Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/3 123 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 22
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

        Default Nội khí loan đầu trong thiết kế của người Nhật!

        Chào các bác!

        Phong thủy có nhiều trường phái khác nhau nhưng chung quy thì lại có một phương thức duy nhất là 'cân bằng âm dương'.
        Không thế nào so sánh với cống hiến của các tiền bối đi trước, tuy nhiên để góp phần làm cho kho kiến thức của diễn đàn thêm phong phú,tienhai sẽ cố gắng post mỗi tuần từ 1 đến 2 thiết kế nhà của người Nhật để mọi người cùng tham khảo.
        Theo tienhai thì phong thủy họ đạt được trạng thái 'thiền' trong đó.Họ nói rằng ít coi trọng cổng & đường xá nhưng cực kỳ coi trọng 'nội khí' bên trong, sự bố trí hài hòa hợp lý để đạt được sự 'bình yên'(bình ổn-yên tâm) trong nhà, chú trọng việc 'đủ sống' nhưng lâu dài còn hơn tốc phát tốc suy.
        Thường các thiết kế này thì nền nhà và sân vườn thường cao hơn đường và chỗ đậu xe nhé! Sự ngăn cách giữa cao-thấp hay dùng đá tảng loại to xếp lại.
        Thôi không lan man nữa mời các bác tham khảo:(trong mỗi thiết kế đều có hình chỉ kim la bàn bắc địa từ North so với hướng nhà nhé)Tienhai sẽ lần lượt đi từ nhà biệt thự đến nhà tập thể-nhà ống
        A. Nhà tọa Tý Hướng Ngọ:
        01.
        [IMG]http://i679.photobucket.com/albums/vv156/tienhaiutc/H_02.jpg[/IMG]
        02.
        [IMG]http://i679.photobucket.com/albums/vv156/tienhaiutc/H_03.jpg[/IMG]
        03.
        [IMG]http://i679.photobucket.com/albums/vv156/tienhaiutc/H_04.jpg[/IMG]
        Nhà tốn-Càn:
        [IMG]http://i679.photobucket.com/albums/vv156/tienhaiutc/H_01.jpg[/IMG]
        Dậu-Mão:
        [IMG]http://i679.photobucket.com/albums/vv156/tienhaiutc/H_06.jpg[/IMG]
        Còn tiếp
        thay đổi nội dung bởi: tienhaiutc, 06-08-16 lúc 20:07
        Make someone Smile & be happy!!!

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "tienhaiutc" về bài viết có ích này:

        ChuChien (06-08-16),leostar79 (12-08-16),ThaiDV (06-08-16)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "tienhaiutc" về bài viết có ích này:

        ChuChien (08-08-16),leostar79 (12-08-16)

      5. #3
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Cảm ơn TienHai về nghiên cứu của bạn. Nếu được bạn có sự giải thích lý do bố trí cho các sơ đồ. Hoặc bạn có các nghiệm chứng thì càng hay hơn nữa.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      6. #4
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        292
        Cảm ơn
        344
        Được cảm ơn: 44 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Toàn bộ các hình vẽ đưa lên hầu như là "Tọa Bắc hướng Nam" chẳng hạn như tọa Bắc thì WC ở bắc, quay đi đâu thì WC lại ở Bắc chứ không ở các hướng khác, nếu như vậy thì thiết kế những căn nhà này còn đơn giản hơn bát trạch????
        thay đổi nội dung bởi: hactientn, 08-08-16 lúc 14:19
        Hoả thiên đại hữu - Thủy địa tỉ

      7. #5
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

        Default

        Đại đạo thi đơn giản mà bạn hactien.

        Hẹn mấy hôm nữa được nghỉ sẽ viết bài gửi thầy xem giùm.(vì đồ hình thì mất thời gian).Từ Đồ-Thư mấy hôm nay ngộ ra được vấn đề mà đem ra thì nhiều cái xụp đổ( ví dụ như chính ngọ thì âm duơng sai thác theo ĐQ, nhưng nó sai theo cái nguyên lý của nó) Tại sao bác VinhLac lại nói Đại quái bị rút ruột(các bố biết mà cứ giấu)...Em biết em cũng chỉ nói với các thầy em tin thôi các bác cũng thông cảm nhé!!!hii

        Thân
        Make someone Smile & be happy!!!

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "tienhaiutc" về bài viết có ích này:

        hactientn (09-08-16)

      9. #6
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi tienhaiutc Xem bài gởi
        Đại đạo thi đơn giản mà bạn hactien.

        Hẹn mấy hôm nữa được nghỉ sẽ viết bài gửi thầy xem giùm.(vì đồ hình thì mất thời gian).Từ Đồ-Thư mấy hôm nay ngộ ra được vấn đề mà đem ra thì nhiều cái xụp đổ( ví dụ như chính ngọ thì âm duơng sai thác theo ĐQ, nhưng nó sai theo cái nguyên lý của nó) Tại sao bác VinhLac lại nói Đại quái bị rút ruột(các bố biết mà cứ giấu)...Em biết em cũng chỉ nói với các thầy em tin thôi các bác cũng thông cảm nhé!!!hii

        Thân
        Lý thuyết là một chuyện, nhưng thực tế như thế nào mới đáng học hỏi. Cảm ơn bạn TienHai
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      10. #7
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

        Default

        Cảm ơn bác VH, anh Nam phong các tiền bối đã truyền cảm hứng cho hậu học mày mò tìm hiểu môn huyền học này.
        Hôm nay xin trình bày tiếp:
        1. Bàn về âm dương:
        Trong vũ trụ vạn vật âm dương luôn tồn tại biến hóa mà sinh xôi ra vạn vận, khí âm có quy luật vận hành của khí âm, dương khí có quy luật của dương khí. Dương khí thì biểu trưng cho ánh sáng, âm khí biểu trưng cho bóng tối, dương khí thì nóng ấm mà âm khí thì lạnh rét…Âm thì mềm mại nhu hòa mà dương thì cương cường cứng thẳng,dương thì ưa thăng mà âm thì ưa giáng, âm thì ưa tĩnh mà dương thì ưa động tuy nhiên cũng có lúc dương lại tĩnh mà âm động để giao hòa.
        Âm Dương giao hòa thì sinh vạn vật bốn mùa, trời có lúc lạnh lúc nóng khi thì mát mẻ vạn vật sinh xôi khi thì mát mẻ nhưng vạn vật lại tạm ngừng ngủ đông? Đó chẳng phải là do âm khí và dương khí dao hòa mà thành sao? Âm có chu kỳ mạnh yếu của âm dương có chu kỳ mạnh yếu của dương do vậy khi âm dương gặp nhau trong chu kỳ vận động mới sinh lạnh nóng hay mát mẻ là vậy. Khi âm dương giao hòa thì là khi vạn vật dễ dàng phát triển nhất, xin mượn lời của bác ASVN thì :‘những nước phát triển thường ở nơi âm dương giao hòa không lạnh và cũng không nóng’.
        Trên trời thì vậy dưới đất thì sao? Lại trích lại nguyên văn trong bài “Phong thủy là môn cổ học có giá trị” của bác ASVN như sau:
        Theo qui luật "có hình tất có khí" khí mang tính âm sẽ bị hấp thụ bởi các đỉnh núi cao (các Tiền Triết từng nói: khí nương vào hình) rồi "thẩm thấu" theo các mạch núi, đất di chuyển xuống thấp mà sau này ta gọi là "long mạch"...
        Cũng theo qui luật "có khí tất có hình" mà các mạch núi, đất này sẽ dần dần biến đổi hình dạng cho phù hợp với tính chất "khí" ở trong nó (Hình nào thì khí đấy). Do hiểu rõ qui luật này mà các tiền nhân, Tiền triết mới đưa ra các khái niệm "ngũ tinh, lão cửu tinh, cửu diệu...". Trong phong thuỷ khi xét về hình thế của đất mà thực chất là xét tới tính chất của “khí” của long, do vậy khái niệm "khí" là mấu chốt của phong thuỷ xem ra là chưa đủ mà còn phải xét đến hình vì cả hình lẫn khí mới là hai mặt của một vấn đề (nhất âm nhất dương chi vị đạo).
        Về tính chất của "khí", khí bị nước hấp thụ hay nói khác đi "khí" gặp nước thì dừng. Phong thuỷ qui ước "khí" là dương thì "hình" là âm. Xét bản thân hình gồm núi (long) và nước (thuỷ) thì núi là âm mà nước là dương do vậy phong thuỷ địa đạo luôn luôn phải nhớ câu "sơn thuỷ hữu tình".
        Theo qui luật "cô âm bất sinh độc dương bất phát" thì chỉ khi có đủ âm dương thì mới động dục mà sinh sản nên những nơi "sơn hoàn thuỷ bão" thì nhiều khả năng có địa "kết". Nói nhiều khả năng vì vẫn chưa đủ điều kiện, Tại sao vậy? Vì như đã nói ở trên, "khí" mang tính âm thẩm thấu qua "long" đi mãi cho đến nơi kết sẽ “đột” (âm) khởi hoặc bình “oa” (dương) kết huyệt với rất nhiều các ứng "tinh". Các ứng "tinh" này sẽ tạo ra một vùng lòng chảo hoặc một vùng nón úp có vai trò "ăng ten" thu các khí mang tính dương trên không trung tụ lại trong thuỷ. Kết quả là âm dương, thiên địa giao hoà mà kết huỵêt. Các Tiền Triết quả thật vô cùng thâm sâu khi đưa ra nhận định "chứng ứng" ứng với thiên tinh trên trời khiến cho nhiều hậu học không đủ cơ duyên chẳng biết đâu mà lần....
        Đồng hành với quá trình khí âm đi theo long mạch, "khí" mang tính dương cũng thẩm thấu vào nước và ánh sáng tạo thành các dòng sông con suối mang “ánh quang” đi sát bên "long" như vợ với chồng tới nơi long đình khí chỉ,"địa hộ" đóng lại, âm trữ dương tồn thì tạo ra địa "kết" , song thể kết có khác nhau ở chỗ "nhũ ,đột" và "oa, kiềm". Theo qui luật " dương hấp âm hô" thì khí âm sẽ kết kiểu "oa, kiềm" còn khí dương thì tụ kiểu "nhũ, đột" , đó là nói về sự "kết" ở vùng sơn cốc và bình dương. Hai khái niệm sơn cốc và bình dương thì theo qui luật " Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng", sơn cốc núi cao nên gọi là “lão âm”, thung lũng bằng phẳng ở đây gọi là “thiếu dương” tương tự như vậy bình điền cả một bằng phẳng không biến đổi nên gọi là “lão dương”, các gò đồi đột khởi tại đây gọi là “thiếu âm”. Nơi sơn cốc âm khí thì thu lại, còn nơi bình điền khoáng dã dương khí thì tản ra do vậy huyệt kết nơi sơn cốc cần rộng rãi còn nơi bình điền thì lại cần thu lại không ngoài nguyên lý của trời đất là "lấy cái thừa bù cái thiếu". “Lão âm và lão dương” thì già cỗi vô sinh, “Thiếu âm thiếu dương” thì đầy sức sống tươi trẻ mới có thể sinh con. Cái lý của tự nhiên thật đơn giản nhưng cũng thật diệu kỳ,Tứ tượng đã sinh tự khắc bát quái sẽ hình thành mấu chốt là ở chỗ ai biết nguyên lý để giải được trận đồ bát quái?


        Cổ nhân quan sát thiên tượng đúc kết nguyên lý biến hóa âm dương trong hà đồ(1):
        1-3-5-7-9 là số dương chấm trắng, 2-4-6-8-10 là số âm chấm đen.

        1. 5-10 đặt trung cung biểu trưng cho khí hỗn nguyên tức chẳng phải âm cũng chẳng phải dương mà cũng là dương cùng là âm 5 thì có lại mà 10 thì giãn ra.
        2. Nếu nối một đường giữa các số dương với nhau 1-3-7-9, và một đường các số âm 2-4-6-8 ta sẽ có đồ hình(2)
        [IMG]http://i679.photobucket.com/albums/vv156/tienhaiutc/Hado.jpg[/IMG]
        Từ hỗn nguyên dương khởi sinh từ 1 lúc này vẫn còn non yếu,lớn dần lên 3 thì đã tương đương thiếu niên lúc này thì dương khí chưa mạnh hẳn nhưng rất linh hoạt như cây cỏ mùa xuân vậy, tiếp tục lớn lên tới 7 thì đã là người trưởng thành lúc này dương khí cả lượng và chất đều mạnh mẽ, tiếp về 9 thì đã già về lượng thì nhiều nhưng về chất thì chuẩn bị ta rã về hư vô như người già thì kinh nghiệm nhiều nhưng chân yếu tay mềm sắp gần đất xa trời là vậy,tan dã cũng là về hư vô về với hỗn nguyên ban đầu.
        Ngược lại với dương âm cũng sinh từ 2 mà đến 8 thì về với đất trời hỗn nguyên sơ khởi
        3. Nếu lấy đơn thuần một vạch liền - để chỉ dương và hai vạch đứt -- để chỉ âm và cho hai vòng âm dương(xanh đỏ) giao phối nhau sẽ được một vạch liền tại nam và hai vạch đứt ở bắc.Xem đồ hình (3)
        4. Để chi tiết đồ hình âm dương giao cấu 3 ta thêm một hào lên trên(âm hoặc dương)lên trên sẽ được đồ hình(4).Tại nam thêm một vạch liền lên trên vì âm mới sơ khởi như con trẻ mới thành hình mọi hoạt động đều do dương(bố mẹ).Tại bắc cũng giống như vậy thêm vạch đứt lên trên vì dương mới như thai nhi thành hình có mà như không vậy.
        Tại đông và tây đều có sự kết hợp của một hào dương và một hào âm nhưng tại sao tại đông thì hào dương bên dưới còn tại tây thì hào âm bên dưới:
        Tại đông thì dương sanh như thiếu niên âm gần đất xa trời như bà lão, như cháu vui chơi mà bà chỉ ngồi một chỗ đứng nhìn.Tại đây cái gốc là khí dương đang trưởng lên hào dưới(gốc rễ ) phải là dương,hào trên là âm.
        Tại tây thì gốc âm đang tăng trưởng lên hào dưới (gốc rễ)phải là âm và hào trên là dương vậy.
        Tới đây thì Thái dương Thiếu dương, Thái âm thiếu âm đã đầy đủ cả
        Make someone Smile & be happy!!!

      11. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "tienhaiutc" về bài viết có ích này:

        ChuChien (19-08-16),hactientn (19-08-16),ThaiDV (19-08-16)

      12. #8
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

        Default

        5. Tiếp tục phân chia chi tiết hơn quá trình giao phối của âm dương ta sẽ có từ tứ tượng sinh ra bát quái tiên thiên.Nếu chỉ xét hào tượng đơn thuần(liền-dương,đứt--âm) thì tiên thiên bát quái là đồ hình mô tả đầy đủ nguyên lý âm dương giao phối rồi.
        Bản thân đã đầy đủ nguyên lý, cái dụng lại ở chỗ khác vậy tại sao lại có nhiều sách đem tiên hậu bát quái giao phối nhau thì thật là buồn cười và khó hiểu vậy.(xem tiên thiên bát quái)
        [IMG]http://i679.photobucket.com/albums/vv156/tienhaiutc/TienThienBatQuai.jpg[/IMG]

        6. Với nguyên tắc lấy gốc rễ làm trọng ngọn chỉ là cái sinh sau, gốc cha mẹ cho là chủ ảnh hưởng sinh tánh khác nhau là khách.Ta tiếp tục phân chia tiếp bằng cách thêm từng hào âm dương lên trên mỗi quái để 1 thành 2,2 thành 4, 4 thành 8.Cuối cùng ta sẽ được càn khôn đại quái-âm dương giao cấu đồ như sau.(nhìn từ trong ra ngoài)
        Nếu phân chia chi tiết hơn thì vẫn có thể được nhưng cổ nhân cũng chỉ phân đến đây vì thấy vừa là đủ không cầu được cái tuyệt đối.
        Xét cho cùng thì chính ngọ cũng chỉ là một quá trình trong âm dương giao cấu,đại quái phân theo cấp số nhân 2 lên mới có đường này.Nếu phân theo cấp số 3 thành 24 sơn thì nó sẽ không xuất hiện vạch phân chia mà mọi người hay gọi là ‘phạm vào âm dương sai thác’.Tại vị trí nào tất có âm dương giao chỗ đó, nhà chính 180 độ hoàn toàn có thể kê gối ngủ nếu không phạm.
        [IMG]http://i679.photobucket.com/albums/vv156/tienhaiutc/Can_khon_daiquai.jpg[/IMG]
        Đây là cái thể của âm dương cái dụng của tự nhiên qui ra hình thể thì lại khác.
        Sơn cốc thường được mô tả biến đổi âm dương ở phiến đông của đồ hình.Khí âm sinh từ tổ sơn luân chuyển thành long mạch, khí dương thẩm thấu trong nước đến chỗ huyệt kết thì đã là lão âm lên sinh huyệt oa-kiềm để hầu thu dương khí như người đàn bà đến lúc cần đàn ông vậy, nếu khí dương(nước-minh dường…) mà chảy đến là tượng trai gái quấn nhau, một khi trai động(kim long đông) là lúc thăng hoa sinh nhả tinh hoa cũng tương ứng với câu kim long động thì dùng được vậy.
        Bình dương dương khí thầm thấu xuống thành long mạch gặp chỗ kết huyệt thì nước tụ uốn quanh, đột thẳng lên là những ứng tinh nhằm thu âm khí.Do vậy chỗ dương đột cao nhất sẽ là nơi dương nhất, giống như người đàn ông nằm dưới đưa cái ‘dương’ lên, lúc này chỉ đợi có người nữ ngồi lên đem đúng cái âm cho gặp cái dương , người nữ càng động mạnh(kim long) thì càng thăng hoa và nhả sinh tinh hoa nhiều. Có câu kim long động nhiều thì dùng nhiều, động ít thì dùng ít là vậy.


        Người Nhật trong thiết kế nhà cửa luôn sử dụng 2 dụng cụ sau:
        1. Quân bình âm dương như nói ở trên, cái này họ sử dụng triệt để: Ánh sáng&bóng tối, độ ẩm, động khí& và tĩnh khí, khi nào cần bình phong- từ cổng đến cửa đi uốn lượn, khi nào thì cổng mở thẳng tới cửa, khi nào nền lên cao cổng ở thấp, trồng cây quanh nhà…họ ứng dụng thiệt khó để chê
        2. Về vấn đề nguyên vận vượng suy-ngũ hành ai tinh thì với bình dân thông thường họ chỉ đơn thuần là dùng phi tinh(tuy là cái vung thủng nhưng có còn hơn không).Với các đại gia và công ty lớn họ dùng phương pháp ai tinh khác mà khi vào cảm nhận khác hẳn(có lẽ là tam đại quái-24 quy thành 3 quẻ như các tiền bối nói vậy).


        Hà đồ thì là như vậy còn Lạc thư cửu tinh được thày dạy thì có khác với phi tinh thông thường, thấu hiểu rõ nguyên lý của nó thật khó lên hẹn các bác đến khi hiểu thì viết tiếp.

        Thân chào!
        thay đổi nội dung bởi: tienhaiutc, 19-08-16 lúc 14:27
        Make someone Smile & be happy!!!

      13. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "tienhaiutc" về bài viết có ích này:

        ChuChien (19-08-16),hactientn (19-08-16),ThaiDV (19-08-16)

      14. #9
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Tại sao khí có tính âm? Âm bồng dương làm sao? Thiên ỷ hình? Hình biểu khi, khí biểu lý trong dịch?
        Hihi
        thay đổi nội dung bởi: hieunv74, 19-08-16 lúc 13:53
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. #10
        Tham gia ngày
        Jun 2013
        Đến từ
        Japan
        Bài gửi
        529
        Cảm ơn
        204
        Được cảm ơn: 340 lần
        trong 222 bài viết

        Default

        Khi bài quái 64 quái này thấy khác với đại quái Đại Thành.
        Đây là kiểu bài âm duơng tiêu trưởng-Phải chăng là kiểu mà bác Vinhlac đôi lần nhắc với bác Phùng chăng.

        Kính thầy.
        Make someone Smile & be happy!!!

      Trang 1/3 123 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Chương trình Thiết Kế Phong Thủy
        By zhinshan in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 7
        Bài mới: 12-10-13, 10:01
      2. Kính nhờ các huynh đo độ và đánh giá loan đầu nhà này
        By tieuphong in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 2
        Bài mới: 24-05-13, 22:39
      3. Những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc sống
        By 1268 in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 0
        Bài mới: 17-01-12, 09:39
      4. Thãm thương cho thân phận thiếu nữ Việt
        By hoa mai in forum Thời Sự - Đất Nước
        Trả lời: 2
        Bài mới: 03-01-12, 11:46
      5. Giai đoạn đen nhất trong cuộc đời 26 - 33
        By maimythuy in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 0
        Bài mới: 05-08-10, 14:29

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •