Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 16/31 đầuđầu ... 6141516171826 ... cuốicuối
    kết quả từ 151 tới 160 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      1. #151
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hactientn Xem bài gởi
        Xin lỗi chen ngang vào các comment của các cụ, Hậu học nghĩ bản chất của dịch học phải là vô cực, thái cực ....... đến 64 quái...384 hào, nghiền ngẫm mãi mà vẫn chưa hình dung chủ đề này theo hướng nào? Bâng khuâng quá đành phải comment gửi cho các cụ, chủ đề nạp âm cụ Hieu74 đã giăng như mạng nhện rồi, giờ lan sang cả chủ đề về DỊCH, giá như vấn đề nạp âm các cụ dẫn chỉ là được trích trong quẻ nào, hào nào trong Dịch thì có lẽ hậu sinh còn biết tìm để đọc để nghiên cứu, chứ thế này đọc khó hiểu quá vì quá cao siêu vì hậu học thấy có nói đến thất tinh giờ cắt đi hai tinh mà chỉ thấy còn ngũ tinh mà sắp xếp mỗi cụ theo một thứ tự khác nhau, Thành thật mà nói thì trong các vấn đề các cụ đưa ra thì hậu học cảm thấy hình như là thấy mỗi cụ hiểu theo một hướng thì phải. Nếu có gì không phải mong các cụ bỏ quá cho.
        Đầu xuân năm mới, kính chúc các cụ một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG và có nhiều đóng góp cho diễn đàn những bài viết hay có giá trị học thuật.
        Chào bạn Hactientn,
        Thật ra vấn đề nạp âm trên các hào của 64 quái ít có sách nào nói đến.

        Bạn thử lấy 64 quẻ trong bốc dịch, nạp can chi theo tiền bối Kinh Phòng, rồi viết ra nạp âm cho mỗi hào. Bạn sẻ thấy sự sắp xếp có thứ tự của 6 quẻ thuần lục tử.

        Lấy sơ hào làm Tâm, Dương quái từ hào nhị đi lên, Âm quái từ 6 đi xuống, tất cả đều là tương ứng.
        1-1
        2-6
        3-5
        4-4
        5-3
        6-2

        1-1 đối 4-4
        2-6 đối 6-2
        3-5 đối 5-3.

        Nạp Âm như thế nào?

        Tưởng tượng các quái nằm ngan, sơ hào là Đông, lục hào là Tây.
        Như vậy có phải là sự hành của Nhật Nguyệt Không?

        Từ đó đi tới sẻ là thuyết Quái Khí!

        Hihihihihihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        trampervn (06-02-17)

      3. #152
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        292
        Cảm ơn
        344
        Được cảm ơn: 44 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Chào bạn Hactientn,
        Thật ra vấn đề nạp âm trên các hào của 64 quái ít có sách nào nói đến.

        Bạn thử lấy 64 quẻ trong bốc dịch, nạp can chi theo tiền bối Kinh Phòng, rồi viết ra nạp âm cho mỗi hào. Bạn sẻ thấy sự sắp xếp có thứ tự của 6 quẻ thuần lục tử.

        Lấy sơ hào làm Tâm, Dương quái từ hào nhị đi lên, Âm quái từ 6 đi xuống, tất cả đều là tương ứng.
        1-1
        2-6
        3-5
        4-4
        5-3
        6-2

        1-1 đối 4-4
        2-6 đối 6-2
        3-5 đối 5-3.

        Nạp Âm như thế nào?

        Tưởng tượng các quái nằm ngan, sơ hào là Đông, lục hào là Tây.
        Như vậy có phải là sự hành của Nhật Nguyệt Không?

        Từ đó đi tới sẻ là thuyết Quái Khí!

        Hihihihihihihihihi


        Hactientn rất cảm ơn và trân trọng những gì cụ đã và đang công hiến cho mọi người./.
        Hoả thiên đại hữu - Thủy địa tỉ

      4. #153
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ! Em chào bác Hactientn !

        * Trước hết , cảm ơn bác về những lời chúc tốt đẹp đến mọi người . Cũng cảm ơn bác đã nói ra những gì tôi nghĩ về bác VinhL , bác NamPhong , bác Hieunv74 , bác VanHoai , và nhiều bác khác nữa . Đúng là cống hiến của các bác ấy thật đáng trân trọng . Nếu không có các bài viết của bác NamPhong , bác VanHoai về phong thủy , nếu không có các bài viết của bác VinhL về Cầm Độn ,..., thì có lẽ giá trị của Diễn Đàn cũng chẳng được là bao !!! .

        * Khi bác Hactientn nói : " ...dịch học phải là vô cực , thái cực ,...., đến 64 quái ....384 hào , nghiền ngẫm mãi mà vẫn chưa hình dung chủ đề này đi theo hướng nào ? ....". Điều này làm em nhớ đến câu nói của bác VoChieuKiemKhach rằng : " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " . Quả là , 2 bác hiểu về Dịch Học hạn hẹp quá !!! .

        - Nếu hiểu như bác Hactientn , thì chỉ cần hiểu đúng về vô cực , thái cực , lưỡng nghi , tứ tượng , bát quái , 64 quái trùng , thì sẽ hiểu thông về Dịch Học .
        + Điều này đúng với Dịch Học của thời kì không có văn tự . Hay còn gọi là Hy-Hoàng dịch đạo ( Theo quan điểm của Thiệu Khang Tiết , khi chú giải Chính Dịch Tâm Pháp ) .
        + Tuy nhiên , Dịch ở thời kì sau lại có những điểm khác biệt . Chẳng hạn , Dịch của Kinh Phòng , Dịch trong Bốc Phệ , ... Mỗi loại đều có những chỗ khác biệt nhất định . Rồi Dịch trong các phái , cũng có những điểm khác biệt . Đây là nói về Dịch Học theo nghĩa lấy 64 quái trùng làm nền tảng .
        + Theo quan điểm của em , thì ....Tử vi , Bốc phệ , Phong thủy địa lí , Cầm độn , Nhâm Độn , Thái Ất .....Đều thuộc về Dịch Học . Sự khác biệt là vận dụng Dịch Học ở những phương diện khác nhau .

        - Nếu căn cứ vào câu nói của bác VoChieuKiemKhach thì Dịch Học chính là Kinh Dịch. Bao gồm lời của Văn Vương về các quẻ , lời của các hào , hệ từ , đại tượng . Hiểu theo nghĩa này quá hạn hẹp . Thế nên , mới có chuyện " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " . Cho nên , em mới bảo câu nói của bác ấy cho thấy bác ấy chẳng hiểu tí gì về Dịch cả .

        *Em nói vậy bởi vì :
        Kinh Dịch chỉ là phần ngọn của Dịch , không phải gốc . Cho nên , người đọc không hiểu cái gốc thì rõ rằng mỗi lúc cảm nhận một khác . Chữ " Thời " của Dịch học biến thành chữ " Tuổi " . Cứ như vậy thì Kinh Dịch thành thứ học thuyết " Ba Phải " .

        * Do vậy , nếu bác Hactientn để ý thì sẽ thấy chủ đề này không hề đi lạc hướng . Mà đi từ gốc đến ngọn . Từ việc hiểu đúng các khái niệm cơ bản mà xét đúng nghĩa của ứng dụng . Em sẽ chứng minh ở bài kế tiếp .

        * Em chào bác Hactientn . Em chào các bác !!!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        duong.hkls (05-02-17),THDN (06-02-17)

      6. #154
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!!!

        * Hôm nay , em sẽ đưa ra một vài ví dụ để chứng minh muốn tìm hiểu về Dịch Học , trong bất cứ môn thuật nào cũng cần phải hiểu đúng các khái niệm cơ bản của nó . Cũng là để nói rõ hướng đi của chủ đề này .

        * Ví dụ 1 :
        - Đa số người tìm hiểu về Dịch Học , thông qua tìm hiểu Kinh Dịch đều sai lầm ở chỗ không hiểu rõ các khái niệm như : Vô cực , Thái cực, lưỡng nghi , tứ tượng , bát quái , 64 quái trùng . Từ đó cho rằng , sự sinh ra của hệ thống khái niệm này là để giải thích về quá trình hình thành và phát triển thế giới , của vũ trụ .
        - Nếu hiểu như vậy , thì cổ nhân vận dụng nó như thế nào trong cuộc sống ? Ý nghĩa tích cực nhất trong cách hiểu trên là ở chỗ ; Vũ trụ có sinh thì có diệt , thì con người cũng vậy , thế nên sống ở trên đời con người phải đối tốt với nhau .
        - Tuy nhiên , điểm này chỉ đúng trong các xã hội có giai cấp , có sự bóc lột giữa người với người . Nhưng ở thời con người sống trong các hình thức tổ chức như thị tộc , bộ lạc . Thì không được đúng cho lắm . Trong khi đó , hình thức dịch học sớm nhất là Hy- Hoàng dịch đạo , được hình thành trong các Thị Tộc . Nghĩa là Dịch Đạo họ tạo ra không phải nhằm mục đích khuyên con người sống tốt với nhau , mà mang ý nghĩa khác . ( Nếu bác nào tìm hiểu qua lịch sử Tín ngưỡng - Tôn giáo . Thì rất dễ nhận ra điểm này . Trong các Thị tộc , Bộ lạc chỉ có tín ngưỡng , không có Tôn giáo . Các Tôn giáo đều hình thành trong các xã hội có giai cấp .) . Vậy việc khuyên con người sống tốt với nhau là ý của người đời sau đem vào Dịch Học và trử thành 1 bộ phận của Dịch Học .
        - Khi các bác hiểu đúng về các khái niệm vô cực , thái cực , lưỡng nghi . Như em đã giải thích . Thì các bác thấy ngay rằng ; sự sinh ra của các khái niệm này gắn liền với quá trình tìm hiểu các quy luật vận động của thế giới , của tự nhiên . Nó được sinh ra ở thời kì đầu tiên trong lịch sử xã hội của loài người . Việc tìm hiểu các quy luật đó giúp con người dần thoát khỏi cuộc sống bầy đàn giống như các loài khác . Cũng vì thế mà Hy - Hoàng - Thần nông .....được coi là thần , thánh , thậm chí là tổ của loài người vậy .

        * Ví Dụ 2 :
        - Theo quan điểm của em , hiện nay có đến 99,99 % người tìm hiểu về Kì Môn Độn Giáp . Đều dừng lại ở mâu thuẫn về việc lập thiên bàn địa , an tinh. Vì có rất nhiều cách lập . Họ đều phải dừng lại vì không biết cách nào đúng , cách nào sai .
        - Nguyên nhân của vấn đề trên nằm ở chỗ không hiểu đúng các khái niệm cơ bản như : Thế nào là độn giáp ? Vì sao lục nghi và tam kì luôn vận động ngược nhau ? Cửu tinh là gì ? Bát môn được hình thành ra sao ? Tinh và môn có quan hệ với nhau như thế nào ? , ....

        * Ví dụ 3
        - Như em nói các môn thuật cổ của phương đông như Tử Vi , Phong Thủy , Độn Giáp , Thái Ất ...đều là vận dụng Dịch Học ở các phương diện khác nhau .
        - Trong Phong thủy địa lí ; Nếu không hiểu trong trường hợp nào Tham Lang thuộc Mộc , trong trường hợp nào Tham Lang thuộc Thủy , trong trường hợp nào tham là một tinh tú thì đọc sách Phong thủy địa lí gióng như đi vào mê cung không lối ra .
        - Phong thủy cũng nói về Nạp Âm để bàn về niên , nguyệt, khắc sơn gia ,hay kim thần sát . Tử Bình cũng dụng Nạp Âm để bàn về vượng suy , cách cục ,.Tử Vi cũng tham chiếu Nạp âm mà xét mệnh . Nếu không hiểu cái gốc của Nạp âm và cái gốc của thiên khí , địa khí thì không biết lấy cái gì làm trọng .

        * Tóm lại , Nếu không hiểu gốc thì rất dễ coi cát là hung , coi hung là cát .

        * Em lảm nhảm hơi nhiều các bác nhỉ ....hihihi. Thôi vậy !

        * Em chào các bác ...Chúc các bác vui vẻ .!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 07-02-17 lúc 08:53
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        duong.hkls (07-02-17),voanhtu (08-02-17)

      8. #155
        Tham gia ngày
        Jun 2015
        Bài gửi
        292
        Cảm ơn
        344
        Được cảm ơn: 44 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Biển học vô bờ, cảm ơn cụ đã chỉ cho một cách nhìn nhận mới là: “ Kinh dịch là là phần ngọn của Dịch, không phải gốc” Điều này hi vọng cụ sẽ chứng minh điều cụ muốn chia sẻ với diễn đàn, chính pháp bất nhị, dụng PHÁP – CHÂN để chứng DỊCH – ĐẠO, tất phải CHÍNH - NGÔN và Dịch là học thuyết “ Ba phải”, Hậu học ghi nhận điểu này là đúng là dịch luôn là tam vậy, chẳng hạn như tham thiên lưỡng địa, tam thiên địa mà có nhân tính…thì tam thiên địa nhân mới hòa và còn nhiều điều chia tam nữa…..nhưng hiểu biết của hậu học hạn hẹp và vẫn luôn đang học hỏi và hậu học luôn coi DỊCH HỌC là nền tảng căn bản, là gốc của vạn vật và lấy học thuyết của tam giáo để khẳng định tính tồn tại bất biến của nó….Xin lỗi vì đã làm phiền cụ, mong cụ hỉ xả bỏ qua./.
        Hoả thiên đại hữu - Thủy địa tỉ

