Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Sau đây là tổng kết hết các trường hợp có thể xảy ra:
        (B1 là Biến 1, B2 là Biến 2, vv....)

        5,4,4 trị số là 3+3+3 = 9, Lão Dương, hào Trùng
        B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 4 (đếm 10 lần 4), B3 dư 4 (đếm 9 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 13 thẻ, còn dư lại 49 - 13=36 thẻ. Tổng cộng phải đếm đến 30 lần 4 (120 thẻ).

        5,4,8, trị số 3+3+2 = 8, Thiếu Âm, hào Triết
        B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 4 (đếm 10 lần 4), B3 dư 8 (đếm 8 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 17 thẻ, còn dư lại 49 – 17 = 32 thẻ. Tổng cộng phải đếm đến 29 lần 4 (116 thẻ).

        5,8,4, trị số 3+2+3 = 8, Thiếu Âm, hào Triết
        B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 8 (đếm 9 lần 4), B3 dư 4 (đếm 8 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 17 thẻ, còn dư lại 49 – 17 = 32 thẻ. Tổng cộng phải đếm đến 28 lần 4 (112 thẻ)

        5,8,8, trị số 3+2+2 = 7, Thiếu Dương, hào Đơn
        B1 dư 5 (đếm 11 lần 4), B2 dư 8 (đếm 9 lần 4), B3 dư 8 (đếm 7 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 21 thẻ,
        còn dư lại 49 – 21 = 28 thẻ. Tổng cộng phải đếm 27 lần 4 (108 thẻ)

        9,4,4, trị số 2+3+3 = 8, Thiếu Âm, hào Triết
        B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 4 (đếm 9 lần 4), B3 dư 4 (đếm 8 lần 4), tống cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 17 thẻ, còn dư lại 49 – 17 = 32 thẻ. Tổng cộng phải đếm 27 lần 4 (108 thẻ)

        9,4,8, trị số 2+3+2 = 7, Thiếu Dương, hào Đơn
        B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 4 (đếm 9 lần 4), B3 dư 8 (đếm 7 lần 4), tống cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 21 thẻ,
        còn dư lại 49 – 21 = 28 thẻ. Tổng cộng phải đếm 26 lần 4 (104 thẻ)

        9,8,4, trị số 2+2+3 = 7, Thiếu Dương, hào Đơn
        B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 8 (đếm 8 lần 4), B3 dư 4 (đếm 7 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 21 thẻ,
        còn dư lại 49 – 21 = 28 thẻ. Tổng cộng phải đếm 25 lần 4 (100 thẻ)

        9,8,8, trị số 2+2+2 = 6, Thái Âm, hào Giao
        B1 dư 9 (đếm 10 lần 4), B2 dư 8 (đếm 8 lần 4), B3 dư 8 (đếm 6 lần 4), tổng cộng thẻ kẹp trong 3 Biến là 25 thẻ,
        còn dư lại 49 – 25 = 24 thẻ. Tổng cộng phải đếm 24 lần 4 (96 thẻ)

        Mỗi một hào cần có 3 lần Biến, mỗi một Biến có 4 Doanh.
        Sách là gì?
        1 Cọng cỏ thi được cho là một đơn vị Sách.
        Tứ Doanh(四營) là gì?
        Tứ Doanh tức là 4 động tác, “Phân Nhị(分二)”, “Quải 1(掛一)”, “Thiệt 4(揲四)”, “Quy Kỳ(歸奇)”
        Phân Nhị: Chia làm 2 (Lưỡng Nghi)
        Quải 1: Tức treo 1 cọng vào tay, sách nói, Quải Nhất vi Tượng Tam, tức nói đến Tam Tài.
        Thiệt 4: Thiệt có nghĩa là dùng tay để đếm, mỗi lần đếm 4 cọng.
        Quy Kỳ: Quy là trả lại, Kỳ hay Cơ củng có nghĩa là số thừa, số lẻ, tức số cọng còn sót lại sau khi đếm 4.
        Sách nói Tứ Doanh nhi thành Dịch, Nhất phân lưỡng nghi, tam tài, tứ thời, nhuận số (thừa số), Tam Biến nhi thành Hào, 18 Biến nhi thành Quái.

        Theo như trên ta thấy rằng nếu số cọng kẹp ở Tay là
        13 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 13 = 36,
        17 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 17 = 32
        21 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 21 = 28
        25 cọng kẹp thì các cọng còn thừa lại sẻ là 49 - 25 = 24

        Dịch nói tứ Doanh số là
        Thái Dương = 36, 9x4=36
        Thiếu Âm = 32, 8x4=32
        Thiếu Dương = 28, 7x4=28
        Thái Âm = 24, 6x4=24
        Nay liệt kê lại các chi tiết trên ta có các số Sách như sau:
        Thái Dương 13 Sách Kẹp, 36 Sách Thừa, Đếm 30 lần 4 (tức 120 Sách)
        Thiếu Âm 17 Sách Kẹp, 32 Sách Thừa, Đếm 29, 28, hoặc 27 lần 4 (tức 116,112, hoặc 108 Sách)
        Thiếu Dương 21 Sách Kẹp, 28 Sách Thừa, Đếm 27, 26, 25 lần 4 (tức 108, 104, hoặc 100 Sách)
        Thái Âm 25 Sách Kẹp, 24 Sách Thừa, Đếm 24 lần 4 (tức 96 Sách)

        Cách sách Dịch đều nói đến các số 9,8,7,6 và 36, 32, 28, 24, còn 13,17,21, 25 thì ít sách nào nhắc đến.
        Ta thấy số 108 này có thể là Thiếu Dương mà củng có thể là Thiếu Âm, tức đây là số mà Thiếu Âm Dương giao nhau nhỉ?
        108 = 2^2 x 3^3
        72 = 2^3 x 3^2
        36 = 2^2 x 3^2
        12 = 2^2 x 3^1
        6 = 2^1 x 3^1
        Đây toàn là những con số Tham Thiên Lưỡng Địa quan trong trong lý học đông phương à!
        Xem dãy số của Fibonacci nhé:
        0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144
        Số của Lão Dương là 13, Số của Thiếu Dương là 21, Số của Thiên Địa là 55. Đều là những con số rất thiên nhiên nhĩ?

        Xác Suất của Hào
        Theo phần liệt kế xác suất ở trên ta có
        5&4 trị số 3, 9&8 trị số 2
        P(5) = 3/4, P(9)= 1/4, P(4) = 1/2, P(8) = 1/2

        5,4,4 (13 Sách, trị số 9) = P(5,4,4) = P(5)xP(4)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        5,4,8 (17 Sách, trị số 8) = P(5,4,8) = P(5)xP(4)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        5,8,4 (17 Sách, trị số 8) = P(5,8,4) = P(5)xP(8)xP(4) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        5,8,8 (21 Sách, trị số 7) = P(5,8,8) = P(5)xP(8)xP(8) = 3/4 x 1/2 x 1/2 = 3/16
        9,4,4 (17 Sách, trị số 8) = P(9,4,4) = P(9)xP(4)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        9,4,8 (21 Sách, trị số 7) = P(9,4,8) = P(9)xP(4)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        9,8,4 (21 Sách, trị số 7) = P(9,8,4) = P(9)xP(8)xP(4) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16
        9,8,8 (25 Sách, trị số 6) = P(9,8,8) = P(9)xP(8)xP(8) = 1/4 x 1/2 x 1/2 = 1/16

        Hào Lão Dương 13 Sách, trị số 9 = P(5,4,4) = 3/16
        Hào Thiếu Âm 17 Sách, trị số 8 = P(5,4,8)+P(5,8,4)+P(9,4,4) = 3/16 + 3/16 + 1/16 = 7/16
        Hào Thiếu Dương 21 Sách, trị số 7 = P(5,8,8)+P(9,4,8)+P(9,8,4) = 3/16 + 1/16 + 1/16 = 5/16
        Hào Thái Âm 25 Sách, trị số 6 = P(9,8,8) = 1/16
        P(LãoDương) = P(13) = P(9) = 3/16
        P(ThiếuÂm) = P(17) = P(8) = 7/16
        P(ThiếuDương) = P(21) = P(7) = 5/16
        P(LãoÂm) = P(25) = P(6) = 1/16
        Theo như đó thì chúng ta thấy Quẻ Dịch Cỏ Thi thích Thiếu Nữ (7/16) nhất rồi đến Thiếu Nam (5/16), sau đó tới Lão Ông (3/16) rồi mới tới Lão Bà (1/16). Như vậy là có công bằng không nhỉ?

        Như vậy thì xác suất của một quẻ Thiên Địa Bĩ biến thành Địa Thiên Thái tức là
        13,13,13,25,25,25 = P(13)xP(13)xP(13)xP(25)xP(25)xP(25) = (3/16)^3x(1/16)^3 = 27/16^6 = 27/16777216 = 0.0001609325408935546875%
        P(Bĩ biến Thái) = 0.00016%
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        3kubond (18-04-17),Phạm Hà Dương (18-04-17),Phương Ngân (21-04-17)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •