Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 13/31 đầuđầu ... 3111213141523 ... cuốicuối
    kết quả từ 121 tới 130 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      1. #121
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Bác Longtuan cho NP địa chỉ email, NP có cái hình muốn gửi bác, không tiện đưa lên đây vì nó liên quan đến nghề thuốc của bác.
        Tôi biết NP và một số người khác còn lăn tăn về tương sinh tương khắc ngũ hành ví như thổ sinh kim , kim sinh thủy , hỏa sinh thổ hay thổ sinh hỏa , thủy sinh kim ......
        Thật ra các quy luật của âm dương ngũ hành là người xưa dựa vào các sự vật và các hiện tượng trong thiên nhiên để quy nạp vào cho tiện nghiên cứu và từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu phát triển sâu hơn sau này . Ở góc độ nào đó ta muốn đảo lộn thì lại phải quy định lại lúc đó là ta tự dũ rối lên cho chính bản thân . Còn cụ thể các tình huống khác nhau thì có cái đột biến đó cái nhỏ trong cái lớn mà thôi .
        Đối với đông y các sách đều thống nhất chung như thế .
        Không chỉ riêng đông y và theo tôi các môn phái khác cũng thế thôi .
        Các môn phái khác nhiều khi âm , dương , ngũ là cái gì đó trừu tượng không cụ thể nhưng trong đông y người ta có thể quy nạp vào để cảm nhận được để có thể nghe , nhìn, sờ, ngửi , nếm vị để nhận biết nó .Chính vì vậy một vật mặc dù không biết nó là cái gì xong vẫn có thể quy nạp vào âm , dương , ngũ hành để quy kinh nạp tượng vào cơ thể chữa bệnh .
        Tôi ví dụ một cái quả mầu đỏ treo lơ lửng trên cây tính vị của nó đậm đà lại đắng thì biết nó vào tâm tính giáng ( sắc quy nạp tâm mầu đỏ ,vị đắng vì nó ở trên cao hướng của nó muốn rơi xuống cộng cả mầu sắc tính vị phương hướng của nó thì sác định được nó có thể giáng hỏa , thanh hỏa của tâm ) . khi chữa bệnh gan người ta thường lấy một bộ phận của một cái cây ở phía đông vì can thuộc hành mộc ở phương đông , khi ngủ mê lấy thần sa ( sắc đỏ ) cho vào quả tim lợn cách thủy để ăn , vì sắc đỏ vào tâm , quả tim lợn mượn khí của nó dẫn nhanh vào tim . Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu .
        Một ví dụ khác về âm , dương : Một hôm tôi được điện của cô giáo gọi bảo thằng nhỏ nhà tôi đau bụng tôi đón nó về nhà sau khi hỏi nó tôi lấy một một nửa nước nguội , một nửa nước sôi cho vào ít muối hòa tan cho nó uống tôi ra cửa hàng có khách hơn một tiếng sau thấy nó gọi bố ơi con đi ngoài được và hết đau bụng rồi .
        Bài này gọi là nước âm dương thủy cho muối vào để dẫn xuống thận ( thận chủ nhị tiện ) vị mặn vào thân , nước nguội là âm thủy , nước sôi là dương thủy ----vậy âm dương đều có tính vị ngũ hành hiện hữu đó sao ?
        Khi làm thuốc mà còn lăn tăn về âm , dương ngũ hành thì có khỏi bệnh cũng chỉ là may mắn mà thôi sẽ không bao giờ thấy bệnh mà lập phương được mà chỉ ỷ vào mấy bài thuốc cổ phương thôi đó là học vẹt .
        Đông y nói riêng các môn phái khác nói chung âu đều cùng sử dụng Âm , dương , ngũ hành chính vì vậy mà tôi nêu nên một số ví dụ vậy để ta có lòng tin để đi các bước khác ......nếu không âu rằng âm dương , ngũ hành xa vời quá .
        Tôi gửi email rồi cảm ơn NP nhé .
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 16-01-17 lúc 11:06
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "longtuan" về bài viết có ích này:

        BanChatDichHoc (16-01-17),caocau0211 (16-01-17),ThaiDV (16-01-17)

      3. #122
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ....! Bây giờ em xin đăng tiếp phần 2 tài liệu mà em đã nêu ở bài trước .

        Phần 2

        " Bài giảng TVLS - QuachNgocBoi

        Thái dương hệ trong thiên văn học .

        " Thái Ất tinh kinh " chương Thiên Văn viết :
        Ngũ tinh Thổ , Mộc , Hỏa , Kim , Thủy . Thổ , Mộc , Hỏa vu ngoại , Kim , Thủy vu nội , các ti thất thập nhị nhật , vi Kiền , Khôn chi số . Tức Ngũ tinh mỗi tinh các hành 72 thiên , tắc hợp chu thiên 360 độ , tiền giả ( Mộc , Hỏa , Thổ ) đích quỹ đạo nhi tại ngoại , kháp hợp Càn quái sách số 216 ; hậu giả ( Kim , Thủy ) quỹ đạo tiểu nhi tại nội , kháp hợp Khôn quái sách số 114 , cố viết " Càn , Khôn chi số " .

        =

        Ngũ tinh Thổ , Mộc , Hỏa , Kim , Thủy . Thì Tổ , Mộc , Hỏa ở ngoài , còn Kim , Thủy ở trong . Các ti 72 ngày là số của Càn , Khôn . Tức là , Ngũ tinh mỗi sao đều đi 72 ngày thì hợp vòng trời 360 độ . Quỹ đạo nhóm sao trước ( Thổ , Mộc , Hỏa ) là kích thước rộng lớn mà ở phía ngoài , vừa đúng hợp số sách 216 ( 72+72+72 ) trong quái Càn . Nhóm các sao sau ( 2 sao Kim , Thủy ) có quỹ đạo nhỏ mà ở phía trong , vừa đúng hợp số sách 114 ( 72+72 ) của quái Khôn . Cho nên nói " Số của Càn Khôn " .

        Sách " Thái Ất tinh kinh " viết :

        Ngũ tinh chi thứ tự , Thổ , Mộc , Hỏa , Kim , Thủy , tự trung ương Hỏa khởi , nghịch số tam , lịch Hỏa , Thổ , Kim , Mộc , Thủy nhi vô cùng , cố Hỏa nhất Thổ nhị Kim tam Mộc tứ Thủy ngũ . Dĩ thất khứ chi , Hỏa lục Thổ ngũ Kim tứ Mộc tam Thủy nhị , cố Hỏa hàm Thổ , Thổ hàm Kim , Kim hàm Mộc , Mộc hàm Thủy . Tử phủ thụ khí nhi phát xuất thân nhập dần , dĩ thành hóa dục chi công hĩ .

        =

        Thứ tự của ngũ tinh Thổ -Mộc -Hỏa -Kim -Thủy . Từ chính giữa là Hỏa mà khởi , đếm nghịch 3 số , trải qua sẽ là Hỏa ->Kim ->Mộc ->Thủy ... cứ thế đến vô cùng . Cho nên , Hỏa 1 - Thổ 2 - Kim 3 - Mộc 4 - Thủy 5 . Lấy 7 mà trừ đi sẽ được Hỏa 6 - Thổ 5 - Kim 4 - Mộc 3 - Thủy 2 . Cho nên , Hỏa hàm Thổ , Thổ hàm Kim , Kim hàm Mộc , Mộc hàm Thủy . Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh , xuất ra ở Thân , nhập vào ở Dần , mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy .

        Như vậy đủ biết rằng , Ngũ tinh vốn tự hàm chứa nguyên lý của cục số nạp âm trong Tử Vi Đẩu Số ( Hỏa lục cục , Thổ ngũ cục , Mộc tam cục , Thủy nhị cục ).


        -----------------------------------

        Phim khoa học tham khảo

        Trái đất và bầu trời tập 17-18-19 ( trên youtube )"

        Hết phần 2




        * Chúc các bác vui vẻ , em chào các bác ...!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        longtuan (18-01-17),thucnguyen (17-01-17)

      5. #123
        Tham gia ngày
        Aug 2013
        Bài gửi
        150
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 49 lần
        trong 43 bài viết

        Default

        Em xin phép bác Bản Chất Dịch Học đăng một bài tham khảo cho mọi người, thú thực bản thân em chưa từng tìm hiểu thiên văn nên có hiểu gì đâu ạ.
        Thêm nữa nếu bác BCDH đồng ý em xin phép ib email để bác truyền cho em cách tính hỏa lịch. Trân trọng cảm ơn bác.
        Nếu bác comment, em sẽ xóa post này luôn ạ :)
        vì nó giống như quảng cáo cho trang web ấy, em không muốn đâu.
        http://khoahocphongthuy.vn/y-nghia-h...-dong-ngoc-lu/
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #124
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi longtuan Xem bài gởi
        Tôi biết NP và một số người khác còn lăn tăn về tương sinh tương khắc ngũ hành ví như thổ sinh kim , kim sinh thủy , hỏa sinh thổ hay thổ sinh hỏa , thủy sinh kim ......
        Thật ra các quy luật của âm dương ngũ hành là người xưa dựa vào các sự vật và các hiện tượng trong thiên nhiên để quy nạp vào cho tiện nghiên cứu và từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu phát triển sâu hơn sau này . Ở góc độ nào đó ta muốn đảo lộn thì lại phải quy định lại lúc đó là ta tự dũ rối lên cho chính bản thân . Còn cụ thể các tình huống khác nhau thì có cái đột biến đó cái nhỏ trong cái lớn mà thôi .
        Đối với đông y các sách đều thống nhất chung như thế .
        Không chỉ riêng đông y và theo tôi các môn phái khác cũng thế thôi .
        Các môn phái khác nhiều khi âm , dương , ngũ là cái gì đó trừu tượng không cụ thể nhưng trong đông y người ta có thể quy nạp vào để cảm nhận được để có thể nghe , nhìn, sờ, ngửi , nếm vị để nhận biết nó .Chính vì vậy một vật mặc dù không biết nó là cái gì xong vẫn có thể quy nạp vào âm , dương , ngũ hành để quy kinh nạp tượng vào cơ thể chữa bệnh .
        Tôi ví dụ một cái quả mầu đỏ treo lơ lửng trên cây tính vị của nó đậm đà lại đắng thì biết nó vào tâm tính giáng ( sắc quy nạp tâm mầu đỏ ,vị đắng vì nó ở trên cao hướng của nó muốn rơi xuống cộng cả mầu sắc tính vị phương hướng của nó thì sác định được nó có thể giáng hỏa , thanh hỏa của tâm ) . khi chữa bệnh gan người ta thường lấy một bộ phận của một cái cây ở phía đông vì can thuộc hành mộc ở phương đông , khi ngủ mê lấy thần sa ( sắc đỏ ) cho vào quả tim lợn cách thủy để ăn , vì sắc đỏ vào tâm , quả tim lợn mượn khí của nó dẫn nhanh vào tim . Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu .
        Một ví dụ khác về âm , dương : Một hôm tôi được điện của cô giáo gọi bảo thằng nhỏ nhà tôi đau bụng tôi đón nó về nhà sau khi hỏi nó tôi lấy một một nửa nước nguội , một nửa nước sôi cho vào ít muối hòa tan cho nó uống tôi ra cửa hàng có khách hơn một tiếng sau thấy nó gọi bố ơi con đi ngoài được và hết đau bụng rồi .
        Bài này gọi là nước âm dương thủy cho muối vào để dẫn xuống thận ( thận chủ nhị tiện ) vị mặn vào thân , nước nguội là âm thủy , nước sôi là dương thủy ----vậy âm dương đều có tính vị ngũ hành hiện hữu đó sao ?
        Khi làm thuốc mà còn lăn tăn về âm , dương ngũ hành thì có khỏi bệnh cũng chỉ là may mắn mà thôi sẽ không bao giờ thấy bệnh mà lập phương được mà chỉ ỷ vào mấy bài thuốc cổ phương thôi đó là học vẹt .
        Đông y nói riêng các môn phái khác nói chung âu đều cùng sử dụng Âm , dương , ngũ hành chính vì vậy mà tôi nêu nên một số ví dụ vậy để ta có lòng tin để đi các bước khác ......nếu không âu rằng âm dương , ngũ hành xa vời quá .
        Tôi gửi email rồi cảm ơn NP nhé .
        Không đơn giản vậy đâu bác Longtuan. Mấy hôm nay NP nhiều việc quá nên chưa gửi, sẽ tranh thủ gửi sớm cho bác.
        thay đổi nội dung bởi: namphong, 17-01-17 lúc 13:32
        Chào một ngày mới.

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "namphong" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (17-01-17)

      8. #125
        Tham gia ngày
        May 2014
        Đến từ
        Quan 5
        Bài gửi
        321
        Cảm ơn
        934
        Được cảm ơn: 242 lần
        trong 126 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Không đơn giản vậy đâu bác Longtuan. Mấy hôm nay NP nhiều việc quá nên chưa gửi, sẽ tranh thủ gửi sớm cho bác.
        Bác Tuấn rất am hiểu!
        Np khỏi phải nhọc công! Hihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #126
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi duong.hkls Xem bài gởi
        Em xin phép bác Bản Chất Dịch Học đăng một bài tham khảo cho mọi người, thú thực bản thân em chưa từng tìm hiểu thiên văn nên có hiểu gì đâu ạ.
        Thêm nữa nếu bác BCDH đồng ý em xin phép ib email để bác truyền cho em cách tính hỏa lịch. Trân trọng cảm ơn bác.
        Nếu bác comment, em sẽ xóa post này luôn ạ :)
        vì nó giống như quảng cáo cho trang web ấy, em không muốn đâu.
        http://khoahocphongthuy.vn/y-nghia-h...-dong-ngoc-lu/
        Em chào các bác ! Em chào bác Duong.hkls !

        * Xin cảm ơn bài của bác Duong.hkls cho chủ đề này . Cũng xin có mấy lời trao đổi để bác Duong.hkls hiểu rõ cho .

        Thực ra em đã lường trước được việc đưa lên 2 bài vừa rồi có phần giống như quảng cáo cho một trang web khác . Nhưng thực lòng không có ý đồ quảng bá cho hình ảnh của bất kì ai . Dù em không được học nhiều , nhưng cũng hiểu đạo lí cơ bản của cuộc sống . Việc làm vừa rồi , chẳng qua cũng chỉ muốn nói rằng . Em cũng rất tôn trong công lao của người khác . Lấy ở đâu ? Của ai ? Nhất thiết phải nói rõ , không thể nhận đó là của mình được ....Thế nên mong các bác thông cảm ! Để thể hiện rõ thái độ của mình , em sẽ không đăng tiếp phần còn lại .

        * Đối với vấn đề Hỏa Lịch :

        - Bác VinhL đã lần mò ra một ít . Nhưng đó chỉ là một chút của phần ngọn , chưa thể giúp bác ấy chỉ ra nguyên lí định cục của Ngũ Hành Nạp Âm , và định cục trong Tử Vi được . Nên đã trở lại tìm theo hướng cũ dựa vào lí luận Cách Bát Tương Sinh.

        - Nay bác Dương.hkls lại nhắc đến vấn đề này . Có lẽ bác sẽ không thể ngờ được là phần gốc đã nằm ngay trước mắt bác đó thôi .......Nhưng bác nói không hiểu thiên văn thì làm sao để giải thích cho bác hiểu .

        - Nếu căn cứ vào nhận định của bác Quách Ngọc Bội trong số tài liệu em đã nêu . Thì ngay cả bác ấy cũng chưa thấu được đến 1/10 giá trị thực của chúng( Trừ khi bác Quách Ngọc Bội cố tình giấu ) . Nguyên nhân vì sao lại nói vậy ? Xin được giải thích ở bài sau .

        - Tuy nhiên , bác VinhL và bác Hieunv 74 hoàn toàn đủ khả năng làm rõ được . Em coi đây như một món quà tặng 2 bác ấy , để 2 bác ấy thấy được rằng cái gốc định cục của Nạp âm ngũ hành và Tử Vi đẩu số vốn ở Hỏa Lịch , Cách bát tương sinh chỉ là vận dung mà thôi .

        * Hôm nay , em xin giải thích một phần cái nguyên nhân vì sao Hoàng đạo là cát , Hắc đạo là hung trong quan niệm của cổ nhân .

        - Như em , nói Hắc Hoàng trong vòng Thanh Long không phải dựa vào tính chất ngũ hành của các chi cố định trên Hoàng Đạo và giờ ban ngày và giờ ba đêm . Mà là dựa vào tứ tượng là Thái Dương , Thái Âm , Thiếu Dương , Thiếu Âm .

        - Nguồn gốc của tứ tượng là sự phân chia Hoàng Đạo ( Thái cực ) Thành 4 phần bằng nhau . Do đó , Tứ tượng thực chất là 4 mùa : Cụ thể là :

        + Mùa Xuân tương ứng với Thiếu dương .
        + Mùa Hạ tương ứng với Thái Dương .
        + Mùa Thu tương ứng với Thiếu Âm .
        + Mùa Đông tương ứng với Thái Âm .


        - Trong đó , Mùa Xuân , Mùa hạ ( Thiếu Dương , Thái Dương ) thường đem lại sự tốt lành cho con người trong cuộc sống . Nên được gọi là Cát ( Hoàng đạo ) . Mùa Thu , mùa Đông thường đêm đến cho con người nhiều sự bất lợi nên gọi là Hung ( Hắc đạo ) . Vì sao lại vậy .

        - Bởi vì , ở thời kì đầu của lịch sử . Khi vừa thoát khỏi cuộc sống của loài vật . Khi con người bắt đầu xây dựng xã hội có nhà nước và tạo ra lịch sử riêng của chính mình . Trong hoàn cảnh , phương thức sản xuất chăn nuôi trồng trọt mới ở giai đoạn đầu tiên gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết . Buộc con người phải khai thác thêm tự nhiên mà phục vụ nhu cầu của mình .

        - Cho nên, Mùa Xuân đến là lúc nguồn lương ,thực phẩm trong tự nhiên bắt đầu phát triển ngày một nhiều , các loài cây cối mọc trở lại , các loài di cư bắt đầu trở về . Rất tiện cho việc săn bắn và khai thác các loại rau quả từ tự nhiên vậy . Sự phát triển ấy thành cực thinh vào mùa Hạ . Chính vì vậy mà Thiếu Dương , Thái Dương là cát , là Hoàng đạo . Ngược lại , mùa Thu , mùa Đông . Khi cây cối bắt đầu rụng lá , khi các loài vật di cư , thì những sản vật của tự nhiên cũng ít dần làm cuộc sống của con người cũng trở nên khó khăn . Chính vì vậy mà Thái Âm , Thiếu Âm là hung là Hắc Đạo vậy .

        - Khi mượn hình ảnh của Hoàng Đạo áp lên vòng Thanh Long , thì cũng mượn luôn hình ảnh của tứ tượng mà xá định hung cát .... Những phần còn lại các bác có thể tự suy ra .

        * Em chào các bác .
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 17-01-17 lúc 22:28
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        longtuan (18-01-17)

      11. #127
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Hoả bốc quá, nên ts cũng chưa ngộ được; bác thử vài câu xem sao!
        Hihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #128
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Nguyên lý nạp âm của bác BCDH đây này:

        https://www.youtube.com/watch?v=KMnDMDGdTFQ&t=2108s

        Xem phút thứ 16 đến phút 17; phút thứ 38-40!

        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #129
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        E chào các bác ...! Em chào bác Hieunv74 ....!

        * Trước khi có mấy lời với bác hiếu . Em xin nói rõ , nguyên nhân vì sao em khẳng định bác Quách Ngọc Bội chưa thấu được 1/10 giá trị của những tài liệu bác ấy đã nêu . Tất nhiên là căn cứ vào nhận định của bác ấy trong các đoạn trích vừa được em đăng ;( Trường hợp bác ấy dấu thì nhận định này của em là sai ) . Cụ thể là :

        - Bác ấy mới chỉ hiểu cái phần nổi , tức là sách viết gì bác ấy nói vậy .
        - Chính vì thế không phân biệt chỗ nào chỉ cái thực , chỗ nào chỉ mang tính hình tượng .
        - Kkông làm rõ được vì sao lại đếm nghịch 3 số , theo thứ tự của Ngũ tinh .
        - Khi bàn về số cục của Nạp Âm trong Tử Vi không nói rõ được . Vì sao lấy 7 để trừ .

        Đây chính là những thiếu xót cơ bản của bác Quách Ngọc Bội vậy .

        * Vài lời cùng bác Hieunv74 :
        Bác lại đùa em rồi đây ....Để em giúp bác hiểu nguyên tắc của Ngũ Hành Nạp Âm ( Bác nhớ là Ngũ Hành nạp âm - không phải ngũ hành định cục của Tử Vi ) . Bác hãy làm theo hướng dẫn này của em thì thấy ngay thôi. Coi như xong cái giá trị tứ nhất của 2 đoạn trích trên .

        - Trước hết bác Hieunv74 đọc kĩ phần 2 bài của bác Quách Ngọc Bội . Nhớ các nguyên lí của nó .

        -Quan sát kĩ đồ hình "Nạp Âm bàn" của sách " Bát Trạch Minh Kính" trang 91 của Nxb Hồng Đức năm 2012 .
        + Lấy thứ tự ngũ hành của cung Tý _Sửu làm chuẩn . So sách nó với sự biến đổi
        ngũ hành của cung Dần -Mão . Liên hệ với nguyên tắc trong đoạn trích phần 2 . Để tìm quy luật .
        + Đến cung Ngọ - Mùi . Nếu bác thấy nó không tuân theo quy luật . Bác hãy xem phim tư liệu "Trái đất và bầu trời 18.flv " , ở giây thứ 0,30 đến 1 phút 30 giây .Bác sẽ hiểu nguyên nhân . Và nếu lại vẫn thấy có chỗ không hiểu ,bác Hieunv74 lại xem lại phim tư liệu đoạn em chỉ .


        * Đến đây nếu bác Hieunv74 chưa thông , thì em nhờ bác Hieunv , hay bác nào đó đăng giúp em cái " Nạp âm bàn " trong sách "Bát trạch minh kính" . Em sẽ giải thích rõ cho các bác . Em xin cảm ơn ! Nếu bác Hieunv 74 thông rồi mà còn tìm ra một số giá trị khác thì mong bác triển khai rõ trong chủ đề này . Được vậy em rất cảm ơn .

        * Em Chào các bác !
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 18-01-17 lúc 21:44
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. #130
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Đến từ
        Hanoi, Vietnam
        Bài gửi
        3,387
        Cảm ơn
        844
        Được cảm ơn: 4,604 lần
        trong 1,996 bài viết

        Default

        Bác nào có trang 91 bát Trạch minh kính không up hộ với , tìm mãi không thấy
        Thanks
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 13/31 đầuđầu ... 3111213141523 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •