Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 44/51 đầuđầu ... 344243444546 ... cuốicuối
    kết quả từ 431 tới 440 trên 501
      1. #431
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Jupiter Xem bài gởi
        Bạn nói vậy Hiếu Huynh lại buồn 30s , Hiếu huynh có tấm lòng cởi mở và cống hiến rất nhiều cho diễn đàn này bạn ạ.
        Buồn làm gì cho đời mỏi mệt; vui làm gì cho hại tim thêm!

        hiihhihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Doan Nhan Tam (18-11-16)

      3. #432
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Nói thật, mình không phải thầy giáo nên không có ý định dạy đời; chỉ thêm gia vị 1 chút cho mặn đời thôi.

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        Doan Nhan Tam (18-11-16)

      5. #433
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Tại sao Nhâm lại đi với Càn Cấn Tốn Khôn?
        Tại sao Quý lại đi với Khãm Ly Chấn Đoài?

        Cộng lại chỉ mới có 10 sơn???

        Hihihihihihihihi
        Lão phải nhìn thấy cặp thư hùng và

        Ngũ hành tức tại thử trung phân (31). 五行即在此中分.

        Tổ tông khước tòng âm dương xuất (32).祖宗卻從陰陽出.

        Dương tòng tả biên đoàn đoàn chuyển (33).陽從左邊團團轉.

        Âm tòng hữu lộ chuyển tương thông (34).陰從右路轉相通.

        Hữu nhân thức đắc âm dương giả (35) 有人識得陰陽者

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        VinhL (19-11-16)

      7. #434
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi dungdung Xem bài gởi
        Đây là bài phân tích về mộ Lý Gia Thành mà dungdung tham khảo được xin đưa lên để mọi người nhìn nhận đúng sai, cùng nhau học hỏi!

        Ngọn núi tổ của mộ phần dòng tộc họ Lý chính là đỉnh Đồng Cổ Chướng - đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Liên Hoa. Dãy Liên Hoa nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Đông, chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, đi xuyên qua vùng phía Đông của Quảng Đông, có nhiều ngọn núi cao hàng ngàn mét, trở thành một tấm bình phong chắn toàn bộ khu vực này. Dãy Liên Hoa là dãy núi quan trọng nhất của miền Đông tỉnh Quảng Đông, kéo dài khoảng 200km.
        Ở phía Đông Bắc của dãy Liên Hoa còn có núi Âm Na, mạch núi từ Quảng Đông chạy theo hướng Đông kéo dài tới gần Hồng Kông. Mang hình dáng của một bông sen năm cánh, ngọn núi Âm Na là một trong những ngọn núi lừng danh đối với các nhà phong thủy.
        Nó là ngọn núi thái tổ của mộ phần tổ tiên Lý Quang Diệu và cũng có liên quan không ít tới mộ tổ của gia tộc họ Lý mà chúng ta đang nói tới. Trong vòng 100 năm, ngọn “tổ sơn” này đã sinh ra những nhân vật kiệt xuất trong lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế cho người Trung Quốc.
        Mộ tổ của Lý Gia Thành cũng nằm trên mạch núi Liên Hoa này và có liên quan tới ngọn núi Âm Na nổi tiếng. Tuy nhiên, ngọn núi tổ của mộ phần gia tộc họ Lý thì nằm cách ngọn Âm Na khoảng gần 30km. Đó chính là ngọn Đồng Cổ nằm ở huyện Phong Thuận, thành phố Mai Châu.
        Ngọn Đồng Cổ cao 1.559m so với mực nước biển, chính là phần chạy ra sông Hàn Giang của dãy Liên Hoa. Dường như để tìm kiếm cơ hội kết hợp sơn và thủy, long mạch liên tục chạy ra hướng bờ sông Hàn Giang. Hàn Giang vốn có tên là Viên Thủy, phần thượng du phân thành Mai Giang và Thinh Giang, tổng cộng chiều dài lên tới 659,4km. Đối với long mạch, phần quan trọng nhất chính là phần trung du của Hàn Giang.

        Phía Tây Bắc là nơi ngã ba hội tụ ba dòng sông, phía Đông Nam, tại Triều Châu, Hàn Giang phân thành ba nhánh Đông, Tây, Bắc đổ ra biển. Ba giang hợp lại thành một, rồi sau đó lại tách thành ba, đổ ra biển. Mộ tổ nhà họ Lý đã chọn đúng vị trí trên đoạn sông mà ba con sông đã hợp thành một, nơi dòng chảy mạnh nhất để đặt mộ. Tuy nhiên, đoạn hợp lưu này cũng kéo dài tới hàng trăm cây số, vấn đề là phải chọn được vị trí có sự kết hợp thuận lợi nhất giữa dòng chảy và long mạch của ngọn núi tổ - ngọn Đồng Cổ.

        Về lý thuyết, tại đoạn sông này, có một vị trí phong thủy tốt hơn nhiều so với vị trí đặt mộ hiện tại của gia tộc họ Lý. Tuy nhiên, không hiểu vì sao tổ tiên Lý Gia Thành đã không lựa chọn nó. Đó là nơi mà hai bờ sông bị các dãy Đồng Cổ và dãy núi Phượng Hoàng ở phía Nam thị trấn Quy Hồ chạy sát tới bờ, bóp chặt hai bên khiến dòng chảy bị nhỏ lại.

        Tuy nhiên, các nhà phong thủy cho rằng sự vận hành của long mạch thường vượt ra ngoài những suy nghĩ thông thường. Vì vậy, có lẽ việc Lý Vạn Bằng bỏ qua vị trí mà nhiều người cho là đắc địa này không phải không có nguyên nhân của nó.


        Sông Hàn Giang
        Sau khi bị bóp chặt vì hai dãy núi ở hai bên, dòng Hàn Giang tiếp tục chảy xuống phía Nam. Tuy nhiên, nhờ có nguồn nước bổ sung của suối Phượng Hoàng và kênh Cao Thổ, dòng nước của sông Hàn Giang ngày càng mạnh hơn. Khi chảy tới núi Trúc Sơn, cách thành Triều Châu khoảng 2km thì ngọn núi thấp ở phía Tây Hàn Giang là Khâu Lăng xuất hiện một lòng trũng hướng về phía Đông Bắc. Tại phía Tây Bắc thành Triều Châu, các dãy núi liên tục giao thoa với Hàn Giang, dãy Liên Hoa và Phượng Hoàng từ hai phía Đông và Tây cùng lúc tác động khiến dòng sông uốn lượn, xuất hiện sự tụ kết của long mạch.

        Tổ tiên của Lý Gia Thành đã không bỏ qua cơ hội hiếm hoi này, lựa chọn vùng đất trũng ở phía Đông Bắc của ngọn Trúc Sơn, quay mặt về hướng Đông Bắc, nhìn ra đoạn uốn khúc của sông Hàn Giang. Nằm cách bờ sông Hàn Giang chỉ vài trăm mét, nước tới từ cung Càn, ra ở cung Ất, có thể nói là nơi tàng phong tụ khí, một vị trí đặt mộ đắc địa về phong thủy.

        Để lý giải phong thủy đắc địa của mộ tổ họ Lý, cần phải vượt ra khỏi những khuôn khổ của quan niệm phong thủy truyền thống. Quan niệm phong thủy vốn có câu “Cửa trời thì mở, cửa đất thì đóng”, tức là nói nơi đất tốt thì nước phải bắt nguồn ở đó và cũng đóng ở đó. Tuy nhiên, có phải tất cả các trường hợp đều như vậy không? Câu trả lời là không. Trường hợp của mộ tổ họ Lý là một ví dụ rất điển hình.

        Do sông Hàn Giang dưới tác động của các dãy núi nằm ở hai bên bờ sông nên tới trước mộ của tổ tiên họ Lý thì uốn khúc. Điều này khiến vị trí mộ của tổ tiên Lý Gia Thành dù không phải là nơi bắt nguồn của nước mà vẫn có nguồn gốc của nước, đồng thời cũng không có nước chảy đi. Vì thế, dù không giống như địa thế thường thấy trong mô tả của các nhà phong thủy, song địa thế mộ tổ của nhà họ Lý vẫn là nơi hội tụ được tất cả những điểm tốt nhất của một nơi đặt mộ huyệt.

        Ngoài ra, ngọn núi kết huyệt của mộ tổ họ Lý chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ứng với vị trí của Thổ tinh. Tuy nhiên, Thổ tinh này có nhiều điểm khác với Thổ tinh thông thường. Một huyệt núi dài không tới 200m, mặt quay về phía sông Hàn Giang, bên cao bên thấp, ở giữa hình thành một đoạn lõm xuống.


        Nếu nhìn từ xa, trông ngọn núi này sẽ rất giống với hình một con trâu. Hình dáng một con trâu nằm, theo phong thủy, gọi là huyệt Mục đồng thương khuân (kho lúa của mục đồng). Đất có hình trâu nằm thì nên đặt huyệt mộ tại đâu? Theo quan niệm phong thủy truyền thống, huyệt mộ có thể đặt tại một trong các vị trí mũi, mắt, sừng, chân, tai, bụng của con trâu. Tổ tiên họ Lý đã lựa chọn ngay phần bụng của trâu để đặt mộ. Đây là một lý do nữa khiến mộ tổ của Lý Gia Thành có được vị trí phong thủy đắc địa.
        [IMG][IMG]http://www.mediafire.com/convkey/5e13/2zsd7atori611ae4g.jpg[/IMG][/IMG]
        Phần tô màu xanh thì đúng nhưng phần tô màu đỏ chưa đúng, Liên Hoa, Âm Na, Đồng Cổ là cách để che dấu sự thật về dãy Tần Lĩnh sơn mà thôi.
        Huyệt lẫm lúa(Mục đồng thương khuân) khác hoàn toàn với huyệt Trâu nằm, Mục đồng thương khuân chỉ có một vị trí táng ngay chính giữa mà thôi. Trâu nằm táng tại bụng trâu là huyệt chính, miệng trâu là huyệt phụ, táng tại mũi, mắt, sừng, chân, tai đều bại hết. Đó là do khi Trâu nằm thì tiến hành nhai lại thức ăn, chỉ có 2 nơi có thức ăn là bụng và miệng, trâu nhắm mắt nên táng tại mắt thì bại, tại sừng vô khí, tại mũi thì làm cho người khác hưởng, tại chân và tai thì vô thưởng vô phạt.
        thay đổi nội dung bởi: namphong, 19-11-16 lúc 09:21
        Chào một ngày mới.

      8. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "namphong" về bài viết có ích này:

        DoanDo (19-11-16),dungdung (19-11-16),Jupiter (19-11-16),trampervn (19-11-16)

      9. #435
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Đang suy ngẩm về hai cầu này, lão có thể đã thông giùm tiểu sinh không?
        幹維乾艮巽坤壬,陽順星辰輪。
        支神坎震離兌癸,陰卦逆行取。

        Càn Cấn Tốn Khôn Nhâm, dương thuận tinh thình luân
        Chi Thần Khãm Chấn Ly Đoài Quý, âm quái nghịch hành thu.
        Nhâm đi trước 12 dương thần, thuận hành. Quý đi trước 12 âm thần, nghịch hành. Bên dưới còn mấy câu này nữa, ráp vào mới có manh mối, NP suy nghĩ đến thần kinh căng thẳng mới hiểu được, lão huynh thử xem

        "Giáp Canh Bính Nhâm câu chúc dương, thuận thôi ngũ hành tường,
        Ất Tân Đinh Quý câu chúc âm, nghịch thôi luận ngũ hành,
        Âm dương thuận nghịch bất đồng đồ, tu hướng thử trung cầu,
        Cửu tinh song khởi thư hùng dị, huyền quan chân diệu xử."
        Chào một ngày mới.

      10. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "namphong" về bài viết có ích này:

        DoanDo (19-11-16),dungdung (19-11-16),Jupiter (19-11-16),ThaiDV (19-11-16),trandoan (17-07-19)

      11. #436
        Tham gia ngày
        Apr 2015
        Đến từ
        Vĩnh Phúc
        Bài gửi
        423
        Cảm ơn
        512
        Được cảm ơn: 220 lần
        trong 137 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Cục thế Ngọ sách Thiên ngọc viết như sau:
        "Ngọ sơn Ngọ hướng Ngọ lai đường, đại tướng trị biên cương".
        Như vậy cục này phải đạt được 3 cái Ngọ mới đắc, Ngọ sơn và Ngọ hướng thì dễ rồi, nhưng Ngọ lai đường là gì? Đó là nói Thủy chảy từ Thìn Ất về đến Quý Tý.
        Từ trường từ Nam quy về Bắc, Khí từ Bắc nghịch chuyển về Nam, đó là thuận, nay Cục thế khiến Khí chuyển từ Nam quy ngược về đầu hướng tại Bắc thì chính là nghịch. Tọa Hỏa, hướng Hỏa, thủy là Hỏa triều nơi đầu hướng, cục thế này vì vậy mà sinh người có sát khí mạnh(cứ nhìn Hà đồ thấy 2 Thổ 5-10 nằm giữa để chế ngự Hỏa khí là hiểu trong 5 hành thì hành nào là manh động nhất , mấy bác nói hiểu Hà đồ nhưng có nhìn ra được cái này chưa?). Cục thế này chính xác ý Dương Công nói là sinh người sát khí chứ không phải nói người làm Đại tướng đâu. Khi nói đến biên cương tức là nói nơi không yên bình giữa 2 nước, tướng trấn giữ biên cương là phải mạnh tay mới giữ được biên giới. Dòng nước càng lớn thì sát khí càng mạnh, tuy nhiên lớn quá thì hại thân. Đây là nghịch cục sinh người sát khí, đã có nghịch cục thì phải có thuận cục, vậy thuận cục ra sao? Vì sao Dương Công không nói đến.
        Thủy từ Canh Dậu chảy ra phía trước đến Tý Quý, đây là thủy hành hóa Thổ. Thổ tiết khí Hỏa của cục này. Nếu dòng nước càng lớn thì tiết khí càng mạnh. Người thụ cục này sẽ chịu sức ép ghê gớm trong đời, dễ bất mãn cùng thời cuộc và thành kẻ chống lại chính quyền, nếu chính quyền suy đồi thì thành anh hùng, nếu chính quyền hưng thịnh thì thành giặt cướp, một vinh một nhục, một chính một tà cách nhau chưa đầy gang tay, chỉ là thời cuộc quyết định, ở đây con đường "Định mệnh" là do mình lựa chọn, còn "Vận" là nằm ngoài tầm tay. Chính vì phức tạp như vậy nên Dương Công không nói đến, nhưng người học khi ngẫm nghĩ và hiểu tường tận 4 Cục trong Thiên ngọc thì tất yếu hiểu được những điều này, nếu không hiểu 4 Cục thì cũng không bao giờ hiểu được những điều này.
        Nghịch cục thuần Hỏa nên sinh tướng mà không sinh Phú, Phú phải có Thổ Thủy; cũng không sinh Quý vì Quý phải có Kim.
        Thuận cục Thổ Hỏa tương chế mà không tương sinh nên sinh Anh hùng-Nghịch tặc, không sinh Đại phú.
        Đây là mới nói Ngũ hành thôi, còn một số yếu tố nữa lão huynh.
        Đọc đoạn này của anh Namphong viết cảm giác Sảng khoái thật! Bỏ qua cái Ngọ sơn, Ngọ hướng, Ngọ lai đường, Đại tướng ... Nhìn vào cách anh luận Từ trường, Khí, Thủy, Ngũ hành hợp hóa ... Hay thật! Bình thường em chỉ bấm "Like" phát! Lần này phải nói lời Cảm ơn anh cho nó chu đáo! Hihi
        Nếu ước mơ của bạn đủ lớn
        Mọi chuyện khác chỉ là vặt vãnh

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "ThaiDV" về bài viết có ích này:

        dungdung (19-11-16)

      13. #437
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        171
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 47 lần
        trong 29 bài viết

        Default

        [QUOTE=namphong;82833]Phần tô màu xanh thì đúng nhưng phần tô màu đỏ chưa đúng, Liên Hoa, Âm Na, Đồng Cổ là cách để che dấu sự thật về dãy Tần Lĩnh sơn mà thôi.

        dungdung cám ơn chú!! tại sao phần tô màu đỏ của chú lại chưa đúng vậy?? Ngọn núi kết huyệt của mộ tổ họ Lý chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, không phải ứng với vị trí của Thổ tinh?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "dungdung" về bài viết có ích này:

        DoanDo (19-11-16)

      15. #438
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        593
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 143 lần
        trong 120 bài viết

        Default

        Tóm lại cục vừa rồi hạng trung bình. Nhờ thuỷ là chính,sơn thuỷ không cân nên qua vận lập tức suy. Dungdung có cuộc nào nữa đưa lên để các Cụ bàn luận AE mình hóng.hihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "thuhung" về bài viết có ích này:

        dungdung (20-11-16),THDN (20-11-16)

      17. #439
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        122
        Cảm ơn
        43
        Được cảm ơn: 67 lần
        trong 52 bài viết

        Default

        [QUOTE=dungdung;82836]
        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Phần tô màu xanh thì đúng nhưng phần tô màu đỏ chưa đúng, Liên Hoa, Âm Na, Đồng Cổ là cách để che dấu sự thật về dãy Tần Lĩnh sơn mà thôi.

        dungdung cám ơn chú!! tại sao phần tô màu đỏ của chú lại chưa đúng vậy?? Ngọn núi kết huyệt của mộ tổ họ Lý chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, không phải ứng với vị trí của Thổ tinh?
        Báo chí phần đa hay vẽ vời cho thêm phần ly kỳ ấy mà.
        Mọi cái đều căn cứ vào hành độ của sơn thủy, chỗ chung tụ khí âm dương, vẽ trâu vẽ bò làm gì cho mệt. Say hình thì dễ bị hình nó nừa. hihj.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "tieudao" về bài viết có ích này:

        dungdung (20-11-16),ThaiDV (20-11-16),THDN (20-11-16)

      19. #440
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        171
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 47 lần
        trong 29 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi thuhung Xem bài gởi
        Tóm lại cục vừa rồi hạng trung bình. Nhờ thuỷ là chính,sơn thuỷ không cân nên qua vận lập tức suy. Dungdung có cuộc nào nữa đưa lên để các Cụ bàn luận AE mình hóng.hihihihi
        anh thuhung có thể chỉ cho dungdung cuộc này sơn thủy không cân ở chỗ nào không?? với anh sơn thủy cân xứng phải như thế nào?? xong cuộc này dungdung xin đăng cuộc khác để mọi người cùng luận giải!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 44/51 đầuđầu ... 344243444546 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. mời các ACE vào giải quẻ giúp hóa giải phong thủy nhà ở
        By phiphươnghô in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 80
        Bài mới: 23-09-12, 19:20

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •