Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 23

      Hybrid View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Ðộn Giáp là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn). Có sách thêm hai chữ "Kỳ Môn" ở trước và có tên gọi là Kỳ Môn Ðộn giáp. Ðộn Giáp là môn tính toán căn cứ vào sự tiêu trưởng của Âm Dương để đặt ra những nguyên tắc và định lý quyết đoán sự diễn tiến cát hung của sự vật .

        Có thể coi tam thức là ba mô thức thuật số cơ bản của lý số đông phương, trong đó Thái ất được xếp đứng đầu trong tam thức , chủ yếu nghiên cứu các tính toán liên quan đến sự hưng vong của các triều đại, các trận pháp ở tầm cỡ chiến lược. Trong tam thức, nếu như Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất thì Ðộn Giáp, lại thiên về Ðịa, nó nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý, phong thủy đối với con người.

        Độn giáp ứng dụng vào quân sự là chủ yếu, ngày nay với tư duy " thị trường là chiến trường" thì độn giáp cũng có chỗ đứng trong vấn đề kinh doanh, ngoài ra độn giáp còn là công cụ cơ bản trong tính toán địa lý "tam hợp" điều này cũng nói lên sự liên quan mật thiết giữa độn giáp với yếu tố "Địa" trong hệ thống tam tài Thiên, Địa, Nhân.

        Lục Nhâm Đại độn có vị trí khiêm tốn hơn cả, giải quyết những vấn đề liên quan đến chiêm bốc cát hung của ngượi Ở đây yếu tố nhân sinh nổi trôi.
        Rất nhiều sách nói nhìn trong hệ thống Tam tài thì Thái ất biểu hiện về "THiên", Độn giáp biểu hiện cho " Địa", Lục nhâm đại độn biểu hiện cho "Nhân", xem ra cũng có nhiều ý nghĩa xác thực. Chúng ta tiến hành xem ý nghĩa của kỳ môn độn giáp:

        "Độn" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là ẩn đi, Giáp là mã đầu trong hệ thập can, một hệ mã long cốt mang tính cơ sở đo đếm thiên, địa, nhân.
        Các học giả cho rằng Can giáp đứng đầu trong các Can nay ẩn nó thì thì " Cát". Được rút ra theo ý nghĩa của hào dụng cửu quẻ Càn " Quần long vô thủ cát"
        Nghĩa là bày rồng không dầu cát. Tại sao lại như vậy, trong sách dịch nói rồng tượng trưng cho người có tài có đức, cùng hợp tác với nhau mà không có người đứng đầu. Theo quan điểm về quản lý mà nói các nhóm làm việc với nhau phân ra hai hình thức hợp tác cơ bản.

        1. Bắt tay
        Phù hợp với các nhóm làm việc có nhiều người giỏi và có phương pháp phối hợp với nhau khoa học, hiểu biết.

        2. Điều khiển
        Phù hợp với những nhóm người có trình độ nhận thức chưa cao, cần có sự thúc ép chỉ dẫn và trong trường hợp này thì nhu cầu có người lãnh đạo là cần thiết.

        Phải chăng câu quân long vô thủ cát ứng với trường hợp 1 và dịch lý cho rằng cát.

        Kỳ môn: tách làm 2 :
        - Kỳ gồm có tam kỳ, Ất kỳ, Bính kỳ, Đinh kỳ. Trong Ất kỳ tương ứng với Nhật, Bính kỳ tương ứng với Nhật, Đinh kỳ tương ứng với tinh tú
        - Môn là cửa, trong độn giáp bao hàm nghĩa rộng hơn là 8 phương hướngchiến lược hành động cơ bản.

        Độn giáp có tầm quan trọng theo nghĩa hẹp giúp cho quan lại trong chế độ phong kiến có được phương hướng chiến lược trong lĩnh vực quân sự. Nghĩa rộng hơn giúp cho những yếu nhân cai trị các mặt chính của đời sống xã hội, như Chính trị, kinh tế, giáo duc...vv.

        Học thuyết độn giáp được hình thành trên cơ sở của các mô hình : Tam tài( Thiên địa nhân), Can chi, âm dương ngũ hành. Tiên thiên bát quái , hậu thiên bát quái, cửu cung phi tinh. Hiện nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa và rực rỡ ở Đài Loan. Nhưng thông dụng nhất vẫn là Thời gia kỳ môn học, sau đó phải kể đến niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học, nhật gia kỳ môn học.

        Bát môn bao gồm: Hưu, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai, sinh. Trong đó phân ra tính cát hung mang tính tổng quátt như sau :

        Hưu, Khai, sinh: Cát môn
        Cảnh : trung tính, có trường phái cho rằng cảnh là Cát mộn
        Kinh, thương, tử : Môn hung.
        Cửu tinh gồm: Bồng, nhuế,xung, phụ, tâm , trụ, nhậm, anh, Tâm.
        Hung tinh ung, bồng ,nhuế, trụ
        Cát tinh :Tâm, Nhậm, cầm, Phụ.
        Anh thú cát
        Bát thần :Trực phù( còn gọi là tiểu trực phù), Đằng xà, thái âm, Lục hợp,bạch hổ, huyền vũ, cửu địa, cửu thiên.

        Các bước thiết lập thông số tính toán với trường phái nhật gia kỳ môn độn giáp:

        1. Ngày giờ chiêm độn
        2. Tiết khí
        3. Tam nguyên phù đầu
        4. Âm dương cục số
        5. Phù đầu nghi
        6. Lập công thứ
        7. tìm trực phù trực sứ
        8. Tìm tam kỳ lục nghi, bát môn, bát thần
        9. Độn giáp diễn quái
        10. Tím thế ứng
        11. Nạp giáp
        12. An thế ứng
        13.Tìm tứ cát, tam kỳ
        14.tìm lộc mã quí.

        Để hỗ trợ cho việc lên thông số trên người ta thường sử dụng bàn độn giáp, dưới đây là la một ví dụ về bàn độn giáp.
        Để tiện dụng không nhớ vẫn có thể dùng được tốt nhất lên làm một bàn độn giáp độ 5 vòng thì có thêm cả tiết khí vào cho dễ tính. Các cach cát hung làm thành bảng phối với bàn độn giáp, thi được cách rồi tra thêm ý nghĩa của cách luôn. Chỉ việc lập bảng tinh âm dương ngũ hành , sinh vượng... đây mới là việc của người học độn giáp. Cũng có thể lấy tiết khí, can ngày, can chi giờ tra luôn sách họ làm cho hết từ cách cát, hung trên từng cửa luôn (có 1080 cách cục làm sẵn). Nếu muốn cầu tài, quan, lộc thì phải xem trong quẻ độn có không, nếu có thì ở phương nào, muốn tính được phải chuyển về quái kinh dịch nạp lục thân, so với lộc mã quý từ can chi giờ chiêm, nếu có trong quẻ thi mới có và suy ngược ra phương vị thời giờ. Tất nhiên có thể phối thêm thập nhị bát tú, thần sát thêm vào... và phức tạp hơn.

        Cái bí quyết để tính độn giáp nằm ở cân cac yếu tố âm dương ngũ hành, phối mệnh chủ, thời gian có như vậy mới ra được những phương thức nghi binh ở cửa nào, phục binh ở cửa nào, khi nào có thể dùng biến tử thành sinh...


        (theo Nguyên Vũ)
        Nguồn : vuiveclub.net
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        NẠN ÁCH DƯƠNG CỬU của Thái dương Ất.
        NẠN ÁCH ÂM LỤC của Thái âm Đinh.
        HỘI 2 NẠN ÁCH DƯƠNGCỬU + ÂM LỤC của Hệ mặt trời.
        1)Trước tiên ta tính nạn Âm lục vì rõ ràng hơn.
        Theo các sách lưu truyền thì muốn biết nạn Âm lục vào năm nào sẽ đến ta lấy số tuế tích năm đang tính cộng với số doanh sai 2050 rồi chia cho 288, số dư từ 1 đến 9 là những năm quả đất bị nạn Âm lục, có lúc 3năm, có lúc 5năm, có lúc 7năm, có lúc 9năm.số dư còn lại tuỳ lúc từ 4, từ 6, từ 8, từ 10 đến 288 là những năm quả đất không bị nạn Âm lục,
        Ta thấy số 2050 chia cho 288 thì được 7 vòng và dư 34 năm, vậy để gọn hơn ta lấy số tuế tích cọng với số doanh sai 34 rồi chia cho 288 thì kết quả cũng thế.Mà 34 năm trước khởi nguyên thời gian (00.000.001) cộng với 2 năm sau khởi nguyên (00.000.002) là 36 năm thuộc quẻ Khôn của Thái âm Đinh và cứ thế sau 288 năm ta lại có 36 năm thuộc quẻ Khôn...v.v......
        (Xem lại vòng Đại du của Thái âm Đinh)
        Vậy ta đi dến kết luận: Nạn ách Âm lục của Thái âm Đinh xảy ra cho quả đất khi nào vòng Đại du của Thái âm Đinh đi tới quẻ Khôn ở 9 năm đầu trong 36 năm nó đóng ở quẻ ở quẻ này.
        2) Nạn Dương cửu:
        Theo sách vở thì: Lấy tuế tích cộng 130 rồi chia cho 456,số dư thì không nói rõ bao nhiêu là những năm quả đất bị nạn Dương cửu, nhưng như trên ta cũng có thể cho là từ 1 đến 9 năm vậy.
        Theo cách này ta thử tính năm 00.000.456 là:
        ( 00.000.456+130) : 456 = 1 dư 130 .Vậy số dư từ 1 đến 9 trong 130 tức là 9năm tiếp sau năm 00.000.456 thì quả đất phài bị nạn Dương cửu hoặc 3năm, hoặc 5năm, hoặc 7năm, hoặc 9năm.Tính quẻ vòng Tiểu du Thái dương Ất 3 năm 00.000.457, 00.000.458, 00.000.459 thí Thái dương Ất ở quẻ Càn (Xem lại vòng Tiểu du của Thái dương Ất) và cứ thế sau 456 năm ta lại có 3 năm thuộc quẻ Càn nữa nữa...v.v...Trong khoảng thời gian 456 năm có rất nhiều lần Thái dương Ất nằm ở quẻ Càn vì vòng Tiểu du chỉ có 24 năm, nhưng không thấy đề cập đến nạn gì cả, chỉ có 3, 5, 7, 9 năm sau chu kỳ 456 năm thì mới có nạn Dương cửu mà thôi.
        Vậy con số doanh sai 130 không có vai tró gì trong cách tính nạn Dương cửu này cả vì vòng Tiểu du được tính từ năm 00.000.001.
        Ta thử tính vòng Tiểu du khởi đầu từ 130 năm trước năm khởi nguyên thời gian 00.000.001 xem sao, mặc dù cách tính này thì vô lý choThái dương Ất vì phần Dương thì phải khởi đầu từ năm khởi nguyên là 00.000.001 vậy. Nếu cách tính này là đúng thì chúng ta đành phải đổi lại năm khởi nguyên thời gian trước năm 00.000.001 là 130 năm thôi !

        Ta cũng tính cho năm 00.000.456 thì:
        (00.000.456+130) :24 = 24 dư 10.
        10 năm thì Thái dương Ất đã qua 3 quẻ Càn, Ly, Cấn và đang ở quẻ Chấn được 1 năm.và cứ thế sau 456 năm ta cũng có Thái dương ẤT nằm ở quẻ Chấn nữa nữa..v.v...( vì 456 là số chia hết cho 24)
        Vậy theo cách này thì nạn ách Dương cửu cũng xảy ra sau từng chu kỳ 456 năm tính từ khởi nguyên 00.000.001 nhưng Thái dương Ất nằm ở quẻ Chấn chứ không thuộc quẻ Càn.
        So sánh 2 cách tính cho ra 2 quẻ Càn và Chấn với vòng Đại du Thái âm Đinh cho ra quẻ Khôn ( nạn Âm lục ) thì ta phải chọn cách tính trên vì:
        * Âm và Dương luôn luôn đối nhau, bên kia Khôn thì bên này phải Càn..
        * Cách tính dưới khởi đầu vòng Tiểu du Thái dương Ất trước năm khởi nguyên 130 năm là sai với nguyên lý Âm Dương đã được chọn từ ban đầu của TSTA và chung cho nhiều thuật số khác nữa.
        Như vậy là con số doanh sai 130 phải bị loại bỏ, nhưng còn con số 456 thì ở đâu mà có ra? Việc này thì đành chịu thua,Con số này đúng hay sai ta cứ tạm gác lại đấy vì 1 câu hỏi lớn hơn là: Khi phần Âm tại Khôn tạo nạn ách Âm lục thì phần Dương cũng đang ở một quẻ nào đấy và phải có tác động đối kháng lại chứ ? Hoặc khi phần Dương ở tại Càn tạo nạn ách Dương cửu thì phần Âm cũng đang ở một quẻ nào đấy và cũng có tác động đối kháng lại vậy ?
        Thế nên từng nạn riêng lẻ Dương cửu hay Âm lục chỉ tác động đến thời khí quả đất cũng như con người ở một chừng mức nào thôi tuỳ thuộc vào phần bên kia tương tác với nó thế nào. Ta có thể cứ nhìn vào 2 quẻ chủ và các sao khí của chúng mà phán đoán là được.
        Câu hỏi kế tiếp là: K hi 2 nạn ách DC và AL cùng xảy ra trong cùng 1 thời gian thì sao? Đây là vấn đề Hội 2 nạn ách tiếp sau đây...

        Thiện Nhơn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Theo từ "Hội ách " mà sách vở xưa nay vẫn dùng, ta nghĩ ngay là những năm nào Thái dương Ất ở Càn mà Thái âm Dinh ở Khôn (tức là những năm quẻ Thái ất hằng năm mang tên là Địa thiên thái ) thì quả đất sẽ bị tác động xấu nhất, vì phần Dương đang tạo nạn Dương cửu và phần Âm đang tạo nạn Âm lục,nhưng xét quan hệ bát biến với quả đất thì Càn- Cấn là tốt, còn Khôn - Cấn tuy không tốt ( Xem lại phần phán đoán các quẻ Tiểu du và Đại du) nhưng quan hệ 2 quẻ Càn-Khôn ( Địa thiên thái) lại tốt, nên xét ra thì quả đất chỉ bị nạn Âm lục mà thôi..Như thế thì từng nạn riêng lẻ ảnh hưởng tới quả đất cũng chảng nặng nề gì như đã trình bày ở trên.
        Cũng vì thế những nhà sưu tập mới dựng ra một cách tính 2 nạn ách hội lại là khi Thái âm Đinh nằm ở Khôn, và Thái dương Ất nằm ở Tốn.vì họ cho rằng Khôn thì cực âm, còn Tốn thì dương tuyệt.Cách tính này thế nào ta sẽ xem xét sau, nhưng theo suy luận này thì khi Thái dương Ất nằm ở Càn và Thái âm Đinh nằm ở Doài cũng phải xảy ra 2 nạn ách hội lại vậy.Nhưng các sách vở còn lưu lại không thấy đề cập gì đến cách này.
        CÁCH TÍNH HỘI 2 NẠN ÁCH : ÂM KHÔN + DƯƠNG TỐN
        Phần Thái âm Đinh thuộc quẻ Khôn thì như trên đã biết:
        Vòng 1: là trước khởi nguyên thời gian 34 năm cộng với 2 năm sau khởi nguyên tức là đến hết năm 00.000.002. Trong 36 năm này thì Thái dương Ất chỉ ở quẻ Càn có 2 năm 00.000.001 và 00.000.002 nên không có hội 2 nạn ách.
        Vòng 2 thì bắt đầu sau năm ( -34) + ( + 288 ) tức là sau năm 00.000.254. Trong 36 năm tiếp sau 00.000.254 thì có 2 lần Thái dương Ất nằm ở quẻ Tốn : Lần 1 là 3 năm 00.000.262, 00.000.263, 00.000.264 ( Xem lại cách tính vòng Tiểu du ). Tuy không nằm trong 9năm đầu tiên nhưng 3 năm này vẫn phải là những năm hội ách vì Âm Khôn gặp Dương Tốn.lần đầu tiên. Và cứ thế tính tiếp tục thì hội 2 nạn ách sẽ bắt đầu vào các năm:
        00.000.262+ 288 tức là năm 00.000.550
        00.000.262+ 288+288 tức là năm 00.000.838
        .00.000.262+288+288+288 ...........
        .............v . v.......
        ( Vì 288 là số chia hết cho 24.)
        Lần 2 là 3 năm 00.000.286, 00.000.287, 00.000.288. tức là sau 3 năm ở trên 24 năm Nếu căn cứ vào quy tắc Âm Khôn gặp Dương Tốn là hội 2 nạn ách thì 3 năm này cũng là những năm hội ách dù cũng không nằm trong 9 năm đầu của Thái âm Đinh ở Khôn. Và cứ thế tính tiếp tục thì cũng sau từng vòng 288 năm sẽ xảy ra nạn hội ách lần kế tiếp v.v....
        Từ cách tính như trên ta dễ dàng tính hội 2 nạn ách DƯƠNG CÀN + ÂM ĐOÀI, nhưng theo suy luận riêng thì : Khí bản thể của Mặt trời ( phần Dương ) phải Tuyệt Dương ở Khôn, còn Khí bản thể của Các Hành Tinh ( phần Âm ) phải Tuyệt Âm ở Càn thì mới hợp lý vì Khí của Mặt trời Thuần Dương ở Càn, dịch chuyển giao động ở Ly, Cấn, Chấn, Đoài thì kém dần nên đến Khôn thì tuyệt mới đúng.Sau đó là phục hồi ở Khảm, Tốn để rồi Thuần Dương trở lại ở Càn....v.v.....
        Còn Khí của Các Hành Tinh thì Thuần Âm ở Khôn, dịch chuyển giao động ở Khảm, Tốn rồi Tuyệt Âm ở Càn (Vì quả đất ở gần Mặt trời hơn so với Tâm của các hành tinh ) và phục hồi dần ở Ly, Cấn, Chấn, Đoài để trở lại Thuần Âm ở Khôn ..v.v....
        Thế nên Công thức để tính Hội 2 nạn ách phải là:
        * Nạn Dương : DƯƠNG CÀN + ÂM CÀN ( tức quẻ Thái ất hằng năm là Thuần Càn)
        * Nạn Âm : ÂM KHÔN + DƯƠNG KHÔN. (tức quẻ Thái ất hằng năm là Thuần Khôn)
        Nạn Dương thì năng lượng Mặt trời cực đại trong khi năng lượng Các Hành Tinh cực tiểu, còn Nạn Âm thì ngược lại. Năng lực của chúng gây cho quả đất thế nào thì còn tuỳ thuộc vào từng vùng, địa hình sông núi, đất liền biển cả .v.v....
        Riêng đối với Địa bàn Giáp thì còn tuỳ thuộc vào các sao khí của từng Cung nữa
        Sau đây là cách tính cho 2 công thức này:
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #4
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        1) NẠN ÂM HỘI ÁCH
        Ta tính Nạn Âm Hội Ách trước vì phần Âm Khôn đã dược biết ở trên. Như đã tính thì vòng Đại du thứ 2 của Thái âm Đinh bắt đầu sau năm (-34) + (+288) tức là sau năm 00.000.254. Trong 36 năm đầu của vòng này thì nó thuộc quẻ Khôn. Tính vòng Tiểu du của Thái dương Ất trong 36 năm này thì có 2 lần nó nằm ở quẻ Khôn :
        Lần 1 là các năm 00.000.256, 00.000.257, 00.000.258.
        Lần 2 là các năm 00.000.280, 00.000.281, 00.000.282.(sau lần 1 là 24 năm)
        Trong những năm này thì Âm Khôn gặp Dương Khôn tức là Khí Âm thuần âm, còn Khí Dương bị tuyệt dương dẫn đến năng lượng Các Hành tinh cực đại, còn năng lượng Mặt trời cực tiểu nên đã xảy ra 2 lần hội ách cách nhau 24 năm
        Như vậy cũng sẽ có:
        Năm 00.000.256 + 288 là năm hội ách lần 3
        và năm 00.000.280 + 288 là năm hội ách lần 4.....
        Cứ thế sau 288 năm ta sẽ có Nạn Âm Hội Ách tiếp theo .v.v...vì 288 thì chia hết cho cả 288 và 24.
        Nên ta suy ra cách tính Nạn Âm Hội Ách là : Muốn biết năm nào xảy ra hội ách thì lấy số tuế tích năm đó trừ đi 256 rồi chia cho 288. Số dư là một số nhỏ hơn 288, ta đem cộng với một số X nào đó để tổng bằng 288 thì " từ năm ấy cộng với X năm " sẽ được năm xảy ra hội ách lần đầu. Sau đó cộng thêm 24 ta sẽ được năm xảy ra hội ách lần sau.
        Ví dụ: Năm nay 2009 là:
        (10.155.926 - 256 ) : 288 = 35262 dư 214.
        Mà 214 + 74 = 288
        Vậy năm 2009+74 = 2083 là năm bắt đầu xảy ra Nạn Âm hội ách lần đầu.
        và năm 2083+24 = 2107 là---------------------------------------------------------- lần sau.
        Theo cách tính này thì Hội ách chỉ xảy ra trong 3 năm mà thôi, vì sau 3 năm thì phần Dương đã chuyển qua quẻ Khảm nên Khí không còn Tuyệt Dương nữa.
        2) NẠN DƯƠNG HỘI ÁCH
        Tương tự Nạn Âm, nhung ta phải tìm 36 năm đầu tiên mà Thái âm Đinh nằm ở quẻ Càn vì những năm này thì Khí Âm bị tuyệt Theo cách tính đã biết thì đó là 36 năm từ 00.000.075 đến hết năm 00.000.110. Trong những năm này thì Thái dương Ất nằm ở quẻ Càn 2 lần:
        Lần 1 là năm 00.000.075.
        Lần 2 là 3 năm 00.000.097, 00.000.098, 00.000.099 tức là sau lần 1 là 22 năm.
        Vậy ta có 2 lần xảy ra hôi ách cách nhau 22 năm vì trong những năm trên thì Khí Dương thuần dương còn Khí Âm bị tuyệt âm (nên năng lượng Mặt trời cực đại còn năng lượng Cac Hành tinh cực tiểu ). Và cứ thế sau từng 288 năm ta cũng có sự lặp lại như thế...v.v....
        Tacũng suy ra cách tính Nạn Dương Hội Ách là:

        Muốn biết năm nào xảy ra Nạn Dương Hội Ách thì lấy số tuế tích năm đó trừ đi 75 rồi chia cho 288, xong lấy số dư + một số X năm nào đó để tổng bằng 288 thì " từ năm ấy + Xnăm " ta sẽ được năm xảy ra hội ách lần đầu. Sau đó cộng thêm 22 thì sẽ được năm xảy ra hội ách lần sau
        Ví dụ Năm 2009 là:
        ( 10.155.926 -75 ) :288 = 35263 dư 107
        Mà 107 + 181 = 288
        Nên năm 2009 + 181 = 2190 là năm xảy ra hội ách lần đầu
        và năm 2190 + 22 =2212 ----------------------------------------sau
        Theo cách tính này thì hội ách lần đầu tiên chỉ xảy ra 1năm ( vì khi Thái âm Đinh tới Càn lần đầu tiên thì Thái dương Ất đã ở Càn năm thứ 3) còn lần thứ 2 là 3 năm. Các vòng tiếp theo sau từng 288 năm thì cũng thế...v.v...
        Cũng theo 2 cách tính cho 2 nạn Âm Dương này ta thấy: Từ năm Nạn Âm lần đầu đền năm Nạn Dương lần đầu thì luôn cách nhau 106 năm như từ 2083 đến 2190 là 106 năm nên các nhà sưu tạp lai TS TATK đời sau do không lý giải dược đã đem Râu ông nọ chắp cằm bà kia "gọi Nạn Âm Lục thành nạn Âm Bách Luc.Thật là tai hại vậy!. Tên chính xác của nạn ách phần âm là Âm Lục mà thôi.

        Và cũng thế : Nếu tính từ Nạn Âm lần đầu đến Nạn Dương lần sau thì luôn đúng chẵn là 130 năm như từ 2083 đến 2212 là 130 năm chẵn nên họ đã lấy con số này làm số doanh sai ! ! ! ( thì cũng đúng là sai thật vậy ! )
        Còn con số 456 là số ước lược 1/10 của 4560 mà 4560 là tổng số năm của 9 nạn vì theo họ hiểu 2 từ Dương Cửu thì phải có 9 nạn.với số năm cho từng nạn là : 106, 374, 480, 720, 720, 600, 600, 480, 480. Ta thấy cách hiểu 9 nạn theo từng chu kỳ là đã sai với sự chuyển quẻ của 2 vòng Tiểu du và Đại du rồi, chưa kể cách tính 2 vòng này của họ lại chẳng liên quan gì đến các con số trên cả nên chắc chắn là họ đã thêm thắc vào để huyền bí hoá môn cổ học này thông qua con số 106 đầu tiên mà thôi.
        Theo thiển ý là như thế, bạn nào có thể lý giải rõ ràng xin đưa lên để mọi người cùng học hỏi thêm......
        Một vấn đề cuối cùng cần phải phân biệt là : Người xưa đã xem vùng Địa bàn Giáp của họ là đại diện chuẩn nhất cho Tâm bảng bảng Lạc thư ( Hệ Bắc cực ) nên 2 nạn trên là họ tính toán cho vùng ấy là chính.Quẻ Cấn theo địa bàn thì chỉ cho phương Đông bắc tính từ Tâm ( vùng Động đình hồ ngày nay ) mà ra .Nhưng căn cứ trên nguyên lý tính toán để áp đặt vào địa bàn chuẩn của họ thì quẻ Cấn là đại diện cho quả đất nên ta củng có thể dùng 2nạn trên cũng như các quẻ Tiểu du và Đại du hằng năm để đánh giá tình hình năng lượng chungnhất cùa HMT tác động vào quả đất vậy: Khi địa bàn Giáp bị Nạn Dương hội ách nóng lên 1 độ thì toàn thế giới năm ấy nhiệt độ cũng phải tăng lên trên dưới 1 độ chút ít chứ không thể không thay đổi được.....
        Tuy vậy nhưng quả đất chúng ta còn có từ trường tương tác lại với năng lượng HMT nữa, rồi còn tuỳ thuộc vào địa hình sông suối, ao hồ biển cả từng vùng nữa nên Thuật số này cũng chỉ tính toán đại lược thôi.

        Thiện Nhơn
        (copy từ tuvilyso.net)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        trung1521980 (09-11-15)

      Đề tài tương tự

      1. Tìm hiểu Tứ trụ
        By kimcuong in forum Tử bình
        Trả lời: 51
        Bài mới: 09-01-11, 17:54
      2. Cháu / em cần thỉnh sư phụ về Kỳ Môn Độn Giáp
        By dualathlon in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 0
        Bài mới: 09-12-09, 00:34
      3. Tam Kỳ luận thế nào ?
        By Khôi Tinh in forum Tử bình
        Trả lời: 16
        Bài mới: 08-12-09, 12:38
      4. Tính cách theo 12 con giáp(sưu tầm)
        By tom in forum So tuổi Hôn nhân & Gia đình
        Trả lời: 19
        Bài mới: 03-12-09, 07:09
      5. Nhờ ai cao tay, hiểu rộng giúp đỡ!
        By Kyti in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 6
        Bài mới: 19-11-09, 02:50

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •