Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 30/51 đầuđầu ... 20282930313240 ... cuốicuối
    kết quả từ 291 tới 300 trên 501
      1. #291
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Cái gì tổn cái gì ích nhỉ?
        Tổn ích là tốn tiền, tốn thời gian nên nghiên cứu chẳng ích lợi khỉ gì!
        -------------------------
        Năm cung tương sinh theo định luật «Tam phân tổn ích, cách bát tương sinh.» Phương pháp tam phân tổn ích là ba phần thêm bớt trên ống sáo của Quản tử. “Tam phần tổn ích” - từ ống trúc đầu tiên chế ra các ống trúc khác bằng cách chia làm ba phần bằng nhau rồi lần lượt một lần bớt 1/3, một lần thêm 1/3. Đồ bản «Tam phân tổn ích, cách bát tương sinh» ứng với kích thước mỗi ống.

        Âm nhạc cổ điển Iran sử dụng điệu thức 7 âm Dastogah. Về thực chất điệu thức này có ảnh hưởng của điệu thức Maqam. Nó có 12 điệu thức gốc, có sử dụng quãng vi phân (thăng 1/2 - 1/4; giáng 1/2 - 1/4) và có nhiều cao độ hơn âm nhạc Phương Tây.

        Âm nhạc cổ điển Ảrập sử dụng điệu thức 7 âm Maqam. Có sử dụng quãng vi phân rất phức tạp. Hệ thống thăng - giáng (một quãng 8 được chia thành 10 phần) có ba cấp độ: thăng 2/10 – 3/10 – 4/10 giáng 2/10 – 3/10 – 4/10. Do thẩm mỹ của Ảrập không chia đều 5/10 và lý thuyết của người phương Đông cho rằng phân ra 5/10 là không có trong thực tế.

        Âm nhạc cổ điển Thổ Nhĩ Kỳ. Bao gồm 13 Maqam đơn và hơn 100 Maqam phức hợp. Quãng vi phân được sử dụng rất vô cùng phức tạp (thăng 1/9 – 4/9 – 5/9- 8/9 – 9/9, giáng 1/9 – 4/9 – 5/9 – 8/9 – 9/9).
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #292
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        VỀ SỐ:
        SỐ 9 (Lạc thư): Âm nhạc Trung Quốc cổ đại khái quát quy luật thành "Ngũ độ tương sinh” – tức là lấy kích thước của ống trúc (dài 9 tấc, đường tròn 9 phân theo luật Âm Dương và theo quan niệm của Trung Quốc số 9 có vị trí đặc biệt, là số dương lớn nhất, số đang tiếp tục phát triển) để định ra âm chuẩn, và âm đầu tiên phát ra gọi là âm Hoàng Chung được coi như luật gốc. Từ luật gốc này, theo một phương pháp nhất định, người ta phát triển thành 12 luật [Thượng sinh và Hạ Sinh - trong quãng 8 có 5 lần tiến lên theo quãng 5 đúng, 6 lần tiến xuống theo quãng 4 đúng tạo thành 12 âm], trong đó có
        + 6 luật Âm: Lâm Chung (son), Nam Lã (la), Ứng Chung (xi), Đại Lã (đô thăng), Giáp Chung (rê thăng), Trung Lã (mi thăng)) và
        + 6 luật Dương: Hoàng Chung (đô), Thái Thốc (rê), Cổ Tẩy (mi), Sanh Tân (fa thăng), Di Tắc (son thăng), Vô Xạ (la thăng).

        Tám Luật sinh một Luật (Quãng 8) - lấy 12 tháng trong một năm làm vị trí định Luật:
        + Bắt đầu từ tháng 11 là Hoàng Chung tiến đến tháng 6 sinh Lâm Chung (cách 8);
        + Tiến đến tháng 1 sinh Thái Thốc, từ tháng 1 tiến lên tháng 8 sinh Nam Lã,
        + Từ tháng 8 tiến lên tháng 3 sinh Cổ Tẩy,
        + Tháng 3 tiến lên tháng 10 sinh ứng Chung,
        + Tháng 10 lên tháng 5 sinh Sanh Tân,
        + Tháng 5 lên tháng 12 sinh Đại Lã,
        + Tháng 12 lên tháng 7 sinh Di Tắc,
        + Tháng 7 lên tháng 2 sinh Giáp Chung,
        + Tháng 2 lên tháng 9 sinh Vô Xạ,
        + Tháng 9 lên tháng 4 sinh Trung Lã……

        SÔ 8 (cách 8 sinh con):
        Âm nhạc thời cổ điển ở Ấn Độ dùng 7 bậc âm chính để xây dựng thành 7 nốt – tiếng Ấn Độ là xva-ra (svara). Mỗi nốt có một tên riêng và tương ứng với tiếng của mỗi con vật:
        + Nốt thứ nhất tên là Xa-dơ-gia (Sadja) tương ứng với tiếng chim công,
        + Nốt thứ hai tên là Ri-sa-ba (Rishaba) tương ứng với tiếng kêu của con bò cái,
        + Nốt thứ ba tên là Gan-đơ-ha-ra (Gandhara) tương ứng với tiếng kêu của con dê
        + Nốt thứ tư tên là Ma-dơ-hi-a-ma (Madhyama) tương ứng với tiếng kêu của con cò
        + Nốt thứ năm tên là Pan-sa-ma (Panchama) tương ứng với tiếng gáy của chim cu
        + Nốt thứ sáu tên là Đơ-hai-va-ta (Dhaivata) tương ứng với tiếng hí của ngựa,
        + Nốt thứ bảy tên là Ni-sa-da (Nishada) tương ứng với tiếng giống của voi.
        Trong thực hành, các nốt nhạc này được đọc theo vần đầu của chúng. Do đó mà tên bảy nốt nhạc của Ấn Độ là: Xa - Ri - Ga - Na - Pa - Đa - Ni. Tên gọi của bảy nốt trong âm nhạc Phương Tây là Ut - Rê - Mi - Fa - Son - La - Xi cũng hình thành theo cách này - lấy vần đầu của các câu kinh thánh.

        Khu vực Tây Á (Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Ảrập) đã xác lập được điệu thức âm nhạc và lý luận âm nhạc cơ bản. Cách sử dụng điệu thức tiêu biểu là điệu thức Maqam và thang âm này gồm 7 nốt. Trong âm nhạc khu vực Tây Á thời kỳ Islam (thế kỷ VII – XVIII), đạo Hồi ra đời - thờ thánh A La và đã có nhiều quan niệm liên quan đến con số 7 (7 sắc cầu vồng, một tuần 7 ngày, 7 tuần = 49 ngày),... Họ cho rằng con số 7 là thiên đàng ở tầng thứ 7 (tầng cao nhất) và ông thánh của họ ở trên đó có quyền lực cao nhất. Bởi vậy, thang âm Maqam mà họ sử dụng 7 nốt nhạc có liên quan đến quan niệm trên.

        Quay lại các loại nhạc cụ phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc là: đàn Sắt, đàn Cầm, đàn Tranh, sáo, tiêu, chuông, khánh… Thời Tây Chu, Xuân Thu - Chiến quốc (thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên), người ta đã xác định được phương pháp phân loại Bát âm - tám loại chất liệu được lấy từ thiên nhiên - để chế tạo nhạc cụ: Kim (chuông) – Mộc (mõ) – Thổ (trống đất) – Thạch (khánh đá) – Cách (trống da) – Bào (trống bằng trái bầu) – Ti (đàn dây) – Trúc (sáo). Phương pháp phân loại nhạc cụ này có liên quan đến Phật giáo, liên quan đến quan niệm về Bát quái (Càn, Khảm, Cung, Ly, Cấn, Chấn, Khôn, Đoài), và nguyên tắc Bát âm này đến nay vẫn là một trong sáu cách phân loại nhạc cụ trên thế giới.

        Hơn nữa, người Trung Quốc chế tạo nhạc cụ đều có ít nhiều dựa trên cơ sở học thuyết Âm – Dương, Ngũ hành, chu kỳ tự nhiên của trời - đất. Ví dụ như: đàn Tranh có kích thước dài 3 thước, 6 tấc, 5 phân (quan niệm một năm có 365 ngày), ngựa đàn không cố định (bởi liên quan đến trăng sao có lúc khuyết), thường cao 8 tấc, mặt trên cong đại diện cho mặt trời, mặt dưới phẳng đại diện cho mặt đất, có 2 chân theo quan niệm âm - dương), 16 dây (8 x 2)….....

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        trampervn (01-11-16)

      4. #293
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ! Có chút không lí lạnh cũng hay ... làm âm nhạc ngân nga mãi ...
        Em thất lễ vì có quà tặng bác NP :

        * Bát trạch nguyên thủy quyết :
        Khảm - Ly - Chấn - Tốn - Kiền - Khôn - Cấn - Đoài là 8 phương , trước định vị trí nền nhà , rồi sau từ Hậu Thiên Bát Quái , Tiên Thiên Bát Quái mà suy ra . Cửu tinh là chỉ sao của Tiên Thiên Bát Quái . "Hà Đồ" là Tiên Thiên Bát Quái , "Lạc Thư" là Hậu Thiên Bát Quái . Vị trí nhà ở lấy Hậu Thiên Bát Quái làm căn bản , bố trí theo cửu tinh của Tiên Thiên Bát Quái . Hà Đồ với Lạc Thư , kinh vĩ với bát quái , cửu tinh là biểu lí . Hiểu được ý nghĩa của kinh vĩ , biểu lí , thì sẽ nắm chắc cách xác định vị trí nhà ở .

        *Chấn trạch biến hóa ca :
        - Cung Chấn biến thành cung Tốn , quẻ lôi phong hằng tương phản với quẻ ích , nhị mộc thành rừng , nếu có rắn trắng vào nhà , tiền tài hưng vượng , con trưởng tôn quý . Nhưng thứ nữ bị mù , tôi tớ bỏ đi . Ứng vào năm tháng Tỵ -Dậu-Sửu .
        - Cung Chấn biến thành cung Ly .Quẻ Lôi Hỏa Phong với Quẻ Phệ Hạp không tương đồng . Gia tài hưng vượng , nhất là phát tài cho trưởng nam và trung nữ . Năm con đa phần phú quý , thông minh . Ứng vào cac năm Hợi -mão mùi .
        - Cung Chấn biến thành cung Đoài . Quẻ quy muội tương phản với quẻ tùy , nếu có rắn trắng vào nhà , bị r cửa quan kiện tụng . Trong nhà trưởng nam , truwngr nữ khó toàn mạng , có người tự vẫn , gia sản suy bại . Ứng vào kì đầu năm tháng ngày Tỵ -Dậu-Sửu .
        -Cung Chấn biến thành cung khôn . Quẻ lôi địa dự không tương đồng với quẻ Phục . Đây là sao khắc cung .Trong nhà mẹ chết trước , nữ trụy thai , khó sinh , nam bệnh tật , hao tài , mất mạng , ứng vào năm tháng Thân-Tý -Thìn .
        - Cung Chấn biến thành cung kiền .Quẻ vô vọng , là cung khắc sao. Cha con bất hòa , bị kiện cáo , thị phi , gia súc chết , bị hỏa hoạn , trộm cướp . Ứng vào năm tháng Dần -Ngọ-Tuất .
        - Cung Chấn biến thành cung khảm .Quẻ giải , tương phản với quẻ Truân. là sao khắc cung . Nếu có rắn vàng vào nhà , gia súc hưng vượng , chỉ hiềm bệnh tật . Sinh ba con trai . Phúc họa ứng vào năm , tháng , ngày Thân-Tý-Thìn .
        - Cung Chấn biến thành cung Cấn .Quẻ tiểu quá tương phản với quẻ di . Tổn hại đến điền sản gia súc . Nếu có rắn đen vào nhà , nam nhất định bị kiện tụng , trộm cướp , bệnh dịch , nữ trụy thai , khó sinh, con trưởng khổ sở , thứ nam chết non. Họa phần lớn ứng vào năm , tháng , ngày Thân -Tý-Thìn .
        - Cung Chấn biến thành cung Chấn .Phát như lôi, ngũ hành không khắc que vô vọng , dương vượng , âm suy . Gia đình vinh hoa phú quý nhưng cuối cùng suy bại .

        ( Trích : Địa lí toàn thưu của Lưu Bá Ôn )

        *Nay bác NP nói : TỌA MÃO HƯỚNG DẬU LÀ CHẤN TRẠCH . Xem ra kiến thức địa lí phong thủy dương trạch của bác không ổn lắm .....Chẳng trách bác phải sáng tạo thêm lí luận ...( xin lối bác - chắc khó nghe )mà không ! Chắc do sách em trích là ngụy thư bác nhỉ

        * Chúc các bac vui vẻ
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 01-11-16 lúc 15:00
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #294
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Em chào các bác ! Có chút không lí lạnh cũng hay ... làm âm nhạc ngân nga mãi ...
        Em thất lễ vì có quà tặng bác NP :

        * Bát trạch nguyên thủy quyết :
        Khảm - Ly - Chấn - Tốn - Kiền - Khôn - Cấn - Đoài là 8 phương , trước định vị trí nền nhà , rồi sau từ Hậu Thiên Bát Quái , Tiên Thiên Bát Quái mà suy ra . Cửu tinh là chỉ sao của Tiên Thiên Bát Quái . "Hà Đồ" là Tiên Thiên Bát Quái , "Lạc Thư" là Hậu Thiên Bát Quái . Vị trí nhà ở lấy Hậu Thiên Bát Quái làm căn bản , bố trí theo cửu tinh của Tiên Thiên Bát Quái . Hà Đồ với Lạc Thư , kinh vĩ với bát quái , cửu tinh là biểu lí . Hiểu được ý nghĩa của kinh vĩ , biểu lí , thì sẽ nắm chắc cách xác định vị trí nhà ở .

        *Chấn trạch biến hóa ca :
        - Cung Chấn biến thành cung Tốn , quẻ lôi phong hằng tương phản với quẻ ích , nhị mộc thành rừng , nếu có rắn trắng vào nhà , tiền tài hưng vượng , con trưởng tôn quý . Nhưng thứ nữ bị mù , tôi tớ bỏ đi . Ứng vào năm tháng Tỵ -Dậu-Sửu .
        - Cung Chấn biến thành cung Ly .Quẻ Lôi Hỏa Phong với Quẻ Phệ Hạp không tương đồng . Gia tài hưng vượng , nhất là phát tài cho trưởng nam và trung nữ . Năm con đa phần phú quý , thông minh . Ứng vào cac năm Hợi -mão mùi .
        - Cung Chấn biến thành cung Đoài . Quẻ quy muội tương phản với quẻ tùy , nếu có rắn trắng vào nhà , bị r cửa quan kiện tụng . Trong nhà trưởng nam , truwngr nữ khó toàn mạng , có người tự vẫn , gia sản suy bại . Ứng vào kì đầu năm tháng ngày Tỵ -Dậu-Sửu .
        -Cung Chấn biến thành cung khôn . Quẻ lôi địa dự không tương đồng với quẻ Phục . Đây là sao khắc cung .Trong nhà mẹ chết trước , nữ trụy thai , khó sinh , nam bệnh tật , hao tài , mất mạng , ứng vào năm tháng Thân-Tý -Thìn .
        - Cung Chấn biến thành cung kiền .Quẻ vô vọng , là cung khắc sao. Cha con bất hòa , bị kiện cáo , thị phi , gia súc chết , bị hỏa hoạn , trộm cướp . Ứng vào năm tháng Dần -Ngọ-Tuất .
        - Cung Chấn biến thành cung khảm .Quẻ giải , tương phản với quẻ Truân. là sao khắc cung . Nếu có rắn vàng vào nhà , gia súc hưng vượng , chỉ hiềm bệnh tật . Sinh ba con trai . Phúc họa ứng vào năm , tháng , ngày Thân-Tý-Thìn .
        - Cung Chấn biến thành cung Cấn .Quẻ tiểu quá tương phản với quẻ di . Tổn hại đến điền sản gia súc . Nếu có rắn đen vào nhà , nam nhất định bị kiện tụng , trộm cướp , bệnh dịch , nữ trụy thai , khó sinh, con trưởng khổ sở , thứ nam chết non. Họa phần lớn ứng vào năm , tháng , ngày Thân -Tý-Thìn .
        - Cung Chấn biến thành cung Chấn .Phát như lôi, ngũ hành không khắc que vô vọng , dương vượng , âm suy . Gia đình vinh hoa phú quý nhưng cuối cùng suy bại .

        ( Trích : Địa lí toàn thưu của Lưu Bá Ôn )

        *Nay bác NP nói : TỌA MÃO HƯỚNG DẬU LÀ CHẤN TRẠCH . Xem ra kiến thức địa lí phong thủy dương trạch của bác không ổn lắm .....Chẳng trách bác phải sáng tạo thêm lí luận ...( xin lối bác - chắc khó nghe )mà không ! Chắc do sách em trích là ngụy thư bác nhỉ

        * Chúc các bac vui vẻ
        Đây là mấy tác phẩm của Lưu Bá Ôn (Lưu Cơ)

        《郁離子》
        《覆瓿集》
        《写情集》
        《犁眉公集》
        《春秋明经》
        《百戰奇略》
        《時務十八策》
        《火龙神器阵法》
        《滴天髓》
        《多能鄙事》

        Chẳng có quyển nào tựa là Địa Lý Toàn Thư cả bạn ạ!
        Cái bộ sách Việt đó dịch lại là mạo danh thôi!
        (Dĩ nhiên tin hay không tùy bạn)
        Bạn củng nên biết thời xưa người ta thường mạo danh để bán sách mà!

        Sách Việt là dịch lại từ bộ này nè:
        https://www.taobao.com/product/%E5%9...F%E6%BA%AB.htm
        Họ rao bán có $3 đô Mỹ thôi ạ.
        Sách hay và đáng đọc thì phải tìm từ Tâm Nhất Đường ấn cục ấy bạn ạ.


        Hihihihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 01-11-16 lúc 15:47
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #295
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Vâng ! Em cảm ơn bác VinhL .

        * Trước hết , Em khẳng định với bác là ngụy thư theo nghĩa thương mại thì có và phổ biến . Thế nên , những sách Tử vi , Tử bình , Thái ất , Phong thủy sách nào chẳng nêu các ví dụ về ứng nghiệm như thần .... đôi khi , họ nói quá đâm ra sách này có ví dụ A , B, C, ... để chứng minh tính linh nghiệm . Thế mà sách kia , lại cũng lấy ví dụ A ra để chứng minh.... Điển hình nhất là cái vụ sách Mai Hoa Dịch Số và Sấm kí Trạng Trình ,... Thật lố bịch .

        * Tuy nhiên , các nguyên lí cơ bản thì không thể ngụy biện được . Với em thì chỉ quan tâm nội dung thôi . Ngụy thư mà làm sáng rõ vấn đề thì em theo ngụy thư . Chân thư mà giải thích vẫn đề kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia thì em cũng bỏ .

        * Nay bác NP nói : TỌA MÃO HƯỚNG DẬU LÀ CHẤN TRẠCH . Chắc theo chân thư . Nếu điều này là đúng thì CHẤN TRẠCH THEO CHÂN THƯ CHỈ CÓ 3 HƯỚNG .LÀM GÌ CÓ CÁI ĐƯỢC GỌI LÀ PHỤC VỊ. Cho nên bỗng dưng em cảm thấy việc bác NP dùng vật lí để giải thích phong thủy là do bác ấy không hiểu vấn đề mới làm vậy .

        * Tuy nhiên cũng có thể tui hiểu sai. Nếu vậy mong sự chỉ giáo của các bác . Đặc biệt là bác NP. Bởi nếu không , thiên hạ lầm tưởng các vị lấy cái NGUY THỬ RA LÀM LÁ CHẮN CHO SỰ THIẾU CHÍNH XÁC CỦA MÌNH .
        *Được vậy cảm ơn bác vô cùng !
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 01-11-16 lúc 16:48
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #296
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Âm nhạc-Toán học
        Tam phân tổn ích của lão:
        Một số khái niệm âm nhạc được xây dựng trên cơ sở toán học như: cao độ, tần số, quãng, các quãng 5, v.v... Theo luật tự nhiên, mỗi âm thanh có cao độ đều tương ứng với một sóng âm (có tần số hay chu kỳ và được đo bằng đại lượng Hertz hay Hz). Một quãng nhạc (khoảng cách giữa 2 nốt nhạc), về mặt toán học, quãng được hiểu bằng tỷ số n/m, trong đó, n là tần số của nốt thấp và m là tần số của nốt nhạc cao; và n, m là những số tự nhiên (nghĩa là n, m  N [m thuộc N], nói theo toán học).

        ví dụ: quãng 1/3 -> 1-1/3 = 2/3; 1+1/3=4/3 ==> (2/3; 1; 4/3):

        - Cung = 81
        - Chủy = (81 x 2): 3 = 54 -------- 81 x 2/3
        - Thương = (54 x 4): 3 = 72 --------54 x 4/3
        - Vũ = (72 x 2): 3 = 48 ---------72 x 2/3
        - Giốc = (48 x 4): 3 = 64 --------- 48 x 4/3

        Có nhiều thứ trong âm nhạc có mối quan hệ hiển nhiên đến toán học, và nhiều khái niệm âm nhạc có thể được giải thích bằng cách dùng đến những con số. Quan niệm âm nhạc căn bản có lẽ là quãng 8 (bát độ, octave).
        => Nốt nhạc là một dao động của vật nào đó, và nếu chúng ta gấp đôi số lần dao động ấy lên, chúng ta sẽ có được nốt cao hơn một quãng 8; tương tự, nếu chúng ta giảm số dao động đi một nửa, chúng ta sẽ được nốt thấp hơn một quãng 8.

        Nếu chúng ta thu chiều dài của một sợi dây ngắn đi một đoạn bằng 1/3 chiều dài của nó, khi đoạn dây mới này dao động sẽ cho âm thanh cao hơn âm căn bản một quãng 5 đúng. Đây cũng chính là luật "tam phân tổn ích" mà người Trung Quốc cổ đã khám phá ra.

        Karaoke đến đây thôi nhé!

        hihihihihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        trampervn (02-11-16)

      9. #297
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Vâng ! Em cảm ơn bác VinhL .

        * Trước hết , Em khẳng định với bác là ngụy thư theo nghĩa thương mại thì có và phổ biến . Thế nên , những sách Tử vi , Tử bình , Thái ất , Phong thủy sách nào chẳng nêu các ví dụ về ứng nghiệm như thần .... đôi khi , họ nói quá đâm ra sách này có ví dụ A , B, C, ... để chứng minh tính linh nghiệm . Thế mà sách kia , lại cũng lấy ví dụ A ra để chứng minh.... Điển hình nhất là cái vụ sách Mai Hoa Dịch Số và Sấm kí Trạng Trình ,... Thật lố bịch .

        * Tuy nhiên , các nguyên lí cơ bản thì không thể ngụy biện được . Với em thì chỉ quan tâm nội dung thôi . Ngụy thư mà làm sáng rõ vấn đề thì em theo ngụy thư . Chân thư mà giải thích vẫn đề kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia thì em cũng bỏ .

        * Nay bác NP nói : TỌA MÃO HƯỚNG DẬU LÀ CHẤN TRẠCH . Chắc theo chân thư . Nếu điều này là đúng thì CHẤN TRẠCH THEO CHÂN THƯ CHỈ CÓ 3 HƯỚNG .LÀM GÌ CÓ CÁI ĐƯỢC GỌI LÀ PHỤC VỊ. Cho nên bỗng dưng em cảm thấy việc bác NP dùng vật lí để giải thích phong thủy là do bác ấy không hiểu vấn đề mới làm vậy .

        * Tuy nhiên cũng có thể tui hiểu sai. Nếu vậy mong sự chỉ giáo của các bác . Đặc biệt là bác NP. Bởi nếu không , thiên hạ lầm tưởng các vị lấy cái NGUY THỬ RA LÀM LÁ CHẮN CHO SỰ THIẾU CHÍNH XÁC CỦA MÌNH .
        *Được vậy cảm ơn bác vô cùng !
        Cất căn nhà ở vị Chấn, vẽ một vòng tròn xung quanh nhà, phân định 24 sơn, sao đó đinh coi phương Chấn là chổ nào. Chổ đó Phục Vị (Chấn hoàn Chấn).

        Đoạn của bạn trích từ Địa Lý Phá Lấu Thư do Lưu Bá Danh, ỡ trang 192 "Chấn Cung Tinh Quái Tương Biến Họa Phúc", là lấy trùng quái luận cát hung. Muốn thông thì phải quy hoạch 24 sơn thành 64 quái, rồi tìm sách Huyền Không Tam Nguyên Đại Quái mà đọc thêm vài năm. Hihihihihihhi

        Nếu muốn tường tận hơn nữa thì phải lập thành 64x64=4096 phương hướng mới tận tường cái nguyên lý trùng quái hào động biến, mỗi quái trong 64 động có thể biến thành 64 quái vậy.
        Hihihihihihi

        Ê da lão Đế, viết mà ít khi giãi thích, thế nên chưa đọc vài ngàn quyển kinh thư phong thủy như lão ấy thì có mà hiểu được lão nói gì!

        Muốn hiểu lão luận sinh khắc thì phải đọc quyển Thiên Ngọc Thanh Nang trong Tứ Khố thì mới hiểu A!!!
        Lão ấy sắp lại cái 24 Sơn Nạp Giáp cũng là từ đấy à!!!

        Hahahahahahaha
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        ThaiDV (02-11-16),trampervn (02-11-16),trandoan (09-02-17)

      11. #298
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        593
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 143 lần
        trong 120 bài viết

        Default

        Bát trạch đơn giản là nó giấu cái chân của ai tinh trong đó mà thật sự giấu chẳng bao nhiêu chẳng qua vô tình được vài% , nhưng tại sao người ta lại đánh giá như vậy cũng có dụng ý ở chỗ thuật trú trạch rất trọng thời vận.«ăn theo thuở ở theo thời» thời đi khỏi giỏi cũng thua. Nên dùng dịch mà diễn trach làm gì nó thêm vớ vẩn. Người cầu học thuật tiến bộ ai lại theo mấy môn của Nhất Hành.Vì nhiệm vụ của Ông là truyền bá thuật pth mê hoặc dân nói trắng nó là đồ giả còn mê muội làm gì.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "thuhung" về bài viết có ích này:

        ThaiDV (02-11-16)

      13. #299
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Ê da lão Đế, viết mà ít khi giãi thích, thế nên chưa đọc vài ngàn quyển kinh thư phong thủy như lão ấy thì có mà hiểu được lão nói gì!

        Muốn hiểu lão luận sinh khắc thì phải đọc quyển Thiên Ngọc Thanh Nang trong Tứ Khố thì mới hiểu A!!!
        Lão ấy sắp lại cái 24 Sơn Nạp Giáp cũng là từ đấy à!!!

        Hahahahahahaha
        Đúng rồi đó lão huynh, từ phần chú giải của Tôn Sĩ Nghị, đồ quyết của Hải giác kinh và suy nghĩ về phân bố trường khí của Địa quái mà NP sắp lại 24 sơn, khó có thể gọi nó là Nạp giáp bởi bản chất của Nạp giáp là Địa chi nạp vào Thiên can, cụ thể là:
        Nạp giáp:
        Chấn: Hợi Mão Mùi nạp Canh
        Đoài: Tỵ Dậu Sửu nạp Đinh
        Khảm: Thân Tý Thìn nạp Quý
        Ly: Dần Ngọ Tuất nạp Nhâm
        Chính vì Địa chi tòng Thiên can nên khí cương mãnh, ít hòa hoãn, do đó khi dụng nếu không cân phân bù nơi thiếu, bớt nơi thừa và chính vì người dùng Bát trạch không hiểu hết ý Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm trong đó nên cát dễ hóa hung.

        24 sơn NP sắp lại thì lại là Thiên can nạp vào Địa chi, cụ thể là:
        Chấn: Mão Sửu Canh Tị
        Khảm: Tý Bính Thìn Ất
        Đoài: Dậu Mùi Giáp Hợi
        Ly: Ngọ Nhâm Tuất Tân
        NP để Tý Ngọ Mão Dậu đi đầu là có ý Thiên can tòng Địa chi, do vậy mà khí hòa hoãn, cho dù khi dùng có sự thiên lệch dẫn đến Thái quá hay Bất cập một chút cũng không đến nỗi nào.

        Đất trời đã an bài mọi thứ, chỉ là sự lựa chọn của chúng ta sao cho thích hợp thôi. Thời nay ai cũng vội vã, mong muốn sớm đạt kết quả mà không biết rằng bản chất Thiên là vội đến vội đi, bản chất Địa là chậm chạm nhưng lâu bền, do vậy Động thì mới nên dụng Thiên can, Tĩnh thì phải giữ lấy Địa chi.
        Chào một ngày mới.

      14. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "namphong" về bài viết có ích này:

        Jupiter (02-11-16),ThaiDV (02-11-16),trandoan (09-02-17)

      15. #300
        Tham gia ngày
        Apr 2015
        Đến từ
        Vĩnh Phúc
        Bài gửi
        423
        Cảm ơn
        512
        Được cảm ơn: 220 lần
        trong 137 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi thuhung Xem bài gởi
        Bát trạch đơn giản là nó giấu cái chân của ai tinh trong đó mà thật sự giấu chẳng bao nhiêu chẳng qua vô tình được vài % , nhưng tại sao người ta lại đánh giá như vậy cũng có dụng ý ở chỗ thuật trú trạch rất trọng thời vận.«ăn theo thuở ở theo thời» thời đi khỏi giỏi cũng thua. Nên dùng dịch mà diễn trach làm gì nó thêm vớ vẩn. Người cầu học thuật tiến bộ ai lại theo mấy môn của Nhất Hành.Vì nhiệm vụ của Ông là truyền bá thuật pth mê hoặc dân nói trắng nó là đồ giả còn mê muội làm gì.
        Em Cảm ơn lời khuyên của anh Thuhung!
        Em thì không thích chém gió kiểu đao to búa lớn, có khi viết ra những điều mà ngay bản thân mình cũng chẳng hiểu mình viết gì; Như thế là tự mua cái dây buộc mình, những điều trong lòng còn khúc mắc cũng chẳng dám hỏi, vì chót lao theo một thứ "hư danh" rồi.

        Lý thuyết Liên Thành, Đại Thành chú Hoài đưa lên diễn đàn đã lâu, nhưng đến giờ nó vẫn là thứ cao siêu với rất nhiều thành viên diễn đàn. Có lẽ (em nói là có lẽ thôi nhé) nhiều người thích Thông căn, Khôn Nhâm Ất, Đại quái ai tinh, Thành môn ... mà quên mất chương 1 "Cơ sở thiên" mới là cái quan trọng nhất.

        Em giờ đúng là đang trong tình trạng: Cầu học thuật tiến bộ và mê muội chạy theo mấy môn của Nhất hành anh ạ (thứ mà anh và rất nhiều người xếp nó vào hàng Ngụy pháp). Thế mí trớ trêu anh nhỉ. Hihi! Và em nói ra câu này có khi anh còn cười em nhiều hơn, em học Bát trạch còn là sự buông bỏ nữa: sau khi quyết tâm thưởng thức đặc sản Phi Tinh, Lục Pháp, Đại Thành, Liên Thành mà không nổi, em về lại lũy tre đầu làng, làm tô Bún Trạch của anh VinhL cho lành!
        thay đổi nội dung bởi: ThaiDV, 02-11-16 lúc 11:01
        Nếu ước mơ của bạn đủ lớn
        Mọi chuyện khác chỉ là vặt vãnh

      Trang 30/51 đầuđầu ... 20282930313240 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. mời các ACE vào giải quẻ giúp hóa giải phong thủy nhà ở
        By phiphươnghô in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 80
        Bài mới: 23-09-12, 19:20

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •