Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ! Em chào bác Ricky , em chào bác Longtuan...!!!

        * Vài lời cùng bác Ricky .

        - Hiện tại em chỉ có thể nói rằng ; Nếu coi việc an cửu tinh trực phù trong ví dụ của em nêu , ở giờ Giáp Tý tại cung Khảm là đúng , thì an nó vào giờ Bính Dần tại cung Cấn tất sai . Nếu coi việc an vào cung Cấn ở giờ Binh Dần là đúng , thì việc an nó ở cung Khảm vào giờ Giáp Tý là không có cơ sở .
        - Việc khác thì để e suy nghĩ thêm .

        * Bác Longtuan nói thật chính xác : " Nói về vận khí có điều khá rắc rối " , " nếu đọc không tinh dễ hiểu nhầm " . Điều này thực sự rất phổ biến .

        - Sự rắc rối nằm ở chỗ các khái niệm như : Âm dương , Vận khí , Thiên vận địa vận , ... Được cổ nhân sử dụng để xem xét nhiều sự vật , hiện tượng khác nhau . Ngay cả trong một sự vật hiện tượng , cũng lại được sử dụng để xem xét những phương diện khác nhau của nó . Chính vì vậy , khi đọc cần lưu ý xem nó được dùng để phân tích cái gì , phương diện nào mới thấy được sự minh bạch .

        - Ví dụ : Khái niệm âm dương

        + Khi đem nó xem xét mối quan hệ giữa Thiên và Địa thì . Thiên là dương , Địa là âm .
        + Khi vận dụng để xem xét sự vận động của Địa khí trong Độn Giáp thì . Nửa đầu của năm thuộc dương , nên hành thuận , nửa sau của năm thuộc âm , nên hành nghịch .
        + Khi xem xét vấn đề con người , thì nam thuộc dương , nữ thuộc âm .
        + Khi xem xét sự nối tiếp nhau giữa các kinh trong một con người thì , ngực bụng thuộc âm - nơi giao âm kinh và âm kinh nối nhau , đầu mặt thuộc dương - nơi dương kinh và dương kinh nối tiếp nhau ....

        * Cái khó hơn nữa là ở chỗ , trong các môn thuật cổ phần lí luận thường rất ít được nói đến , nên càng dễ hiểu nhầm . Dưới đây có lẽ là ví dụ điển hình .

        - Khi nói về Phong thủy địa lí Dương Trạch . Việc đầu tiên là xác định Mệnh Trạch hay còn gọi là Phúc Nguyên, thông qua phương pháp " Dã mã khiêu giản tẩu " .

        + Phương pháp này có gốc từ Độn Giáp Kì Môn . Thực chất là cách tính nhẩm vị trí của cửu tinh và bát môn trên bàn tay . Nên còn gọi là " Biên cửu cung phi chưởng đồ " . Phong Thủy Địa Lí Dương Trạch vận dụng gọi là " Cửu cung bài sơn chưởng đồ " .
        + Về mặt nội dung của cách tính trên la :

        Lấy 12 vị trí Địa chi trên bàn tay làm chuẩn , thì đặt vị trí cung Khảm 1 ở Dần , cung Khôn 2 ở Mão , cung Chấn 3 ở Thìn , cung Tốn 4 ở Tỵ , trung cung 5 ở Ngọ , cung Càn 6 ở Mùi , cung Đoài 7 ở Thân , cung Cấn 8 ở Dậu , cung Ly 9 ở Tuất . Không dùng các vị trí Hợi , Tý , Sửu .

        Lấy chu kì tam nguyên làm cơ sở để tính .

        Đối với nam mệnh nghịch hành mỗi năm 1 cung . Cho nên ,các năm Giáp tý của thượng nguyên , trung nguyên , hạ nguyên được khởi tính từ các cung tương ứng là Khảm - Tốn - Đoài ( 1-4-7 ) .
        Đối với nữ mệnh thuận hành mỗi năm 1 cung . Cho nên , các năm Giáp tý của thượng nguyên , trung nguyên , hạ nguyên được khởi tính từ các cung tương ứng là Trung cung - Khôn - Cấn ( 5-2-8 ) .
        Gặp trung cung Nam lấy khôn , Nữ lấy cấn .

        * Điều đáng nói ở đây là chúng ta vẫn sử dụng bình thường mà không đặt ra câu hỏi : Vì sao Nam thuộc dương mà vận hành nghịch , nữ thuộc âm mà vận hành thuận ? Liệu có sự nhầm lẫn ở đây không ?.

        - Thực ra ở đây không hề có sự nhầm lẫn mơ , mơ hồ nào cả . Chỉ cần phân biệt rõ từng phương diện sẽ thấy tính thống nhất và tư tưởng âm dương hòa hợp của cổ nhân . Cụ thể là :

        + Nói nam thuộc dương , nữ thuộc âm là nói về sự bẩm thụ Thiên Khí ( Tiên Thiên). Tức là nam có được khí dương của trời , Dương khí hành thuận , nữ có được khí âm của trời , âm khí hành nghịch . Biểu hiện qua hướng vận hành trái ngược nhau của mặt trời , mặt trăng và tinh tú ở nửa đầu của năm và nửa sau của năm .

        + Trạch mệnh , tức Địa Khí ( Hậu Thiên Khí ) . Mối quan hệ giữa Thiên Khí và Địa khí . Thiên Khí hành thuận thì địa khí hành nghịch . Thiên Khí hành nghịch thì địa khí hành thuận . Đây là quy luật tương hợp của Thiên và Địa . Điều này phản ánh rõ trong mối quan hệ giữa Tam Kì và Lục nghi .

        - Do vậy , Nam Thiên khí thuộc dương hành thuận , thì mệnh trạch địa khí hành nghịch . Nữ thiên khí thuộc âm hành nghịch , thì mệnh trạch địa khí hành thuận . Làm như vậy là thuận theo sự tương hợp của âm dương giữa trời và đất .

        * Em chào các bác !!!!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 06-03-17 lúc 09:42
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        3kubond (06-03-17),HIEUMINH81 (06-03-17)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •