Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      Hybrid View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        122
        Cảm ơn
        43
        Được cảm ơn: 67 lần
        trong 52 bài viết

        Default

        "...vô danh bất hoạn hoạn danh phù"
        Chữ Danh phù này đã viết mấy lần mà chưa thấy cụ nào ý kiến gì.
        Khổng Minh được coi là người dưới thông địa đạo trên hiểu mệnh trời, tuy nhiên ông lại Không biết Dừng lại.
        Vận nhà Hán đã hết, vì đã ăn lộc thiên hạ đã 400 năm rồi thì ắt phải lui vào sau võ đài lịch sử để cho Họ khác lên, đó cũng là thuận theo lẽ của Dịch.
        - KM hiểu mệnh nhà Hán đã hết, nếu biết dừng lại thì đã không có chuyện 6 lần kéo quân ra Kỳ Sơn.
        - Nếu Biết dừng lại thì đã không có chuyện ngửa mặt nhìn trời than câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên"...Xét sâu xa Đây cũng là 1 hình thức của Phù Danh vậy, Mã Tốc bị chém chẳng qua là hệ quả của Phù Danh.
        - Giá như ngày đó KM biết dừng lại thì dân tình và quân lính đỡ điêu linh hơn, vì Phù danh mà đã chẳng "Thuận thiên hành đạo". Ôi cái đạo phù danh danh phù.

        "Thiên chi như sở lâm, địa chi như sở cảm"
        Trong thế giới nhị nguyên cái gì cũng có 2 mặt, sinh sôi phát triển mãi thì cũng có lúc lụi tàn, sinh lão bệnh tử vốn là vô thường. Thiên Địa dùng Sinh - Sát để điều hòa âm dương là thuận theo tự nhiên, cũng có khi cần sinh để được thiên hạ, cũng có khi cần sát để đoạt thiên hạ, tùy Thời mà luận sinh sát, thế tục thường chỉ nhìn 1 phía Sinh, mà ghét sát, biết đâu hợp Sinh hay hợp Sát đều nằm ở 2 chữ THỜI - VỊ. Xưa nay trong thiên hạ không có mấy người nhận ra được lẽ biến hóa của quyền cơ.
        Lão Hieu74 đúng là học trò của cụ Baotien rồi...hahaha...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #2
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi tieudao Xem bài gởi
        "...vô danh bất hoạn hoạn danh phù"
        Chữ Danh phù này đã viết mấy lần mà chưa thấy cụ nào ý kiến gì.
        Khổng Minh được coi là người dưới thông địa đạo trên hiểu mệnh trời, tuy nhiên ông lại Không biết Dừng lại.
        Vận nhà Hán đã hết, vì đã ăn lộc thiên hạ đã 400 năm rồi thì ắt phải lui vào sau võ đài lịch sử để cho Họ khác lên, đó cũng là thuận theo lẽ của Dịch.
        - KM hiểu mệnh nhà Hán đã hết, nếu biết dừng lại thì đã không có chuyện 6 lần kéo quân ra Kỳ Sơn.
        - Nếu Biết dừng lại thì đã không có chuyện ngửa mặt nhìn trời than câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên"...Xét sâu xa Đây cũng là 1 hình thức của Phù Danh vậy, Mã Tốc bị chém chẳng qua là hệ quả của Phù Danh.
        - Giá như ngày đó KM biết dừng lại thì dân tình và quân lính đỡ điêu linh hơn, vì Phù danh mà đã chẳng "Thuận thiên hành đạo". Ôi cái đạo phù danh danh phù.

        "Thiên chi như sở lâm, địa chi như sở cảm"
        Trong thế giới nhị nguyên cái gì cũng có 2 mặt, sinh sôi phát triển mãi thì cũng có lúc lụi tàn, sinh lão bệnh tử vốn là vô thường. Thiên Địa dùng Sinh - Sát để điều hòa âm dương là thuận theo tự nhiên, cũng có khi cần sinh để được thiên hạ, cũng có khi cần sát để đoạt thiên hạ, tùy Thời mà luận sinh sát, thế tục thường chỉ nhìn 1 phía Sinh, mà ghét sát, biết đâu hợp Sinh hay hợp Sát đều nằm ở 2 chữ THỜI - VỊ. Xưa nay trong thiên hạ không có mấy người nhận ra được lẽ biến hóa của quyền cơ.
        Tôi lo các bác sẽ hiểu sai câu này nên nhiều chuyện một chút:
        "Thiên chi như Sở lâm, Địa chi như Sở cảm" chính là mượn cách hành quân của Hạng Vũ trận Cự Lộc và cách Lưu Bang vào Hàm Dương để nói về Thiên quái và Địa quái trên 24 sơn. Khi dùng Thiên quái thì tác dụng nhanh nhưng khó lâu bền, dùng Địa quái thì tác dụng chậm nhưng lâu bền hơn. Vậy thì cái nào tốt? chẳng cái nào tốt hơn cái nào cả, tùy Thời mà lựa chọn cho phù hợp, như hiện nay thời mạt pháp, mọi việc đang rối tinh, chọn Thiên quái là sai vì nó sẽ dễ đưa mọi việc đến mức thái quá. 15 năm trước thì tình hình có khác, cần phải chọn Thiên quái mới hợp Thời, chọn Địa quái thì không phù hợp vì lúc đó Địa quái sẽ dễ dẫn đến bất cập.
        Thiên Địa nhị quái tùy Thời mà dùng, tùy Vị mà chọn mới thấy huyền cơ của nó. Dịch nói về Thời và Vị nhiều lắm nhưng nói về Tiệm và Đột thì quá ít, đây là thiếu sót của Dịch hay sao? hoàn toàn không phải vậy, cổ nhân cố tình để lại Tiệm và Đột và chỉ những người hiểu Đạo thì đương nhiên sẽ hiểu cái này, người phương Tây hiểu về Tiệm và Đột rất sâu sắc. Thiên quái đi với Vị và Đột, Địa quái đi với Tiệm và Thời.
        Chào một ngày mới.

      3. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "namphong" về bài viết có ích này:

        hactientn (16-02-17)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •