Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 9/51 đầuđầu ... 789101119 ... cuốicuối
    kết quả từ 81 tới 90 trên 501
      1. #81
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Đang chán đời đây . Có chém , làm ơn chém đúng chỗ . Chém sai .... Lãng xẹt à . Cứ chém hoải mái đi để tôi còn chém .... Nói vui . Mong mọi người chỉ ra cái sai . ...
        Toàn bài hình như chỉ căn cứ vào cái lý luận Thần Sát.

        Bạn nói đến 12, và 24 Thần Sát, có thể liệt kê ra rồi chúng ta bàn luận.

        Hihihihihihi

        Đây là cái 12 chi thật sự của Thiên Địa tự nhiên:

        [IMG]https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9c/Earth_Global_Circulation_-_en.svg/600px-Earth_Global_Circulation_-_en.svg.png[/IMG]
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 16-10-16 lúc 03:40
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #82
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Sự khác biệt cơ bản giữa Dịch Học và Lịch pháp là ở chỗ :
        - Lịch pháp coi : Giáp , ất , bính , đinh,.... là hệ số đếm giống như ngày 1, ngày 2 , ngày 3 ,... Tức là giá trị của chúng hoàn toàn như nhau .
        - Dịch học coi : Giáp thuộc Dương Mộc , Ất thuộc Âm Mộc , Bính thuộc Dương Hỏa , Định thộc Âm hỏa ... Nghĩa là đối với con người ảnh hưởng của chúng là khác biệt. Nó có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu cho nên gọi là Thần Sát ( Tôi nêu khái niệm này để cho tiện diễn giải ý kiến riêng trong bài mà Hiieeunv trích ở đây . Nó có thể không hoàn toàn trùng với nội dung khái niệm thần sát trong HKBPT ).
        * Bài viết đó không phải căn cứ vào lí luận thần sát , mà là tìm ra cái cơ sở thực tế trong tự nhiên , đã được cổ nhân sử dụng để khái quát nên những quan niệm đó.
        * Cái khó nhất trong quá trình tìm hiểu các môn thuật của cổ nhân nằm ở chỗ , sách vở hiện nay đa số chỉ có phần ngọn , tức phần ứng dụng mà không có phần gốc , tức phần lí luận về cơ sở hình thành các quan điểm , nguyên lí . Điều đó tạo nên sự mơ hồ , không rõ đúng , sai.
        * Ví dụ điển hình
        - Minh Sang đưa ra đoạn trích trong Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn để giải thích về thiên can hóa hợp . Nghe có vẻ cũng thuận tai ( dễ nghe hơn so với cách giải thích của Doãn Quang Việt trong Thái Ất Thần Kinh , theo kiểu phu phụ tương phối hợp ở tử tôn... mệt hết cả .). Tuy nhiên , theo đoạn trích Minh sang đưa ra thì Hóa hợp của thiên can phải lấy tính chất ngũ hành của địa chi làm chuẩn . Chỗ này nảy sinh 2 vấ đề :
        - Thứ nhất là : Dựa vào cái gì để cổ nhân xác định tý thuộc thủy mà không phải là thuộc mộc , Dựa vào đâu để khẳng định Dần thộc mộc mà không phải thuộc kim ,.....
        - Thứ 2 là : Nếu dựa vào tính chất ngũ hành của địa chi mà xác định thì chẳng hóa ra ngũ vận ( thiên khí ) phụ thuộc vào lục khí ( địa khí ) .
        - Tóm lại quan điểm trên không chỉ ra cái nguồn gốc thật sự về sự hóa hợp của thiên can .
        * Có lẽ mọi sai lầm đều nằm ở gốc của Dịch nằm ở tự nhiên , còn người tìm hiểu Dịch thì đi vào thư viện tìm sách . Không biết như vậy có đúng không !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #83
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        http://tuvilyso.org/forum/topic/3559...84#entry622384

        Xin trích lại đoạn đầu:
        <<<<<<<<<<<

        PHẦN I : HOÀNG ĐẾ - NGƯỜI XÂY DỰNG NỀN TẢNG CỦA DỊCH HỌC

        Trong tiến trình phát triển của Dịch Học , Hoàng ĐẾ - Công Tôn Hiên Viên có vai trò rất lớn . Ông chính là người chủ trương kết hợp 2 hệ thống lí luận lớn thời bấy . Đó chính là sự kết hợp giữa lí luận về Ngũ Vận của THẦN NÔNG THỊ và lí luận về Lục Khí của bộ tộc THIỂU ĐIỂN , thành hệ thống lí lụận NGŨ VẬN LỤC KHÍ . Hệ thống lí luận này không những PHẢN ÁNH CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TỰ NHIÊN mà còn cho chúng ta thấy được QUAN ĐIỂM CỦA CỔ NHÂN VỀ CẤU TẠO CƠ BẢN VÀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI .
        Điều này , không được sách vở nào nhắc đến MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG. Tuy nhiên , nếu căn cứ vào chính nội dung của học thuyết NGŨ VẬN LỤC KHÍ và GIAI THOẠI VỀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA HOÀNG ĐẾ VỚI XUY VƯU hay một vài TIẾT LỘ của các học giả trong quá trình nghiên cứu , thì hoàn toàn có thể thấy được điều này .

        1.TỘC THIỂU ĐIỂN VÀ LÍ LUẬN LỤC KHÍ
        Trong ĐỊA LÍ TOÀN THƯ của Lưu Bá Ôn , khi bàn về THIÊN CAN HÓA HỢP , có nhắc đến lời nói của Trương Cửu Nghi như sau :" TRONG BUỔI TẾ LỄ Ở KHÂU VIÊN . TRỜI GIÁNG THẬP CAN , HOÀNG ĐẾ CHO CHẾ RA THẬP NHỊ CHI ĐỂ ỨNG THEO " . Câu nói này đã cho thấy 2 vấn đề sau :
        - Thứ nhất là : Lí luận về THẬP CAN không phải là sự sáng tạo của HOÀNG ĐẾ VÀ BỘ TỘC THIỂU ĐIỂN . Mà là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ .
        - Thứ hai là : Lí luận về THẬP NHỊ CHI cũng không phải là sự sáng tạo riêng của HOÀNG ĐẾ mà là hệ thống tri thức được khái quát từ bao đời trước đó của tộc THIỂU ĐIỂN .

        * Lấy gì chứng minh rằng lí luận THẬP NHỊ CHI là của tộc THIỂU ĐIỂN ?
        -Để khẳng định điều này trước hết phải đặt ra một vấn đề : Tại sao khi kết hợp THẬP CAN người ta không chế ra THẬP CHI hay NHỊ THẬP CHI, ... mà là chế ra THẬP NHI CHI . Ai cũng thấy được rằng nếu người ta chỉ chế ra THẬP CHI để kết hợp với THẬP CAN thì nó rất dễ vì bản thân nó có sự thống nhất mà không có số dư . Ấy vậy mà họ lị chế ra THẬP NHỊ CHI để kết hợp với THẬP CAN . Điều này cho thấy lí luận về thập nhị chi đã có sẵn từ trước , vốn là tri thức về tự nhiên của bộ tộc THIỂU ĐIỂN được sử dụng để kết hợp với hệ thống lí luận mới mà thôi .地理全書下
        -Hơn nữa , nội dung của thuyết LỤC KHÍ cũng chỉ ra điều đó . Lục khí mà hiện nay chúng ta biết đến bao gồm : Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thái âm thấp thổ , Thiếu dương tướng hỏa , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy .
        + Nếu gạt bỏ thuộc tính ngũ hành của lục khí thì các khí sẽ có tên như sau : Quyết âm , Thiếu âm ,Thái âm , thiếu dương , dương minh , thái dương .
        + Như vậy , có thể thấy lục khí được phân chia thành 2 loại khí cơ bản là ÂM và DƯƠNG . Mỗi khí đều vận động theo quy luật từ ít đến nhiều : khí âm từ Quyết âm đến Thiếu âm rồi đên Thái âm . Khí dương từ Thiếu duơng đến Dương minh rồi đến Thái dương . Quả là sự thống nhất và logic cao .
        + Tuy nhiên , khi đặt thêm thuộc tính ngũ hành cho lục khí , sự thống nhất ở trên đã bị phá vỡ . Biểu hiện ở chỗ trong lục khí lại CÓ 2 KHÍ HỎA . Đây chính là dấu vết của sự kết hợp giữa hệ thống THẬP CAN VỚI THẬP NHỊ CHI .
        *QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÍ LUẬN LỤC KHÍ CỦA TỘC THIỂU ĐIỂN DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?
        -Thật khó để minh chứng điều này . Bởi thời kì đó chữ viết chưa được hình thành , cũng không có nhiều giai thoại nhắc về nó . Hiện nay , ai cũng biết lí luận lục khí phản ánh quá trình vận hành của trái đất trên quỹ đạo của nó . Tất nhiên người xưa thì cho rằng đó là quỹ đạo của bầu trời . Ở thời điểm này , khi con người chưa có các cộng cụ nghiên cứu hiện đại , nên cách tốt nhất là quan sát bằng mắt thường . Bộ tộc THIỂU ĐIỂN cũng làm như thế . Họ lấy sự vận động của mặt trăng làm cơ sở xác định sự vận động của bầu trời trong năm . Nghĩa là gọi một chu kì vận động của mặt trăng là 1 tháng , coi 12 tháng là một năm . Tuy nhiên , họ cũng phát hiện ra một năm của họ không trùng khớp với một chu kì vận động của bầu trời . Vì vậy mà có năm có 12 tháng và có năm có 13 tháng . Khi thống kê số ngày trong những năm có 12 tháng và những năm có 13 tháng chúng ta có số liệu sau :
        + Số ngày của những năm có 12 tháng là : 353-354-355
        +Số ngày của những năm có 13 tháng là : 383-384-385
        Đây chính là cơ sở hình thành quan điểm lục khí theo nghĩa ban đầu là lấy số ngày của những năm có 12 tháng để khái quát khí tam âm , lấy số ngày của những năm có 13 tháng để khái quát khí tam dương . Sau đó , lấy tư tưởng về khí tam âm , tam dương để chia 1 năm thành 6 bước khí .
        * VÌ SAO TỘC THIỂU ĐIỂN PHÁT HIỆN RA 12 THÁNG KHÔNG THỐNG NHẤT VỚI 1 CHU KÌ CỦA KHÍ
        -Khi sử dụng chu kì vận động của mặt trăng để đo chu kì vận động của khí , cũng như các bộ tộc khác họ coi sự ứng nghiệm về khí trong thực tế làm cơ sở xác minh . Thông qua việc đặt tên tháng ứng với các loại khí kiểu như : THÁNG HOA ĐÀO , THÁNG HOA SEN ,... Vậy thì , nếu chưa đến tháng HOA ĐÀO mà đào đã nở , thì họ biết rằng năm trước là năm có 13 tháng , nếu đã qua tháng HOA SEN mà hoa sen chưa có thì họ biết rằng năm đó có 12 tháng .
        -Đây cũng là thực tế cơ bản để con người có ý thức hình thành các quan niêm về THẦN SÁT .

        *LẤY GÌ CHỨNG MINH LÍ LUẬN THẬP CAN LÀ CỦA THẦN NÔNG THỊ ?
        ĐỘN GIÁP KÌ MÔN , HOÀNG ĐẾ NỘI KINH là 2 bộ sách xuất hiện ở thời kì của HOÀNG ĐẾ . Tất nhiên , nói vậy không thật chính xác ở chỗ thời này chưa có chữ viết . Tuy nhiên tư tưởng của nó được hình thành từ thời kì này và nội dung thì chưa thể phong phú và đầy đủ như ĐỘN GIÁP KÌ MÔN hay HOÀNG ĐẾ NỘI KINH mà chúng ta đang có .
        Đặc biệt trong ĐỘN GIÁP TÔNG TỰ có nói : " Trộm thấy khi Hoàng Đế đánh nhau với Xuy Vưu ở Trác Lộc , mộng được thần trời trao cho bùa phép , bèn sai Phong Hậu diễn ra kì môn , Độn Giáp có từ đó. ". Như vậy có thể tháy như sau :
        - Tư tưởng về KÌ MÔN ĐỘN GIÁP và HOÀNG ĐẾ NỘI KINH không thể hình thành nếu thiếu đi lí luận về ngũ hành trong THẬP CAN .
        - ĐỘN GIÁP được hình thành sau khi cuộc chiến với Xuy Vưu là một tướng của THẦN NÔNG THỊ . Cho nên bùa phép mà được nhắc đến ở đây chính là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ trong THẬP CAN .

        >>>>>>>>>>>>>>>>>>>

        Đoạn này tự bạn suy ngẫm, không chứng cứ:
        <<<<<<<<
        Trong tiến trình phát triển của Dịch Học , Hoàng ĐẾ - Công Tôn Hiên Viên có vai trò rất lớn . Ông chính là người chủ trương kết hợp 2 hệ thống lí luận lớn thời bấy . Đó chính là sự kết hợp giữa lí luận về Ngũ Vận của THẦN NÔNG THỊ và lí luận về Lục Khí của bộ tộc THIỂU ĐIỂN , thành hệ thống lí lụận NGŨ VẬN LỤC KHÍ . Hệ thống lí luận này không những PHẢN ÁNH CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TỰ NHIÊN mà còn cho chúng ta thấy được QUAN ĐIỂM CỦA CỔ NHÂN VỀ CẤU TẠO CƠ BẢN VÀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI .
        >>>>>>>>

        Sách nào viết là Ngũ vận là của Thần Nông thị và Lục Khí là tộc Thiểu Điển???
        Ngũ Vận Lục Khí mà bạn đề cập tức bộ Hoàng Đế Nội Kinh, tuy nó là chánh kinh trong tứ khố, nhưng củng không được chứng thực là của ông Hoàng Đế nửa!

        https://zh.wikipedia.org/wiki/%E9%BB...86%85%E7%BB%8F

        Đây là wiki tiếng Hán nói về Hoàng Đế Nội Kinh:
        Mã:
        西漢汉成帝时,刘向等人曾大规模校理古籍,李柱国则负责校理方伎,原书目先载于刘向《别录》,后载于其子刘歆《七略》,今二书已佚,但其目錄內容被东汉班固引录于《汉书》〈艺文志〉中,後世仍可以推見其原貌。《漢書·藝文志·方技略》載有醫經、經方、神仙和房中四種中醫典籍。其中醫經有:
        
            《黃帝內經》十八卷,《外經》三十七卷;
            《扁鵲內經》九卷,《外經》十二卷;
            《白氏內經》三十八卷,《外經》三十六卷,《旁篇》二十五卷。
        
        這是歷史上對《黃帝內經》最早的記錄,學者認為《黃帝內經》的編著及命名很可能是成自劉向之手。 歷史學家認為《黃帝內經》依據五行生剋說抄襲篡改而得,故成書必然晚於劉向。
        Các lịch sử gia còn cho là bộ Hoàng Đế Nội Kinh có thể là do Lưu Hướng làm ra.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #84
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Xin trích lại đoạn thứ hai:
        <<<<<<<<<<<<<<
        2.SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VŨ TRỤ
        Độn Giáp Kì Môn không những là môn thuật số đầu tiên của con người , mà trong đó còn phản ánh rất rõ tư tưởng của con người về cấu tạo của vũ trụ và sự vận động của vũ trụ đó . Trong đó Vũ trụ được phân chia rất đơn giản , gồm 2 bộ phận là THIÊN VÀ ĐỊA .
        - THIÊN : Tức là bầu trời gồm có mặt trăng , mặt trời và các loại tinh tú ( Nhật - Nguyệt -Tinh ) .
        - ĐỊA : Tức mặt đất là nơi sinh ra khí TAM ÂM - TAM DƯƠNG .
        Khi kết hợp với THẬP CAN của THẦN NÔNG THỊ . Người ta lấy 6 can là : MẬU - KỈ - CANH- TÂN- NHÂM - QUÝ làm phù đầu , kí hiệu của Lục Khí của ĐỊA .Lấy 3 can là ẤT - BÍNH -ĐINH làm đại diện cho NHẬT -NGUYỆT - TINH của THIÊN . Độn Giáp gọi các khí của ĐỊA là LỤC NGHI , gọi các yếu tố của THIÊN là TAM KÌ .
        Như vậy , sự vận động của LỤC NGHI , TAM KÌ chính là sự vận động của vũ trụ trong tư tưởng của con người thời kì này .
        Điều này hết sức đúng đắn và hợp lí . Bởi nếu coi , địa là mặt đất , thiên là bầu trời thì rõ ràng chúng vận động theo hướng trái ngược nhau đúng như lí luận về sự vận động thuận nghịch của LỤC NGHI , TAM KÌ TRONG ĐỘN GIÁP .

        Tóm lại , Hoàng đế - Công Tôn Hiên Viên có công rất lớn khi đã đưa ra chủ trương thống nhất THẬP CAN VỚI THẬP NHỊ CHI .
        >>>>>>>>>>>>>>>>>

        Thật ra Kỳ Môn củng không phải là môn thuật số đầu tiên của con người, mà là Bói Rùa, tức Quy (Rùa) Dịch. Nếu bạn chịu khó cỡi ngỗng thì rất nhiều trang khảo cổ nói về Giáp Cốt văn bói trên mu rùa!!!
        Kỳ môn không phải chỉ có Thiên Địa, mà là Tam Tài Thiên Địa Nhân. Tinh là Thiên, Cung là Địa, Môn là Nhân!

        Thật ra Tam Kỳ và Lục Nghi vận hành nghịch nhau bỡi vì do hai vòng Thập Can một nghịch một thuận tạo thành, cho nên mới nói Giáp Độn ở Mậu là vậy.

        Hihihihihihihi

        Đợi bạn phản hồi rồi mình bàn tiếp nhe.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #85
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Xin hỏi câu nào tôi khẳng định Hoàng đế nội kinh do Hoàng đế tạo ra ?
        Tôi chỉ khẳng định cái tư tưởng về ngũ vận , lục khí có gốc từ thời đó ?
        Mấy câu , rất mog các vị đừng tự ái . Chỉ đơn giản là trao đổi , Có thể đúng , có thể sai . Tôi vẫn nói như vậy : Xin hãy chỉ ra cái sai của tôi.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #86
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Đang chán đời đây . Có chém , làm ơn chém đúng chỗ . Chém sai .... Lãng xẹt à . Cứ chém hoải mái đi để tôi còn chém .... Nói vui . Mong mọi người chỉ ra cái sai . ...
        Thật ra thì mình thấy bạn đang chán đời, nên chém với bạn cho vui vậy thôi. Nếu bạn không thích thì mình ngưng vậy.

        Vui vẻ bàn luận để học lẫn nhau ấy mà.

        Hihihihihihihihihi

        Thật ra quyển Địa Lý Toàn Thư củng không phải là chánh kinh địa lý, rất nhiều học giả trên mạng tiếng Hán cho nó là ngụy thư ấy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #87
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Xin hỏi câu nào tôi khẳng định Hoàng đế nội kinh do Hoàng đế tạo ra ?
        Tôi chỉ khẳng định cái tư tưởng về ngũ vận , lục khí có gốc từ thời đó ?
        Mấy câu , rất mog các vị đừng tự ái . Chỉ đơn giản là trao đổi , Có thể đúng , có thể sai . Tôi vẫn nói như vậy : Xin hãy chỉ ra cái sai của tôi.
        Bác nói NVLK có gốc từ thời Hoàng Đế là đúng rồi, Bác có thể tìm thêm thông tin về thời đó sẽ có nhiều thú vị.

        Chúc Bác vui!
        thay đổi nội dung bởi: annhien, 16-10-16 lúc 11:38
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      8. #88
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Ngày nay, khi phân-dã nghiã là chia các nước cho 12 cung Hoàng- đạo từ Tý đến Hợi, ta thường dùng hai hình xoắn ốc âm-dương, tương-tự như hình xoắn ốc kép (double helix) của DNA (Deoxyribonucleic Acid) do hai nhà bác-học James Dewey Watson, Francis Crick khám-phá và cùng được lãnh Giải-thưởng Nobel năm 1962 với Maurice Wilkins.

        CÁI ĐIỀU THÚ VỊ ĐÓ LÀ QUÁ NHIỀU NGHĨA CỦA NGÀY TRONG TUẦN

        Tiếng Việt rất phong phú, Âm TUẦN ứng với 6 chữ nho: 旬, 循 (theo, noi theo, thuận theo) 馴 (ngựa đã thuần, luyện cho thuần thục), 紃 (sợi dây tròn), 揗 (vỗ về, an ủi), và 巡 (đi vòng vòng để canh phòng, xem xét). ở đây ta chỉ để ý cắt nghĩa chữ thứ nhất. Chữ TUẦN có 1 số nghĩa chính:

        1. Thời khoảng 7 ngày, là xúc từ của Tuần Lễ. Ví dụ: Tuần lễ, hụi tuần, tuần san, tuần báo;

        2. Lễ cúng người chết hàng kỳ 7 ngày trong vòng bách nhật kể từ khi chết: ví dụ: làm tuần, cúng tuần tức cúng thất: tuần 7 ngày, tuần 21 ngày, tuần 49 ngày…

        3. Tuần 8 ngày của Cổ la Mã. Ngày nay, vài chủng tộc tại sa mạc Sahara tại Châu Phi vẫn còn dùng loại tuần này.

        4. Thời khoảng 10 ngày trong 1 tháng, TRONG 1 TIỂU CHU KỲ GIÁP TÝ. Ví dụ: Thượng thuần, trung tuần, hạ tuần, tuần nhật. Nên cụ Nguyễn Du có câu trong Kiều:

        “Tuần sau bỗng thấy hai người
        Mách tin tính cũng liệu bài tâng công.”

        Cổ HY LẠP: cũng có Tuần 10 ngày.

        5. Thời đoạn 10 năm, khi nói về TUỔI TÁC. Ví dụ: Lục tuần, thất tuần. Kiều có câu:

        “Quá niên trạc ngoại tứ tuần
        Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”

        6. Kỳ thời gian 12 ngày, là ước số của chu kỳ 60 này can chi; ví dụ: Tuần trung không vong gọi tắt là Tuần (trong tử bình, tử vi…)

        7. Tuần cũng có nghĩa là khắp, suốt, nên tuần cũng có nghĩa là suốt tháng, trọn tháng, 1 tháng: ví dụ: tuần nguyệt, tuần trăng; Truyện Kiều có câu:

        “Tuần trăng khuyết, đĩa dâu hao
        Mặt mơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng
        Nhẫn từ quán khách lân la
        Tuần trăng thấm thoát nay đà thêm hai”

        8. Tuần nói lên thời kỳ ngắn dài tùy tiện: ví dụ: Tuần trăng mật, Tuần chay; Tuần rượu, tuần hương. Truyện Kiều có câu:

        “Vừa tuần nguyệt sáng, gương trong
        Tú bà ghé lại, thong dong dặn dò”

        9. Tuần lại có 1 ẩn nghĩa trong lịch Tầu và lịch ta: Tuần 28 ngày qua cầm danh của 28 Tú (Nhị thập bát tú).
        ....v.v.

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #89
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        ok. Cảm ơn quý vị . Có câu này . Chắc khó nghe ! Nhưng thực lòng thành tâm gửi đến VinhL . Đừng coi tôi là kẻ ngạo mạn , khinh người nhé ! Vì đó chỉ là cảm nhận riêng của tôi thôi .
        - Tôi cảm thấy bạn như mọt sách vậy . Hoặc là VinhL không muốn tôi buồn mà nói vậy . Không hiểu tại sao VinhL mà lại đi nói một câu là : " Thật ra Địa Lí Toàn Thư cũng không phải chính kinh địa lí , rất nhiều học giả trên mạng tiếng Hán cho nó là ngụy thư ấy " . Chẳng lẽ cái học của VinhL không khẳng ddihj được cái nào là thật , cái nào là giả .
        - Đương nhiên , Địa Lí Toàn Thư chỉ là tập hợp của các phái thành một cuốn - xét về mặt hình thức . Trong đó , tác giả lấy hiểu biết của mình mà chỉnh lí nội dụng . Do vậy nó có thể bỏ qua phần này hay phần kia của từng phái , thậm chí phê phấn phái này , phái kia .
        - Điều quan trọng để phân biệt thật giả nằm ở chỗ nội dung của nó có phản ánh đúng với hiện thực hay không . Cái nào đúng tức Chân kinh , cái nào phản ánh sai tức ngụy thư .
        Một lần nữa rất cảm ơn vì được 2 vị tiếp chuyện .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #90
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        - Điều quan trọng để phân biệt thật giả nằm ở chỗ nội dung của nó có phản ánh đúng với hiện thực hay không . Cái nào đúng tức Chân kinh , cái nào phản ánh sai tức ngụy thư .
        Một lần nữa rất cảm ơn vì được 2 vị tiếp chuyện .
        Hihi; cụ nói toàn đúng: " Điều quan trọng để phân biệt thật giả nằm ở chỗ nội dung của nó có phản ánh đúng với hiện thực hay không. Cái nào đúng tức Chân kinh , cái nào phản ánh sai tức ngụy thư" - Cái này mới là chân lý.

        Nhưng Vấn đề của mọi vấn đề là: phản ánh đúng được bao nhiêu % mới là quan trọng????
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 9/51 đầuđầu ... 789101119 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. mời các ACE vào giải quẻ giúp hóa giải phong thủy nhà ở
        By phiphươnghô in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 80
        Bài mới: 23-09-12, 19:20

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •