộc hệ SI một chút bởi ngày Mặt Trời hiện nay của Trái Đất dài hơn so với thế kỉ 19 do gia tốc thủy triều.

        Chu kỳ tự quay của Trái Đất xét từ các định tinh, được IERS gọi là ngày định tinh, dài 86.164,098903691 giây thời gian Mặt Trời trung bình (UT1) hay 23h 56m 4,098903691s. Chu kì Trái Đất tự quay xét theo tuế sai hay chuyển động của xuân phân trung bình, bị đặt tên sai là năm thiên văn, dài 86.164,09053083288 giây Mặt Trời trung bình (UT1) hay 23h 56m 4,09053083288s.Vì thế ngày thiên văn ngắn hơn ngày định tinh khoảng 8,4 ms. Độ dài của ngày Mặt Trời trung bình tính theo giây hệ SI có sẵn tại IERS cho các giai đoạn từ 1623-2005.[107] và 1962-2005.[108]

        Ngoài các thiên thạch trong khí quyển và các vệ tinh quỹ đạo thấp thì chuyển động biểu kiến chính của các thiên thể trên bầu trời Trái Đất là sang phía Tây với tốc độ 15° một giờ hay 15’ một phút. Điều này tương đương với đường kính biểu kiến của Mặt Trời và Mặt Trăng sau mỗi hai phút; kích thước góc của Mặt Trời và Mặt Trăng nhìn từ Trái Đất là gần như bằng nhau.[109][110]

        Quỹ đạo
        Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006)[cần dẫn nguồn]xem thảo luận. Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.[7]

        Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.[7][111]
        ......

        nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%...4%90%E1%BA%A5t


        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (18-02-16)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Quay lại mấu chốt của câu hỏi?

        Trong lịch sử la bàn: La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng trong không gian nhất định.

        Có 2 câu hỏi có thể trả lời thắc mắc:

        Câu 1: Vậy trong phong thủy dùng la bàn để làm gì? để đo cái gì? Không gian? hay thời gian? hay cả 2????????

        Câu 2: Nếu dùng nó để đo không thời thì - chia thế nào cho hợp lý với quy luật của Vạn vật, vũ trụ??

        Tôi không biết, để mọi người đi tìm nhé, vì chưa biết dùng la bàn để làm gì cả, toàn treo để trừ trộm cắp vào nhà- rồi chỉ cho hắn biết đường ra thôi, kha kha kha kha kha!

        thay đổi nội dung bởi: hieunv74, 18-02-16 lúc 10:05
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        thesonus (17-03-16),thucnguyen (18-02-16)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Tiếp thêm 1 tẹo:

        Từ trường. Trái Đất

        Từ trường Trái Đất (và từ trường bề mặt) được coi như một lưỡng cực từ trường, với một cực gần cực bắc địa lý và cực kia gần cực nam địa lý. Một đường thăng tưởng tượng nối hai cực tạo thành một góc khoảng 11,3° so với trục quay của Trái Đất. Nguyên nhân gây ra từ trường có thể được giải thích theo thuyết dynamo.

        Các từ trường có thể mở rộng vô hạn, tuy nhiên nếu xét các điểm càng ra xa nguồn thì chúng càng yếu dần. Từ trường Trái Đất có tác dụng đến hàng chục ngàn km trong vũ trụ và được gọi là Từ quyển. Từ quyển của Trái Đất cùng với khí quyển chặn các dòng hạt tích điện, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

        Nghiên cứu từ trường Trái Đất là một lĩnh vực của địa vật lý. Kết quả của nghiên cứu cũng áp dụng để miêu tả từ trường tại các hành tinh, các thiên thể khác.

        Cũng như nam châm, Trái Đất có 2 cực địa từ, không trùng với 2 cực địa lý. Cực Bắc từ có toạ độ 70° Vĩ Bắc Và 96° Kinh Tây, trên lãnh thổ Canada, cách cực Bắc địa lý 800 km. Cực Nam từ có toạ độ 73° Vĩ Nam và 156° Kinh Đông ở vùng Nam cực, cách cực Nam địa lý 1000 km. Trục từ trường tạo với trục Trái Đất một góc 11°. Các từ cực thường có vị trí không ổn định và có thể đảo ngược theo chu kỳ. Do đó bản đồ địa từ cũng phải thường xuyên điều chỉnh (5 năm một lần). Việc thu nhập các thông tin từ vệ tinh đã phát hiện các vành đai bức xạ bao quanh Trái Đất ở môi trường khí quyển trên cao từ 500–600 km dến 60.000- 80.000 km: đó là từ quyển (tầng điện ly trở lên).

        nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%B...4%90%E1%BA%A5t
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        dungdung (19-02-16),thucnguyen (18-02-16)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        1 Câu hỏi tiếp nữa là: Nếu la bàn, la kinh mà ở trong không có kim - thì không biết la bàn, hay la kinh để cho trẻ con có thèm chơi không nhỉ?

        Mọi người đọc vào quyển kinh dịch, Nguyễn mạnh Bảo - Quyển 1, khoảng trang 300 hãy so sánh: 64 quái của Phục Hi với bản đồ này xem có tương đồng không:

        [IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/trai-dat-la-nam-cham-2_zpsugkqvsvn.png[/IMG]

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "hieunv74" về bài viết có ích này:

        dungdung (19-02-16),thucnguyen (18-02-16),VoTri (11-03-16)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        122
        Cảm ơn
        43
        Được cảm ơn: 67 lần
        trong 52 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        1 Câu hỏi tiếp nữa là: Nếu la bàn, la kinh mà ở trong không có kim - thì không biết la bàn, hay la kinh để cho trẻ con có thèm chơi không nhỉ?

        Mọi người đọc vào quyển kinh dịch, Nguyễn mạnh Bảo - Quyển 1, khoảng trang 300 hãy so sánh: 64 quái của Phục Hi với bản đồ này xem có tương đồng không:

        [IMG]http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/trai-dat-la-nam-cham-2_zpsugkqvsvn.png[/IMG]

        Nên cắp tráp mà học theo cụ Vanhoai ấy cụ Hiếu ạ, Cụ cũng san sẻ bớt nỗi lo cho các nhà Khoa học, Thiên văn lịch pháp, Dịch...nữa chứ, chứ, cái gì cũng nhét vào đầu chịu sao nổ, với lại mọi người còn phải lo kiếm cơm chứ đâu có thời gian như cụ suốt ngày cưỡi mây cưỡi gió, một tấc lên giời...mua hahaha
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #6
        Tham gia ngày
        Jun 2012
        Đến từ
        Phú Thọ
        Bài gửi
        936
        Cảm ơn
        556
        Được cảm ơn: 403 lần
        trong 315 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi dungdung Xem bài gởi
        Cháu kính nhờ chú NamPhong, chú Văn Hoài, anh Hiếu và mọi người giúp dungdung trả lời câu hỏi này được không?? vì dungdung thấy trong bộ môn phong thủy từ bát trạch đến huyền không đều dùng vòng 24 sơn hướng!!!
        Bạn biết tại sao lại dùng 24 sơn hướng ko? Nguyên nhân là trong Pt huyền không, bát trạch,... các nhà phong thủy đều dùng là bàn để đo và mặc định như vậy. Nhưng kích thước là do con người quy định cả à. Để thuận tiện cho việc suy xét cát hung. Chứ Mai kia buồn buồn có ông lại sáng lập ra 72 sơn hướng mà vẫn đúng.

        A di đà phật.
        1. Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích.
        2. Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích.
        3. Anh em không hòa, bạn bè vô ích.
        4. Làm việc bất chính, đọc sách vô ích.
        5. Làm trái lòng người, thông minh vô ích.
        6. Không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích.
        7. Thời vận không thông, mưu cầu vô ích.

      11. #7
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        171
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 47 lần
        trong 29 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi vqkhanh019 Xem bài gởi
        Bạn biết tại sao lại dùng 24 sơn hướng ko? Nguyên nhân là trong Pt huyền không, bát trạch,... các nhà phong thủy đều dùng là bàn để đo và mặc định như vậy. Nhưng kích thước là do con người quy định cả à. Để thuận tiện cho việc suy xét cát hung. Chứ Mai kia buồn buồn có ông lại sáng lập ra 72 sơn hướng mà vẫn đúng.
        Cái mặc định đó theo dungdung nghĩ phải có nguyên lý để tạo ra..la kinh nào cũng có vòng tiên hậu và 24 sơn hướng là cái cơ bản rồi tùy môn phái-mỗi sư phụ hiểu 1 cách mà dụng sự chế tạo khác nhau ở các vòng tiếp theo
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dungdung" về bài viết có ích này:

        vqkhanh019 (01-03-16)

      13. #8
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        171
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 47 lần
        trong 29 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        đồ hình trên mô tả tam hợp ngũ hành sinh vượng mộ, mang hai cái thủy hỏa làm lệ, kim mộc theo đó mà thành, tất nhiên không mô tả được độ nghiêng của trái đất.

        Thiên ngọc kinh "giang đông nhất quái tòng lai cát..." mở đầu là nói ngay độ nghiêng của trái đất phân phụ mẫu tam ban quái. Thiên ngọc kinh ẩn ngữ vô cùng, nói "đông" là đông mà cũng chẳng phải đông. Giải được mấy câu đầu là đã chạm được huyền cơ và sẽ hiểu vì sao "nhị thập tứ long phân tam quái". ừ, 24 sơn nhưng chỉ có tam quái mà thôi.
        2335: chú Nam Phong có thể bật bí cái này không ạ??
        thay đổi nội dung bởi: dungdung, 29-02-16 lúc 21:10
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. #9
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        171
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 47 lần
        trong 29 bài viết

        Default

        "...Trước hết phân ra Bát Quái để định vị, lập hướng. Tiên Thiên Địa Chi chỉ có 12 Chi ở 12 vị, gọi là 12 Lôi Môn, làm Thi-Cốt Long. lấy Chính Trâm mà luận định. Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu là ngôi chính của Trời Đất; Dần, Thân, Tị, Hợi là nơi Trường Sinh của Ngũ Hành; Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là chổ Ngũ khí Quy nguyên (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ trở về gốc) cho nên Hậu Thiên vận dụng Chính Trâm, thì Chi nào cũng có Chính đính (chơn chính).
        Địa chi thuộc Âm, tĩnh mà không động. Hậu Thiên thêm vào Tứ Duy và Bát Can: Tứ Duy là Càn, Khôn, Cấn, Tốn; Bát Can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Lấy Tứ Duy và Bát Can thuộc về Dương và chủ động. Lấy ở giửa ranh giới của 12 Chi và Tứ Duy, Bát Can tức nơi giao giửa Âm và Dương là lúc Khí hậu thay đổi ở khoảng đó. (cái này các anh chị, các bạn có thể thấy ở tầng tứ 29, nơi giao nhau giửa chúng luôn là điểm giao Tiết Khí). Nên ở khoảng Thiên Địa là có Âm thì cần phải có Dương, tức như trong Âm Chi phải có Dương Can, không thể hỗn độn được. Âm nhờ Dương nên không bị Hư, Dương nhờ Âm nên không bị Cô (đơn lẻ). Hai khí tự nhiên có sự hoá sinh, sinh hoá huyền diệu. Người xưa chế tạo ra Chính Trâm cũng không ngoài sự biến hoá của 12 Chi, Địa bàn vốn làm gốc rễ của Trung trâm, Phùng trâm và Xuyên sơn, Thấu địa. Những ngôi Sinh, Vượng, Hưu, Tù của Ngũ Hành, hoặc thường lệ của Âm, Dương thuận, nghịch di chuyển tự đấy (12 Địa Chi) mà suy ra cả. Trên có thể phân độ của các vị Tinh tú, dưới có thể hoạch định được địa phận của các phương, rất huyền diệu và đầy đủ. Người trí thức nên thuộc hiểu cái đó.
        Đời sau người ta dùng Chính Trâm phân 24 sơn, là gốc do ở Vua Văn Vương hoạch định Bát Quái, mỗi quái quản tam sơn (3 phương) vị:
        _ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu ở bốn ngôi chính, tức là Khảm, Ly, Chấn, Đoài, là 4 quẻ tàng.
        _ Càn, Khôn, Cấn, Tốn ở bốn phương bàng (tứ duy), là 4 quẻ hiển.

        ĐỊA VỊ CỦA TỨ CHÍNH VÀ TỨ DUY

        BÁT QUÁI CHÍNH VỊ PHỤ VỊ TẢ, HỮU THUỘC QUẺ
        Khảm Chính Bắc Nhâm, Quý tàng
        Ly Chính Nam Bính, Đinh tàng
        Chấn Chính Đông Giáp Ất tàng
        Đoài Chính Tây Canh, Tân tàng
        Càn Tây Bắc Tuất, Hợi hiển
        Khôn Tây Nam Mùi, Thân hiển
        Tốn Đông Nam Thìn, Tị hiển
        Cấn Đông Bắc Sửu, Dần hiển

        Trong đây gồm đủ cả vị Chính, vị Thiên, ngang Trời, dọc Đất đều thấu suốt hết cả..." (trích dẫn La Kinh Thấu Giải)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. #10
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        171
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 47 lần
        trong 29 bài viết

        Default

        chú VanHoai, chú NamPhong, anh Hieu và mọi người có thể cho dungdung biết vòng 24 âm dương nào đúng không?? và tại sao có cách định âm dương như trên hình ạ??
        [IMG][IMG]http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2016/03/04/15/54/3206612041_441412377_574_574.jpg[/IMG][/IMG]
        [IMG][IMG]http://d.f18.photo.zdn.vn/upload/original/2016/03/04/15/54/3206612043_879472838_574_574.jpg[/IMG][/IMG]
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 3/6 đầuđầu 12345 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Vòng Trường Sinh
        By luongktvt in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 2
        Bài mới: 18-01-24, 20:49
      2. [HỎI] Cách an sao vòng phúc đức.
        By tunghanhvn1 in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 11
        Bài mới: 17-09-20, 11:52
      3. Xin hỏi Vòng Trường sinh!
        By athaiathai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 11
        Bài mới: 23-05-15, 23:22
      4. Hỏi về cách lập vòng tràng sinh?
        By vhkhoi in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 12
        Bài mới: 12-11-13, 16:32
      5. hỏi về các vòng la kinh
        By viettriudm in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 6
        Bài mới: 29-08-11, 09:16

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •