Bổ sung một đoạn ngắn vào cuối phần "Khoa học là gì":

Những nhận xét được áp dụng cho các môn khoa học chính xác, khoa học tự nhiên, không luôn vận dụng được thấu đáo vào các môn ta gọi là khoa học xã hội. Cho đến nay các học giả vẫn tranh cãi về bản chất của khoa học xã hội, sao cho có thể gọi là một khoa học ngang hàng với một môn khoa học tự nhiên. Nói chung yếu tố phân biệt giữa một khoa học xã hội với một lý thuyết nào đó về cùng đối tượng là phương pháp nghiên cứu, phân tích với tính cách một công cụ chuyên dụng để tích lũy tri thức phục vụ cho mục tiêu khoa học. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là xây dựng những lý thuyết rồi đưa vào kiểm tra trong thực tiễn. Những kết quả thu được qua thực tế vận dụng được tập hợp để xây dựng một lý thuyết bao gồm hơn hoặc một khoa học. Những lý thuyết đó phải cho phép ta vận dụng vào các vấn đề thực tiễn để nhận định và tiên liệu. Như vậy phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội chỉ có thể đưa đến những kết quả thực nghiệm hoặc dựa vào kinh nghiệm (empirical), dù cho có dùng những phương pháp toán như thống kế xác suất để sử lý những kết quả đó, và khoa học xã hội cuối cùng vẫn là những môn xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm và thực nghiệm. Muốn kiểm tra lại một kết quả thực nghiệm nào đó, ta phải biết phép thực nghiệm đã được thực hiện dưới những điều kiện cân đong đo đếm cụ thể nào. Qua các nhận xét trên, ta thấy các môn như xã hội học, chính trị học là một tập hợp nhiều lý thuyết nặng suy diễn hơn là thực chứng. Thực tế đó khiến người có vị trí xã hội nào đó có thể đưa ra áp dụng vào xã hội những ý tưởng của họ, đôi khi gây tai nạn cho cả xã hội. Có những cái người ta mạo nhận bừa bãi là quy luật này nọ nhưng thực ra chưa từng qua kiểm chứng trong thực tế. Các môn huyền học thuộc về lĩnh vực tri thức nhân văn nên có họ hàng nhiều hơn với những môn khoa học xã hội của khoa học chính thống nhưng rõ ràng không gây ra những tai hại giai đoạn lớn như chính trị trong thế kỷ 20 và 21 này. Tất nhiên không nên nhầm lẫn giữa các đường lối của người làm chính trị với môn khoa học chính trị, tuy người làm chính trị thường thích khoác tấm da hổ khoa học lên các quyết định của mình.