Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 12/31 đầuđầu ... 2101112131422 ... cuốicuối
    kết quả từ 111 tới 120 trên 305

    Ðề tài: Đi VÀO DỊCH HỌC

      1. #111
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ....!


        * Trước hết xin cảm ơn bác VoChieuKiemKhach và bác TieuDao đã góp ý . Bác VoChieuKiemKhach quả là thẳng thắn . Đây là lần thứ 3 em nhận được những lời như thế này . Em xin cảm ơn ! Nay xin có mấy lời để bác VoChieuKiemKhach hiểu cho :

        + Bác nói em thì ai cũng "chê" . Chữ này , em không giám nhận , nhưng nói em hay " bác bỏ " hoặc " phê phán " quan điểm của người khác thì em xin thừa nhận . Tuy nhiên , điều đó chỉ diễn ra khi em tin tưởng mình đúng mà người ta sai . Sở dĩ các bác thấy , ở đâu em cũng phê phán , bác bỏ quan điểm của người khác , vì đơn giản là những cái em không biết , hoặc không hiểu rõ thì em cũng không giám hé răng nửa lời , hoặc những thứ em thấy người ta hiểu đúng rồi , thì mình cũng chẳng cần a rua làm chi .....hihihi chắc là em hơi lập dị thì phải .

        + Thôi thì ....các bác nghĩ em thế nào cũng được . Em cứ như ....bản thân mình thôi .

        *Đúng là chưa ai dám nói mình thấu hiểu hết Dịch . Bất kì ai , dù mới hay cũ đều rất quen thuộc với những câu kiểu như " âm cực dương sinh " , rồi "dương tiêu âm trưởng" .....Thế rồi trong các môn thuật như Bốc Phệ cũng dùng 64 quái , Phong thủy cũng có thấu địa quái , xuyên sơn quái ....đến cả Thái ất cũng lập quái , Nhâm độn cũng có 64 quái . Nào là " Trùng thẩm khóa " thuộc quẻ Khôn , " Thiệp hại khóa " thuộc quẻ khảm ....Rồi xét cả quá trình phát triển của phái này , phái kia . Nhưng em chưa thấy chỗ nào nói ; " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " . Khi tìm hiểu về nó em chỉ thấy rất đơn giản là hiểu và không hiểu . Thế nên , em lấy ý kiến cá nhân của em để phán đoán , thì câu bác nói " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " đồng nghĩa với việc bác chưa hiểu tí gì về dịch cả ....hihihi .

        * Dù khó nghe , nhưng mong bác thông cảm cho sự cảm nhận của em !
        * Em chào các bác !
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #112
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Em chào các bác ....!


        * Trước hết xin cảm ơn bác VoChieuKiemKhach và bác TieuDao đã góp ý . Bác VoChieuKiemKhach quả là thẳng thắn . Đây là lần thứ 3 em nhận được những lời như thế này . Em xin cảm ơn ! Nay xin có mấy lời để bác VoChieuKiemKhach hiểu cho :

        + Bác nói em thì ai cũng "chê" . Chữ này , em không giám nhận , nhưng nói em hay " bác bỏ " hoặc " phê phán " quan điểm của người khác thì em xin thừa nhận . Tuy nhiên , điều đó chỉ diễn ra khi em tin tưởng mình đúng mà người ta sai . Sở dĩ các bác thấy , ở đâu em cũng phê phán , bác bỏ quan điểm của người khác , vì đơn giản là những cái em không biết , hoặc không hiểu rõ thì em cũng không giám hé răng nửa lời , hoặc những thứ em thấy người ta hiểu đúng rồi , thì mình cũng chẳng cần a rua làm chi .....hihihi chắc là em hơi lập dị thì phải .

        + Thôi thì ....các bác nghĩ em thế nào cũng được . Em cứ như ....bản thân mình thôi .

        *Đúng là chưa ai dám nói mình thấu hiểu hết Dịch . Bất kì ai , dù mới hay cũ đều rất quen thuộc với những câu kiểu như " âm cực dương sinh " , rồi "dương tiêu âm trưởng" .....Thế rồi trong các môn thuật như Bốc Phệ cũng dùng 64 quái , Phong thủy cũng có thấu địa quái , xuyên sơn quái ....đến cả Thái ất cũng lập quái , Nhâm độn cũng có 64 quái . Nào là " Trùng thẩm khóa " thuộc quẻ Khôn , " Thiệp hại khóa " thuộc quẻ khảm ....Rồi xét cả quá trình phát triển của phái này , phái kia . Nhưng em chưa thấy chỗ nào nói ; " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " . Khi tìm hiểu về nó em chỉ thấy rất đơn giản là hiểu và không hiểu . Thế nên , em lấy ý kiến cá nhân của em để phán đoán , thì câu bác nói " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " đồng nghĩa với việc bác chưa hiểu tí gì về dịch cả ....hihihi .

        * Dù khó nghe , nhưng mong bác thông cảm cho sự cảm nhận của em !
        * Em chào các bác !
        Lâu quá không vào diến đàn hôm nay đọc mấy bài của BCDH thấy hay hay , hình như BCDH đi sâu vào độn giáp xưa tôi có nghiên cứu về thái ất xong cũng thấy lúc đúng lúc sai nay thích chiêm bốc hơn bởi thấy nó nghiệm hơn , khi xem quẻ cùng việc người cùng một thời điểm nhưng vấn khác nhau bởi chỗ này xem quẻ trời mưa , chỗ khác lại trời nắng bởi tôi làm nghề thuốc khi chữa bệnh cùng một bệnh cảm nhưng ví như ở hồ Gươm mưa , Gia lâm nắng thì cách chữa cũng khác .
        Lại đọc bài của Vochieukiemkhach viết thấy hình như cũng có lý làm nghề hơn 20 năm rồi cũng đọc dịch rồi làm thuốc mới thấy thâm niên thật quan trọng ,tất cả đều là chuẩn đoán nhưng thâm niên cao kinh nghiệm lâm sàng nhiều sẽ có hướng đi chuẩn hơn . Xưa kia Khổng Tử hình như có nói ngoài 50 đọc dịch mới ngấm , còn Lãn Ông nói ngoài 60 làm làm thuốc mới đỡ sai ...ấy là người xưa rắn vậy để khi làm và học phải thận cẩn trọng
        Còn về câu của VCKK âm cực dương sinh ai đọc dịch cũng biết xong biết là một chuyên làm lại là chuyện khác trong y học bệnh này rất hay nhầm lẫn đó là giai đoạn nguy hiểm của bệnh nhân sai là chết liền .
        Ngày xưa thích các món này lắm xong nhiều lúc thấy vu vơ lắm nhất là hay bàn nhiều về lý thuyết .....cứ như anh Văn Hoài lại hay lý thuyết nhiều vẫn chỉ là lý thuyết thực tế khác xa ..
        Cậu am hiểu nhiều về độn giáp có thể chiêm một quẻ Thái ất về năm 2017 để chiêm nghiệm cho vui không ?
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 12-01-17 lúc 12:11
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      3. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "longtuan" về bài viết có ích này:

        thienphuckiti (12-01-17)

      4. #113
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        ----------------------
        thay đổi nội dung bởi: namphong, 12-01-17 lúc 14:29
        Chào một ngày mới.

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "namphong" về bài viết có ích này:

        thienan72 (12-01-17)

      6. #114
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ...! Em chào bác Longtuan , em chào bác NamPhong ....!
        Thật lâu lắm mới thấy bác Nam Phong , không biết dạo này bác khỏe không , có khám phá gì mới , mong được bác chia sẻ .

        * Đọc bài của bác bác Longtuan ...vui thật là vui ! Nhưng cũng tiếc thật nhiều .

        - Vui ở chỗ nào ? Thứ nhất là ở chỗ gặp được người có cùng đam mê , lại nghiên cứu qua nhiều môn thuật cổ , tất sẽ được học hỏi thêm nhiều .

        - Vậy vì sao tiếc thật nhiều ? khi bác viết về việc dùng quẻ Thái Ất xem , lúc thì đúng , lúc thì sai . Dùng chiêm bốc thì thấy nghiệm hơn . Chỗ này , thì thấy bác cũng chẳng hiểu tí gì về Dịch cả . Nhưng khi nói " cùng một bệnh cảm nhưng cách chữa lại khác nhau ", thì lại thấy bác đã thông hiểu lắm rồi . Vậy hai việc này có gì giống nhau , có gì khác nhau . Tại sao , bác không thay đổi quan điểm một cách triệt để vậy ?

        * Vì sao Khổng Tử nói " Ngũ thập tri thiên mệnh " . Đó là vì :
        - Xét về Thiên Thời , thì mọi biến đổi của của khí tiết dù rất nhỏ người ta cũng có thể cảm nhận được .
        - Xét về địa lợi , thì người ta cũng đã trải qua những thất bại thành công trong sản xuất . Kinh nghiệm có đủ mà phán đoán được lợi hại của đia vận ( Cái lợi mà đất đai mang lại )
        - Xét về Nhân Hòa , thì ở tuổi đó con người đã hoàn toàn hòa nhập vào mọi mối quan hệ xã hội . Cũng có thể nói hiểu rõ bản chất của các mối quan hệ xã hội , cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội đó . ( Nghĩa là tuổi đó đã có gia đình , đã hiểu được trách nhiệm của mình với vợ , chồng con cái . Tuổi đó đã có cháu , để hiểu trách nhiệm của ông của bà ,....).
        - Như vậy có thể thấy Khổng Tử nói " Ngũ thập tri Thiên Mệnh " là dựa và cái thực tế mang tính quy luật chứ không phải là rắn rết gì đó như bác Longtuan nói .

        * Về việc lập quẻ Thái Ất về năm 2017 để chiêm nghiệm cho vui . Có chỗ em không rõ bác nói là chiêm nghiệm về vấn đề gì ? Vì sao bác nói em có vẻ am hiểu về Độn Giáp mà muốn em lập quẻ Thái Ất ? Chẳng lẽ bác Longtuan không biết rằng việc đoán mệnh , xem số cho một người cụ thể nào đó . Đối với các bậc thầy Dịch Học chỉ là chuyện nói cho vui , chuyện bất đắc dĩ vì miếng cơm manh áo . Ngay cả Thiêu Khang Tiết khi sáng tạo bói chữ thì không có liên quan gì đến âm dương ngũ hành cả . Toàn là sự tìm tòi để khái quát qui luật chung thôi . Còn khi sáng tạo bói Mai Hoa Dịch Số cũng chỉ gọi nó là một thứ" Ngoạn Pháp " ! Chẳng lẽ , bác Longtuan là một lương y mà không nhận thấy trong mọi sách viết về Dịch Học , chỉ có Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là có giá trị nhất , rõ ràng nhất , khoa học nhất , là đỉnh cao của học thuyết âm dương ngũ hành . Bác xem trong sách đó có chỗ nào nói lấy khí của thiên can địa chi của năm để xét việc của vua không ? Có chỗ nào nói lấy khí thiên can địa chi của tháng để xét việc khanh tướng không ? Có chỗ nào nói lấy Thiên can địa chi của ngày để xét việc thường dân không ? Không có chỗ nào cả ? Thế mới biết các sách khác nói việc vua chúa , khanh tướng , thường dân chỉ là mượn hình ảnh ( lấy tượng ) mà bàn về vượng suy của thiên khí , địa khí trong một thời điểm vậy .

        * Người hiểu dịch học vốn không cần lập quẻ mà phán đoán như thần . Tại sao vậy . Bởi người ta hiểu rõ mố quan hệ giũa lí luận và thực tiễn .

        - Các nguyên lí ( lý thuyết )của Dịch Học vốn được khái quát từ thực tiễn . Tức là cái nguyên lí chỉ là cái cơ bản nhất - cái chung . Mà cái chung (lý thuyết ) thì chỉ là một phần của cái riêng ( cái cụ thể trong thực tế ) .

        - Ví dụ : 2A , 4B, 6C đều là những cái tồn tại riêng biệt , cái chung của chúng là đều nhân 2 . Do vậy , khi cộng chúng với nhau có thể đặt phép tính là : 2 (A + 2B +3C ).

        - Nay người đọc sách dịch học đến nguyên lí ( Lý thuyết còn chưa hiểu hết ). Khi vận dụng cái lí thuyết - cái chung ấy lại đòi hỏi nó phải giống hệt cái riêng ( cái cụ thể trong thực tế ) . Thật đáng buồn cười .

        - Chính vì vậy trong y kinh khi xét bệnh hay không bệnh Lấy cái nguyên lý làm cơ bản .Nghĩa là sự vận hành của mạch trái với thời là bệnh . Nhưng khi trị bệnh , phán đoán sống chết thì còn căn cứ vào thực trạng . Trong đó lấy thực trạng làm cơ bản . Cho nên nói : "Đại cốt khô , đại nhục rúm , hung khí nghẽn , bụng đau , tâm khó chịu, lưng cổ mình nóng , thịt tiêu mòn hết , mắt hõm không rõ ...chết ngay , nếu còn trông thấy định được ngày chết ". ( Chỗ này em lấy cái ý tưởng thôi , ....hihihi ) . Còn Độn giáp thì nói : " Lập xuân : Sơ hầu gió đông xua tan băng giá - Hầu 2 trùng ngủ đông bắt đầu động đậy - Hầu 3 cá nhảy lên khỏi mặt băng . Thu Phân : Sơ hầu tiếng sấm không còn - Hầu 2 côn trùng ngủ đông - Hầu 3 nước bắt đầu khô cạn ...". Vì sao không nói mỗi hầu 5 ngày nhỉ . ..?

        * Hy vọng mấy lời trao đổi của em không làm các bác thấy phí công khi đọc
        * Em chào các bác ...!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #115
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi

        - Vậy vì sao tiếc thật nhiều ? khi bác viết về việc dùng quẻ Thái Ất xem , lúc thì đúng , lúc thì sai . Dùng chiêm bốc thì thấy nghiệm hơn . Chỗ này , thì thấy bác cũng chẳng hiểu tí gì về Dịch cả . Nhưng khi nói " cùng một bệnh cảm nhưng cách chữa lại khác nhau ", thì lại thấy bác đã thông hiểu lắm rồi . Vậy hai việc này có gì giống nhau , có gì khác nhau . Tại sao , bác không thay đổi quan điểm một cách triệt để vậy ?
        Lời văn lúc tỉnh lúc say, nhưng đoạn này là đúng. Cần thay đổi hệ quy chiếu của "người quan sát" thì sẽ thấy Thái Ất và Chiêm Bốc là như nhau thôi.

        Về việc bác Longtuan nói Dương cực Âm sinh hay ngược lại thì không sai nhưng thực sự chưa đủ. Đôi khi Dương chưa cực hoặc còn đang vượng thì Âm đã sinh rồi, và đôi khi Dương đã cực lâu rồi mà vẫn chưa thấy Âm sinh. Vì vậy đôi khi có trường hợp đang bình thường lại chết đột ngột, có trường hợp thấy rõ là phải chết rồi đó nhưng cuối cùng vẫn sống. Cái Sống và Chết này NP đang nói không phải chỉ dành cho người-động vật mà nói luôn về chuyện Danh lợi: đang lên như diều thì đột ngột đứt thắng, nhưng cũng có khi tưởng hết đường thoát rồi mà vẫn thoát(VN năm rồi có nhiều trường hợp này hoặc như TT Hàn Quốc); Nói luôn về thời cuộc, như vùng đất đang bình yên đột ngột hỗn loạn cùng cực(như vài vùng của Châu Âu hiện nay)... còn nhiều lắm.
        Nhưng vì sao bây giờ lại hay có chuyện đột ngột như vậy? Biết được tại sao mới là quan trọng.

        Bác Longtuan: Bác làm nghề thuốc và NP trân trọng nghề đó, mấy mươi năm nay khi áp dụng Ngũ Hành sinh khắc trong nghề vào bệnh lý thì bác có nhận thấy điều gì bất ổn không? nhất là ở hành chủ Tỳ và Phế?
        Chào một ngày mới.

      8. #116
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi BanChatDichHoc Xem bài gởi
        Em chào các bác ...! Em chào bác Longtuan , em chào bác NamPhong ....!
        Thật lâu lắm mới thấy bác Nam Phong , không biết dạo này bác khỏe không , có khám phá gì mới , mong được bác chia sẻ .

        * Đọc bài của bác bác Longtuan ...vui thật là vui ! Nhưng cũng tiếc thật nhiều .

        - Vui ở chỗ nào ? Thứ nhất là ở chỗ gặp được người có cùng đam mê , lại nghiên cứu qua nhiều môn thuật cổ , tất sẽ được học hỏi thêm nhiều .

        - Vậy vì sao tiếc thật nhiều ? khi bác viết về việc dùng quẻ Thái Ất xem , lúc thì đúng , lúc thì sai . Dùng chiêm bốc thì thấy nghiệm hơn . Chỗ này , thì thấy bác cũng chẳng hiểu tí gì về Dịch cả . Nhưng khi nói " cùng một bệnh cảm nhưng cách chữa lại khác nhau ", thì lại thấy bác đã thông hiểu lắm rồi . Vậy hai việc này có gì giống nhau , có gì khác nhau . Tại sao , bác không thay đổi quan điểm một cách triệt để vậy ?

        * Vì sao Khổng Tử nói " Ngũ thập tri thiên mệnh " . Đó là vì :
        - Xét về Thiên Thời , thì mọi biến đổi của của khí tiết dù rất nhỏ người ta cũng có thể cảm nhận được .
        - Xét về địa lợi , thì người ta cũng đã trải qua những thất bại thành công trong sản xuất . Kinh nghiệm có đủ mà phán đoán được lợi hại của đia vận ( Cái lợi mà đất đai mang lại )
        - Xét về Nhân Hòa , thì ở tuổi đó con người đã hoàn toàn hòa nhập vào mọi mối quan hệ xã hội . Cũng có thể nói hiểu rõ bản chất của các mối quan hệ xã hội , cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội đó . ( Nghĩa là tuổi đó đã có gia đình , đã hiểu được trách nhiệm của mình với vợ , chồng con cái . Tuổi đó đã có cháu , để hiểu trách nhiệm của ông của bà ,....).
        - Như vậy có thể thấy Khổng Tử nói " Ngũ thập tri Thiên Mệnh " là dựa và cái thực tế mang tính quy luật chứ không phải là rắn rết gì đó như bác Longtuan nói .

        * Về việc lập quẻ Thái Ất về năm 2017 để chiêm nghiệm cho vui . Có chỗ em không rõ bác nói là chiêm nghiệm về vấn đề gì ? Vì sao bác nói em có vẻ am hiểu về Độn Giáp mà muốn em lập quẻ Thái Ất ? Chẳng lẽ bác Longtuan không biết rằng việc đoán mệnh , xem số cho một người cụ thể nào đó . Đối với các bậc thầy Dịch Học chỉ là chuyện nói cho vui , chuyện bất đắc dĩ vì miếng cơm manh áo . Ngay cả Thiêu Khang Tiết khi sáng tạo bói chữ thì không có liên quan gì đến âm dương ngũ hành cả . Toàn là sự tìm tòi để khái quát qui luật chung thôi . Còn khi sáng tạo bói Mai Hoa Dịch Số cũng chỉ gọi nó là một thứ" Ngoạn Pháp " ! Chẳng lẽ , bác Longtuan là một lương y mà không nhận thấy trong mọi sách viết về Dịch Học , chỉ có Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là có giá trị nhất , rõ ràng nhất , khoa học nhất , là đỉnh cao của học thuyết âm dương ngũ hành . Bác xem trong sách đó có chỗ nào nói lấy khí của thiên can địa chi của năm để xét việc của vua không ? Có chỗ nào nói lấy khí thiên can địa chi của tháng để xét việc khanh tướng không ? Có chỗ nào nói lấy Thiên can địa chi của ngày để xét việc thường dân không ? Không có chỗ nào cả ? Thế mới biết các sách khác nói việc vua chúa , khanh tướng , thường dân chỉ là mượn hình ảnh ( lấy tượng ) mà bàn về vượng suy của thiên khí , địa khí trong một thời điểm vậy .

        * Người hiểu dịch học vốn không cần lập quẻ mà phán đoán như thần . Tại sao vậy . Bởi người ta hiểu rõ mố quan hệ giũa lí luận và thực tiễn .

        - Các nguyên lí ( lý thuyết )của Dịch Học vốn được khái quát từ thực tiễn . Tức là cái nguyên lí chỉ là cái cơ bản nhất - cái chung . Mà cái chung (lý thuyết ) thì chỉ là một phần của cái riêng ( cái cụ thể trong thực tế ) .

        - Ví dụ : 2A , 4B, 6C đều là những cái tồn tại riêng biệt , cái chung của chúng là đều nhân 2 . Do vậy , khi cộng chúng với nhau có thể đặt phép tính là : 2 (A + 2B +3C ).

        - Nay người đọc sách dịch học đến nguyên lí ( Lý thuyết còn chưa hiểu hết ). Khi vận dụng cái lí thuyết - cái chung ấy lại đòi hỏi nó phải giống hệt cái riêng ( cái cụ thể trong thực tế ) . Thật đáng buồn cười .

        - Chính vì vậy trong y kinh khi xét bệnh hay không bệnh Lấy cái nguyên lý làm cơ bản .Nghĩa là sự vận hành của mạch trái với thời là bệnh . Nhưng khi trị bệnh , phán đoán sống chết thì còn căn cứ vào thực trạng . Trong đó lấy thực trạng làm cơ bản . Cho nên nói : "Đại cốt khô , đại nhục rúm , hung khí nghẽn , bụng đau , tâm khó chịu, lưng cổ mình nóng , thịt tiêu mòn hết , mắt hõm không rõ ...chết ngay , nếu còn trông thấy định được ngày chết ". ( Chỗ này em lấy cái ý tưởng thôi , ....hihihi ) . Còn Độn giáp thì nói : " Lập xuân : Sơ hầu gió đông xua tan băng giá - Hầu 2 trùng ngủ đông bắt đầu động đậy - Hầu 3 cá nhảy lên khỏi mặt băng . Thu Phân : Sơ hầu tiếng sấm không còn - Hầu 2 côn trùng ngủ đông - Hầu 3 nước bắt đầu khô cạn ...". Vì sao không nói mỗi hầu 5 ngày nhỉ . ..?

        * Hy vọng mấy lời trao đổi của em không làm các bác thấy phí công khi đọc
        * Em chào các bác ...!
        Đọc bài của cậu tôi lại thấy vui vui ...qua bài của cậu tôi biết cậu hiểu khá nhiều vấn đề , khi cậu nói nội kinh tố vấn là có giá trị nhất không những thế sách y học nó chung đều trên cơ sở lý thuyết và thực tế kết hợp nhuần nhuyễn , về lý thuyết thường đơn giản hơn . một bệnh xẩy ra phức tạp không riêng về một phía , âm , dương , biểu lý , hư thực , hàn nhiệt thường pha trộn lẫn nhau ,có cái tính bằng phút , bằng giây , bằng giờ , nó không lâu như như các bộ môn chiêm khác cho nên có thể kiểm nghiệm ngay .
        Các môn như tử vi , tứ trụ , chiêm bốc , đều có sở trường và sở đoản của nó , ví như tử vi hình như số phận an bài , còn tứ trụ thì ta có thể điều hầu bổ cứu để làm giảm xấu , tăng tốt , phân phong trong phong thủy , riêng có tướng học gần gũi với y hơn , trong y học đó gọi là vọng chẩn , đôi khi chỉ nhìn nghe người đã biết bệnh tình , tính nết , bởi khí của lúc phủ ngũ tạng hiện qua nó .
        Ngoại trừ y học còn các môn khác tôi chỉ chiêm cho vui thôi ....riêng về Thái ất tôi lõm bõm khi hỏi cậu chiêm cũng sai sót không hỏi rõ .
        Trong Thái ất tôi đọc hai quyển một của Trương Tử Phòng và quyển của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì tam sao thất bản gần đây đọc quyển Thái ất kim kính thất kinh nhưng vì mới đọc cho nên còn hạn chế .
        Biết rằng Thái ất sách của tướng cầm quân xem thiên thời địa lợi , thời tiết , vận nước cái đó nhiều lúc cũng không thiết thực với mình lắm nhưng cũng tò mò muốn biết nên hỏi cậu để khai hóa cho chút ít nếu cậu có thể chiêm thì chiêm còn không thì thôi ..cũng như đôi khi có người bạn bảo tôi chiêm quẻ ..có đúng có sai cũng là thêm kinh nghiệm mà thôi ...danh lợi gì ở đây .
        Ngày xưa tôi chữa cho một bệnh nhân sau khỏi bệnh thoát chết thì có một thầy tướng sau khi nói một loạt cái mà bệnh nhân thấy rất đúng và phán một câu xanh rờn cô không sống được hết năm nay bệnh nhân tư tưởng hoang mang lên tâm sự vậy , lúc đó tôi nói tôi cũng xem cho cô nhìn khí sắc của cô chưa chết được và đến giờ 12 năm rồi cô ta vấn sống khỏe mạnh .
        Qua câu truyện trên tôi muốn nói một điều ...trong lĩnh vực lý số nếu không cẩn trọng thì sẽ tổn âm đức ...đó là điều xưa kia các cụ hay nói thiên cơ bất khả lộ còn nếu như ta biết điều không tốt nhắc người ta cẩn trọng tránh được nạn thì thiên cơ vẫn có thể hé lộ như thường
        . Cuộc đời sinh ra ai cũng cần miếng cơm manh áo xong nó phải chính đáng .
        Chúng ta có nghiệm chiêm cũng là tránh họa cầu an , nếu có thể cũng mong rằng vị nhân sinh như vậy lo gì không thỏa đáng .
        Còn như Khổng tử bảo ( ngũ thập thiên tri mệnh ) cũng là nói cho có chuyện vậy thôi con người ta 50 tuổi vẫn còn nhiều cái không biết lắm cái gì mà thiên tri mệnh ....tôi vẫn nghĩ ngũ thập nhập đình trung nghĩa tư duy đủ độ chín thì lúc này đọc dịch mới ngấm
        Còn cậu có câu người hiểu dịch không cần lập quẻ vẫn đoán như thần liệu có phải cậu không ? số này ít đấy, nếu việc nào cũng vậy thì trên đời chẳng còn gì là không NGỘ nữa
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 13-01-17 lúc 10:56
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "longtuan" về bài viết có ích này:

        ThaiDV (14-01-17)

      10. #117
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        387
        Cảm ơn
        131
        Được cảm ơn: 409 lần
        trong 220 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
        Lời văn lúc tỉnh lúc say, nhưng đoạn này là đúng. Cần thay đổi hệ quy chiếu của "người quan sát" thì sẽ thấy Thái Ất và Chiêm Bốc là như nhau thôi.

        Về việc bác Longtuan nói Dương cực Âm sinh hay ngược lại thì không sai nhưng thực sự chưa đủ. Đôi khi Dương chưa cực hoặc còn đang vượng thì Âm đã sinh rồi, và đôi khi Dương đã cực lâu rồi mà vẫn chưa thấy Âm sinh. Vì vậy đôi khi có trường hợp đang bình thường lại chết đột ngột, có trường hợp thấy rõ là phải chết rồi đó nhưng cuối cùng vẫn sống. Cái Sống và Chết này NP đang nói không phải chỉ dành cho người-động vật mà nói luôn về chuyện Danh lợi: đang lên như diều thì đột ngột đứt thắng, nhưng cũng có khi tưởng hết đường thoát rồi mà vẫn thoát(VN năm rồi có nhiều trường hợp này hoặc như TT Hàn Quốc); Nói luôn về thời cuộc, như vùng đất đang bình yên đột ngột hỗn loạn cùng cực(như vài vùng của Châu Âu hiện nay)... còn nhiều lắm.
        Nhưng vì sao bây giờ lại hay có chuyện đột ngột như vậy? Biết được tại sao mới là quan trọng.

        Bác Longtuan: Bác làm nghề thuốc và NP trân trọng nghề đó, mấy mươi năm nay khi áp dụng Ngũ Hành sinh khắc trong nghề vào bệnh lý thì bác có nhận thấy điều gì bất ổn không? nhất là ở hành chủ Tỳ và Phế?
        Chào NP theo tôi cái gì cũng có sở trường và sở đoản của nó , nếu nói về âm , dương thì được . Chiêm bốc thì tâm có động thì chiêm mới nghiệm , trong chiêm bốc cũng có lúc dùng xem thời tiết nhưng cái này tôi thấy hơi vu vơ , nhưng Thái ất thì khi chiêm vận nước , thời tiết , dịch bệnh nghe ổn hơn . Ngay trong tử vi cũng vậy khi luận sao đắc địa cũng có sao không theo quy luật ngũ hành , nhưng trong tứ trụ thì lại tuân theo ngũ hành ...vv
        Trong y học tỳ và phế tôi thấy không có gì không ổn cả , tỳ thổ là cơ quan vận hóa sinh phế kim nhưng cũng trên thực tế còn có tương vũ phản vũ nghĩa là không chỉ có sinh ví như phế bệnh thì lại cướp khí của tỳ làm cho con người ăn uống kém không vận hóa được làm sinh cơ nhục gầy mòn đoản hơi ngại vận động .
        Trong đông y con người là vũ trụ thu nhỏ chữa bênh theo nguyên tắc điều hòa âm dương hòa mình với vũ trụ
        Còn vấn đề cậu nói đôi khi dương chưa cực mà âm đã sinh và ngược lại thì trong đông y họ gọi là trúng trực tà nói cái này diễn tả hơi khó tôi vì như trong sách nói thấy người bệnh vẫn thấy không có gì là nguy hiểm nhưng thiên đình có khí sám vẫn chết hay gò má có nổi ửng đỏ bằng đầu ngón tay bệnh không cứu nổi . Còn nói vận dân vận đất thì dù châu âu có hỗn loạn đi chăng nữa cũng là quy luật thôi thịnh rồi ắt hẳn cũng phải suy để chuyển sang giai đoạn khác ...thường thì người ngồi trên đỉnh cao lại không mấy khi biết mình ở trên cao thì mới lộn nhào còn khi biết rồi có chăng chỉ là trượt dốc mà thôi .
        Còn vì sao lại đột ngột như vậy là chẳng qua mình không để tâm đến nó và quan sát nó thôi cũng như ngay trong người mình thường thì trước lúc có nạn con người có nhiều biểu hiện khác thường ..xã hội cũng vậy .....thường thì nó phát triển bình thường nhưng cũng có lúc đột biến nhiều iếu tố khí xẩy ra rồi mới quay lại tìm nguyên nhân .
        thay đổi nội dung bởi: longtuan, 13-01-17 lúc 11:58
        Trăm năm nhìn xuống đời hư ảo .
        Phút chốc nhìn lên NGỘ lẽ trời .

      11. #118
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Bác Longtuan cho NP địa chỉ email, NP có cái hình muốn gửi bác, không tiện đưa lên đây vì nó liên quan đến nghề thuốc của bác.
        Chào một ngày mới.

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "namphong" về bài viết có ích này:

        longtuan (14-01-17)

      13. #119
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ...! Em chào bác Longtuan ....!

        * Cảm ơn sự trao đổi chân thành , cởi mở của bác . Điều đó thật đáng quý . Có lẽ phải là người từng trải như bác mới có được điều này . Em lấy làm vinh hạnh được quen với bác , và cả bác VinhL nữa .

        * Có lẽ vì vui quá mà bài viết của em "lúc tỉnh , lúc say" như bác NamPhong nói chăng. Ngay cả lúc này ,tâm trạng em vẫn vậy ....hihihi . Có lẽ hơi quá khích . Đành để các bác cười chê ! Bác nào lỡ đọc được bài viết này , thì thông cảm cho em . Em xin cảm ơn !

        * Bác Longtuan hỏi em rằng "

        Trích Nguyên văn bởi longtuan Xem bài gởi
        Còn cậu có câu người hiểu dịch không cần lập quẻ vẫn đoán như thần liệu có phải cậu không ? số này ít đấy, nếu việc nào cũng vậy thì trên đời chẳng còn gì là không NGỘ nữa
        * Nay em xin trả lời bác như sau :

        - Đúng là em không cần lập quẻ vẫn đoán chính xác như thường . Tuy nhiên không phải việc nào cũng làm được như vậy . Cho nên , cũng có ngộ được vài thứ mà không phải tất cả .

        - Tuy nhiên , bác Longtuan nói việc không cần lập quẻ mà vẫn đoán như thần liệu là hiếm thì không đúng . Vì em thấy trên diễn đàn của mình cũng có một số . Nhưng họ , khiêm tốn quá ! Cũng chưa từng nhận là thông hiểu Dịch Học , hay phán đoán như thần . Nhưng khi đọc bài viết của họ thì em hiểu .

        - Để chứng minh . Em xin giới thiệu với bác một bài viết . Xem bác có đoán ra người em nói đến là ai không nhé :

        " Đôi khi , chỉ nhìn , nghe người đã biết bệnh , tính nết bởi khí của lục phủ , ngũ tạng đã hiện qua nó "


        * Đấy bác xem , Việc gieo quẻ và việc chẩn mạch mà xét hợp thời lệnh hay không rất giống nhau . Vậy mà người ta không cần chẩn mạch đã biết bệnh , thì việc không lập quẻ cũng đoán chính xác , là chuyện thường . Thế mới biết xa thì xét lí , gần thì xét tượng , cẩn trọng thì xét cả 2 . Em nói thế chắc là đúng bác nhỉ !

        Em chào các bác !
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 13-01-17 lúc 23:13
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        longtuan (14-01-17)

      15. #120
        Tham gia ngày
        Oct 2016
        Bài gửi
        138
        Cảm ơn
        21
        Được cảm ơn: 128 lần
        trong 66 bài viết

        Default

        Em chào các bác ...!

        Tài liệu dưới đây , là một trong những tài liệu vô cùng quý ( Theo ý kiến cá nhân của em ) . Được Quách Ngọc Bội đưa lên trang Tử vi lí số cách đây không lâu . Tài liệu này , sẽ giúp các bác làm sáng rõ một số vấn đề , mà lâu nay các bác trên diễn đàn này vẫn loay hoay , chưa tỏ .

        Nó tương đối dài , nên em sẽ chia nó thành 3 phần và lần lượt đăng lên , để các bác nghiên cứu .
        Dưới đây là phần 1 :


        " Bài giảng TVLS - QuachNgocBoi

        3.2 Tử vi với ngũ tinh

        Thổ , Mộc , Hỏa , Kim , Thủy , hợp xưng là Ngũ tinh , ở tại thiên thì thành tượng , tại địa thì hóa hình , còn gọi là Ngũ đức , Ngũ vĩ , thứ tự của chúng không thay đổi .

        Sách " Thái Ất tinh kinh " , chương thiên văn viết rằng :
        Thủy tinh mỗi nhất lục thì kiến bắc phương , mỗi niên nhất lục nguyệt kiến bắc phương , mỗi nguyệt nhất lục nhật hội nhật nguyệt vu bắc phương , cố nhất lục hợp thủy vu bắc . Hỏa tinh mỗi nhị thất kiến nam phương , mỗi niên nhị thất nguyệt kiến nam phương , mỗi nguyệt nhị thất nhật hội nhật nguyệt vu nam phương , cố nhị thất hợp hỏa vu nam . Mộc tinh mỗi nhật tam bát thì kiến đông phương , mỗi niên tam bát nguyệt kiến đông phương , mỗi nguyệt tan bát nhật hội nhật nguyệt vu đông phương , cố tam bát hợp mộc vu đông . Kim tinh mỗi nhật tứ cửu thì kiến tây phương , mỗi niên tứ cửu nguyệt kiến tây phương , mỗi nguyệt tứ cửu nhật nhật nguyệt vu tây phương , cố tứ cửu hợp thủy vu tây ( Chỗ này QNB bị nhầm ) . Thổ tinh mỗi nhật ngũ thập thì kiến trung ương, mỗi niên ngũ thập nguyệt kiến thiên trung , mỗi nguyệt ngũ thập nhật hội nhật nguyệt vu thiên trung , cố ngũ thập hợp thổ vu trung .
        =
        Thủy tinh mỗi ngày vào giờ 1-6 thấy ở bắc phương , mỗi năm vào tháng 1-6 thì thấy ở bắc phương , mỗi tháng vào ngày 1-6 thì hội với nhật nguyệt ở bắc phương .Cho nên 1-6 hợp thủy ở bắc . Hỏa tinh mỗi ngày vào giờ 2-7 thì thấy ở nam phương , mỗi năm vào tháng 2-7 thì thấy ở nam phương , mỗi tháng vào ngày 2-7 thì hội với nhật nguyệt ở nam phương . Cho nên 2-7 hợp Hỏa ở nam . Mộc tinh mỗi ngày vào giờ 3-8 thì thấy ở đông phương , mỗi năm vào thấng 3-8 thấy ở đông phương , mỗi tháng vào ngày 3-8 thì hội với nhật nguyệt ở đông phương . Cho nên 3-8 hợp Mộc ở đông . Kim tinh mỗi ngày vào giờ 4-9 thì thấy ở phương tây , mỗi năm vào tháng 4-9 tháng 4-9 thì thấy ở phương tây , mỗi tháng vào ngày 4-9 thì hội với nhật nguyệt ở tây phương . Cho nên , 4-9 hợp Kim ở Tây . Thổ tinh mỗi ngày vào giờ 5-10 thấy ở trung ương , mỗi năm vào tháng 5-10 thấy ở giữa trời , mỗi tháng vào ngày 5-10 hội với nhật nguyệt ở giữa trời . Cho nên 5-10 hợp thổ ở trung tâm .

        Đây chính là Hà Đồ tinh tương , xưa nay học giả chỉ biết truyền thuyết Long Mã Linh Quy mà chẳng biết Hà Đồ vốn tại thiên tượng . Hà Đồ là sự khái quát quy luật ẩn hiện của Ngũ tinh , vì cớ gì mà lại gán ghép chuyện Long Mã với Linh Quy các truyền thuyết quái đản .

        Vì vậy dựa vào Hà Đồ , Ngũ tinh là căn nguyên của Ngũ hành , thứ tự của ngũ tinh là : 1 Thủy - 2 Hỏa - 3 Mộc - 4 Kim - 5 Thổ . Đây chính là sở luận của " Hồng Phạm " mà người đời sau đều biết ."


        Hết phần 1

        * Chú thích : Phần in đậm đen nghiêng là phần dịch của tác giả Quách Ngọc Bội .


        Em chào các bác , chúc các bác vui vẻ ...!
        thay đổi nội dung bởi: BanChatDichHoc, 15-01-17 lúc 10:09
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "BanChatDichHoc" về bài viết có ích này:

        longtuan (15-01-17),ThaiDV (15-01-17)

      Trang 12/31 đầuđầu ... 2101112131422 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •