Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 9/31 đầuđầu ... 789101119 ... cuốicuối
    kết quả từ 81 tới 90 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      1. #81
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Tiểu sinh hỏi lão chứ Nguyệt nó vận hành theo Hoàng Đạo à?

        Cái gọi là Bạch Đạo chín đường là gì?

        Còn cái Hậu Thiên đồ cái gì là Đế xuất hồ Chấn, Tề hồ Tốn, vv....

        Ngoài Hoàng Đạo ra còn tới Tứ Viên.

        Một mình cái Hoàng Đạo của lão làm sao bao hết cái thấy, cái cảm của cổ nhân???

        Hihihihihihihihihi
        Tiểu sinh hỏi lão chứ Nguyệt nó vận hành theo Hoàng Đạo à: Mặt trời.

        Cái gọi là Bạch Đạo chín đường là gì: Mặt trăng.

        Điểm cắt đường mặt trời, mặt trăng thành ra 2 điểm?

        hihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #82
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        * Em chào cả nhà ! Em chào bác VinhL , bác Hieunv74 !

        * Trước tiên em xin được trả lời mấy câu hỏi của bác VinhL :
        - Bác VinhL hỏi là :
        " Còn cái Hậu Thiên Đồ cái gì là Đế xuất hồ Chấn , Tề hồ Tốn , vv ...? "

        - Em xin trả lời :
        + Cái Hậu Thiên Đồ , em nắm tương đối chắc chắn ( theo ý nghĩ chủ quan của em ) . Nhưng không có ý định đưa lên .
        + Câu " Đế xuất hồ Chấn , tề hồ Tốn , tương kiến hồ Ly , chí dịch hồ Khôn , thuyết ngôn hồ Đoài , ..." . Cái câu này , với em là cách giải thích Hậu Thiên Đồ theo kiểu " Gọt chân cho vừa giầy " ( Câu này hình như em đọc được trong bài của bác Hieunv74 )

        * Bác VinhL lại hỏi mấy câu sau :
        - Nguyệt nó vận hành theo Hoàng Đạo à ?
        - Cái gọi là bạch đạo chín đường là gì ?
        - Ngoài hoàng đạo còn có Tứ Viên , một mình cái Hoàng Đạo làm sao bao hết cái thấy , cái cảm của cổ nhân ?

        * Vậy nay em xin lấy cái thấy , cái cảm của cổ nhân để trả lời bác . Qua đoạn trích dưới đây :

        " Mặt trăng là khối âm trong khoảng dương . Đức tính thì rất nhu mềm và thể chất cũng rất thuận hòa , hành chuyển trong bầu trời để tá lí ( phụ tá ) cho thái dương ....thái âm vốn không có ánh sáng , phải nhờ vả thái dương chiếu vào mới có sáng được ....Mặt trăng có 9 đạo . Có 2 hắc đạo là lập đông và đông chí ; ra ngoài Hoàng Đạo phía bắc có 2 xích đạo là lập hạ và hạ chí ; ra ngoài Hoàng đạo phía nam , có 2 bạch đạo là lập thu và thu phân ; ra Hoàng Đạo phía tây , có 2 thanh đạo là lập xuân và xuân phân ; ra Hoàng Đạo phía đông , cộng với Hoàng Đạo là 9 đạo ..." .

        - Như vậy , có thể thấy rằng : Trong cái thấy , cái cảm của cổ nhân
        + Em nguyệt tuy rất đỏng đảnh , chạy theo lối riêng - quanh co của mình . Nhưng xét đến cùng thì cũng chỉ loanh quanh bên anh Hoàng Đạo mà thôi . Thế nên , tháng nào chẳng mỉm cười với nhau lần . Thậm chí , khi ánh mắt yêu thương của họ bị chen ngang bởi chị Đất thì em Nguyệt có cười được nữa không , và cả ánh mắt của anh Hoàng Đạo cũng trở nên đen xì ....( em lảm nhảm tí , các bác đừng giận ) .

        + Điều em vừa nói là theo ý của cổ nhân đấy nhé . Chính vì thế cổ nhân đã đua ra bản đồ Các Viên để chứng minh . Tức là lấy Hoàng Đạo làm chuẩn , để xác định xét cái sự đỏng đảnh của em Nguyệt , thì hình thành khái niệm CỬU ĐẠO BÁT TIẾT . Các bác xem kĩ chỗ em tô đậm trong đoạn trích .

        * Em có một câu đố nho nhỏ .Vừa để cho vui ,vừa làm bước đệm để chuyển sang một đề tài khác . Bác nào trả lời được em xin tặng các bác cái : Gốc bí mật của và vai trò thực sự của phù chú " Tứ tung , Ngũ hoành " trong Độn Giáp Kì Môn .( em mạo phạm - có thể các bác biết hết cả rồi . Nhưng cũng mong các bác nhiệt tình tham gia cho vui ....)

        - Vòng sao Thanh Long được bàn rất nhiều trong các môn thuật . Bao gồm các sao sau : Thanh Long - Minh đường - Thiên Hình - Chu Tước - Kim quĩ - Thiên Đức - Bạch Hổ - Ngọc đường - Thiên Lao - Huyền vũ - Tư mệnh - Câu trận .
        - Trong đó Thanh long , Minh Đường , Kim quĩ , Thiên Đức , Ngọc đường , Tư mệnh . Được gọi là Hoàng Đạo , thuộc cát .
        - Thậm chí ,Ngũ Tử Tư còn nói : " Khi muốn ẩn náu , nên cưỡi Thanh Long.... "

        * Em xin hỏi :
        1. Mười hai trạng thái tốt xấu này là do cái gì tạo ra ?
        2 . Vào ngày Dần giờ Sửu . em phải chạy về hướng nào để có thể cưỡi được Thanh Long ?

        Mong chờ hồi âm của các bác . Chúc các bác vui vẻ ?
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 24-12-16 lúc 22:24
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        3kubond (24-12-16),hactientn (30-12-16)

      4. #83
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        292
        Cảm ơn
        344
        Được cảm ơn: 44 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Hai câu đố của cụ BANCHATDICHHOC là:
        1. Mười hai trạng thái tốt xấu này là do cái gì tạo ra ?
        2 . Vào ngày Dần giờ Sửu . em phải chạy về hướng nào để có thể cưỡi được Thanh Long ?
        Trả lời: Đúng thì được cụ giải thích cho ' Tứ tung ngũ hoành" hay không đúng thì cũng là góp vui với cụ./.
        Câu 1: Thì đích thị là do mặt trời tạo ra rồi vì cụ nói: "Trong đó Thanh long , Minh Đường , Kim quĩ , Thiên Đức , Ngọc đường , Tư mệnh . Được gọi là Hoàng Đạo , thuộc cát"
        Câu 2: Vào ngày Dần giờ Sửu, không biết có phải đi về phía Bắc thì gặp Thanh Long không? SAI cụ giải thích luôn giúp.Hi hi
        Hoả thiên đại hữu - Thủy địa tỉ

      5. #84
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ...! Cảm ơn bác Hactientn đã góp vui cùng em !

        * Bác Hactientn có đưa ra phán đoán là :
        - 12 trạng thái cát , hung của Vòng Sao Thanh Long dựa trên cơ sở của Hoàng Đạo .
        - Vào giờ Sửu , ngày Dần đi về hướng bắc sẽ đúng phương vị của Thanh Long .

        * Bác Hactientn đưa ra phán đoán mà không nêu ra cơ sở lí luận . Tuy vậy , phán đoán thứ nhất có phần đúng . Phán đoán thứ 2 của bác Hactientn - Có lẽ dựa vào quyết an vòng Thanh Long phổ biến nhất đang được lưu truyền . Phấn đoán này chưa thật đúng .

        * Vậy cái nguồn gốc thật sự của Vòng Sao Thanh Long là gì ...? Vận dụng nó ra sao ?.... Nay xin tường giải để mọi người cùng thưởng thức .

        VÒNG SAO THANH LONG - LÍ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG


        1. Sơ lược các quan điểm về " Vòng sao Thanh Long "
        a) Đặc điểm cơ bản :

        - Vòng sao Thanh long bao gồm 12 sao , được an thuận chiều kim đồng hồ vào các cung của 12 địa chi theo thứ tự sau : Thanh long - Minh đường - Thiên hình - Chu tước - Kim quỹ - Thiên đức - Bạch Hổ - Ngọc đường - Thiên lao -Huyền vũ - Tư mệnh - Câu trận . Trong đó , có 6 sao cất và 6 sao hung . Cụ thể là :

        + Các sao : Thanh Long - Minh đường - Kim quỹ - Thiên đức - Ngọc đường - Tư Mệnh . Thuộc cát , cũng được gọi là Hoàng Đạo .
        + Các sao : Thiên hình - Chu tước - Thiên lao - Bạch hổ - Huyền vũ - Câu trận . Thuộc hung , cũng gọi là hắc đạo .

        - Đây là quan điểm phổ biến .

        - Tuy vậy , trong " Độn Giáp Kì Môn " .Tên của các sao có khác một chút , nhưng cách an sao thì hoàn toàn giống nhau . Tức là cũng thuận theo 12 cung địa chi như sau : Thanh long - Bồng tinh - Minh đường - Thái âm - Thiên môn - Địa hộ - Thiên ngục - Thiên đình - Thiên lao - Thiên tàng - Dương cô - Âm Hư .

        - Tương tự như vậy , trong " Hiệp Kỉ Biện Phương Thư " . Tên các sao cũng có sự thây đổi cụ thể là : Thanh long - Minh đường - Thiên hình - Chu tước - Kim quĩ - Bảo quang - Bạch hổ - Ngọc đường - Thiên lao - Huyền vũ - Tư mệnh - Câu trận .

        * Về cơ bản tên các sao có sự biến đổi , nhưng quan điểm về cát hung tương đối đồng nhất .

        b) Phương pháp định vị vòng sao Thanh Long trên 12 địa chi
        - Có nhiều quan điểm định vị vòng Thanh Long trên 12 địa chi
        * Quan điểm phổ biến nhất là định vị Thanh long theo địa chi của tháng và ngày . Quan điểm này trùng với quan điểm trong " Hiệp Kỉ Biện Phương Thư " , theo ca quyết được ghi trong "Kì Môn Độn Giáp" như sau :
        " Dần Thân tu gia Tý , Mão Dậu khước khởi Dần , Thìn Tuất long vị thượng , Tỵ Hợi , Ngọ thượng tầm , Tý Ngọ tầm Thân vị , Sửu Mùi , Tuất thượng thân ."

        * Quan điểm của Kì Môn Độn Giáp như sau :
        " Giáp tý tuần , Tý thượng khởi Thanh Long .
        Giáp tuất tuần , Tuất thượng khởi Thanh Long .

        Giáp thân tuần , Thân thượng khửi Thanh long .
        Giáp ngọ tuần , Ngọ thượng khởi Thanh Long .
        Giáp thìn tuần , Thìn thượng khởi Thanh Long .
        Giáp Dần tuần , Dần thượng khởi Thanh Long . "


        * Hai quan điểm trên rất khác nhau . Khiến cho chúng ta rất khó để phán đoán cái náo đúng , cái nào sai . Tuy nhiên trên thực tế lại chỉ là một . ( điều này sẽ được chững minh ở phần : "Vòng sao Thanh Long được hình thành như thế nào " ).

        c) Một số quan điểm giải thích về Nguồn gốc - tính chất của vòng sao Thanh Long
        - Sách " Hiệp Kỉ Biện Phương Thư " , đã tổng hợp một số quan điểm :

        " Tào Chấn Khuê nói rằng :
        Thiên hoàng đạo này đại để là trời , chủ vạn vật . Hoàng là sắc ở trung ương ; đạo chính là Thiên hoàng ở trong cửu trùng , lấy đó làm đường xuất nhập , chỗ triển ra . Vì vậy mà tên gọi là Thiên hoàng đạo . Thần này theo năm , tháng ,
        ngày đều có chỗ làm chủ ."

        - Em không rõ , các bác đọc đoạn trên có hiểu gì không ..? Em thì thấy nó khái quát quá . Không chỉ ra được cái nguồn gốc , cũng không giải thích vì sao ở này này Thanh long ở vị trí A , ở ngày khác thì Thanh Long phải ở vị trí B ... hehehe . Cứ như đâm đầu vào bóng tối ấy các bác nhỉ .

        - Một quan điểm khác như sau :
        " Dịch truyện bảo rằng :
        -Càn là trời , là vua , là cha , là Thiên hoàng chính vị , chủ cai quản mọi thần linh , quản lí sinh tử của vạn vật , vì thế gọi là Tư Mệnh cũng nắm quyền vạn vật , vì thế lại gọi là Thiên Phù .
        - Quẻ càn này là chủ , bắt đầu đi ở đường này , khởi từ Tuất ; đó là thế hào nạp
        giáp của Càn . Đối xung với nó là cung Tốn , là Minh Đường . Đó là cung Thiên hoàng trị sự . Thánh nhân ngoảnh mặt về Nam mà lắng nghe thiên hạ , vì vậy mà lấy Tốn làm Minh Đường . Lại có tên là Chấp trữ , ấy là Thiên hoàng cầm giữ để trừ bạo ngược , vì thế mà bảo là chỉnh tề ở Tốn vậy . Bắt đầu đi ở đường này , khởi ở Sửu , đó là hào sơ của Tón nạp giáp vậy . Tả của Minh Đường có Thanh Long , tượng của tể tướng , đó là cung Chấn . Chấn là lôi , là Long vì thế gọi là Thanh Long , lại có tên là Lôi Công . Bắt đầu đi ở đường này khởi từ Tý ; đó là hào sơ của Chấn nạp giáp vậy .
        - Phía trước Minh Đường có Chu Tước , ấy là cung Ly , lại gọi là khí lưu , vì thế Ly
        là hỏa . Chu Tước tượng cho khí lưu . Ban đầu đi ở đường này khởi từ mão . Đấy là hào sơ của quẻ Ly nạp Giáp .
        - Phía hữu của Minh Đường có Bạch Hổ , tượng cho tướng quân , lại gọi là Thiên Bồng , đây là tiền khu của Thiên hoàng ; lại gọi là Thiên mã , là chỗ Thiên hoàng cưỡi . Ban đầu đi ở đường này khởi từ Ngọ . Đó là ngoại thể của quẻ Chấn nạp
        giáp vậy . Gọi Chấn là tượng đại thần , hướng ngoại thời là tướng quân . Phía bên phải của Thiên hoàng có Ngọc Đường . Đây là cung để Thiên hoàng ngủ yên , chỗ của Thiên hậu , đó là cung Khôn , lại nói rằng Thiên Ngọc đó là chỗ Thiên vương sủng ái . Ban đầu đi ở đường này khởi từ Mùi . Đó là hào sơ của Khôn nạp giáp vậy .
        - Bên trái Thiên hoàng có Kim Quĩ , đó là phủ kho cất giữ cảu báu vật ; vị trí của Cấn , lại gọi là Thiên Bảo . Ban đầu đi ở đường này , khởi từ Thìn . Đó là hào sơ của Cấn nạp giáp vậy

        - Thiên hoàng ở phía bên phải có Thiên Đức , Đoài đó , lấy là quan hỷ nhạc , thi nhân , bố đức của Thiên hoàng . Lại gọi là Thiên đối , đó là nói Thiên hoàng nhận lời can gián , nghe chính , luận đạo kinh bang . Ban đầu đi ở đường này , khởi từ Tỵ . Đó là hào sơ của Đoài nạp giáp vậy .
        - Phía bên trái Thiên hoàng có Thiên hình , Khảm đó , quả Lao , đó là chỗ cầm
        giữa hình phạt , lại gọi là Si vưu , là thần độc ác với dân. Ban đầu bước vào đường này khởi ở Dần , đó là hào sơ của Khảm nạp giáp vậy .
        -Sau Bạch Hổ , Thiên Bồng có Thiên lao , lại gọi là Thiên Ngục , đó là chỗ cầm tù . Ở giữa kết hợp Chu Tước với Minh Đường . Đại thể là giữ cho hình cấm được sáng suốt , không bị riêng tư . Ban đầu đi vào đường này ở Thân ; ngoại thể của
        Khảm nạp giáp vậy , vì thế Lao đi ở Khảm vậy chăng .
        - Giữa Thiên Hoàng , Thiên Lao có Huyền Vũ , lại gọi là âm tư , đó là thần tà vọng ; vì thế luận chính đạo tất có sàm ngôn . Cử chính trực thời tà vọng cũng vào .
        - Dịch quái hào từ : Bán quân tử ,bán tiểu nhân , đó là đạo thiên hạ như thế đó .
        Ban đầu đi vào đường này khởi từ Dậu . Đó là ngoại thể của quẻ Ly nạp giáp vậy . Vì thế Ly là Chu Tước , Phi Lưu đều là hạng tiểu nhân .
        - Ở vị trí trung cung có câu trận , đó là vị trí phi tần , Thiên đế cư ở đó vậy . Ban đầu đi vào đường này khởi từ Hợi . Đó là tời của âm của cung Càn , ngoại thể của cung Đoài nạp giáp vậy . Đại thể Đoài , đó là cung nơi Thiên hoàng vui thích , vì thế dùng để phối vào ở đó . Lại nói

        Thanh Long tức Lôi công - Minh Đường tức Chấp trữ
        Kim quĩ tức Thiên bảo - Thiên Đức tức Thiên Đối
        Ngọc đường tức Thiên ngọc - Tư mệnh tức Thiên Phủ
        Thiên Hình tức Si vưu - Bạch Hổ tức Thiên Bổng
        Huyễn vũ tức Âm Tư - Thổ bột tức Câu trận "


        * Cái hay nhất của đoạn này là ở chỗ . Nó giải thích ; vì sao gọi cái này là Thanh long , cái kia là Minh đường ,....và vị trí gốc ( ban đầu ) của các sao đó trên 12 địa chi . Cụ thể là :
        - Sao thứ của vòng Thanh Long được gọi là Minh đường vì đó là nơi Thiên Hoàng lắng nghe thiên hạ , vị trí gốc của nó là Sửu trên 12 địa chi .
        - Sao thứ 3 được gọi là Thiên Hình . Vì nó là nơi Thiên hoàng thực hiện hình phạt , vị trí gốc của nó ở Dần trong 12 địa chi .
        - Sao thứ 9 được gọi là Thiên lao . Vì đó là nơi hình cấm được sáng suốt , không bị riêng tư , vị trí ban đầu của nó là Thân trên 12 địa chi ....

        * Tóm lại ngoài ý nghĩa hình tượng , thì quan điểm này không co giá trị thực tiễn . Người đọc thấy ngay đó chính là các sao trong Tử Vi Viên . Vị trí của nó không thống nhất với lí luận đưa ra . Đến đây , nguồn gốc và tính ứng dụng của vòng Thanh Long vẫn là một dấu hỏi .

        * Vậy , Vòng Thanh long được hình thành như thế nào ? Bài sau sẽ iair thích rõ với các bác .

        * Em chào các bác !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        3kubond (30-12-16),hactientn (30-12-16)

      7. #85
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !
        * Sau đây em xin giới thiệu tiếp các quan điểm về vòng sao Thanh Long được tổng hợp trong " Hiệp Kỉ Biện Bương Thư " , để có cách nhìn tổng quát nhất .

        - Quan điểm của Thiệu Thái Cù :
        " - Hoàng Đạo 12 thần sao sáng , khác tên nó là hai mươi tư . Long , Lôi là một mà một cát , một hung . Thiên ngục là hung , mà chữ viết nhầm là Nhạc Không biết đó là : Kiến , Trù , Bình , Định , Chấp , Phá , Nguy , Thành , Thu , Khai , Bế vậy . Nay người ta lấy Trù , Nguy , Định , Chấp , Thành , Khai là Hoàng đạo . Kiến , Phá , Bình , Thu , Mãn , Bế là Hắc đạo . Trừ là Minh Đường hoàng đạo , Phá tức là Bạch Hổ hắc đạo đều là tương hợp , một mình Thanh Long làm Kiến mà cho là Hắc đạo , Lôi công là hung thì nhầm ; lấy Thiên ngục Hắc đạo mà nói là Hòang đạo , Thiên Nhạc là cát thì nhầm . Không biết như thế nào là : Trường sinh - Mộc dục - Quan đới - Lâm quan - Đế vượng - Suy - Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt - Thai Dưỡng vậy . "

        * Đoạn này cho thấy , Thiệu Thái Cù đồng nhất vòng Thanh Long với 12 thần Kiến trừ . Lấy hung cất của 12 thần kiến trừ so sánh với hung cất của 12 sao trong vòng Thanh Long . Tất nhiên , sự so sánh này sẽ thấy có sự lệch lạc . Cùng 1 sao , một thần theo tứ tự trên địa chi . Vòng Thanh Long thì bả là cát , Kiến trừ thì bảo là hung . Nguyên nhân , của việc phê phán vòng Thanh Long của Thiệu Thái Cù là ở chỗ không hiểu nguồn gốc của Vòng Thanh Long và 12 thần Kiến trừ là khác nhau .

        - Quan điểm của sách Hiệp Kỉ Biện Phương Thư như sau :
        " - Nay theo : Tư mệnh tức là tý , Câu trận tức là sửu , Thanh long tức là Dần , Minh đường tức là mão , Thiên hình tức là Thìn , Chu Tước tức là tỵ , Kim quỹ tức là Ngọ , Thiên đức tức là Mùi , Bạch Hổ tức là Thân , Ngọc đường tức là dậu ,
        Thiên lao tức là Tuất , Huyền Vũ tức là Hợi .
        - Phép này lấy Thiên Cương gia vào ở trên Kiến , coi xem chỗ các thần lâm vào . Thần cát thời cát , thần hung thời hung . "


        * Đọc đoạn này , có vẻ rất Logic , rất hay !
        - Nếu vậy , quan điểm của tác giả Hiệp Kỉ Biện Phương Thư là :

        + Chia Hoàng đạo thành 12 cung , tương ứng với 12 địa chi .
        + Mỗi cung của Hoàng đạo có tên gọi khác nhau theo tên các sao trong Vòng Thanh Long . Tên gọi đó là cảm nhận về tính chất hung , cát mà cung hoàng đạo đó ảnh hưởng đến con người . ( Chỗ này kế thừ quan điểm của Dịch Truyện ".
        + 12 sao trong vòng Thah long đều có cung cố định của nó trên 12 địa chi .

        - Quan điểm này rất hay . Nhưng khi bàn về nguồn gốc thì quan điểm này hoàn toàn đổ vỡ , không có sự thống nhất . Cụ thể là :
        " -Như ngày tháng Dần , Cương thời gia vào dương kiến , phá chỉ vào Thân là âm kiến .
        - Ngày tháng Thân , Cương là Tuất gia vào dương kiến , phá là Dần chỉ âm kiến , thì Dần là Thiên Hình , Mão là Chu Tước , Thìn là Kim quỹ , Tỵ là Thiên đức , Ngọ
        là Bạch hổ , Mùi là Ngọc Đường , Thân là Thiên Lao , Dậu là Huyền vũ , Tuất là Tư mệnh , Hợi là Câu trận , Tý là Thanh Long , Sửu là Minh đường vậy ...."

        - Việc lấy Thiên Cương để xác định hung sát của sao Thanh Long , thì ngày Dần lấy giờ Dần đặt lên Thiên cương để xác định , nhưng ngày thân thì lại lấy giờ Tuất đặt lên thiên cương để định . Tương tự với các ngày khác ..... Đúng là một mớ bòng bong .... Chẳng hiểu gì cả .HiHihi.
        - Tóm lại , Tác giả của Hiệp Kỉ Biện Phương Thư cũng không thực hiểu vậy .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        hactientn (30-12-16)

      9. #86
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ....!

        * Đọc 2 bài vừa rồi chắc các bác đã phát chán . Có lẽ cũng chẳng quan tâm đến vòng Thanh Long nữa làm gì .....hhihihi. Bây giờ em xin đi vào giải quyết những vấn đề quan trọng nhất .

        2. Quá trình hình thành vòng sao Thanh Long
        a. Những tiền đề lí luận và thực tiễn của vòng sao Thanh Long

        * Tiền đề thứ nhất : Lí luận lục khí
        - Có lẽ không mấy ai ngờ được rằng vòng sao Thanh Long lại có quan hệ mật thiết với lí luận lục khí . Nhưng đó là sự thực .
        - Ở đây ,em xin nhắc lại khẩu quyết khởi Thanh Long để các bác thấy rõ :

        + Dần Thân tu gia Tý .
        + Mão Dậu khước khởi Dần .
        + Thìn Tuất long thượng vị .
        + Tỵ Hợi , Ngọ thượng tầm .
        + Tý Ngọ tầm Thân vị .
        + Sửu Mùi Tuất thượng thần .

        - Nhìn vào những chỗ in đậm , chắc các bác đã nhận ra . Lục khí trong năm , tháng , ngày là cụ thể là :
        + Các ngày tháng năm Tý Ngọ : Thuộc thiếu âm quân hỏa .
        + Các ngày , tháng , năm Sửu Mùi : Thuộc Thái âm thấp thổ .
        + Các ngày , tháng, năm Dần Thân : Thuộc thiếu dương tướng hỏa .
        + Các ngày , tháng , năm Mão Dậu : Thuộc Dương minh táo kim .
        + Các ngày , tháng , năm Thìn Tuất : Thuộc thái dương hàn thủy .
        + Các ngày , tháng , năm Tỵ Hợi : Thuộc quyết âm phong mộc .
        Đây cũng chính là cơ sở để Kì Môn Độn Giáp vận dung Thanh Long trên Lục Nghi . Quan điểm về Lục khí được hình thành như thế nào ? các bác có thể đọc lại bài của em khoảng trang 7-8-9 trong chủ đề " Ngũ hành nạp âm " . Ở đây em chỉ nhắc lại là ; Nó được hình thành từ việc chia đường Hoàng đạo thành 6 phần . Vậy lục khí được sinh ra từ Hoàng đạo .

        * Tiền đề thứ 2 : Mối quan hệ giữa Thái Dương ( Mặt trời ) và Thái Âm ( mặt trăng )


        - Trước hết em trích đoạn sau trong " La Kinh Thấu Giải " của Vương Đạo Hạnh để các bác dễ hiểu .
        " Mặt trăng là khối âm trong khoảng dương . Đức tính nhu mềm mà thể chất cũng rất thuận hòa , hành chuyển trong bầu trời để tá lí ( phụ tá ) cho thái dương ...Thái âm vốn không có ánh sáng , phải nhờ vả Thái Dương chiếu vào mới có sáng được ."

        - Như vậy , trong mối quan hệ này sự cát hung của Hoàng Đạo vốn dễ dàng nhận biết . Còn sự cát hung của Bạch Đạo lại phụ thuộc vào Hoàng Đạo . Em khẳng định điều này không phải chỉ căn cứ vào mỗi câu trong đoạn trên là " Thái âm vốn không có ánh sáng , phải nhờ vả Thái dương chiếu vào mới có sáng được
        ."
        . Điều này các bác dễ dàng nhận ra trong cách an thiên ất quí nhân của Độn Nhâm . Đó là chỉ sử dụng Thiên Nguyệt Tướng khi Thái Dương đã quá cung . .

        * Tiền đề thứ 3 là : Hành độ của Mặt trăng trong mỗi ngày , mỗi tháng , mỗi năm .
        - Mặt trời mỗi ngày đi 1 độ . Tức là sự biến đổi của Hoàng đạo là 1 độ mỗi ngày .
        - Mặt trăng mỗi ngày đi 13 độ . Mặt trăng đi được 13 độ mỗi ngày trên Bạch Đạo.

        b) Quá trình hình thành vòng Thanh Long .

        - Dựa vào các tiền đề trên hẳn các bác đã hình dung ra được vòng sao Thanh Long được hình thành như thế nào ? . Đó chính là sử dụng hung cát của Hoàng Đạo để nhận thức về hung cát của Bạch Đạo ..

        - Chính vì vậy mà cổ nhân chia lại vòng Hoàng Đạo thành 12 cung tương ứng với 12 địa chi . Đặt tên cho 12 cung ấy là : Thanh Long - Minh đường - Thiên Hình - Chu Tước - Kim quĩ - Thiên Đức - Bạch hổ - Ngọc đường - Thiên lao Huyền vũ - Tư mệnh - Câu trận . Sau đó , gia lên ( áp lên ) Bạch Đạo .

        - Hệ quả là :
        + Thứ nhất : Bạch Đạo không trùng khớp với Hoàng Đạo , nên sao của vòng Thanh Long vốn là tên của các sao trong Tam Viên - Nơi mặt trăng đi đến mà mặt trời khong đi đến .
        + Thứ hai : Vị trí của Thanh Long ngày , tháng , năm sau luôn cách vị trí của Thanh Long ở ngày , tháng , năm trước đó 13 độ ( 13 cung ) của Hoàng Đạo . Tức là đến cung thứ 14 sẽ là vị trí của Thanh Long

        - Ví dụ : Vị trí Thanh Long của ngày Dần là ở Tý . Từ Tý coi là một đếm thuận chiều kim đồng hồ qua 13 cung sẽ là vị trí Thanh Long của ngày Mão . Cụ thể là : 1Sửu , 2 Dần , 3 Mão , 4 Thìn , 5 Tỵ , 6 Ngọ , 7 Mùi , 8 Thân , 9 Dậu , 10 Tuất , 11 Hợi , 12 Tý , 13 Sửu . Đã đủ 13 cung vậy , Vị trí Thanh Long của ngày Mão sẽ là Dần . Tương tự với các ngày khác .

        c) Kì Môn Độn Giáp vận dụng vòng Thanh Long .

        - Ở đây , em không nói sâu về Thanh Long Trong Kì Môn Độn Giáp . Chỉ nói muốn khẳng định rằng : Cách sử dụng Thanh Long trong Kì môn có khác biệt với cách phổ biến . Nhưng thực chất lại thống nhất .


        - Lục Giáp Thanh Long của Kì Môn Độn Giáp như sau ;
        + Giáp tý tuần , Tý thượng khởi Thanh long .
        + Giáp tuất tuần , Tuất thượng khởi Thanh long .
        + Giáp thân tuần , Thân thượng khởi Thanh long .
        + Giáp ngọ tuần , Ngọ thượng khởi Thanh Long .
        + Giáp thìn tuần , Thìn thượng khởi Thanh long .
        + Giáp dần tuần , Dần thượng khởi Thanh long .

        - Nếu các bác đếm thuận theo chiều kim đồng hồ . Từ vị trí của thanh long tuần trước đến vị trí của Thanh long tuần sau sẽ thấy không đủ 13 cung . Ví dụ : Tuần giáp tý . Thanh Long ở tý . Sang tuần giáp tuất Thanh Long lại ở Tuất . Vậy đếm : 1 Sửu , 2 Dần , 3 Mão , 4 Thìn , 5 Tỵ , 6 Ngọ , 7 Mùi , 8 Thân , 9 Dậu , 10 Tuất . Vậy là qua có 10 cung . Thế thì quan điểm của em sai rồi ...!
        - Không sai đâu . Thanh long vốn là Bạch Đạo , là mặt trăng , thuộc Ất Kì . Nên trong kì môn nó sẽ vận động ngược chiều kim đồng hồ . Các bác tự kiểm chứng nhé .

        * Ở đây , em chỉ nêu được một cách khái quát , mà chưa nói hết giá trị của vòng Thanh long trong hệ thống tri thức của cổ nhân . Đành vậy , cổ nhân thường có câu " Chữ không nói hết lời , lời không bao hết ý , ý chẳng rõ hết lí " . Kì Môn Độn Giáp có câu : " Xích đạo , Bạch đạo dữ Hoàng đạo , bất tỵ thiên nhiên nghiệm bất đáo , dư thử lục đạo thị cát thần , phối hợp kì môn độn chân hảo . Pháp phân nhị độn ẩn tỵ chi quyết , tất phân đạo . Độn đạo chi trung Xích , Bạch, Hoàng tam đạo , vưu nghi cẩn tỵ . Bất nhiên tuy xả Tam Kì cát môn , diệc độn bất thông , nam miễn thập loạn "

        Em chào các bác . Chúc các bác vui vẻ !
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 30-12-16 lúc 22:39
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        3kubond (31-12-16),hactientn (31-12-16)

      11. #87
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Bạn tính lại xem phải 13 độ không?

        Hihihihihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #88
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ...! Em chào bác VinhL ! Chào 2017 chúc các bác mạnh khỏe và có nhiều khám phá mới .....!

        Cảm ơn bác VinhL đã chỉ ra thiếu xót của em ! Đúng là không tập trung thì dễ mắc sai lầm . Nay em đính chính lại như sau ;

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi

        - Hệ quả là :
        + Thứ nhất : Bạch Đạo không trùng khớp với Hoàng Đạo , nên sao của vòng Thanh Long vốn là tên của các sao trong Tam Viên - Nơi mặt trăng đi đến mà mặt trời khong đi đến .
        + Thứ hai : Vị trí của Thanh Long ngày , tháng , năm sau luôn cách vị trí của Thanh Long ở ngày , tháng , năm trước đó 13 độ ( 13 cung ) của Hoàng Đạo . Tức là đến cung thứ 14 sẽ là vị trí của Thanh Long

        - Ví dụ : Vị trí Thanh Long của ngày Dần là ở Tý . Từ Tý coi là một đếm thuận chiều kim đồng hồ qua 13 cung sẽ là vị trí Thanh Long của ngày Mão . Cụ thể là : 1Sửu , 2 Dần , 3 Mão , 4 Thìn , 5 Tỵ , 6 Ngọ , 7 Mùi , 8 Thân , 9 Dậu , 10 Tuất , 11 Hợi , 12 Tý , 13 Sửu . Đã đủ 13 cung vậy , Vị trí Thanh Long của ngày Mão sẽ là Dần . Tương tự với các ngày khác .

        c) Kì Môn Độn Giáp vận dụng vòng Thanh Long .

        - Ở đây , em không nói sâu về Thanh Long Trong Kì Môn Độn Giáp . Chỉ nói muốn khẳng định rằng : Cách sử dụng Thanh Long trong Kì môn có khác biệt với cách phổ biến . Nhưng thực chất lại thống nhất .


        - Lục Giáp Thanh Long của Kì Môn Độn Giáp như sau ;
        + Giáp tý tuần , Tý thượng khởi Thanh long .
        + Giáp tuất tuần , Tuất thượng khởi Thanh long .
        + Giáp thân tuần , Thân thượng khởi Thanh long .
        + Giáp ngọ tuần , Ngọ thượng khởi Thanh Long .
        + Giáp thìn tuần , Thìn thượng khởi Thanh long .
        + Giáp dần tuần , Dần thượng khởi Thanh long .

        - Nếu các bác đếm thuận theo chiều kim đồng hồ . Từ vị trí của thanh long tuần trước đến vị trí của Thanh long tuần sau sẽ thấy không đủ 13 cung . Ví dụ : Tuần giáp tý . Thanh Long ở tý . Sang tuần giáp tuất Thanh Long lại ở Tuất . Vậy đếm : 1 Sửu , 2 Dần , 3 Mão , 4 Thìn , 5 Tỵ , 6 Ngọ , 7 Mùi , 8 Thân , 9 Dậu , 10 Tuất . Vậy là qua có 10 cung . Thế thì quan điểm của em sai rồi ...!
        - Không sai đâu . Thanh long vốn là Bạch Đạo , là mặt trăng , thuộc Ất Kì . Nên trong kì môn nó sẽ vận động ngược chiều kim đồng hồ . Các bác tự kiểm chứng nhé .
        - Những chỗ em tô đậm và gạch chân là sai .
        + Chỗ tô đậm thứ nhất sửa lại là : Từ Sửu.
        + Chỗ tô dậm thứ 2 sử lại là : 9 cung .

        * Chúc các bác vui vẻ . Em rất vui khi được và tự hào khi bác VinhL gọi em là " bạn " !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #89
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Thanh Long chính là Tham Lang, tức đối xung với đấu cương chỉ.

        Các giải thích của bạn hoàn toàn không chính xác, cho bạn 1 ngày để suy ngẫm lại. Xem bài cách tính đấu kiến chi thì sẻ hiểu!!!
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 02-01-17 lúc 16:36
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        BanChatDichHoc (02-01-17)

      15. #90
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Chào bác Vinhl ! Mời bác khai triển . Em rất mong đợi giờ phút này ....hehehehe.

        Đây là lúc được học hỏi đây . Gục dưới tay bác còn hơn giốngng ông Thien su . Nhờ bác cho em cái đường dẫn bài bác giới thiệu để em đọc .

        * CẢM ƠN BÁC TRƯỚC NHÉ !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 9/31 đầuđầu ... 789101119 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •