Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 19/31 đầuđầu ... 9171819202129 ... cuốicuối
    kết quả từ 181 tới 190 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      1. #181
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Nguyên văn bởi hieunv74
        Lão longtuan đã xem: Hạng vũ đánh trận Cự Lộc chưa?

        Trích lại :
        "Thiên Chi như Sở Lâm, Địa Chi Như Sở Cảm".
        Sở ở đây ám chỉ cái đạo hành quân của Tây Sở Bá Vương, thần tốc, vũ bảo, sát lộc vô cùng. Lai mạch nhập thủ tại thiên quái đều mang tính chất này. "Sở cảm" là ám chỉ Lưu Bang, hiền hòa, từ tốn, đây là cái tính chất của "Địa Quái"! Thiên Địa chi đạo, chúng sanh đều bình đẳng, sát lộc quá nhiều là việc cấm kỵ.

        Hết trích.




        Chiến tranh Hán Sở diễn ra từ khi Trần Thắng khởi nghĩa đến trận Cai Hạ trong khoảng thời gian 209-202TCN. Thời gian này manh động thì phải thất bại, chỉ có cư xử theo cách của Lưu Bang mới thắng được, trời đã chọn Lưu mà không chọn Hạng. Trương Lương và Hàn Tín ít nhiều đều hiểu mệnh trời. Tuy nhiên Trương Lương đã từ bỏ Tham, cắt đứt Sân Si của Hán vương nên gặp nguy mà không chết; Hàn Tín thì lòng Tham Sân không dứt, lại tạo thêm Si cho Hán vương bằng câu nói "Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt", chính vì vậy không thoát khỏi được cái họa DO CHÍNH MÌNH GÂY RA.
        Trong lịch sử thời phong kiến kẻ làm tướng cầm quân thường am hiểu thiên thời địa lợi nhưng thường những kẻ cao ngạo thì lại không hiểu mình đó chính là nhân hòa . Hàn Tín chết vì cao ngạo .
        Lưu Bang có hỏi Hàn Tín một câu ái khanh có thể cầm bao quân , Hàn Tín đáp : Thần cầm càng nhiều càng tốt điều đó là sự thực , vậy ta có thể cầm bao nhiêu Hàn đáp bệ hạ cầm được 10 nghìn quân điều đó cũng là thật . Lịch sử TQ có Khổng Minh , Phạm lãi có tài lại biết mình , dùng học vấn của mình để đưa vào thực tế kiểm nghiệm và biết dừng lại đúng lúc , không ham hố danh lợi bởi biết mình biết người .
        Trong tướng học cũng vậy lộ tướng , lộ tài thường iểu tướng quý tướng là ẩn tướng , biết dùng đúng lúc đúng chỗ đó là thời vị của NP ngoài ra còn biết buông bỏ nữa đó là đạo phật , hai tay cầm hai thứ nếu không bỏ sao cầm được cái mới , và điều đó cũng tránh để tẩu hỏa chân khí .
        Tôi nhận được đồ hình của NP cám ơn thịnh tình của NP nhé
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 14-02-17 lúc 18:17
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      2. #182
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!! Em chào bác Hactientn !!!

        * Em xin trả lời câu hỏi về : Lưỡng nghi - Tứ tượng của bác Hactientn như sau :

        - Lưỡng nghi được sinh ra từ việc phân chia vòng tròn Hoàng Đạo thành 2 phần . Đường phân chia này không phải là tùy tiện mà chia theo trục Tây Bắc , Đông Nam . Tức là từ điểm đầu của tiết Đông Chí đến cuối tiết Mang Chủng . Sự phân chia này khiến vòng tròn Hoàng Đạo được chia thành 2 phần : Nghi âm và nghi dương .

        - Bác Hactientn muốn biết vì sao lại gọi nó là nghi âm và nghi dương , thì làm theo hướng dẫn sau đây của em .
        + Tháng 3 âm lịch năm nay . Hôm nào trời trong sáng , bác ra ngoài sân nhà mình nhìn lên bầu trời sao . Tìm lấy 1 sao nào đó thuộc sao Hoàng Đạo ở phía đông , xác định rõ vị trí của nó . Cách 6 giờ đồng hồ sau , bác lại ra xem nó ở vị trí nào . Nhớ hướng đi của nó .
        + Sáu tháng sau tức tháng 9 . Bác hactientn lại chọn ngày đẹp trời làm tương tự , chọn một sao của Hoàng Đạo ở phía đông mà quan sát . Xác định rõ vị trí , sau 6 giờ bác ra quan sát lại xem lúc này nó ở đâu . Nhớ kĩ đường đi của nó .

        + Lúc này bác so sánh đường đi của sao Hoàng đạo 6 tháng trước . Đến đây ,chắc chắn bác Hactien tn sẽ hiểu vì sao gọi là nghi âm , nghi dương . Vì sao nửa năm trước thuộc dương , nửa năm sau thuộc âm !!!!

        - Tứ tượng được sinh ra từ sự phân chia vòng tròn Hoàng Đạo thành 4 phần đều nhau . Nói cách khác là phân chia nghi dương thành 2 phần đều nhau và cũng phân chia nghi âm thành 2 phần đều nhau .
        + Chia nghi dương thành 2 tạo thành : Thiếu dương và thái dương . Tương ứng với Mùa xuân và Mùa hạ
        + Chia nghi âm thành 2 phần đều nhau tạo thành Thiếu âm và Thái âm . Tương ứng với Mùa Thu và Mùa Đông .

        ( Ở đây lấy tiết khí mà chỉ ra thì hợp lý hơn . )
        - Cái này không cần phải ra nhìn trời . Chỉ cần tự cảm nhận về nhiệt và thống kê số ngày mưa nắng là rõ .

        * Vài lời cùng bác Hieunv74 .
        - Em rất nhớ câu : " Tiên học lễ hậu học văn " mà bác nêu . Nên em không biết phải nói chuyện với bác Longtuan như thế nào !!! . Nên mới lấy ra vài tư liệu để bác ấy tham khảo thêm . Thay cho việc nói với bác về vấn đề " Tam nguyên cửu vận " là :

        Em đã kéo được bác ấy từ trên trời xuống khi bác ấy nói tam nguyên cửu vận liên quan đến việc gặp nhau của Thổ tinh và Mộc tinh . Nay cũng vấn đề ấy bác Longtuan lại đi xét cái khởi nguyên của giáp tý , rồi cho rằng " Tam nguyên cửu vận " được "dùng để điều chỉnh tuế sai " , rồi lại đem giáp tý vào mốc Xuân Phân ...sau 180 ngày đêm " ( Tam nguyên cửu vận tính theo năm giờ thì biến thành Tam nguyên cửu vận tính theo ngày , chẳng thấy điều chỉnh tuế sai đâu cả ) , rồi tiếp theo sẽ là gì ??? .....Đương nhiên là gõ cụt vậy!

        - May có bác Hieunv74 nói hộ em rằng : " Khởi giáp tý như trên chẳng đi đến đâu cả , VIKI cũng là đồ giởm à , hihihi " . Bác Hieunv74 nhớ câu này bác nhé !hihihi

        * Em xin lỗi bác Longtuan !!!..... Em đùa chút mong bác đừng giận . Với lại tranh luận cho vui thôi ! Bàn chính trị đạo đức thì em xin lắng nghe mà không giám trao đổi !

        * Em chào các bác !!!!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 14-02-17 lúc 23:02
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #183
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        122
        Cảm ơn
        43
        Được cảm ơn: 67 lần
        trong 52 bài viết

        Default

        "...vô danh bất hoạn hoạn danh phù"
        Chữ Danh phù này đã viết mấy lần mà chưa thấy cụ nào ý kiến gì.
        Khổng Minh được coi là người dưới thông địa đạo trên hiểu mệnh trời, tuy nhiên ông lại Không biết Dừng lại.
        Vận nhà Hán đã hết, vì đã ăn lộc thiên hạ đã 400 năm rồi thì ắt phải lui vào sau võ đài lịch sử để cho Họ khác lên, đó cũng là thuận theo lẽ của Dịch.
        - KM hiểu mệnh nhà Hán đã hết, nếu biết dừng lại thì đã không có chuyện 6 lần kéo quân ra Kỳ Sơn.
        - Nếu Biết dừng lại thì đã không có chuyện ngửa mặt nhìn trời than câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên"...Xét sâu xa Đây cũng là 1 hình thức của Phù Danh vậy, Mã Tốc bị chém chẳng qua là hệ quả của Phù Danh.
        - Giá như ngày đó KM biết dừng lại thì dân tình và quân lính đỡ điêu linh hơn, vì Phù danh mà đã chẳng "Thuận thiên hành đạo". Ôi cái đạo phù danh danh phù.

        "Thiên chi như sở lâm, địa chi như sở cảm"
        Trong thế giới nhị nguyên cái gì cũng có 2 mặt, sinh sôi phát triển mãi thì cũng có lúc lụi tàn, sinh lão bệnh tử vốn là vô thường. Thiên Địa dùng Sinh - Sát để điều hòa âm dương là thuận theo tự nhiên, cũng có khi cần sinh để được thiên hạ, cũng có khi cần sát để đoạt thiên hạ, tùy Thời mà luận sinh sát, thế tục thường chỉ nhìn 1 phía Sinh, mà ghét sát, biết đâu hợp Sinh hay hợp Sát đều nằm ở 2 chữ THỜI - VỊ. Xưa nay trong thiên hạ không có mấy người nhận ra được lẽ biến hóa của quyền cơ.
        Lão Hieu74 đúng là học trò của cụ Baotien rồi...hahaha...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #184
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        292
        Cảm ơn
        344
        Được cảm ơn: 44 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Cảm ơn cụ về cách chỉ dẫn xem sao trời phân lưỡng nghi của cụ, hậu học sẽ thử xem, nhưng cách hiểu của hậu học về lưỡng nghi và tứ tượng khác của cụ, hi vọng có dịp hậu học sẽ trao đổi với cụ theo cách hiểu của hậu học về hai vấn đề này.
        Nhưng cũng vẫn phải mạo muội trao đổi với cụ về đoạn luận kinh thư phong thủy của cụ ở trên, cụ giận cũng vẫn phải nói, vì hậu học hơi thất vọng về suy luận của cụ về hai câu trên, cảm giác như cụ quảng cáo cho hai loại la kinh cho nhà Hạ, nhà Thương vậy.
        Chẳng lẽ các bậc chân sư phong thủy lại hiểu như vậy sao? "Tiên thiên La kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy" bỏ hai từ la kinh và tái dụng ra thì còn Tiên thiên mà Thập nhị địa chi thì có phải là trong trời có đất không? Hậu thiên mà thập thiên can có phải là trong đất có trời không? Còn để hiểu là một KHÍ, một LÝ, một THỂ, một DỤNG hòa vào nhau trong câu trên thì hậu học cũng vẫn đang học hỏi…Còn nói về cách hiểu sai kinh thư, hậu học lấy đơn cử ra đây một trường hợp là trường hợp của cụ Thẩm Trúc Nhưng tiên sinh, chắc mọi người ai cũng biết đó là cách hiểu của cụ về Khôn nhâm ất thành thế quái, một sai lầm không cứu vãn được vì không có ai đính chính rằng nó đúng hay nó sai và sai ở chỗ nào? Thành ra các thày ngày nay vẫn cứ dùng nó để làm phong thủy, cụ Thẩm tạo nghiệp cho họ, nghiệp nói tiếp nghiệp…không phải hại cho một người, một dòng họ mà rất nhiều..chỉ vì hiểu sai và dùng sai. Hậu học nói ra điều này để chia sẻ với mọi người suy nghĩ của mình đối với bất kỳ một vấn đề nào, dù là tranh luận để làm rõ vấn đề của cổ nhân để lại chứ không phải tranh luận để lấy phần thắng thua ở đây, toppic cụ lập ra để mọi người tham gia chia sẻ, có ý đúng, có ý chưa đúng nhưng đây là cách hiểu của người đọc, người tham gia viết comment cảm nhận và viết ra theo tư duy của mình nên tôn trọng họ, nhưng cụ toàn trách cứ người viết, nào là hạn hẹp, nào là hiểu sai…v..v..Vậy thì làm gì còn ai dám comment chia sẻ với cụ nữa. Dù sao thì cũng phải công nhận kiến thức của rất rộng và cũng cảm ơn cụ đã chia sẻ, mong cụ không giận cụ nhé, hi vọng những chia sẻ của cụ sẽ hữu ích cho các thành viên diễn đàn..
        Hoả thiên đại hữu - Thủy địa tỉ

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hactientn" về bài viết có ích này:

        BanChatDichHoc (15-02-17)

      6. #185
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        761
        Cảm ơn
        276
        Được cảm ơn: 950 lần
        trong 464 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hactientn Xem bài gởi
        Cảm ơn cụ về cách chỉ dẫn xem sao trời phân lưỡng nghi của cụ, hậu học sẽ thử xem, nhưng cách hiểu của hậu học về lưỡng nghi và tứ tượng khác của cụ, hi vọng có dịp hậu học sẽ trao đổi với cụ theo cách hiểu của hậu học về hai vấn đề này.
        Nhưng cũng vẫn phải mạo muội trao đổi với cụ về đoạn luận kinh thư phong thủy của cụ ở trên, cụ giận cũng vẫn phải nói, vì hậu học hơi thất vọng về suy luận của cụ về hai câu trên, cảm giác như cụ quảng cáo cho hai loại la kinh cho nhà Hạ, nhà Thương vậy.
        Chẳng lẽ các bậc chân sư phong thủy lại hiểu như vậy sao? "Tiên thiên La kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy" bỏ hai từ la kinh và tái dụng ra thì còn Tiên thiên mà Thập nhị địa chi thì có phải là trong trời có đất không? Hậu thiên mà thập thiên can có phải là trong đất có trời không? Còn để hiểu là một KHÍ, một LÝ, một THỂ, một DỤNG hòa vào nhau trong câu trên thì hậu học cũng vẫn đang học hỏi…Còn nói về cách hiểu sai kinh thư, hậu học lấy đơn cử ra đây một trường hợp là trường hợp của cụ Thẩm Trúc Nhưng tiên sinh, chắc mọi người ai cũng biết đó là cách hiểu của cụ về Khôn nhâm ất thành thế quái, một sai lầm không cứu vãn được vì không có ai đính chính rằng nó đúng hay nó sai và sai ở chỗ nào? Thành ra các thày ngày nay vẫn cứ dùng nó để làm phong thủy, cụ Thẩm tạo nghiệp cho họ, nghiệp nói tiếp nghiệp…không phải hại cho một người, một dòng họ mà rất nhiều..chỉ vì hiểu sai và dùng sai. Hậu học nói ra điều này để chia sẻ với mọi người suy nghĩ của mình đối với bất kỳ một vấn đề nào, dù là tranh luận để làm rõ vấn đề của cổ nhân để lại chứ không phải tranh luận để lấy phần thắng thua ở đây, toppic cụ lập ra để mọi người tham gia chia sẻ, có ý đúng, có ý chưa đúng nhưng đây là cách hiểu của người đọc, người tham gia viết comment cảm nhận và viết ra theo tư duy của mình nên tôn trọng họ, nhưng cụ toàn trách cứ người viết, nào là hạn hẹp, nào là hiểu sai…v..v..Vậy thì làm gì còn ai dám comment chia sẻ với cụ nữa. Dù sao thì cũng phải công nhận kiến thức của rất rộng và cũng cảm ơn cụ đã chia sẻ, mong cụ không giận cụ nhé, hi vọng những chia sẻ của cụ sẽ hữu ích cho các thành viên diễn đàn..
        【 tiên thiên la kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng cán dữ duy, bát cán tứ duy phụ chi vị, tử mẫu công tôn đồng thử thôi. 】
        Đây là Tử mẫu công tôn thôi pháp.Luận dựa vào bát quái,nhất quái,tam nguyên,thiên kiền địa chi(tứ chính,tứ ngung).
        Thôi ,nói hơi nhiều rồi!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #186
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Tranh luận để hiểu biết chớ vội nói đúng sai , nếu cứ nói mình đúng thì không cần học , trong khí đó biển học là vô bờ , nhà toán học Evorits Galois trước đấu súng có một đêm soạn toán mà mãi đến bây giờ còn đang khổ sở vì nó , ông sống thêm mấy ngày nữa thì không biết thế nào . Vochieukiemphap nói đọc dịch mỗi tuổi mỗi khác giầu chưa chuẩn vẫn có ý đúng bây giờ BCDH nghĩ vậy là đúng cứ như nói hà là thể , lạc là dụng biết đâu vài năm nữa lại không nghĩ thế .....con người lớn lên và trưởng thành sự chắc chắn cũng dần ổn định chẳng vậy mà các cụ có câu tam thập như lập , tứ thập bất hoặc , ngũ thập nhập đình trung .
        Giờ quay lại các ngôi sao , trong thiên văn nếu không nói đến sao bắc đẩu (trong thái ất chính là nói đến bắc thần , với điểm đông chí và thất tinh hợp bích chỉ bàn đến ngày đêm bốn mùa , tức là sự vận hành của quả đất tự quay quanh mình và quay quanh mặt trời còn thiếu sót ) .....
        Quay lại hà lạc như cách nói của BCDH hà là thể lạc là dụng , lạc nói về vị trí thì theo cách nói của cậu cũng không hiểu về dịch chút nào cả . Theo tôi ko nên nói vậy vì như vậy là tự kiêu , tự đại , tự mãn ,
        Các sách dịch xưa nay không có câu nào vậy hay cậu nhầm sang chiêm bốc , trong chiêm bốc quẻ không có hào động là quẻ thể , quẻ có hào động là quẻ dụng ...
        Đồn rằng hà lạc là sách trời không chữ nguyên nó chỉ có các chấm đen và chấm trắng ( đen trắng là gì chắc ai cũng hiểu ) chấm đen trắng là lý sau lý thì có số , ai bảo chỉ lạc mới có vị còn hà thì không có ?
        Trời lấy số 1 mà sịnh hành thủy , đất lấy số 6 mà thành....vv , có lý thì có số có số thì có sự sống , nếu gọi chấm trắng ở chính bắc của hà là 1 đó là cách số hóa mà thôi , một này có thể tương đương một ngôi sao mà trong một ngôi sao đâu chỉ là một , đó là cách nói , đầu tiên hà lạc chỉ có chấm đen và trắng ở hai trục đông tây nam bắc sau đó được số hóa thành(1,6 ) ( 3,8 ) , ( 2, 7 ) , (4,9 ) , 10 chấm đen ở hà sang lạc biến mất chỉ còn 5 chấm , đây là phép chia hay nhị phân gì đó . Có thể cái này tương đương với sự giãn nở của vũ trụ , đã giãn nở hẳn có sai số , vậy lấy gì biết sai số chắc hẳn phải có một cái mốc , mặt trời đang mất dần đi năng lượng , quả đất do tác động của các lực cũng đang bị biến dang như tôi biết nó đang bị biến dạng bởi nguyên lý âm dương tiêu trưởng , quả đất hòa nhịp cùng vũ trụ , trái đất đang nóng dần lên , nóng thì nở ra , vì thế mà các lục địa đang bị dịch chuyển , các con sông đang thay đổi dòng chẩy ....vv
        Dịch chỉnh nghiên cứu vấn đề này nhưng dịch cũng là bất dịch vì tại sao biết nó biến, biết nó biến vì có một cái mốc ....
        Như tôi biết mốc là như thế ai biết mốc khác chuẩn hơn xin chỉ dẫn cụ thể với các thông số thiên văn ( tốt nhất là không nên nói chung chung ) - xin chân thành cảm ơn .
        Giải trí xem cái này chút
        https://www.youtube.com/watch?v=kZAWxK8bX-8&t=378s
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 15-02-17 lúc 16:01
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      8. #187
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Em chào các bác !!! Em chào bác Hactientn !!!

        * Em xin trả lời câu hỏi về : Lưỡng nghi - Tứ tượng của bác Hactientn như sau :

        - Lưỡng nghi được sinh ra từ việc phân chia vòng tròn Hoàng Đạo thành 2 phần . Đường phân chia này không phải là tùy tiện mà chia theo trục Tây Bắc , Đông Nam . Tức là từ điểm đầu của tiết Đông Chí đến cuối tiết Mang Chủng . Sự phân chia này khiến vòng tròn Hoàng Đạo được chia thành 2 phần : Nghi âm và nghi dương .

        - Bác Hactientn muốn biết vì sao lại gọi nó là nghi âm và nghi dương , thì làm theo hướng dẫn sau đây của em .
        + Tháng 3 âm lịch năm nay . Hôm nào trời trong sáng , bác ra ngoài sân nhà mình nhìn lên bầu trời sao . Tìm lấy 1 sao nào đó thuộc sao Hoàng Đạo ở phía đông , xác định rõ vị trí của nó . Cách 6 giờ đồng hồ sau , bác lại ra xem nó ở vị trí nào . Nhớ hướng đi của nó .
        + Sáu tháng sau tức tháng 9 . Bác hactientn lại chọn ngày đẹp trời làm tương tự , chọn một sao của Hoàng Đạo ở phía đông mà quan sát . Xác định rõ vị trí , sau 6 giờ bác ra quan sát lại xem lúc này nó ở đâu . Nhớ kĩ đường đi của nó .

        + Lúc này bác so sánh đường đi của sao Hoàng đạo 6 tháng trước . Đến đây ,chắc chắn bác Hactien tn sẽ hiểu vì sao gọi là nghi âm , nghi dương . Vì sao nửa năm trước thuộc dương , nửa năm sau thuộc âm !!!!

        - Tứ tượng được sinh ra từ sự phân chia vòng tròn Hoàng Đạo thành 4 phần đều nhau . Nói cách khác là phân chia nghi dương thành 2 phần đều nhau và cũng phân chia nghi âm thành 2 phần đều nhau .
        + Chia nghi dương thành 2 tạo thành : Thiếu dương và thái dương . Tương ứng với Mùa xuân và Mùa hạ
        + Chia nghi âm thành 2 phần đều nhau tạo thành Thiếu âm và Thái âm . Tương ứng với Mùa Thu và Mùa Đông .

        ( Ở đây lấy tiết khí mà chỉ ra thì hợp lý hơn . )
        - Cái này không cần phải ra nhìn trời . Chỉ cần tự cảm nhận về nhiệt và thống kê số ngày mưa nắng là rõ .

        * Vài lời cùng bác Hieunv74 .
        - Em rất nhớ câu : " Tiên học lễ hậu học văn " mà bác nêu . Nên em không biết phải nói chuyện với bác Longtuan như thế nào !!! . Nên mới lấy ra vài tư liệu để bác ấy tham khảo thêm . Thay cho việc nói với bác về vấn đề " Tam nguyên cửu vận " là :

        Em đã kéo được bác ấy từ trên trời xuống khi bác ấy nói tam nguyên cửu vận liên quan đến việc gặp nhau của Thổ tinh và Mộc tinh . Nay cũng vấn đề ấy bác Longtuan lại đi xét cái khởi nguyên của giáp tý , rồi cho rằng " Tam nguyên cửu vận " được "dùng để điều chỉnh tuế sai " , rồi lại đem giáp tý vào mốc Xuân Phân ...sau 180 ngày đêm " ( Tam nguyên cửu vận tính theo năm giờ thì biến thành Tam nguyên cửu vận tính theo ngày , chẳng thấy điều chỉnh tuế sai đâu cả ) , rồi tiếp theo sẽ là gì ??? .....Đương nhiên là gõ cụt vậy!

        - May có bác Hieunv74 nói hộ em rằng : " Khởi giáp tý như trên chẳng đi đến đâu cả , VIKI cũng là đồ giởm à , hihihi " . Bác Hieunv74 nhớ câu này bác nhé !hihihi

        * Em xin lỗi bác Longtuan !!!..... Em đùa chút mong bác đừng giận . Với lại tranh luận cho vui thôi ! Bàn chính trị đạo đức thì em xin lắng nghe mà không giám trao đổi !

        * Em chào các bác !!!!
        Tôi thì chẳng giận làm chi , đang cố bớt tham , sân, si đây , dù sao vẫn cám ơn cậu làm tôi có hứng viết bài , lâu nay bỏ bễ , nhớ nhớ , quên quên .....thi thoảng ngó qua diễn đàn một chút mong học hỏi được mọi người , mọi người đều có thầy , có thầy có cái hay của thầy nhưng cũng có cái dở bởi vì nó là lối mòn khó thay đổi .
        Trong đông y cũng vậy gia truyền mà không chịu học lại thành rốt , ví thuốc xưa khác , nay thời khí khác nó cũng khác , xưa dùng 1 nay có cái dùng 3 ......người thầy lớn nhất là thực tế cuộc sống ..khi tôi đi học có người có học vị cao , lý thuyết thuộc làu nhưng khi gặp bệnh nhân lại không ra được một đơn thuốc , cũng như tôi mới đầu chơi cây cảnh lý thuyết lắm vững nhưng khi làm thì nó lại khác hẳn cái đó người ta gọi là tùy thời mà gia vị , hôm nay nhìn cây này đẹp xong hôm sau thì lại thấy không như hôm qua đến giờ tìm được một cây như ý thì thật khó ....
        Chúng ta đang mài mấy cuốn sách cổ nếu cứ khư khư cái đó âu mấy đứa trẻ lại cho mấy ông này lẩn thẩn ..... có thể chúng nói ngày xưa nói giỏi nhưng đi xe ngựa ngày không giỏi nhưng có tầu vũ trụ , thời gian làm cho mọi cái thay đổi ..
        Hihi chém chút vui nhé . Xem giải trí chút
        https://www.youtube.com/watch?v=LVUcHgL2qks&t=17s
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 15-02-17 lúc 16:08
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "longtuan" về bài viết có ích này:

        BanChatDichHoc (15-02-17)

      10. #188
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào bác Hactientn em chào bác Longtuan !!!!

        - Đọc bài của 2 bác , em thật lòng không biết mình nên nói gì với 2 bác . Đặc biệt là bác Longtuan 2 bài viết vừa rồi bác đã bộc lộ hết tâm can vậy . Rất trân trọng những góp ý của 2 cho em . Cảm ơn các bác rất nhiều !!!


        - Lần nữa xin cảm ơn 2 bác !!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        duong.hkls (16-02-17),longtuan (16-02-17)

      12. #189
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi tieudao Xem bài gởi
        "...vô danh bất hoạn hoạn danh phù"
        Chữ Danh phù này đã viết mấy lần mà chưa thấy cụ nào ý kiến gì.
        Khổng Minh được coi là người dưới thông địa đạo trên hiểu mệnh trời, tuy nhiên ông lại Không biết Dừng lại.
        Vận nhà Hán đã hết, vì đã ăn lộc thiên hạ đã 400 năm rồi thì ắt phải lui vào sau võ đài lịch sử để cho Họ khác lên, đó cũng là thuận theo lẽ của Dịch.
        - KM hiểu mệnh nhà Hán đã hết, nếu biết dừng lại thì đã không có chuyện 6 lần kéo quân ra Kỳ Sơn.
        - Nếu Biết dừng lại thì đã không có chuyện ngửa mặt nhìn trời than câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên"...Xét sâu xa Đây cũng là 1 hình thức của Phù Danh vậy, Mã Tốc bị chém chẳng qua là hệ quả của Phù Danh.
        - Giá như ngày đó KM biết dừng lại thì dân tình và quân lính đỡ điêu linh hơn, vì Phù danh mà đã chẳng "Thuận thiên hành đạo". Ôi cái đạo phù danh danh phù.

        "Thiên chi như sở lâm, địa chi như sở cảm"
        Trong thế giới nhị nguyên cái gì cũng có 2 mặt, sinh sôi phát triển mãi thì cũng có lúc lụi tàn, sinh lão bệnh tử vốn là vô thường. Thiên Địa dùng Sinh - Sát để điều hòa âm dương là thuận theo tự nhiên, cũng có khi cần sinh để được thiên hạ, cũng có khi cần sát để đoạt thiên hạ, tùy Thời mà luận sinh sát, thế tục thường chỉ nhìn 1 phía Sinh, mà ghét sát, biết đâu hợp Sinh hay hợp Sát đều nằm ở 2 chữ THỜI - VỊ. Xưa nay trong thiên hạ không có mấy người nhận ra được lẽ biến hóa của quyền cơ.
        Tôi lo các bác sẽ hiểu sai câu này nên nhiều chuyện một chút:
        "Thiên chi như Sở lâm, Địa chi như Sở cảm" chính là mượn cách hành quân của Hạng Vũ trận Cự Lộc và cách Lưu Bang vào Hàm Dương để nói về Thiên quái và Địa quái trên 24 sơn. Khi dùng Thiên quái thì tác dụng nhanh nhưng khó lâu bền, dùng Địa quái thì tác dụng chậm nhưng lâu bền hơn. Vậy thì cái nào tốt? chẳng cái nào tốt hơn cái nào cả, tùy Thời mà lựa chọn cho phù hợp, như hiện nay thời mạt pháp, mọi việc đang rối tinh, chọn Thiên quái là sai vì nó sẽ dễ đưa mọi việc đến mức thái quá. 15 năm trước thì tình hình có khác, cần phải chọn Thiên quái mới hợp Thời, chọn Địa quái thì không phù hợp vì lúc đó Địa quái sẽ dễ dẫn đến bất cập.
        Thiên Địa nhị quái tùy Thời mà dùng, tùy Vị mà chọn mới thấy huyền cơ của nó. Dịch nói về Thời và Vị nhiều lắm nhưng nói về Tiệm và Đột thì quá ít, đây là thiếu sót của Dịch hay sao? hoàn toàn không phải vậy, cổ nhân cố tình để lại Tiệm và Đột và chỉ những người hiểu Đạo thì đương nhiên sẽ hiểu cái này, người phương Tây hiểu về Tiệm và Đột rất sâu sắc. Thiên quái đi với Vị và Đột, Địa quái đi với Tiệm và Thời.
        Chào một ngày mới.

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "namphong" về bài viết có ích này:

        hactientn (16-02-17)

      14. #190
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Xin mượn chữ của quyển sách đề nói về Lưu Bang, Hạng Vũ:

        Trích: quyển Linh khu thời mệnh lý – Tử vi theo phái của cụ Thiên Lương
        Nguyên tắc “nhị phân lưỡng nghi Âm Dương”: Thái Dương và Thái Âm NGHĨA CẤU TRÚC CỦA 14 SAO
        , xem đồ hình về 02 phe âm dương của 14 chính tinh sau:

        [IMG]http://i346.photobucket.com/albums/p408/starspavn/TU%20VI%20-%20Thai%20Duong%20%20Thai%20Am_zpspqsouh48.jpg[/IMG]

        CHIA LÀM 02 NHÓM ÂM DƯƠNG
        1. HẠNG VŨ thuộc nhóm dương có 06 sao: Thái Dương, Thất sát, Phá quân thiên cơ, Tham lang và thiên đồng.

        - Thái dương là mẫu “bá đạo người hùng” giao 2 nhiệm vụ đồng thời cho Thất Sát (quan hệ hàng dọc) là vừa phải lo đối kháng (quan hệ xung chiếu/khắc) với Thiên Phủ (của nhóm âm), vừa phải hợp sức (quan hệ tam hợp) với Phá Quân + Tham Lang;
        - Thái dương đồng thời chỉ đạo Thiên Đồng trợ sức cho Tham Lang (quan hệ nhị hợp), ra lệnh cho Thiên Cơ trợ sức Phá Quân (quan hệ nhị hợp), để Phá Quân đủ sức ngăn chặn Thiên Tướng (quan hệ xung chiếu/khắc);
        * Hạng vũ hay đi đêm với Lưu Bang, tử phòng/Trương lương: => Điều lý thú ở cấu trúc bá đạo này là: Thái Dương tuy chỉ huy tối cao toàn nhóm dương tán, nhưng vẫn quan hệ “ngầm” (mờ ám, khó hiểu) với nhóm âm tụ, qua việc “tư thông” (quan hệ nhị hợp) với Thiên Phủ (thuộc nhóm âm tụ)! Điều này hàm nghĩa người hùng Thái Dương chỉ hành động theo ý thích của mình...?

        2. LƯU BANG thuộc nhóm âm có 08 sao: Thái Âm, Vũ Khúc, Tử vi, cự môn, Liêm trinh, thiên lương & 02 sao gián điệp: Thiên phủ và thiên tướng (Hàn tín).
        LƯU BANG - Thái Âm quản lý theo mẫu “Vương đạo minh triết”, tức là khéo léo kiến tạo được đội ngũ cộng sự tự nguyện gắn bó, với 3 đặc trưng như sau:
        - Người cộng sự coi mỗi việc được giao phó là một sứ mệnh, chứ không phải là công việc (còn mình chỉ thích uống rượu và chơi gái).
        - Người cộng sự trân trọng tập thể như cộng đổng máu thịt của mình, chung thân gắn bó, chứ không bị bó buộc đi theo.
        - Và quan trọng hơn cả là lòng trung thành (bển vững) với người lãnh đạo, chứ không phải là nhất thời phục tùng người chủ...
        - Thái Âm kết thân và đôn đốc (quan hệ nhị hợp) với Vũ Khúc, cũng là gián tiếp trợ sức cho bộ khung chủ lực của nhóm âm tụ, gồm bộ ba tam hợp Vũ Khúc + Tử Vi + Liêm Trinh (là nhóm dữ kiện nhiều uy tín: nhân hậu - đảm lược - thẳng thắn...); trong khi đó,
        - Thiên Lương hợp sức (quan hệ nhị hợp: TỬ PHÒNG, TRẦN BÌNH…) với Liêm Trinh, và Cự Môn thì tư vấn, chỉ bảo thêm (quan hệ hàng dọc) cho Tử Vi; ngoài ra còn phải kể tới 2 người khác (của nhóm âm tụ) ở vòng ngoài được phân công chuyên trách ngăn chặn (quan hệ xung chiếu) đối phương: Thiên Phủ đeo bám Thất Sát (nhóm dương tán) và Thiên Tướng khắc chế Phá Quân (cũng nhóm dương tán).

        * SO SÁNH:
        A- Phần giống nhau:
        1. Phần giống nhau: cả hai nhóm đểu có bộ khung tam hợp chủ lực:
        - Nhóm dương tán có Sát + Phá + Tham.
        - Nhóm âm tụ có Vũ + Tử + Liêm.

        2. Cả 2 nhóm đểu có nguồn tiếp sức (quan hệ nhị hợp giữa các tướng sĩ):
        - Nhóm dương tán có Thiên Đồng - Tham Lang và Thiên Cơ - Phá Quân.
        - Nhóm âm tụ có Thiên Lương - Liêm Trinh và Thái Âm - Vũ Khúc.

        3. Cả 2 nhóm cũng đểu có nguồn cỗ vấn công khai (quan hệ tương xung) cần thiết cho việc quản trị, chỉ đạo quân:
        - Nhóm dương tán có Thái Dương - Thất Sát.
        - Nhóm âm tụ có Cự Môn - Tử Vi.

        4. Giữa 2 nhóm Âm Dương bản chất đối đầu nhau, nhưng vẫn có một đường dây quan hệ “mờ” (kỳ lạ, khó hiểu) xảy ra như thực tế sinh động trong cộng đồng trần thế, là:
        - Thiên Tướng (nhóm âm tụ) quan hệ “mờ” hàng dọc với Thiên Cơ (nhóm dương tán) [HÀN TÍN, HẠNG VŨ].
        - Thiên Phủ (nhóm âm tụ) quan hệ “mờ” hàng ngang với Thái Dương (nhóm dương tán) [HẠNG VŨ, LƯU BANG, TRƯƠNG LƯƠNG].

        B- Phần khác nhau:
        1. NHÓM CHỈ HUY, ĐIỀU HÀNH QUÂN ĐỘI:
        - HẠNG VŨ: Thái Dương có vai trò người chủ, gia trưởng theo hình thái bá đạo “người hùng”, độc đoán chỉ huy đám đông (Thái Dương quan hệ “lục hại” - quan hệ hàng dọc với bộ khung chủ lực Sát + Phá + Tham.
        - LƯU BANG: Thái Âm có vai trò lãnh đạo (leader) theo hình thái vương đạo “cơ chế trị”, khiêm tốn trong vai trò vừa chỉ đạo vừa chia sẻ - cảm thông với tập thể (Thái Âm quan hệ nhị hạp với Vũ Khúc, tức là tiếp sức với bộ khung chủ lực Vũ + Tử + Liêm).

        2. QUAN HỆ TAM HỢP: Bộ khung chủ lực (tam hợp) của 2 nhóm Âm - Dương, rất khác nhau về bản chất cương (sở lâm) và nhu (sở cảm) khi hành động:
        - Sát + Phá + Tham là hành động dũng mãnh, thực dụng hưởng thụ, thay cũ đổi mới..
        - Vũ + Tử + Liêm là hành động minh bạch, mẫu mực và hào hiệp (bền vững)...

        3. QUAN HỆ NHỊ HỢP: của mỗi nhóm, cũng lại dị biệt nhau về thực chất và tính cách hỗ trợ:

        3.1 Nhóm Dương:
        - Thiên Đồng yểm trợ Tham Lang là cổ vũ nhanh chóng tiếp thụ, đẩy nhanh chiếm dụng (đây là đặc tính của Tham lang, thiên đồng chỉ là lực lượng thúc đẩy) ...
        - Thiên Cơ yểm trợ Phá Quân là bàn mưu tính kế tiêu hủy, phá bỏ cái cũ để làm cái mới hơn ...

        3.2 Nhóm ÂM
        - Thiên Lương chi viện Liêm Trinh là công khai thẳng thắn để tạo uy tín...
        - Thái Âm chi viện Vũ Khúc là mềm mỏng hơn cho hành vi hào hiệp ....
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hieunv74" về bài viết có ích này:

        hactientn (17-02-17)

      Trang 19/31 đầuđầu ... 9171819202129 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •