Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 15

    Ðề tài: Cầm Độn

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default Cầm Độn

        Hôm nay lập thêm mục Cầm Độn để mọi người có thể nghiên cứu đàm đạo về môn bí thuật này.

        Xin chép lại phần Niên Nguyệt Nhật Thời Cầm từ mục Thấu Địa Kỳ Môn sang đây, khi nào rảnh sẻ viết thêm.

        Hihihihihihihi

        Từ ngàn năm xưa, cổ nhân đã biết nhìn sao trên trời để mà định phương hướng, và củng từ đó mà phát huy thuật Thiên Văn cổ. Căn cứ vào sự nhìn thấy mặt trời và mặt trăng để định thời tiết mùa màng không đêm lại sự chính xác, nên cổ văn đã sử dụng đến các tòa sao để định thời tiết, như Bắc Đẩu Thất Tinh (Nguyệt Kiến), và các tòa sao thường thấy, xoay quanh gần đường chân trời ở vùng Đông Nam Á như vòng nhị thập bát tú (24 Tiết Khí). Thuật kham dư xa xưa nhất thì nói đến Tứ Linh Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, và Chu Tước. Nếu chúng ta nhìn vào các hình Tứ Linh trong các sách cổ thư thì sẻ thấy chúng chẳng qua là 4 chòm sao của 28 tú.

        Khi hỏi tuổi thì chúng ta thường nói rằng tuổi con này con nọ trong 12 chi, thật ra những con vật trong 12 chi chính là được lấy từ Cầm Thú của vòng 28 tú. Nói là tuổi tý, theo đúng nghĩa là Cầm Tinh Hư Nhật Thử, con chuột, tuổi Sửu, là Cầm Tinh Ngưu Kim Ngưu.

        Vòng 28 tú thì đã được dùng để định vị phương hướng, thiên thể trong Thiên Văn cổ, và các con thú của vòng 12 chi củng được lấy từ đó, cho nên tự nhiên 12 chi củng được dùng để đại biểu 28 tú mà định phương hướng.
        Mặc dù qua nhiều ngàn năm, vòng 28 tú không thay đổi nhiều, nhưng vị trí củng có sử di dịch, lớn nhất là do sự ảnh hưởng vòng Tuế Sai. Cho nên trong mỗi thời đại vua chúa, cơ quan Khâm Thiên đều có sự tái xác lập vị chính của vòng 28 tú.

        Thuật Cầm Độn xuất phát từ vòng 28 tú là một bí thuật, được dùng chiêm đoán về quốc và quân sự, trong Tam Thức, Ất Giáp Nhâm, đều có sử dụng đến nó. Tam Thức qua nhiều triều đại vua chúa TQ đều là bí truyền, càng bí truyền hơn đó chính là Cầm Độn, bỡi đến nay, sách Hán Thư cổ về thuật Cầm Độn chỉ được vẻn vẹn có khoảng 8 quyển. Hai quyển sách tiếng viết có nhắc đến hai chử “Cầm Độn”, là quyển Diễn Cầm Tam Thế, và Nhâm Cầm Độn Toán. Quyển Diễn Cầm Tam Thế thật ra chỉ là căn cứ vào quyển Hán thư “三世演禽” , nhưng nội dung thì không phải hoàn toàn dịch lại. Còn quyển Nhâm Cầm Độn Toán, tuy có nói đến Cầm Độn trong cái tựa sách, nhưng phần Cầm Độn thì hoàn toàn không có.

        Thôi dài vòng làm mọi người nhàm chán, để tiểu sinh vào bài chính vậy. Hihihihihihi

        Vòng nhị thập bát tú:
        - Phương Đông, Thanh Long
        Giác Mộc Giảo, 角木蛟
        Cang Kim Long (Thìn), 亢金龙
        Đê Thổ Bức, 氐土貉
        Phòng Nhật Thố (Mão), 房日兔
        Tâm Nguyệt Hồ, 心月狐
        Vĩ Hỏa Hổ (Dần), 尾火虎
        Cơ Thũy Báo, 箕水豹

        - Phương Bắc, Huyền Vũ
        Đẩu Mộc Giãi, 斗木獬
        Ngưu Kim Ngưu (Sửu), 牛金牛
        Nữ Thổ Lạc, 女土蝠
        Hư Nhật Thử (Tý), 虚日鼠
        Nguy Nguyệt Yến, 危月燕
        Thất Hỏa Trư (Hợi), 室火猪
        Bích Thủy Dư, 壁水狳

        - Phương Tây, Bạch Hổ
        Khuê Mộc Lang , 奎木狼
        Lâu Kim Cẩu (Tuất), 娄金狗
        Vị Thổ Trệ, 胃土雉
        Mão Nhật Kê (Dậu), 昴日鸡
        Tất Nguyệt Ô, 毕月乌
        Chủy Hỏa Hầu (Thân), 觜火猴
        Sâm Thủy Viên, 参水猿

        - Phương Nam, Chu Tước
        Tỉnh Mộc Hãn , 井木犴
        Quỷ Kim Dương (Mùi), 鬼金羊
        Liễu Thổ Chương, 柳土獐
        Tinh Nhật Mã (Ngọ), 星日马
        Trương Nguyệt Lộc, 张月鹿
        Dực Hỏa Xà (Tỵ), 翼火蛇
        Chẩn Thủy Dẫn, 轸水蚓

        Chúng ta thấy rằng 12 con thú trong địa chi đều do “Lấy 1 bỏ 1”, các Cầm Thú trong 4 chòm Long Hỗ Vũ Tước mà ra.
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 23-11-16 lúc 09:53
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        leostar79 (18-01-17),thucnguyen (23-11-16),trandoan (30-07-18)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •