NẠN ÁCH DƯƠNG CỬU của Thái dương Ất.
NẠN ÁCH ÂM LỤC của Thái âm Đinh.
HỘI 2 NẠN ÁCH DƯƠNGCỬU + ÂM LỤC của Hệ mặt trời.
1)Trước tiên ta tính nạn Âm lục vì rõ ràng hơn.
Theo các sách lưu truyền thì muốn biết nạn Âm lục vào năm nào sẽ đến ta lấy số tuế tích năm đang tính cộng với số doanh sai 2050 rồi chia cho 288, số dư từ 1 đến 9 là những năm quả đất bị nạn Âm lục, có lúc 3năm, có lúc 5năm, có lúc 7năm, có lúc 9năm.số dư còn lại tuỳ lúc từ 4, từ 6, từ 8, từ 10 đến 288 là những năm quả đất không bị nạn Âm lục,
Ta thấy số 2050 chia cho 288 thì được 7 vòng và dư 34 năm, vậy để gọn hơn ta lấy số tuế tích cọng với số doanh sai 34 rồi chia cho 288 thì kết quả cũng thế.Mà 34 năm trước khởi nguyên thời gian (00.000.001) cộng với 2 năm sau khởi nguyên (00.000.002) là 36 năm thuộc quẻ Khôn của Thái âm Đinh và cứ thế sau 288 năm ta lại có 36 năm thuộc quẻ Khôn...v.v......
(Xem lại vòng Đại du của Thái âm Đinh)
Vậy ta đi dến kết luận: Nạn ách Âm lục của Thái âm Đinh xảy ra cho quả đất khi nào vòng Đại du của Thái âm Đinh đi tới quẻ Khôn ở 9 năm đầu trong 36 năm nó đóng ở quẻ ở quẻ này.
2) Nạn Dương cửu:
Theo sách vở thì: Lấy tuế tích cộng 130 rồi chia cho 456,số dư thì không nói rõ bao nhiêu là những năm quả đất bị nạn Dương cửu, nhưng như trên ta cũng có thể cho là từ 1 đến 9 năm vậy.
Theo cách này ta thử tính năm 00.000.456 là:
( 00.000.456+130) : 456 = 1 dư 130 .Vậy số dư từ 1 đến 9 trong 130 tức là 9năm tiếp sau năm 00.000.456 thì quả đất phài bị nạn Dương cửu hoặc 3năm, hoặc 5năm, hoặc 7năm, hoặc 9năm.Tính quẻ vòng Tiểu du Thái dương Ất 3 năm 00.000.457, 00.000.458, 00.000.459 thí Thái dương Ất ở quẻ Càn (Xem lại vòng Tiểu du của Thái dương Ất) và cứ thế sau 456 năm ta lại có 3 năm thuộc quẻ Càn nữa nữa...v.v...Trong khoảng thời gian 456 năm có rất nhiều lần Thái dương Ất nằm ở quẻ Càn vì vòng Tiểu du chỉ có 24 năm, nhưng không thấy đề cập đến nạn gì cả, chỉ có 3, 5, 7, 9 năm sau chu kỳ 456 năm thì mới có nạn Dương cửu mà thôi.
Vậy con số doanh sai 130 không có vai tró gì trong cách tính nạn Dương cửu này cả vì vòng Tiểu du được tính từ năm 00.000.001.
Ta thử tính vòng Tiểu du khởi đầu từ 130 năm trước năm khởi nguyên thời gian 00.000.001 xem sao, mặc dù cách tính này thì vô lý choThái dương Ất vì phần Dương thì phải khởi đầu từ năm khởi nguyên là 00.000.001 vậy. Nếu cách tính này là đúng thì chúng ta đành phải đổi lại năm khởi nguyên thời gian trước năm 00.000.001 là 130 năm thôi !

Ta cũng tính cho năm 00.000.456 thì:
(00.000.456+130) :24 = 24 dư 10.
10 năm thì Thái dương Ất đã qua 3 quẻ Càn, Ly, Cấn và đang ở quẻ Chấn được 1 năm.và cứ thế sau 456 năm ta cũng có Thái dương ẤT nằm ở quẻ Chấn nữa nữa..v.v...( vì 456 là số chia hết cho 24)
Vậy theo cách này thì nạn ách Dương cửu cũng xảy ra sau từng chu kỳ 456 năm tính từ khởi nguyên 00.000.001 nhưng Thái dương Ất nằm ở quẻ Chấn chứ không thuộc quẻ Càn.
So sánh 2 cách tính cho ra 2 quẻ Càn và Chấn với vòng Đại du Thái âm Đinh cho ra quẻ Khôn ( nạn Âm lục ) thì ta phải chọn cách tính trên vì:
* Âm và Dương luôn luôn đối nhau, bên kia Khôn thì bên này phải Càn..
* Cách tính dưới khởi đầu vòng Tiểu du Thái dương Ất trước năm khởi nguyên 130 năm là sai với nguyên lý Âm Dương đã được chọn từ ban đầu của TSTA và chung cho nhiều thuật số khác nữa.
Như vậy là con số doanh sai 130 phải bị loại bỏ, nhưng còn con số 456 thì ở đâu mà có ra? Việc này thì đành chịu thua,Con số này đúng hay sai ta cứ tạm gác lại đấy vì 1 câu hỏi lớn hơn là: Khi phần Âm tại Khôn tạo nạn ách Âm lục thì phần Dương cũng đang ở một quẻ nào đấy và phải có tác động đối kháng lại chứ ? Hoặc khi phần Dương ở tại Càn tạo nạn ách Dương cửu thì phần Âm cũng đang ở một quẻ nào đấy và cũng có tác động đối kháng lại vậy ?
Thế nên từng nạn riêng lẻ Dương cửu hay Âm lục chỉ tác động đến thời khí quả đất cũng như con người ở một chừng mức nào thôi tuỳ thuộc vào phần bên kia tương tác với nó thế nào. Ta có thể cứ nhìn vào 2 quẻ chủ và các sao khí của chúng mà phán đoán là được.
Câu hỏi kế tiếp là: K hi 2 nạn ách DC và AL cùng xảy ra trong cùng 1 thời gian thì sao? Đây là vấn đề Hội 2 nạn ách tiếp sau đây...

Thiện Nhơn