      9. #156
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hactientn Xem bài gởi
        Biển học vô bờ, cảm ơn cụ đã chỉ cho một cách nhìn nhận mới là: “ Kinh dịch là là phần ngọn của Dịch, không phải gốc” Điều này hi vọng cụ sẽ chứng minh điều cụ muốn chia sẻ với diễn đàn, chính pháp bất nhị, dụng PHÁP – CHÂN để chứng DỊCH – ĐẠO, tất phải CHÍNH - NGÔN và Dịch là học thuyết “ Ba phải”, Hậu học ghi nhận điểu này là đúng là dịch luôn là tam vậy, chẳng hạn như tham thiên lưỡng địa, tam thiên địa mà có nhân tính…thì tam thiên địa nhân mới hòa và còn nhiều điều chia tam nữa…..nhưng hiểu biết của hậu học hạn hẹp và vẫn luôn đang học hỏi và hậu học luôn coi DỊCH HỌC là nền tảng căn bản, là gốc của vạn vật và lấy học thuyết của tam giáo để khẳng định tính tồn tại bất biến của nó….Xin lỗi vì đã làm phiền cụ, mong cụ hỉ xả bỏ qua./.
        Năm mới chúc mọi người một sức khỏe tốt ........
        Trước khi bàn đến gốc ngọn tôi lạm bàn về con người , triết học phương đông từng quan niệm con người là TIỂU VŨ TRỤ quan niệm đó ngày càng tỏ ra xác đáng trước khoa học hiện đại ...
        Trong vũ trụ mặt trời cùng với môi trường bao quanh nó liên tục truyền cái trật tự của mình trên trái đất . Mặt trăng một vật thể gần với trái đất nhất cũng gây ảnh hưởng tới trái đất .Mọi sinh vật vô tri vô giác đều hưởng ứng với nó và thay đổi cùng nó . Các con sông thay đổi dòng chẩy theo ánh sáng mặt trời , các đại dương thay đổi các đợt sóng triều theo sự mọc và lặn của mặt trăng . Các đợt triều lên không chỉ bao gồm của biển và đại dương mà cả lớp không khí trái đất cả lớp vỏ cứng mặt đất , cũng có hiện tượng triều lên xuống . Hiện tương triều lên xuống diễn ra ngay trong cả con người và sinh vật nói chung
        Các nhà vật lý sinh học và nhiều ngành khoa học ngày một nhiều những nhịp điệu có chu kỳ ngắn nhất từ vài phần giây như tần số nhịp tim, nhịp thở , nhu đông ruột , sóng điện não , sấp sỉ một giây , những nhịp điệu này thay đổi thời gian trong ngày , theo thời tiết môi trường ......
        nhịp điệu cỡ 24 giờ rất phổ biến ở hầu hết mọi sinh vật khoa hoc thời thượng phát hiên có hơn 40 quá trình sinh học có nhịp điệu 24 giờ ...
        có những nhịp điệu dài hơn như nhịp điệu tháng năm được chi phối bởi mặt trời và mặt trăng . Mặt trời quay xung quanh trục của nó trung bình 27,3 ngày , còn mặt trăng quay quanh trái đất 29,5 ngày điều đó cho ta liên hệ chu kỳ hoạt động của sinh vật trên trái đất điển hình là chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ , nhịp điêu sinh lý , thụ thai , chu kỳ động đực của đông vật liên quan đến chuyển động của mặt trăng nhiều hơn chính vì thế người cổ coi mặt trăng là thần của ái tình ...tiếp đến khoa học phát hiện chu kỳ lớn hơn 11năm , 18,6 năm , 176,77 năm mỗi lần xuất hiện chu lỳ này trái đất phải chịu những khí quyển bi nhiễu loạn , bão từ , bão vũ trụ cường độ các tia vụ trụ thay đổi sự tuần hoàn của khí quyển , lưu lượng nước , các sông mực nước các hồ và cả các dòng nước ngầm cũng bị thay đổi ...cổ thư cũng ghi thủy thổ khí hậu cũng là nhân tố cấu trúc con người nơi khí năng thân thể trắc mập , nơi khí nhẹ gầy mảnh , trong cơ thể con người các kinh chính nói với nhau các các lạc có 365 lạc , 365 khớp này lại trùng với 365 ngày ..
        Qua một loạt ví dụ trên nếu DỊCH làm ra từ nghiên cứu hoạt động của vũ trụ vậy dịch lại là ngọn như cách nói của DVDH .....
        Theo tôi đó chỉ là cách nhìn nhận mà thôi còn như tôi thì phải dùng cả 3 miến là dùng chỗ nào thì phải hiểu bản chất chỗ đó .
        Ví dụ một cái cây biết khi nào dùng dễ , dùng thân , dùng lá ...không nên quan trọng hóa một cái nào , không nên phức tạp hóa các khái niệm nhiều khi cứ đi tìm đâu xa xôi thì thường hay lâm vào vòng lẩn quẩn nhưng đôi khi chân lý lại thật đơn giản và gần gũi
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      10. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "longtuan" về bài viết có ích này:

        3kubond (08-02-17),baothanh1214 (08-02-17)

      11. #157
        Tham gia ngày
        May 2014
        Đến từ
        Quan 5
        Bài gửi
        321
        Cảm ơn
        934
        Được cảm ơn: 242 lần
        trong 126 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi longtuan Xem bài gởi
        .......
        có những nhịp điệu dài hơn như nhịp điệu tháng năm được chi phối bởi mặt trời và mặt trăng . Mặt trời quay xung quanh trục của nó trung bình 27,3 ngày , còn mặt trăng quay quanh trái đất 29,5 ngày điều đó cho ta liên hệ chu kỳ hoạt động của sinh vật trên trái đất .............
        Cám ơn Bác LongTuan về bài viết, không biết có phải bác Đổ Huy Chúc không?

        Theo e biết, Mặt Trời quay quanh trục 25,3 ngày, Mặt Trăng quay quanh trục 27,3 ngày.
        Qua những số liệu có tính chu kỳ mà bác LongTuan vừa nêu, Xin anh Banchatdichhoc, anh Vinh và các anh cho em hỏi chút xíu: trong phong thuỷ, khái niệm "Vận" cực kỳ quan trọng, hiện chúng ta đang ở "vận 8", mỗi vận 20 năm. Xin các anh giải thích giùm: 20 năm, 180 năm là chu kỳ của cái gì?

        Chân thành cám ơn!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "3kubond" về bài viết có ích này:

        ThaiDV (08-02-17)

      13. #158
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi 3kubond Xem bài gởi
        Cám ơn Bác LongTuan về bài viết, không biết có phải bác Đổ Huy Chúc không?

        Theo e biết, Mặt Trời quay quanh trục 25,3 ngày, Mặt Trăng quay quanh trục 27,3 ngày.
        Qua những số liệu có tính chu kỳ mà bác LongTuan vừa nêu, Xin anh Banchatdichhoc, anh Vinh và các anh cho em hỏi chút xíu: trong phong thuỷ, khái niệm "Vận" cực kỳ quan trọng, hiện chúng ta đang ở "vận 8", mỗi vận 20 năm. Xin các anh giải thích giùm: 20 năm, 180 năm là chu kỳ của cái gì?

        Chân thành cám ơn!
        Đố Huy Chúc tôi ko biết là ai , với tôi tên tuổi ko quan trọng chỉ là giải trí thôi mà
        Cái phần số liệu không nhầm nhưng là nhầm ở chỗ này
        https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E...t_Tr%E1%BB%9Di
        còn 20 , 180 năm thì lại do người xưa lấy mốc khác đó là dựa vào các hành tinh quay quanh mặt trời là sao thổ tinh và sao mộc tinh . Mộc tinh hành quanh mặt trời một vòng 11,86 năm tức gần 12 năm , thổ tinh 29,5 năm tức gần 30 năm cách 20 chúng gặp nhau một lần do sự gặp nhau của chúng có ảnh hưởng đến trái đất nên người xưa lấy 20 là một vận lấy cửu tinh phối cửu vận lấy bội số nhỏ nhất của mộc tinh 12 năm , thổ tinh 30 năm là 60 năm định một giáp tý là một nguyên 3 vòng giáp tý 180 là tam nguyên
        Còn một thuyết khác khá phổ biến là dùng cần can chỉ ghi từ thời cổ đại . Tương truyền 2697 trước CN hoàng đế tính ra thiên văn lịch pháp năm đó đặt ra là hoàng đế nguyên niên . Dùng tổ hợp 10 căn ,12 chi tạo thành lục thập hoa giáp ...cái này như Hoàng Tuấn thì do thất tinh liên châu mà định ra năm , tháng , ngày , giờ giáp tý làm mốc
        ...... nói chung đều quy lại 20 . 3 = 60 , 60 .3 = 180
        Các số người xưa nói là như thế bây giờ có thể hơi khác xong theo tôi ở mức tương đối vậy đã dùng được rồi
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 08-02-17 lúc 18:43
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      14. #159
        Tham gia ngày
        May 2014
        Đến từ
        Quan 5
        Bài gửi
        321
        Cảm ơn
        934
        Được cảm ơn: 242 lần
        trong 126 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi longtuan Xem bài gởi
        Đố Huy Chúc tôi ko biết là ai , với tôi tên tuổi ko quan trọng chỉ là giải trí thôi mà
        Cái phần số liệu không nhầm nhưng là nhầm ở chỗ này
        https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E...t_Tr%E1%BB%9Di
        còn 20 , 180 năm thì lại do người xưa lấy mốc khác đó là dựa vào các hành tinh quay quanh mặt trời là sao thổ tinh và sao mộc tinh . Mộc tinh hành quanh mặt trời một vòng 11,86 năm tức gần 12 năm , thổ tinh 29,5 năm tức gần 30 năm cách 20 chúng gặp nhau một lần do sự gặp nhau của chúng có ảnh hưởng đến trái đất nên người xưa lấy 20 là một vận lấy cửu tinh phối cửu vận lấy bội số nhỏ nhất của mộc tinh 12 năm , thổ tinh 30 năm là 60 năm định một giáp tý là một nguyên 3 vòng giáp tý 180 là tam nguyên
        Còn một thuyết khác khá phổ biến là dùng cần can chỉ ghi từ thời cổ đại . Tương truyền 2697 trước CN hoàng đế tính ra thiên văn lịch pháp năm đó đặt ra là hoàng đế nguyên niên . Dùng tổ hợp 10 căn ,12 chi tạo thành lục thập hoa giáp ...cái này như Hoàng Tuấn thì do thất tinh liên châu mà định ra năm , tháng , ngày , giờ giáp tý làm mốc
        ...... nói chung đều quy lại 20 . 3 = 60 , 60 .3 = 180
        Các số người xưa nói là như thế bây giờ có thể hơi khác xong theo tôi ở mức tương đối vậy đã dùng được rồi
        Chân thành cám ơn bác LongTuan đã chỉ dẫn!
        Thật ra thì em cũng đã từng hiểu và áp dụng như kiểu người xưa là tính vận PT là 20 năm, nhưng như Bác thấy: "1,86 năm tức gần 12 năm , thổ tinh 29,5 năm tức gần 30". điều làm em bâng khuâng nhất là 2 chử "tức gần", làm tròn 1 vòng khoảng 60 năm thì ổn, nhưng khi tích luỹ nhiều năm thì sao Mộc và Thổ rất cách quá xa nhau:

        [IMG]http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4931&stc=1&d=148656545 0[/IMG]

        Trung bình 180, vòng chênh quỹ đạo của sao Thổ và Mộc là 0,069 vòng - tương đương 24,84 độ, đến 540 năm thì đã chênh gần 75 độ (gần 5 cung), nhiều quá! Vậy tính vận theo chu kỳ di chuyển của các hành tinh có gì đó e chưa hiểu!

        Một lần nữa cám ơn Bác và mong được sự giúp đỡ của quý Tiền Nhân!
        Hình Kèm Theo Hình Kèm Theo
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. #160
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác !!! Em chào bác 3kubond , em chào bác Longtuan !!! Lâu rồi mới thấy 2 bác ghé qua !

        Em có mấy lời trao đổi với các bác như sau :

        * Đối với vấn đề cái gốc của Dịch Học .
        - Bác Longtuan có nói :
        " Qua một loạt ví dụ trên nếu DỊCH làm ra từ nghiên cứu hoạt động của vũ trụ vậy dịch lại là ngọn như cách nói của DVHD...Theo tôi đó chỉ là cách nhìn nhận mà thôi ..."

        - Em xin đính chính lại như sau : Đúng là em khẳng định dịch làm ra từ việc nghiên cứu hoạt động của vũ trụ , nhưng không nói " Dịch là ngọn " mà em nói KINH DỊCH CHỈ LÀ PHẦN NGỌN CỦA DỊCH KHÔNG PHẢI PHẦN GỐC . ( Bài viết của bác Longtuan từ đoạn : " Trong vũ trụ mặt trời .....lại trùng khớp với 365 ngày ." . . Đã chứng minh rõ quan điểm của em .)

        - Em cho rằng người tìm hiểu về Dịch học mà chỉ đọc KINH DỊCH mà không tìm hiểu cái gốc tất không hiểu . Vì thế mà mỗi tuổi đọc mỗi khác . Nghĩa là vẫn quẻ đó, hôm nay đọc hiểu thế này , ngày mai đọc hiểu khác , ngày kia lại hiểu khác nữa , ... Vậy đến bao giờ thì hiểu đúng ....sẽ chẳng bao giờ hiểu cả . Với cách đọc như thế thì Kinh Dịch trở thành học thuyết " Ba phải " , theo nghĩa ai nói cũng gật , dù ý kiến của họ khác nhau .

        * Về vấn đề CON NGƯỜI bác Longtuan đưa ra . Em hoàn toàn đồng ý . Dù môn học nào cũng vậy , Phong thủy , tử vi , ....vật lí , toán học .... sinh ra đều vì lợi ích của con người .

        - Chỗ này bác Hactientn hiểu sai ý em , làm bác Longtuan nói về vấn đề dùng 3 miến .....

        * Vấn đề bác 3kubond có hỏi : " VẬN " trong phong thủy . Mỗi vận 20 năm , một chu 180 năm là chu kì của cái gì ?

        - Bác Longtuan có giải thích rằng : " Mộc tinh hành quanh mặt trời một vòng 11,86 năm tức gần 12 năm , thổ tinh 29,5 năm tức gần 30 năm , cách 20 năm chúng gặp nhau một lần , do sự gặp nhau của chúng có ảnh hưởng đến trái đất , nên người xưa lấy 20 năm làm một vận , lấy cửu tinh phối cửu vận lấy bội số nhỏ nhất của mộc tinh 12 năm , thổ tinh 30 năm là 60 năm định một giáp tý là một nguyên , 3 vòng giáp tý 180 năm là tam nguyên . Còn một thuyết khác khá phổ biến là dùng can chi ghi từ thời cổ đại . Tương truyền 2697 trước CN Hoàng Đế tính ra thiên văn , lịch pháp năm đó , đặt ra hoàng đế nguyên niên , dùng tổ hợp 10 can , 12 chi tạo thành lục thập hoa giáp ...cái này Hoàng Tuân thì do thất tinh liên châu mà định ra năm tháng ngày giờ , giáp tý làm mốc ....nói chung đều quy lại 20*3 = 60 , 60 * 3 = 180 . Các số người xưa nói là như thế bây giờ có thể hơi khác xong the tôi mức tương đối vậy đã dùng được rồi ."

        - Em xin khẳng định ; Quan điểm của bác Longtuan hoàn toàn sai

        + Thứ nhất : Vì sao lại lấy chu kì gặp nhau của Thổ tinh và Mộc tinh làm căn cứ , mà không phải chu kì của gặp nhau của Kim tinh và Hỏa tinh , hay Thủy tinh và Thổ tinh , ....hoặc chu kì gặp nhau của cả 5 hành tinh ?

        + Thứ hai : Lí luận của bác Longtuan không giải thích được vì sao vận 1 Thủy vượng , Vận 2 Thổ vượng , ....

        + Thứ ba : Mộc và Thổ gặp nhau lần sau cách lần trước không phải 20 năm , mà lâu hơn nhiều . Thậm trí 1 năm có thể ở cạnh nhau vài tháng .Điều này bác Longtuan xem các clip quan sát bầu trời sẽ hiểu ....hihihi . Bác không hiểu thiên văn cổ rui !!!

        * Theo cách nghĩ của bác Longtuan . Bác sẽ không bao giờ hiểu đoạn trích này đâu :

        " Thôi quan thiên viết : " Hỏa tinh không sinh thì quan chức thấp , không cao vút nhưng có nhật , nguyệt sáng thì chủ sinh quý nhân ".

        Sự sắp xếp của 2 sa Trung tinh và Hỏa tinh :

        -Tháng 1 : Thượng tuần Cấn long làm tư lệnh , hoàng hôn sao Vị tai Đoan Môn Tân , Hỏa tinh lúc này ở nhâm . Trung tuần : Dần long tư lệnh , hoàng hôn sao
        Ngang tại Dậu , Hỏa tinh tại Nguy Nhâm .......

        - Tháng 12 : Sau ngày sóc , Sửu long tư lệnh , hoàng hôn Khuê tại Càn . Sau ngày vọng , Cấn long tư lệnh , hoàng hôn Lâu tại Tuất , Hỏa tinh tại Bích Hợi "


        * Tóm lại , bác 3kubond chỉ cần hiểu mấy chữ sau là rất đầy đủ :
        "CỬU THIÊN HUYỀN NỮ LUẬT LỆNH "


        * Em chào các bác !!!!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 08-02-17 lúc 23:04
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-02-17),ThaiDV (09-02-17)

      Trang 16/31 đầuđầu ... 6141516171826 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •