Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 28/31 đầuđầu ... 182627282930 ... cuốicuối
    kết quả từ 271 tới 280 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      1. #271
        Tham gia ngày
        Mar 2017
        Bài gửi
        39
        Cảm ơn
        24
        Được cảm ơn: 27 lần
        trong 17 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Phạm Hà Dương Xem bài gởi

        10 năm, là một tuần Giáp, lời Thoán quẻ Cổ nói: "Trước ngày Giáp ba ngày, sau ngày Giáp ba ngày" để làm gì?

        Tháng Giáp Thìn năm Đinh Dậu 2017, được quẻ Sư động hào 2


        ......... Năm ........ Tháng ..............
        ......... Phục ......... ......


        Nguyệt lệnh quẻ Sư động hào 2 cho biết thông tin rằng: Trật tự của thế giới đang được sắp xếp lại !!!

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Phạm Hà Dương" về bài viết có ích này:

        dungdung (15-04-17),Thanh Huong (14-04-17)

      3. #272
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Phạm Hà Dương Xem bài gởi
        - 2 năm Nguyệt vận hành 3 vòng khởi Dần kết thúc tại Sửu
        - 4 năm Nguyệt vận hành 6 vòng
        - 6 năm Nguyệt vận hành 9 vòng
        - 8 năm Nguyệt vận hành 12 vòng
        - 10 năm Nguyệt vận hành 15 vòng

        10 năm, là một tuần Giáp, lời Thoán quẻ Cổ nói: "Trước ngày Giáp ba ngày, sau ngày Giáp ba ngày" để làm gì?

        Chúc cả nhà Ngày mới vui vẻ
        Chào Hà Dương,
        11520 / 768 = 15.

        Con số 768 này từ đâu ra?

        Thật ra Cổ Dịch nói 64 quái có 384 hào là lý thuyết Dịch Bất Biến (Tĩnh), bỡi chỉ nói đến hai hào Đơn và Triết, chưa nói đến hai hào Trùng và Giao. Dịch Biến thì có Đơn Triết Trùng Giao, tức phải có tới
        384 x 2 = 768 hào!!!

        Mỗi quẻ trong 64 quẻ có thể biến thành bất cứ quẻ trùng quái nào trong 64 quẻ. Cho nên Biến Dịch phải có tới
        64x64 = 4096 quẻ.
        Mỗi hào trong 4096 quẻ có thể là Đơn Triết Trùng Giao.
        2^0 = 1 (Thái Cực), 2^1 = 2 (Lưỡng Nghi), 2^2 = 4 (Tứ Thời, Tứ Tượng), 2^3 = 8, ..... 2^8, ... 2^6 = 64, ... 2^12 = 4096.
        Công thức Tần số của các note âm nhạc là:
        fn = f0 x 2^(n/12) = f0 x (2^(1/12))^n
        Nếu lấy nốt C giữa với Tần số là 440Hz, tức fn = 440Hz thì có thể tính ra các Tần số của các note vậy.

        Dịch và Âm Nhạc có liên quan không? (2^(1/12)) và 2^12 ta tư duy như thế nào đây?

        Tiêu Thị Dịch Lâm củng liệt ra 4096 quẻ.
        Cổ Dịch cho là 9 là Thái Dương, 7 là Thiếu Dương, 8 là Thiếu Âm, 6 là Thái Âm, thật ra nó chỉ là Trị Số ghép vào các cọng cỏ thi được kẹp ở ngón tay.
        Trong phương pháp ghép số (trị số) này thì ta thấy:
        5 và 4 được cho trị số 3
        9 và 8 được cho trị số 2
        Thái Dương là 9 thật ra là 5+4+4 = 13 Sách
        Thiếu Dương là 7 thật ra là 5+8+8 = 9+4+8 = 9+8+4 = 21 Sách
        Thiếu Âm là 8 thật ra là 5+4+8 = 5+8+4 = 9+4+4 = 17 Sách
        Thái Âm là 6 thật ra là 9+8+8 = 25 Sách.

        Dụng số của Đại Diễn là 49
        49 - 13 = 36 số của Thái Dương
        49 - 21 = 28 số của Thiếu Dương
        49 - 17 = 32 số của Thiếu Âm
        49 - 25 = 24 số của Thái Âm.

        Mỗi quẻ trùng có 6 vị, mỗi vị có thể là 13,17,21,25
        Muốn có một quẻ Bĩ biến thành Thái thì ta cần có
        13,13,13,25,25,25 tức là 39+75 = 114 Sách kẹp vào tay
        Muốn được quẻ Khôn tĩnh thì
        25,25,25,25,25,25 = 25x6 = 150 Sách

        Bài tới sẻ trình bày cách tính Xác Suất của Quẻ.

        Hihihihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 15-04-17 lúc 01:40
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        3kubond (15-04-17),Phạm Hà Dương (15-04-17),Phương Ngân (21-04-17)

      5. #273
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        171
        Cảm ơn
        133
        Được cảm ơn: 47 lần
        trong 29 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Phạm Hà Dương Xem bài gởi
        Chào chị dungdung

        Cách lập quẻ thông qua 60 can chi để biết quẻ năm, quẻ tháng, quẻ ngày, quẻ giờ, Dương nghe nói lại, là phương pháp lập quẻ từ thời nhà Tống, thuộc trường phái Quan học TQ

        Nghe nói vậy, mà chưa có điều kiện tìm hiểu sâu chị dungdung
        Hà Dương có thể chỉ cho dungdung và mọi người phương pháp lập quẻ của trường phái Quan này được không?? dungdung cảm ơn Hà Dương!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #274
        Tham gia ngày
        Mar 2017
        Bài gửi
        39
        Cảm ơn
        24
        Được cảm ơn: 27 lần
        trong 17 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi

        Muốn được quẻ Khôn tĩnh thì
        25,25,25,25,25,25 = 25x6 = 150 Sách

        Em chào anh VinhL

        Phương pháp tiếp cận Cổ Dịch mà chúng em được học, đó là "Thiếu tĩnh Thái động", tức là muốn quẻ Khôn tĩnh, thì

        17, 17, 17, 17, 17, 17, = 17 x 6 = 102 sách kẹp tay

        Khi cả 6 hào quẻ Khôn đều "động", tức là ta thêm 48 sách thì được 150 sách. Theo "Chu Dịch Bản Nghĩa" ngài Chu Hi nói: "Sáu hào đều động thì dùng lời Thoán của quẻ mà đoán", điều này cho thấy tại sao lời Thoán quẻ Khôn lại nói về "được bạn hay mất bạn?"

        Tùy theo tổ hợp can chi của năm tháng ngày giờ khi ta dụng sự, thông qua tính toán để biết được trong 6 hào quẻ Khôn, hào nào từ Thiếu âm chuyển biến thành Thái âm trước, hào nào chuyển biến sau. Nguyên nhân ở đây, là do Càn Khôn có 7 vị, tức là hào thứ 7

        Kính anh
        thay đổi nội dung bởi: Phạm Hà Dương, 15-04-17 lúc 11:59
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Phạm Hà Dương" về bài viết có ích này:

        Phương Ngân (21-04-17)

      8. #275
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Phạm Hà Dương Xem bài gởi
        Em chào anh VinhL

        Phương pháp tiếp cận Cổ Dịch mà chúng em được học, đó là "Thiếu tĩnh Thái động", tức là muốn quẻ Khôn tĩnh, thì

        17, 17, 17, 17, 17, 17, = 17 x 6 = 102 sách kẹp tay

        Khi cả 6 hào quẻ Khôn đều "động", tức là ta thêm 48 sách thì được 150 sách. Theo "Chu Dịch Bản Nghĩa" ngài Chu Hi nói: "Sáu hào đều động thì dùng lời Thoán của quẻ mà đoán", điều này cho thấy tại sao lời Thoán quẻ Khôn lại nói về "được bạn hay mất bạn?"

        Tùy theo tổ hợp can chi của năm tháng ngày giờ khi ta dụng sự, thông qua tính toán để biết được trong 6 hào quẻ Khôn, hào nào từ Thiếu âm chuyển biến thành Thái âm trước, hào nào chuyển biến sau. Nguyên nhân ở đây, là do Càn Khôn có 7 vị, tức là hào thứ 7

        Kính anh
        Đúng là phía trên ý muốn nói đến quẻ lão Âm Khôn (Động) mà khi viết lại thành tĩnh. Hihihihihihi
        Có lể mấy ngón tay nó không tuân thủ theo bộ óc mình nhỉ?

        Hihihihihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #276
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!!!.

        * Thiệu Khang Tiết khi chú giải " Chính Dịch Tâm Pháp " có viết :

        "- Nguyên văn :

        Dịch đạo di mẫn , cửu lưu khả nhập , đương tri hoạt pháp , yếu tu tự ngộ " ....Văn Vương , Chu Công dĩ thử loại nhân . Tư cơ thượng dã , kì hậu hoặc dĩ luật độ nhân , hoặc dĩ lịch số nhân , hoặc dĩ tiên đạo nhân . Dĩ thử tri Dịch đạo vô vãng nhi bất khả dã . Câu duy xa vu từ huấn đạt thị phạm pháp dã . Lương do vị ngộ hĩ , quẻ đắc ngộ yên tắc từ ngoại kiến ý như tung hoành , diện dụng nhi vô sở dục , thị vi hoạt pháp dã. Cố viết : " Học giả đương vu Hy Hoàng tâm địa trung trì sách vô vu Chu Khổng ngôn ngữ hạ câu ."

        - Dịch nghĩa :

        Dịch đạo tràn đầy , chín dòng có thể nhập , muốn biết cách sống , phải tự hiểu biết ....Văn vương , Chu Công nhập bằng thứ loại , Tuyên Phụ nhập bằng bát vật . Trên nền tảng đó , người sau có thể nhập bằng luật độ , có người nhập bằng lịch số , hoặc bằng tiên đạo . Từ đó có thể thấy rằng đạo Dịch đi đến đâu cũng được . Nếu chỉ chăm chăm bám vào từ huấn để đạt tới Dịch , thì đó là phương pháp cứng nhắc , quả là do chưa thấu hiểu . Nếu quả thấy hiểu ( Đắc ngộ )thì từ ngoại kiến ý ( Thấy ý ngoài lời )mà tung hoàng diệu dụng , thì đó là phương pháp linh hoạt . Bởi vậy nói rằng : " Người học Dịch nên rong ruổi tâm địa của Phục Hy -Hoàng Đế , đừng câu nệ ở dưới lời lẽ của Chu Công , Khổng Tử . "


        * Phục Hy tạo Tiên Thiên Bát Quái và Phương - Viên đồ 64 quái trùng ( Đồ hình 64 quái trùng theo hình tròn và hình vuông . ) Đây là dạng thứ nhất của Dịch Học diễn bằng kí tự hào chẵn lẻ . Nó vốn không có văn tự giải thích .

        - Khi người đời lấy Hỏa Tinh làm căn cứ định lịch pháp . Thì người ta cũng phát hiện số dư của Hỏa Tinh và Thiên Thể là hơn 49 ngày .
        - Lập Tức con số này được vận dụng vào tìm hiểu Dịch Học , trong cách lấy quẻ .
        Điều này khiến người sau khi tìm hiểu Dịch cứ tưởng thành tâm khi lấy quẻ ắt sẽ ứng nhiệm . Người ta chỉ chăm chăm vào sự ngẫu nhiên mà không biết đến sự tất nhiên , chỉ biến sự biến hóa mà không thấy sự bất biến vĩnh hằng trong cách lấy quẻ . Cái cái bất biến đó chính là Dịch .


        - Đời Hán , khi Trương Hành khẳng định trong sách Linh Hiến Kinh rằng ; Số của vi tinh ( những ngôi sao ở xa nhỏ xíu ) có đến 11.520 . Thì lập tức nó tạo ra cơ sở để người ta áp dụng nó vào Dịch .. ...và nó biến hóa không lường . Nếu thấy được cái tĩnh tại bất biến của một vài con số và ý nghĩa của nó tức là hiểu Dịch .

        Ví dụ :

        Nếu coi Dịch là một quả cam - Người ta có thể bổ nó thành 16 phần , Nhưng cũng có thể chia nó thành 8 phần và cũng có thể chia nó thành 4 , thành 2 phần . Vậy thì vấn đề nằm ở chỗ vì sao phân chia thành 2 phần . Nếu hiểu được tất hiểu vì sao phân chia thành 4 phần , 8 phần ...

        * Tóm lại , muốn hiểu số phải diệt số .

        * Vốn biết , không cản nổi đam mê của các bác trên con đường diễn số . Trên con đường diễn số , nếu các bác không đi được hết tất quay về đây , và các bác đi đến tận cùng thì lại vẫn chỗ này . Thôi vậy , em mời các bác tiếp tục diễn số .... Em chào các bác !!!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 16-04-17 lúc 23:13
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        duong.hkls (17-04-17)

      11. #277
        Tham gia ngày
        Mar 2017
        Bài gửi
        39
        Cảm ơn
        24
        Được cảm ơn: 27 lần
        trong 17 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi

        Dụng số của Đại Diễn là 49
        49 - 13 = 36 số của Thái Dương
        49 - 21 = 28 số của Thiếu Dương
        49 - 17 = 32 số của Thiếu Âm
        49 - 25 = 24 số của Thái Âm.
        Em chào anh VinhL

        Anh VinhL có thể diễn giải

        - Thái dương 6912 sinh Càn Đoài
        - Thiếu dương 5376 sinh Ly Chấn
        - Thiếu âm 6144 sinh Tốn Khảm
        - Thái âm 4608 sinh Cấn Khôn

        bằng nguyên lý "số" được không ạ?

        Em cảm ơn anh!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #278
        Tham gia ngày
        Apr 2017
        Bài gửi
        6
        Cảm ơn
        8
        Được cảm ơn: 5 lần
        trong 4 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Phạm Hà Dương Xem bài gởi

        nguyên lý "số"

        Nguyên lý Số dựa trên nền tảng số của Trịnh Huyền và Dương Hùng, e rằng không phù hợp với chủ đề "ĐI VÀO DỊCH HỌC", Hà Dương có nghĩ vậy không?

        Chị nghĩ vậy, Trinh Hối mà Hà Dương
        Ngày mới

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thanh Huong" về bài viết có ích này:

        Phạm Hà Dương (17-04-17)

      14. #279
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Phạm Hà Dương Xem bài gởi
        Em chào anh VinhL

        Anh VinhL có thể diễn giải

        - Thái dương 6912 sinh Càn Đoài
        - Thiếu dương 5376 sinh Ly Chấn
        - Thiếu âm 6144 sinh Tốn Khảm
        - Thái âm 4608 sinh Cấn Khôn

        bằng nguyên lý "số" được không ạ?

        Em cảm ơn anh!
        Chào Hà Dương,
        Trước hết ta hãy phân tích 4 số 6912, 5376, 6144, 4608 này xem:
        Bắt đầu bằng các trị số mà cổ dịch ghép vào tứ tượng ta có
        9 x 768 = 6912
        8 x 768 = 6144
        7 x 768 = 5376
        6 x 768 = 4608
        Số 768 = 384 x 2, tức là tổng số hào Trùng Giao Đơn Triết.
        768 = 4^4 x 3 (Số 3 ở đây có thể hiểu là 3 lần biến được một hào)
        Như vậy dãy số trên là
        9 x 3 x 4^4 = 27 x 4^4 = 27 x 2^8 = 27 x 16^2
        8 x 3 x 4^4 = 24 x 4^4 = 24 x 2^8 = 24 x 16^2
        7 x 3 x 4^4 = 21 x 4^4 = 21 x 2^8 = 21 x 16^2
        6 x 3 x 4^4 = 18 x 4^4 = 18 x 2^8 = 18 x 16^2
        Ta biết rằng mỗi lần quẻ cộng thêm một hào là x2, từ Thái Cực 1, 1x2 là Lưỡng Nghi, 1x2x2 là Tứ Tượng, vì vậy mà số 4 dùng để tính các con số của các quẻ. Sơ là 2^1, Trung là 2^2, Thượng là 2^3
        Nếu ta có 4 loại hào Trùng Giao Đơn Triết, tức ta phải dùng đến 4, 4^1, 4^2, 4^3, ở tầng Tứ Tượng là 4^2.
        Nhưng theo sự phân tích trên ta thấy ở tầng Tứ Tượng ta có con số chung là 16^2, như vậy hệ thống này phải dùng số 16 làm cơ sở để tính cho các quẻ. Tầng sô 16^1, Tầng Trung 16^2, Tầng Thượng 16^3.
        Ta sẻ thấy ở cách tính xác suất các Quẻ, con số 16^6 (6 tầng hào) sẻ là Mẫu Số của các xác suất quẻ Dịch (sẻ trình bày sau)!

        Như vậy ta có số gốc căn bản là:
        Trùng (Thái Dương) = 27
        Triết (Thiếu Âm) = 24
        Đơn (Thiếu Dương) = 21
        Giao (Thái Âm) = 18
        Như vậy ở Tầng 1 (Sơ) là 16^1, Tầng 2 (Trung) là 16^2, Tầng 3 (Thượng) là 16^3

        Như vậy theo hệ thống này thì 8 quẻ Tĩnh sẻ là
        Càn = 21 x 16^1 + 21 x 16^2 + 21 x 16^3 = 91728
        Đoài = 21 x 16^1 + 21 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104016
        Ly = 21 x 16^1 + 24 x 16^2 + 21 x 16^3 = 92496
        Chấn = 21 x 16^1 + 24 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104784
        Tốn = 24 x 16^1 + 21 x 16^2 + 21 x 16^3 = 91776
        Khãm = 24 x 16^1 + 21 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104064
        Cấn = 24 x 16^1 + 24 x 16^2 + 21 x 16^3 = 92544
        Khôn = 24 x 16^1 + 24 x 16^2 + 24 x 16^3 = 104832
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        3kubond (18-04-17),Phạm Hà Dương (18-04-17),Phương Ngân (21-04-17)

      16. #280
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Xác Suất của Quẻ Dịch (lấy bằng Cỏ Thi)

        Trước hết hảy đọc qua phương pháp lấy quẻ bằng cỏ Thi như sau:
        Trích từ “Phép Bói Bằng Cỏ Thi”, trang 47 của quyển “Kinh Dịch Trọn Bộ - Ngô Tất Tố dịch và chú giải”

        <-----------
        Chọn chỗ đất sạch làm nhà chứa cỏ thi, cửa ngảnh về Nam. Giữa nhà kê một chiếc giường.
        (Chiếc giường chiều dài chừng năm thước, chiều rộng chừng ba thước. Đừng để gần bức vách quá).
        Cỏ thi năm chục cây, bọc bằng lụa màu đỏ nhạt, đựng trong chiếc túi màu đen, cho vào hộp, đặt ở phía bắc chiếc giường.
        (Hộp bằng ống tre, hoặc bằng gỗ rắn, hay vải sơn, hình tròn, đường kính độ ba tấc, chiều dài bằng chiều dài cỏ thi, một nửa làm đáy, một nửa làm nắp, dưới hộp có hòm làm giá, cho khỏi lăn nghiêng).
        Đặt chiếc khay gỗ ở phía nam cái hộp, dé về phía bắc cái giường hai phân.
        (Khay bằng ván gỗ, bề cao một thước, bề dài vừa suốt cái giường, trong khay chia làm hai ô lớn, ô nọ cách ô kia một thước, phía tây ô lớn làm ba ô nhỏ, mỗi ô cách nhau năm tấc, dưới khay có chân ngang, đặt nghiêng trên một chiếc án).
        Đặt một lò hương ở phía nam chiếc khay, một hộp hương ở phía nam cái lò, hàng ngày thắp hương cung kính, sắp bói thì phải quét rửa lau chùi: để một chiếc nghiên rửa sạch, có rót nước, một cây bút, một thoi mực, một miếng ván sơn vàng ở phía đông lò hương. Trên phía Đông, người bói trai khiết, đội mũ mặc áo, ngảnh mặt về Bắc, rửa tay đốt hương cúng lễ.
        (Nếu sai người khác bói hộ, thì chủ nhân đốt hương xong rồi lui xuống một chút, đứng ngảnh về Bắc, kẻ bói tiến lên trước giường đứng hơi dé về Tây, ngảnh mặt về Nam, nhận lấy việc bói. Chủ nhân thuật thẳng việc mình định xem, kề bói vâng lời. Chủ nhân quanh về phía hữu, đứng ngảnh về Tây, kẻ bói cũng quay về phía hữu, đứng ngảnh về Bắc).
        Hai tay bưng lấy nắp hộp, đặt xuống phía Nam cái khay, phía bắc lò hương. Lấy cỏ thi ở trong hộp ra, tháo túi, cởi bọc, đặt ở phía đông chiếc hộp. Tất cả năm chục cây, cầm bằng hai tay, hơ trên lò hương, khấn rằng:假爾泰筵有常, 假爾泰筵有常!某 (官姓名)今以某 事未知i否, 爰質所疑于神于靈, 吉凶得失, 悔吝憂虞, 惟爾 有神, 尚明告之 Giả nhĩ Thái phệ hữu thường, giả nhĩ Thái phệ hữu thường! mỗ (quan tính danh) kim dĩ mề sự vị tri khả phủ, viên chất sở nghi vu thần ưu linh, cát hung đắc thất, hối lận ưu ngu, duy nhĩ hữu thần, thượng minh cáo chi. (Mượn mày đồ bói lớn tính không thay đổi. Mượn mày đồ bói lớn tính không thay đổi. Mỗ (quan tước -hoặc chức nghiệp - họ và tên) vì việc (chi đó) chưa biết nên chăng, phải đem điều nghi ngờ ấy hỏi đấng thần linh. Lành hay dữ, được hay mất, hối tiếc hay lo sợ, người có thiêng liêng hãy bảo cho rõ).
        Rồi dùng tay phải nhặt lấy một thẻ (tức một sợi cỏ thi) trả lại trong hộp.
        Rồi lấy cả hai tay chia đôi bốn mươi chín thẻ, để vào hai chiếc ô lớn tả hữu cái khay.
        (Đây là dinh thứ nhất. Nghi lễ bảo là chia ra làm hai, để hình dung hai Nghi).
        Rồi tay trái cầm lấy những thẻ ở chiếc ô lớn phía tả, tay phải nhặt lấy một thẻ ở chiếc ô lớn phía hữu cài vào khe ngón tay út tay trái.
        (Đây là dinh thứ hai, Nghi lễ bảo là: treo một thẻ để hình dung tam tài).
        Rồi dùng tay phải đếm “bốn chiếc một” những thẻ cầm ở tay trái.
        (Đây là dinh thứ ba, Nghi lễ gọi là đếm bằng số bốn để hình dung tứ thời).
        Rồi trả lại những thẻ còn thừa, hoặc một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, và kẹp nó vào khe ngón vô danh tay trái(35).
        (Đây là nửa dinh thứ tư. Nghi lễ bảo là ra số lẻ về chỗ kẹp để hình dung tháng thuận).
        Rồi dùng tay phải trả lại những thẻ đã đếm vào chiếc ô lớn phía tả cái khay, cầm lấy những thẻ ở chiếc ô lớn phía hữu cái khay và dùng tay trái đếm “bốn chiếc một”.
        (Đây là nửa dinh thứ ba).
        Rồi lại trả lại những thẻ còn thừa như trước và giắt vào khe ngón giữa tay trái.
        (Đây là nửa dinh thứ tư. Nghi lễ bảo là giắt lần thứ hai để hình dung hai lần thuận. Nhưng thẻ còn thừa trong lần biến đổi thứ nhất, tay tả một thì tay hữu phải ba, tay tả hai tay hữu cũng hai, tay tả ba, tay hữu phải một, tay tả bốn, tay hữu cũng bốn. Kể suốt cả một lần “cài” không năm thẻ thì chín thẻ. Nắm thế được một lần bốn là số lẻ, chín thẻ được hai lần bốn là số chẵn. Lẻ thì ba mà chẵn thì một).
        Rồi dùng tay phải trả lại những thẻ đã đếm vào chiếc ô lớn phía hữu, và nhập những thẻ trong một lần “cài” hai lần kẹp ở bàn tay trái làm một, đặt lên ô nhỏ thứ nhất trong cái khay.
        (Thứ tự ô nhỏ kể từ chiếc ô phía Đông trở đi).
        Đó là một lần biến. Lại dùng hai tay nhập những cỏ thi ở hai ô lớn tả hữu làm một.
        (Bây giờ còn 44 thẻ hoặc 40 thẻ).
        Lại làm bốn dinh như nghi thức lần biến thứ nhất, và đặt những thẻ cài kẹp vào ô nhỏ thứ hai trong cái khay. Đấy là hai lần biến.
        (Những thẻ còn thừa trong lần biến thứ hai: tay tả một tay hữu phải ba; tay tả hai, tay hữu phải một; tay tả ba, tay hữu phải bốn, tay tả bốn, tay hữu phải ba. Kể suốt số thể trong một lần cài, không bốn thì tám. Bốn được một lần bốn là số lẻ, tám được hai lần bốn là số chẵn. Lẻ chẵn đều được số hai trong số bốn).
        Rồi lại lấy những cỏ thi ở hai ô lớn tả hữu nhập lại làm một.
        (Bây giờ còn 40 thẻ hoặc 36 thẻ hay 32 thẻ).
        Lại làm bốn dinh như nghi thức lần biến thứ hai, và để những thẻ cài kẹp vào chiếc ô nhỏ thứ ba trong chiếc khay. Đó là lần biến thứ ba.
        (Số thẻ còn thừa của lần biến thứ ba cũng như lần biến thứ hai).
        Xong ba lần biến, mới coi số thẻ cài kẹp và số thẻ đếm qua của mỗi lần mà vạch từng hào vào mảnh ván.
        Số thẻ cài kẹp, năm và bốn là lẻ, chín và tám là chẵn. Cài kẹp là ba số lẻ, hết 13 thẻ, thì số đếm qua còn 26 thẻ, là hào Lão Dương, đánh dấu bằng… vẫn gọi là “trùng”. Cài kẹp hai lẻ một chẵn, cộng 17 thẻ, thì số đếm qua còn 32 thẻ, là hào Thiếu Âm, đánh dấu bằng… vẫn gọi là “triết”. Cài kẹp hai chẵn một lẻ, cộng 21 thẻ thì số đếm qua còn 28 thẻ là hào Thiếu Dương, đánh dấu bằng - vẫn gọi là “đơn”. Cài kẹp là ba số chẵn, cộng 25 thẻ, thì số đếm qua còn 24 thẻ, là hào Lão Âm, đánh dấu bằng X, vẫn gọi là “giao”.
        Như thế, cứ ba lần biến thì thành một hào.
        (Thứ nhất, thứ tư, thứ bảy, thứ mười, thứ mười ba, thứ mười sáu, sáu lần biến đó giống nhau, có điều từ lần thứ ba trở đi thì không khấn nữa, chỉ dùng 49 sợi cỏ thi mà thôi. Các lần thứ năm, thứ tám, thứ mười một, thứ mười bốn và thứ mười bảy đều giống như lần thứ hai, các lần thứ sáu, thứ chín, thứ mười hai, thứ mười lăm, thứ mười tám, thì giống như lần thứ ba).
        Tất cả mười tám lần biến thì thành một quẻ. Xét sự biến đổi trong quẻ, để xem việc dữ hay lành.
        Bói xong, lại bọc cỏ thi, đựng vào túi, cho vào hộp, đậy nắp lại, thu xếp bút, nghiên, mực, ván, rồi lại thắp hương cúng lễ lần nữa.
        Nếu nhờ người bói hộ, thì chủ nhân thắp hương, vái kẻ bói giúp rồi lui(1).
        ---------->

        Như trên ta thấy rằng bắt đầu cỏ 50 cọng cỏ thi, trả lại 1 cọng vào hợp.
        Từ đây mà có câu “Đại Diễn chi số 50, dụng 49 bỏ 1”

        Mỗi một hào thì cần có 3 lần biến, mỗi lần biến là 4 Doanh (Dinh)

        Biến 1, tổng cộng là 49 cọng.
        Doanh 1, chia cỏ thi thành 2 nhóm, để vào hai ô tả hữu (Lưỡng Nghi), rồi tay trái cầm lên những cọng ở ô Tả
        Doanh 2, tay phải lấy một cọng bên ô hữu cài vào khe ngón út tay trái (Tam Tài)
        Doanh 3-1, tay phải đếm những cọng cầm ở tay trái, 4 cọng 1 nhóm (Tứ Thời),
        Doan 4-1, số cọng sau cùng là 4 hay nhỏ hơn, thì kẹp vào khe ngón vô danh tay trái (một lần nhuận), rồi tay phải lấy nhưng nhóm 4 đã đếm trả vào ô Tả, sau đó cầm nhưng cọng ở ô Hũu lên
        Doanh 3-2, tay trái đếm nhưng cọng cầm ở tay phải, 4 cọng 1 nhóm,
        Doan 4-2, số cọng sau cùng không đủ hay bằng 4, thì kẹp vào khe ngón giữa tay trái (hai lần nhuận), rồi tay phai lấy nhưng những nhóm 4 đã đêm trả về ô Hửu. Gôm những cọng đã kẹp (1 lần cài, 2 kẹp) vào một nhóm.
        Đây là một lần biến. Sau đó gom hai nhóm ở hai ô Tả Hửu lại, vào bắt đầu từ Doanh 1
        Sau khi biến lần thứ nhất thì ta có các trường hợp sau:
        49 – 1 (cài ở khe ngón út) = 48
        (Theo thứ tự khe ngón út, khe ngón vô danh, khe ngón giữa)
        cho x là số lần đêm 4 cọng bền ô tả, và y là số lần đếm 4 cọng bên ô hửu
        1,1,3: 1+1+3 = 5, (4x+1)+(4y+3)=48->x+y =11, tức phải đếm 11 lần 4 (lẻ)
        1,2,2: 1+2+2 = 5, x+y=11
        1,3,1: 1+3+1 = 5, x+y=11
        1,4,4: 1+4+4 = 9, (4x+4)+(4y+4)=48-> x+y=10, tức phải đến 10 lần 4 (chẳn)
        Như vậy xác suất của P(5) = 3/4, P(9) = 1/4

        Biến 2, bắt đầu số cọng cỏ thi sẻ là 49 - 5 = 44, hoặc, 49 - 9 = 40, tức hai trường hợp 44, và 40
        44 - 1 (cài ở khe ngón út) = 43
        40 - 1 = 39
        (Theo thứ tự khe ngón út, khe ngón vô danh, khe ngón giữa)
        1,1,2: 1+1+2 = 4, (4x+1)+(4y+2)=43, 39 -> x+y=10, 9
        1,2,1: 1+2+1 = 4, x+y=10, hoặc x+y=9
        1,3,4: 1+3+4 = 8, (4x+3)+(4y+4)=43, 39 -> x+y=9, 8
        1,4,3: 1+4+3 = 8, x+y=9, hoặc x+y=8
        Như vậy xác suất của P(4) = 1/2, P(8) = 1/2, đếm 10 hoặc 9 lần 4
        Như vậy ta thấy rằng nếu ở
        Biến 1 là dư 5, đếm 11 lần 4 lẻ, thì Biến 2, dư 4 là đếm 10 lần 4 chẳn, và dư 8 là 9 lần 4 lẻ, 5 lẻ thì 4 chẳn 8 lẻ
        Biến 1 là dư 9, đếm 10 lần 4 chẳn, thì Biến 2, dư 4 là đếm 9 lần 4 lẻ, và dư 8 là 9 lần 4 chẳn, 9 chẳn thì 4 lẻ 8 chẳn. Sự chẳn và lẻ của dư 4 và dư 8 ở Biến 2 (và cả Biến 3) hoàn toàn phù thuộc vào số dư (5 hoặc 9) ở Biến 1

        Biến 3, bắt đầu cọng co thi sẻ là 44 - 4 = 40, hoặc, 44 - 8 = 36, hoặc 40 - 4 = 36, hoặc 40 – 8 = 32, như vậy có 3 trường hợp, 40, 36, và 32.
        40 - 1 (cài ở khe ngón út) = 39
        36 - 1 = 35
        32 - 1 = 31
        (Theo thứ tự khe ngón út, khe ngón vô danh, khe ngón giữa)
        1,1,2: 1+1+2 = 4, (4x+1)+(4y+2)=39, 35, 31 -> x+y=9, 8, 7
        1,2,1: 1+2+1 = 4, x+y=9, 8, 7
        1,3,4: 1+3+4 = 8, (4x+3)+(4y+4)=39, 35, 31 -> x+y=8, 7, 6
        1,4,3: 1+4+3 = 8, x+y=8, 7, 6
        Như vậy xác suất của P(4) = 1/2, P(8) = 1/2

        Sau đó xem những nhóm đã kẹp ở 3 lần biến, nếu được 5 và 4 là lẻ, 9 và 8 là chẳn.
        Tại sao 5 & 4 được xem là lẻ, và 9 & 8 thì được xem là chẳn?
        Theo sách Đồ Giải Dịch Kinh Đại Toàn thì 5 & 4 tức được 1 lần 4 là lẻ, 9 & 8 thì được 2 lần 4 là Chẳn.
        Lẻ thì không lấy 1 mà lấy 3, chẳn thì lấy 2, tức là theo cái lý Tham Thiên Lưỡng Địa.
        Vì vậy 5 & 4 được ghép với trị số 3, 9 và 8 thì được ghép với trị số 2.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      17. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        3kubond (18-04-17),Phạm Hà Dương (18-04-17)

      Trang 28/31 đầuđầu ... 182627282930 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •