Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 28/51 đầuđầu ... 18262728293038 ... cuốicuối
    kết quả từ 271 tới 280 trên 501
      1. #271
        Tham gia ngày
        Aug 2014
        Bài gửi
        75
        Cảm ơn
        3
        Được cảm ơn: 13 lần
        trong 12 bài viết

        Default

        Các Đại sư bàn luận nghe đã thiệt. Đủ mọi thứ vc trên giời dưới đất ,hết ngũ hành rồi ra ngoài cả ngũ hành.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #272
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ! Chào Hactientn ! Cái tâm đó thật lớn lao ....

        - Tuy nhiên , theo tui không nên chỉ biết lắng nghe mà tự hiểu . Vì cái hiểu đó sẽ khiếm khuyết . Hơn nữa , những lời được nghe chưa chắc đã là lời vàng ý ngọc mà có thể chỉ là sự ngộ nhận . Vì thế , tranh luận sẽ là thuốc thử cho vàng ngọc .
        - Tui cũng biết rằng , nhiều anh em trên diễn đàn không nói hết ý của họ , nên gây ra tranh luận đôi khi hơi vô ích . Chẳng hạn , vụ " Tam ban quái " . Bác NP thừa sức nói rõ mà không cần đến vật lý . Bác ấy chỉ gợi mở . Đọc kĩ nó các vị sẽ thấy ngay câu " Địa hữu tứ thể , khí tòng bát phương . Bài đi , bài lại chỉ còn 3 quái " không có gì là khó hiểu cả . Còn lí do , vì sao bác ấy dùng vật lí mà nói thì chỉ bác ấy mới hiểu . Ta cũng tôn trọng vậy .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #273
        Tham gia ngày
        Apr 2015
        Đến từ
        Vĩnh Phúc
        Bài gửi
        423
        Cảm ơn
        512
        Được cảm ơn: 220 lần
        trong 137 bài viết

        Default

        Xin lỗi các cao Bác! Mong các bác giúp em chút: Em đang học Bát Trạch. Ngoài quyển "Bát Trạch Minh Kính" và 'Kim Oanh Ký' thì còn quyển nào nữa? Mong các bác chỉ giúp.
        Trần trọng cảm ơn!
        P/s: Em xin lỗi anh Hiếu (chủ quán) và các cao nhân khi đem một thứ tầm thường vào giữa nơi toàn những thứ cao siêu như này. Em đang bí cờ thật, mong các Bác giúp đỡ.
        Nếu ước mơ của bạn đủ lớn
        Mọi chuyện khác chỉ là vặt vãnh

      4. #274
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Vui vui lại đem đàn ra ca 1 chút vậy. Thôi mượn bài Thang Âm ngũ cung của bác Nguyễn Phú Yên cho đỡ phải nghĩ nhiều.
        ------------------------------------------
        THANG ÂM NGŨ CUNG TRONG ÂM NHẠC
        + Định nghĩa về âm nhạc: Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh làm phương tiện để phản ánh hiện thực cuộc sống.

        + Định nghĩa về âm thanh: Âm thanh là một hiện tượng vật lý chuyển động có chấn động mà ta nhận biết được nhờ tai nghe. Âm thanh được tạo ra bởi một vật thể đàn hồi nào đó. Khi vật thể đàn hồi do bị tác động vào một lực, nó đã tạo ra những sóng âm. Những sóng âm này lan truyền trong không khí , đến tai người nghe làm cho màng nhĩ rung cùng dao động một tần số của sóng đó. Từ màng nhĩ, những sóng âm này truyền qua hệ thần kinh của bộ não tạo nên cảm giác về âm thanh.

        LỊCH SỬ:
        Âm nhạc xuất hiện khi đời sống loài người hình thành, từ dạng cổ sơ với các bộ tộc sinh sống ở khắp các châu lục.

        - Ở Ấn Độ, thánh kinh Sama - Veda cho biết Đấng Brahma đã cho người dân của ngài cây đàn vina được người Ấn yêu thích; với họ âm nhạc cũng quan trọng như sự hài hòa của vũ trụ, tương tự như với tôn giáo. Nhạc cụ cổ nhất của họ là từ đảo Ceylan. Theo truyền thuyết, vua Ravana khoảng 7.000 năm trước đã sáng chế cây đàn được đặt tên là Ravanastron, đó là tổ tiên của các loại đàn dây

        - Ở Trung Hoa, từ khoảng năm 2500 trước CN có học giả Linh Luân đã sáng chế hệ thống ngũ cung mà mỗi tên tượng trưng cho mỗi giai cấp trong xã hội, từ vua cho tới dân. Truyền thuyết kể rằng Linh Luân trong khi thổi những ống trúc đã chú ý đến tương quan giữa chiều dài các ống trúc và âm thanh phát ra. Ông nhận thấy từ ống trúc đầu tiên có một âm thanh, nếu cắt ống thứ hai thành hai phần ba thì sẽ có một quãng 5. Cứ như thế đối với ống trúc thứ ba, thứ tư, thứ năm... thì ông có một vòng quãng 5. Các âm đó tạo thành thang âm ngũ cung (đây chỉ là quy luật ngũ cung chứ chưa phải là nhạc ngũ cung).

        - Vào năm 1058 trước CN, triều đình nhà Chu ở Trung Hoa đã thành lập Bộ Lễ nhạc và đã sử dụng 5 âm cung thương giốc chủy vũ để hình thành thang âm ngũ cung. Hệ thống lễ nhạc cung đình nhà Chu trở thành mẫu mực cho lễ nhạc cung đình Trung Hoa mà sau này gọi là nhã nhạc.

        - Ở thời Hy Lạp cổ đại, Pythagore (582-493 trước CN) đã phát hiện "ngũ độ tương sinh" hay còn gọi là vòng quãng 5, tức là các âm bậc lần lượt theo quãng 5 từ thấp lên cao. Thời ấy người Hy Lạp thường dùng ít âm bậc, sau đó đến thế kỷ thứ 8, thứ 7 trước CN mới hoàn thành thang âm thất cung là mi fa sol la si do re.

        - Ở Việt Nam, căn cứ một số sử liệu cổ Việt Nam và Trung Quốc, bước đầu có thể nói đến âm nhạc thời Hùng Vương (khoảng thế kỷ thứ 5 trước CN đến năm 43 sau CN), rồi âm nhạc sau thời Hai Bà Trưng (từ năm 43 đến khoảng năm 544), âm nhạc sau thời Lý Nam Đế (từ năm 544 đến năm 939).

        - Đến thế kỷ thứ 4 trước CN thì Aristoxene mới phát hiện nguyên lý thang 12 âm luật điều hòa. Ả Rập cổ đại đã dùng quãng 4 đúng để xây dựng thang 17 tiểu âm, còn Ấn Độ cổ đại cũng đã phát hiện thang 22 tiểu âm (sruti), từ đó hình thành thang âm do re mi fa sol la si.

        - Thời Chiến quốc (thế kỷ 4 trước CN), Quản Tử cũng phát hiện luật "tam phân tổn ích" tương tự ngũ độ tương sinh.

        - Ở Triều Tiên, vào thế kỷ IV trước CN, âm nhạc được trình diễn ở các lễ hội nông nghiệp. Sau đó là thời kỳ Koguryo tiếp nhận lề lối âm nhạc của Trung Hoa, chiếc đàn komungo của họ cũng mô phỏng theo đàn cầm Trung Hoa.

        - Thời Hán Nguyên đế (thế kỷ I trước CN) Khổng giáo được khôi phục, nhã nhạc đã trở thành luật, song nhã nhạc thời Chu đã thất truyền nên phải sáng chế nhã nhạc mới từ âm nhạc dân gian và cả âm nhạc ngoại tộc.

        - Kinh Phòng (77-37 trước CN) phát hiện luật về âm sai cổ đại và tính đến 60 luật.

        - Tiền Lạc Chi, khoảng thế kỷ thứ 5, lại đẩy giới hạn đến 360 luật.

        - Ở Nhật Bản, thời kỳ Nara (553-794) chứng kiến sự xác lập nhà nước quân chủ cùng với sự du nhập đạo Phật và âm nhạc lục địa vào Nhật Bản. Năm 645, theo lệnh hoàng đế Mommu đã thành lập bộ phận chuyên trách âm nhạc gọi là gagaku-ryo, gồm hơn 400 nhạc công và vũ công. Năm 701, âm nhạc cung đình được nhập từ Trung Hoa và Triều Tiên, nhà nước đã thành lập Văn phòng âm nhạc cung đình trông coi và sử dụng hàng trăm nhạc công và vũ công nước ngoài. Năm 736, các giáo sĩ Ấn Độ và Chămpa mang đến Nhật Bản phong cách âm nhạc Ấn Độ và Đông Nam Á. Năm 746 âm nhạc cung đình Nhật Bản có thêm bộ phận âm nhạc Bokkaigaku của những người di dân từ quốc gia Bokkai. Đến thời kỳ Heian (794-1185) là thời thịnh trị nhất của âm nhạc cung đình Nhật Bản. Suốt thế kỷ tiếp theo loại nhạc này được biểu diễn thường xuyên. Từ thế kỷ 14, Nhật có hơn 200 năm loạn lạc, âm nhạc vì thế cũng bị suy thoái, tuy vậy nhờ bộ sách của Toyohara mà hệ thống lý thuyết, bài bản được lưu giữ lại.

        .......

        - Thời cận đại, khoảng năm 1691, nhà lý luận người Đức Andreas Werckmeister (1645-1706) đề xuất thang 12 âm bình quân luật được vận dụng phổ biến cho đến ngày nay.
        ...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #275
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        SỰ XUẤT HIỆN CỦA THANG ÂM NGŨ CUNG:

        Các nhà nghiên cứu âm nhạc Tây phương khẳng định thang âm ngũ cung xuất hiện từ thời tiền sử ở nhiều vùng trên thế giới, có mặt ở các bài ca truyền thống của các dân tộc châu âu, các thổ dân ở Mỹ, Úc và ở Đông Á...
        Hai quãng âm thiên nhiên đầu tiên mà nhân loại bắt gặp là quãng 8quãng 5 nghe được bằng thính giác.

        + Vòng quãng 5 hay còn gọi là sự tiến triển của các quãng 5 đúng (quinte juste) là nền tảng thiên nhiên của thang âm ngũ cung. Ví dụ ta có các quãng 5: Fa - Do, Do - Sol, Sol - Re, Re - La... Chỉ cần 4 bước phát triển vòng quãng 5 ở trên sau khi được dịch giọng ta có một thang âm ngũ cung là Fa Sol La Do Re (Trung Hoa gọi là cung thương giốc chủy vũ, ta gọi là xang xê công liu ú; người Trung Hoa gọi thang âm này là cung hoàng chung).

        + Những âm quá cao mà giọng người không theo nổi sẽ được hạ xuống một quãng 8 để có một âm vực vừa phải.

        Tặng Lão VL, NP 1 cái huyệt phát TO đây này:
        https://www.youtube.com/watch?v=1sdrdV58VgA
        + Echo: Sự phát triển của vòng quãng 5 hướng thượng sẽ dừng lại ở bước tiến thứ 12 vì âm thứ 13 là bậc bổng của âm khởi điểm (Fa-Do-Sol-Re-La-Mi-Si-Fa#-Do#-Sol#-Re#-La#-Mi# (Fa). Đó là chu kỳ quãng 5, tức là quy luật ngũ cung.

        Trở lại với thang âm ngũ cung, ta thấy chỉ cần bốn bước của chu kỳ quãng 5 là đã hình thành thang âm ngũ cung, chẳng hạn cung hoàng chung (cung thương giốc chủy vũ) là dạng thức cơ bản, đó là dạng thanh cung vì bậc cung (fa) đứng đầu thang âm. Ngoài dạng thức cơ bản ấy, ta có 4 dạng thức khác thường được người xưa dùng để sáng tác các âm điệu và các hơi nhạc. Đó là dạng thanh chủy vì bậc chủy (do) đứng đầu thang âm; thanh thương (sol đứng đầu); thanh vũ (re làm chuẩn); thanh giốc (la làm khởi điểm). Do đó ta có các dạng ngũ cung như sau:
        - Thanh cung: FA sol la do re fa (hoàng chung)
        - Thanh chủy: DO re fa sol la do
        - Thanh thương: SOL la do re fa sol
        - Thanh vũ: RE fa sol la do re
        - Thanh giốc: LA do re fa sol la

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #276
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Như vậy, Thang âm ngũ cung hay thất cung thiên nhiên? Có điều đơn giản mà mọi người dễ nhận ra chính là âm điệu đặc trưng của giọng nói địa phương trở thành thổ ngữ rất riêng mà người nơi khác khó bắt chước. Và tất nhiên âm nhạc sản sinh từ giọng nói đó cũng tạo ra sắc thái riêng trong thang âm của nền âm nhạc địa phương!
        --------------------------------
        Hết trích, đi ngủ thôi!

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #277
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi ThaiDV Xem bài gởi
        Xin lỗi các cao Bác! Mong các bác giúp em chút: Em đang học Bát Trạch. Ngoài quyển "Bát Trạch Minh Kính" và 'Kim Oanh Ký' thì còn quyển nào nữa? Mong các bác chỉ giúp.
        Trần trọng cảm ơn!
        P/s: Em xin lỗi anh Hiếu (chủ quán) và các cao nhân khi đem một thứ tầm thường vào giữa nơi toàn những thứ cao siêu như này. Em đang bí cờ thật, mong các Bác giúp đỡ.
        Sách tiếng Việt thì chẳng có bao nhiêu, phải tìm sách Hán mà đọc.
        Bộ Âm Dương Ngũ Yếu Kỳ Thư nên đọc (Trong đó có một quyển chuyên về Bát Trạch, có sự bình và phản luận).

        Bát Trạch lấy cửu tinh trực niên làm mệnh tinh, Huyên Không Phi Tinh thì không dùng đến mệnh tinh, chỉ lấy phương hướng trạch, mà cho vận tinh phi bố 8 phương.
        Một bên dùng mệnh, thì không bài phi vận tinh, chỉ lấy nguyên lý Sinh Thành (hình chữ vạn) mà đoán trạch.
        Một bên thì dùng vận tinh bài bố 8 phương mà không dùng đến mệnh,
        xét ra có phải cả hai đều có sự thiếu xót không?

        Truy đến nguồn thì cả hai củng là một nhà, mỗi bên là một phần của cái thuyết Bát Quái Cửu Tinh.

        Cho nên phương pháp tốt nhất là kết hợp cả mệnh tinh vận tinh,
        Bát Trạch Phi Tinh hợp nhất là thượng sách.

        Hihihihihihihihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 31-10-16 lúc 03:38
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        trampervn (31-10-16)

      9. #278
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        Như vậy, Thang âm ngũ cung hay thất cung thiên nhiên? Có điều đơn giản mà mọi người dễ nhận ra chính là âm điệu đặc trưng của giọng nói địa phương trở thành thổ ngữ rất riêng mà người nơi khác khó bắt chước. Và tất nhiên âm nhạc sản sinh từ giọng nói đó cũng tạo ra sắc thái riêng trong thang âm của nền âm nhạc địa phương!
        --------------------------------
        Hết trích, đi ngủ thôi!

        Thật ra lấy ngũ cung chia thêm hai bậc bên trong thì là 7 cung rồi, hai là một củng chỉ là cách chia của một cây thang.

        Mời lão Hiếu tiến thêm một bước giãi thích luôn Tam Phân Tổn Ích, và nguồn gốc Luật Lữ.

        Hihihihihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 31-10-16 lúc 06:49
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #279
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Chào các bác ! Em chúc các bác ngày mới thật nhiều niềm vui ....các bác cho em chém mấy phát ....
        * Phong thủy có nhiều cái hay , hướng con người đi đến cái đẹp , cái tốt , cái thực sự . Nó vận dụng rất tốt các quy luật của tự nhiên để làm lợi cho con người . Trong đó đa phần các quy luật mà nó vận dụng , chúng ta rất dễ nhận thấy ảnh hưởng của nó . Tuy nhiên , nhược điểm lớn nhất của nó lại chính là Huyền không phi tinh . Quy luật này còn có nhiều tên gọi khác là Cửu cung bát quái , Huyền không kham dư , Cửu cung phi tinh và Cửu thiên huyền nữ luật lệnh .

        * Cho nên , những ai chưa đọc loại sách này , tốt nhất không đọc . Những người đã đọc mà không có quyế tâm và không có duyên thì.....Hahaha....5 năm , 10 năm ....hoặc còn lâu hơn thế . Các bác nhỉ !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #280
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        593
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 143 lần
        trong 120 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Chào các bác ! Em chúc các bác ngày mới thật nhiều niềm vui ....các bác cho em chém mấy phát ....
        * Phong thủy có nhiều cái hay , hướng con người đi đến cái đẹp , cái tốt , cái thực sự . Nó vận dụng rất tốt các quy luật của tự nhiên để làm lợi cho con người . Trong đó đa phần các quy luật mà nó vận dụng , chúng ta rất dễ nhận thấy ảnh hưởng của nó . Tuy nhiên , nhược điểm lớn nhất của nó lại chính là Huyền không phi tinh . Quy luật này còn có nhiều tên gọi khác là Cửu cung bát quái , Huyền không kham dư , Cửu cung phi tinh và Cửu thiên huyền nữ luật lệnh .

        * Cho nên , những ai chưa đọc loại sách này , tốt nhất không đọc . Những người đã đọc mà không có quyế tâm và không có duyên thì.....Hahaha....5 năm , 10 năm ....hoặc còn lâu hơn thế . Các bác nhỉ !
        Chào Bác! Cho e bổ sung thêm tí vì sẵn chủ đề muốn nói. Bác nói hkpt nhược e nghĩ vừa nhược vừa khuyết.
        1. Nhược là cách dùng sơn và hướng tinh chưa ổn và khi dùng không phối hợp với hi đại quái bên ngoài của đại cuộc....
        2. Khuyết là vì Người sáng lập giấu để người học tự tìm mà hoàn thiện.
        E nghĩ hkpt họ giấu ít thì cũng hơn một nửa. Nếu đầy đủ không khéo đoán trạch tỷ lệ chính xác với người có nhiều nghiệm chứng xác xuất cao ngất ngưỡng.
        Vụ Bác trạch đành rằng phân đông tây chỉ nếu được dùng đông tây kết hợp như nghành y hiện giờ ngon.chỉ khi kết hợp thì không phân biệt đối xử nó k vui cho bản ngã.Vì người ta bị tiêm mủi: mạng gì hạp hướng gì mủi đó nó khán ghê thuốc khác đưa vào không ăn thua.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 28/51 đầuđầu ... 18262728293038 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. mời các ACE vào giải quẻ giúp hóa giải phong thủy nhà ở
        By phiphươnghô in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 80
        Bài mới: 23-09-12, 19:20

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •