Em chào các thầy, các chú và mọi người trên diễn đàn ạ. Em nhận thấy trong dòng Tam Thức, luận ứng nghiệm luôn là điều vô cùng huyền bí. Có rât nhiều điều em đọc mà không thể hiểu được sao tiền nhân có thể suy luận được như vậy ạ. Em xin trích trong Kỳ Môn Độn Giáp bí kíp toàn thư
“ Sao Thiên Phụ gặp giờ Tý : chủ người phương Tây mặc áo hồng kêu to đến trước làm ứng thì sau 60 ngày được thêm tiền vật của người âm thương, khỉ hầu vào nhà, bình báu có tiếng kêu…”
Em chưa bàn tới các hình tượng làm ứng, trước tiên là toán số “ sao Thiên Phụ gặp giờ Tý “. Em thấy có rất nhiều thời điểm Thiên Phụ gặp giờ Tý :
Ví dụ : Thượng Nguyên Sương Giáng, giờ Bính Tý. Có Phụ/7, Đỗ/2.
Hay Thượng Nguyên Lập Đông , giờ Mậu Tý. Có Phụ/6 , Đỗ/9.
Còn nhiều thời điểm Thiên Phụ găp giờ Tý khác nữa ạ. Rõ ràng hai trường hợp trên đều là Thiên Phụ gặp giờ Tý với Phù và Sử hoàn toàn khác nhau, cát hung cách biệt, nhưng lại có cùng một ứng nghiệm như trên. Phải chăng vào các thời điểm này xảy ra hiện tượng trùng lặp của các sự kiện ứng nghiệm. Em để ý thấy các sách Kỳ Môn khác nhau chỉ hầu như đưa thêm các ý tưởng mới mẻ về phần toán số hệ thức lúc đầu chứ không sách nào dám viết sai về phần ứng nghiệm, nên em rất tin vào luận ứng nghiệm của tiền nhân ạ. Điều này làm em càng không sao hiểu được.
Mong các cao nhân ngành Tam Thức , các chú và mọi người trên diễn đàn cho ý kiến, giải đáp giúp em ạ. Em xin trân thành cảm ơn ạ.