Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/52 đầuđầu 1234513 ... cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 517
      1. #21
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        593
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 143 lần
        trong 120 bài viết

        Default

        Dạ thấy các Cụ tranh luận sôi nổi quá nhà cháu xin phụ một đoạn! Là nói về pth và địa lý xin nói về địa lý để có phản biện: phép xem địa lý của người xưa có hai dạng.một là dùng âm dương quẻ dịch chiếu theo thế đất để tìm nơi đắc địa rồi bày ra một quẻ để đi vi biến ứng vạn biến là tinh vi rồi. Chỉ có đều lam xong k biết đươc khi nào ứng chỉ nói theo dân gian truyền lại mộ ba nhà bảy. Thậm chí chờ dài cổ Mà chưa thấy ứng. Là vì k biết được thời vận. Chỉ dựa vào long tầng tầng lớp lớp là nói phát mãi k thôi..vv.
        Lại nói về huyền k: sâu xa là dùng thiên văn để xem địa lý.vì long hành tại địa lý tại ư thiên. Nên việc xem đơn giản hơn. Huyền không là k có gì ngoài có và không hết. Không mà có,có mà không. Quan trọng là cái có phải gặp được cái không mà hữu tình mới đáng là huyền không. Còn không trở thành có hoặc có trở thành không là như k. Cái có mà gặp cái k.hoặc một k một có khi tác pháp thì phải làm cho có một cái mới. Vậy cái mới được hóa thành thì phải cần thời gian cộng vào là bao lâu. Muốn thành thì phải hợp. Cho cùng là hợp thời hợp vận đó thôi nên đại huyền không mà k nắm rõ thời vận thì làm được gì. Chưa nói thiên văn là tôn trọng qui luật và nắm rõ thời gian tuyệt đối. Đây là ý riêng nhà cháu rất mong các Cụ phản biện làm sáng tỏ học thuật. Kính!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #22
        Tham gia ngày
        May 2016
        Bài gửi
        97
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 7 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        Các bác tranh luận cho ra ngô, khoai sắn ....Hiện nay vẫn chưa có luận điểm nào thuyết phục. Dovan làm vai trò phản biện các bác ah.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #23
        Tham gia ngày
        May 2016
        Bài gửi
        97
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 7 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi dauvanphung Xem bài gởi
        Để có cở sở cho việc Dịch lý, tôi nêu tóm tắt các nội dung tính Vận trong Hoàng Cực và Độn Giáp như sau:(Còn hiểu cội nguồn, mời các bạn đọc toàn nội dung)
        Hoàng Cực Kinh Thế:
        Nguyên: 129600 Năm
        Hội: 10800 Năm
        Vận: 360 Năm
        Thế: 30 Năm.
        Trong sách chỉ dẫn có thể dùng:
        Nguyên kinh nguyên
        Nguyên kinh Hội
        Nguyên kinh Vận.
        Nguyên kinh Thế
        Còn tầm giá trị của sách (miễn bàn)
        Độn Giáp: Do có nhiều tác giả viết, tôi chưa đề cập đến nội dung, chi nói gọn trong cách tính vận:
        Lấy giờ cổ làm đơn vị cơ bản nhỏ nhất, với chu kỳ thời tiết trong năm và Quy tắc Can chi để tiến hành Lập Hệ thức lượng.
        Thái ất thần kinh:
        Chọn con số 360
        - là con số Bội của 10 can và 12 Chi
        - Là Ước sô của 1080.
        Chọn số 72- Là nhịp đập trung bình của trái tim chúng ta,
        làm đơn vị cơ bản để Vào cục.
        Một năm PLATON là 25920 năm
        Qua nghiên cứu các tác phẩm này trong nhiều năm, nay mới ngộ ra rằng: Tất cả đồng quy về một mối. Mối đó như thế nào ?
        PHÂN NGUYÊN HỘI VẬN THẾ.
        Hãy tính toán chuyển đổi sang Ngày làm chuẩn cho một nguyên:
        129600 Ngày =
        129600 30 4320 Tháng
        4320 12 360 Năm
        129600 ngày/ 72 cục = 1800 ngày.
        1800 ngày /360 ngày = 5 năm. Tức là 5 năm ứng với một cục.
        5 năm * 12 tháng = 60 Tháng. Vừa đủ 60 Can chi.
        Vậy lấy
        5 năm làm một cục là hợp lý.
        Do đó: một nguyên là
        72 cục * 5 năm = 360 năm. Đến đây thì ta không còn nghi ngờ gì nữa.

        Nhưng Độn giáp cho Năm, nguyên của nó lại là 4320 năm.
        Chúng ta cần xem cổ nhân dựa vào cở sở nào ?
        Một năm của Bảo Bình:
        129600/5= 25920 năm
        Tháng Bảo Bình: 2160 năm
        Ngày Bảo Bình: 72 năm
        Giờ Bảo Bình: 6 năm
        Con số Tháng Bảo Bình nhân 2 = Số năm Nguyên Độn giáp cho năm.
        Vậy sự liên hệ giữa Bảo Bình và Độn giáp không rõ ràng.
        Chuyển sang hướng lập luận khác:
        72 Cục * 60 can chi = 4320.
        Mấu chốt chính là đây.
        60 giờ: Ta có Độn giáp theo giờ
        60 Ngày ta có Độn giáp theo ngày
        60 Tháng ta có Độn giáp theo Tháng.
        60 năm Ta có Độn giáp theo năm.
        Vấn đề chọn phương án nào hợp lý ?
        Câu trả lời là: Tất cả đều hợp lý, tùy tầm sử dụng mà thôi.

        Sau khi nghiên cứu kỹ vấn đề này, rút ra kết luận như sau:
        Cổ nhân không dùng riêng Hoàng Cực, mà kết hợp cả Hoàng cực với Độn Giáp, Thái Ất, đồng quy về một mối.

        Đó là Lấy Hội ngang Nguyên, tức là
        1 Hội là 129600 năm
        1 Hội có 30 Vận, nên mỗi Vận là 129600/ 30 = 4320 năm
        1 Vận có 12 Thế, nên mỗi Thế 4320 năm/ 12= 360 năm
        Đến đây thì ta có thể kết luận:
        Lấy Giờ làm đơn vị cơ sở- Ta có vận là 1 năm
        Lấy Ngày làm đơn vị cơ sở- Ta có vận là 12 năm
        Lấy Tháng làm đơn vị cơ sở- Ta có vận là 60 năm
        Lấy Năm làm đơn vị cơ sở- Ta có vận là 4320 năm
        Nguyên lý tính Vận như thế, không thể bác bỏ được
        Mong các anh chị tham gia bình luận
        (Tiếp theo)- Điểm xuất phát Tính Vận của Huyền Không sai lầm đãng tiếc.
        Thưa bác người ta dựa vào đâu để lấy 10 can và 12 chi ah ?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #24
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        TieuDao: nói Thổ là Đất, Hỏa là Lửa, Thủy là Nước, Mộc là Cây, Kim là Kim loại là không đúng.
        Khắc không phải Triệt hạ, Khắc gồm Khắc nhập và Khắc xuất, Khắc nhập làm tăng thêm, khắc xuất làm tiêu hao. Nhưng muốn khắc nhập hoặc khắc xuất được còn nhiều điều kiện nửa. Ngũ hành không bao giờ triệt tiêu nhau.
        Chào một ngày mới.

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "namphong" về bài viết có ích này:

        Dovandohy (10-05-16)

      6. #25
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        292
        Cảm ơn
        344
        Được cảm ơn: 44 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Bác muốn phản biện thì bác phải hỏi các cụ là tại sao thủy lại không khắc thổ, lý do tại sao không khắc, căn cứ vào cái gì để nó không khắc thủy, tại sao ở tứ kinh ngũ hành không có thổ ?, tại sao ngũ hành mới có thổ ?....Chứ mỗi cụ một đoạn trích dẫn một đoạn xong đưa lên bảo rằng vi ý cổ nhân, tâm truyền... không nói. Cứ theo như bác Nam Phong chỉ thẳng ra là quy về âm dương thôi, đọc tác phẩm DỊCH HỌC TINH HOA của cụ Nguyễn Duy Cần thì cũng hiểu được một phần, qua đó thì xem lại ngũ hành từ đâu mà có, âm thủy, dương hỏa có khắc nhau không. Chỉ dẫn như bác Phụng là để cho mọi người đi từ cái mê muội của lịch sử đã cảm nhận và để những người chưa học thì từ đó mà hiểu và phát triển thêm. Cổ nhân truyền kinh văn, các thế hệ hiểu theo từng giai đoạn, cho người đọc phải dùng suy nghĩ để ngộ ra để hiểu. Vài lời cùng bác Phụng, kính chúc bác sức khỏe để hoàn thành những suy ngẫm về học thuât cho anh em HKLS.
        Hoả thiên đại hữu - Thủy địa tỉ

      7. #26
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Phần Ngũ Hành Cụ Tiêu Dao trích dẫn (có mấy hình lưỡng nghi mà trong hành lang LTP có Cụ đưa lên):
        https://nghiencuulichsu.com/2013/11/...h-ly-ngu-hanh/

        Còn đây là kết luận của tác giả Nguyễn Cường
        IV.- Kếtluận

        Ðã đến lúc thuyết Ngũ hành cần phải được đóng khung lại và cho vào bảo tàng viện. Các bộ môn học thực hành đang được phổ biến và thông dụng trên thế giới, còn sót lại từ nền văn minh Trung hoa nói chung như: Ðông y học, Châm cứu, Lịch số, Phong Thủy, vv, phải thẳng thắn, dứt khoát từ bỏ hẳn thuyết Ngũ hành, để quay về lại với cội nguồn chân chính là Dịch lý mà nghiên cứu áp dụng, nếu muốn phát triển trở thành tốt đẹp hơn.

        Dịch lý không thể bị coi là một khoa học huyền bí. Không có bất cứ lý luận nào, mệnh đề nào trong Dịch lý mà không thể hiểu, hay chứng minh được theo tiêu chuẩn khoa học hiện đại.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      8. #27
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        292
        Cảm ơn
        344
        Được cảm ơn: 44 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        [QUOTE=annhien;78078]Phần Ngũ Hành Cụ Tiêu Dao trích dẫn (có mấy hình lưỡng nghi mà trong hành lang LTP có Cụ đưa lên):
        https://nghiencuulichsu.com/2013/11/...h-ly-ngu-hanh/

        Thuyết ngũ hành của tác giả Nguyễn Cường đọc thì thấy được một số hiện tượng khoa học được chứng minh theo các tính chất vật lý, hóa học. Được tác giả sắp xếp lại, cho việc quy định lại ngũ hành theo ý tưởng của tác giả nhưng không thấy nói đến phần ngũ hành 64 quái trong bài viết này, Qua đó sẽ thấy tính chất ngũ hành này khi áp dụng sang tự nhiên tuần hoàn thì thấy nghe chừng không ổn, chẳng hạn như giải thích cho bốn mùa xuân, thu đông...Tuy bản chất ngũ hành theo truyền thống giải thích không hết được các sự vật hiện tượng nhưng về căn bản có sự kết nối Đông - Tây, Kim - cổ và các hiện tượng siêu nhiên thần bí nữa mà khoa học không giải thích được. Nếu bác ANNHIEN tìm ra điểm gì hay trong bài viết có thể tư vấn để anh em hiểu rõ thêm. Thanks.
        Hoả thiên đại hữu - Thủy địa tỉ

      9. #28
        Tham gia ngày
        May 2016
        Bài gửi
        97
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 7 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        Kính các bác!

        Từ lúc mở thớt mới chỉ có âm dương được công nhận như một tiên đề còn các cái khác vẫn chưa tìm được nguồn gốc ah.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #29
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        593
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 143 lần
        trong 120 bài viết

        Default

        Ngủ hành sinh ra cùng trời đất mà mấy Cụ truy lam gì khi thân còn phàm. Chúng ta có phải thần tiên đâu. Chỉ thấy từ bói toán ,khí công,đông y,phong thuỷ, và ... đều phải dùng năm hành hết. Quan trọng là dùng đúng hay sai,hoặc dã k biết dùng lam sao. Nếu có phái phong thuỷ nào mà k dùng năm hành xin các Cụ đăng lên nhà cháu xin đi bằng đầu.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. #30
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        292
        Cảm ơn
        344
        Được cảm ơn: 44 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi thuhung Xem bài gởi
        Ngủ hành sinh ra cùng trời đất mà mấy Cụ truy lam gì khi thân còn phàm. Chúng ta có phải thần tiên đâu. Chỉ thấy từ bói toán ,khí công,đông y,phong thuỷ, và ... đều phải dùng năm hành hết. Quan trọng là dùng đúng hay sai,hoặc dã k biết dùng lam sao. Nếu có phái phong thuỷ nào mà k dùng năm hành xin các Cụ đăng lên nhà cháu xin đi bằng đầu.
        Nói như cụ THUHUNG thì chưa hết nghĩa được, nếu không truy tầm thì làm sao hiểu được, chẳng hạn như vòng trường sinh của tam hợp lại nói là tứ mộ thổ, thì ngầm hiểu là Thìn, tuất, sửu, mùi, Tại sao nó lại là thổ, thổ đó có phải là ngũ hành không? Nếu không hiểu nó là gì thì nói là sai được không vậy. VẬy tại sao sai mà vẫn thấy tam hợp dùng. Không biết nên hỏi, có gì không phải cụ bỏ qua cho hậu học. Thanks
        Hoả thiên đại hữu - Thủy địa tỉ

      Trang 3/52 đầuđầu 1234513 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Phong Thủy Huyền Không Lục Pháp
        By vanhoai in forum Phong thủy II
        Trả lời: 178
        Bài mới: 13-08-17, 09:16
      2. Trả lời: 9
        Bài mới: 07-04-14, 11:57
      3. Đại Huyền Không Phong Thủy
        By athienloc in forum Phong thủy II
        Trả lời: 24
        Bài mới: 26-07-11, 13:51
      4. Ðề: Phong thủy Huyền không
        By QuocTrung in forum Góp ý
        Trả lời: 9
        Bài mới: 09-12-09, 09:02

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •