Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 409

      Hybrid View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Apr 2009
        Bài gửi
        253
        Cảm ơn
        60
        Được cảm ơn: 771 lần
        trong 181 bài viết

        Default

        Tôi đã chuyển các bài thảo luận vào topic Hành lang phong thủy Huyền Không. Mời các bạn qua đó để thảo luận nhé!.
        Thân mến.
        Admin HKLS
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "administrator" về bài viết có ích này:

        ThamLang (07-05-12),tranduyquang (03-12-13)

      3. #2
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default Bài long quyết

        Ải tinh bài long quyết
        Đây là phần đặc sắc của Trung Châu phái đã được anh Nam Phong đăng trong Chủ đề Huyền Không Trung Châu, tôi chỉ trình bày sơ lại.
        Trong Huyền không phi tinh khi lập hướng thường quan tâm đến các hướng châu bảo tuyến (vượng sơn vượng hướng) hoặc song tinh đáo hướng. Nay thêm phần bài long để có được sự tăng cát giảm hung cho âm dương trạch.
        Ngô Sư Thanh (môn đồ của Trung Châu phái) dụng Thành môn quyết có dẫn kinh văn như sau:

        “ngũ tinh nhất quyết phi chân thuật
        thành môn nhất quyết tối vi lương
        thức đắc ngũ tinh thành môn quyết
        lập trạch an phần đại cát xương”


        Thành môn, sơn long chính là huyết mạch, bình dương tức là thuỷ khẩu. Như triều thuỷ tòng Tị mà nhập (phương Tị thấy thủy), nhận thuỷ lập hướng thì lập Đinh hướng hoặc Ất hướng. Giang nam lai long giang bắc vọng vậy, sơn thượng lai long chính là Hợi. Cánh tứ vị lập Quý sơn hoặc cách tứ vị lập Tân sơn. Y thuỷ lập hướng đắc vận đại hưng, thất vận lập bại.
        Đây chính là Thành môn bài long pháp dụng loan đầu lập định. Ải tinh bài long pháp thì lại dụng lí khí lập định. Định âm dương mà ải tinh, thuận ải hay nghịch ải, an lần lượt cửu tinh: phá quân, hữu bật, liêm trinh, phá quân, vũ khúc, tham lang, phá quân, tả phụ, văn khúc, phá quân, cự môn, lộc tồn.
        Cát tinh: Hữu bật, tả phụ, vũ khúc, tham lang, cự môn
        Hung tinh: Liêm trinh, phá quân, văn khúc, lộc tồn (nếu gặp đương vận thì cát, qua vận thành hung)
        Lấy đối cung của cung có giới thủy hoặc tam xoa thủy là long

        Như hình trên tý phương giới thuỷ(lộ), tức Ngọ cung lai khí, lai long. Ngọ long

        Như hình trên sửu phương khúc xích thuỷ, đối cung lai khí, lai long tức Mùi long.
        Cung vị bài long:
        Bài long 24 sơn dùng thành 12 cung vị, 2 sơn thành một cung như dưới đây:
        Tý cung: Tý sơn, Quý sơn
        Sửu cung: Sửu sơn, Cân sơn   
        Dần cung: Dần sơn, Giáp sơn
        Mão cung: Mão sơn, Ất sơn
        Thìn cung: Thìn sơn, Tốn sơn
        Tị cung: Tị sơn, Bính sơn
        Ngọ cung: Ngọ sơn, Đinh sơn
        Mùi cung: Mùi sơn, Khôn sơn
        Thân cung: Thân sơn, Canh sơn
        Dậu cung: Dậu sơn, Tân sơn
        Tuất cung: Tuất sơn, Càn sơn
        Hợi cung: Hợi sơn, Nhâm sơn
        Ca quyết Bài long:
        “bản long đối cung khởi phá quân
        can dương chi âm phối đốn nghịch
        tiên phối phá hữu liêm phá vũ
        chức nhi tham phá tả văn phá
        hậu phối cự lộc lưỡng tinh sỉ
        tập tề an tinh thập nhị khỏa”

        Câu một viết: “bản long đối cung khởi phá quân” chính là nói tại long đối cung khởi phá quân tại đó, như Tý long thì khởi phá quân tại Ngọ.
        Câu hai viết: “can dương chi âm phối đốn nghịch”, Tiên thiên bài long thập nhị địa chi là âm. Bát can tứ duy là dương, như kiền khôn cấn tốn quy về can long thuộc dương nên nghịch bài. Chi long như tí sửu dần mão … thuộc âm nên thuận bài.
        Câu ba đến câu sáu nói về thứ tự an tinh: phá hữu liêm phá vũ tham phá tả văn phá cự lộc.
        Thí dụ:
        Mão long: An phá quân tại dậu thuận bài

        Thìn long: An phá quân tại Tuất thuận bài
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      4. Có 12 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        ChuChien (22-06-14),d5nguyenvan (24-11-12),hieunv74 (07-07-12),leostar79 (11-01-16),lequang0385 (05-06-12),macchulan (22-05-12),sonthuy (06-05-12),thichtubinh (27-04-12),thucnguyen (06-08-13),tranduyquang (03-12-13),TuHepLuong (27-04-12),VP (07-07-12)

      5. #3
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Nạp giáp

        Nạp giáp tại huyền không phi tinh ít sử dụng đến, tuy nhiên lại là tri thức cơ bản của Tam hợp phái, phần này luận qua về nạp giáp theo Tam hợp phái.
        Nạp giáp là nói bát quái nạp thiên can, theo bát quái mà luận thì: Càn nạp Nhâm Giáp, Khôn nạp Quý Ất, Chấn nạp Canh, Tốn nạp Tân, Khảm nạp Mậu, Li nạp Kỷ, Cấn nạp Bính, Đoài nạp Đinh, dương can nạp dương quái, âm can nạp âm quái. Đây là nạp giáp tiên thiên. Tại hậu thiên quái phối hợp mà dùng, âm dương cũng từ tiên thiên quái mà đến, lí là lấy tiên thiên mà luận, tứ chính thuộc dương, tứ ngung thuộc âm. Tứ chính quái là Càn Khôn Khảm Li, tứ ngung quái là Chấn Tốn Cấn Đoài. Như vậy tức Càn Khôn Khảm Li nạp giáp toàn bộ thuộc dương, Chấn Tốn Cấn Đoài toàn bộ nạp giáp thuộc âm. Từ nạp giáp phối xuất 24 sơn âm dương, dương sơn là Càn Nhâm Giáp Khôn Quý Ất Thân Tý Thìn Dần Ngọ Tuất. Âm sơn là Hợi Mão Mùi Canh Tị Dậu Sửu Đinh Cấn Bính Tốn Tân.
        Nạp giáp xuất từ thiên văn, phong thuỷ lấy đó mà dùng, phối hợp cho long -hướng.
        Thí dụ như lai long từ sơn Thân, tức có thể lập Đinh sơn Quý hướng, vì Thân long chính là dương long, Đinh sơn Quý hướng mà luận thì Quý là dương, dương long khả dĩ lập dương hướng, âm long khả dĩ lập âm hướng, dương long không thể lập âm hướng và âm long không thể lập dương hướng.

        Nhâm cung lai long, nhâm cung dương cung, lập hướng khả lập Tý sơn Ngọ hướng vì ngọ cung thuộc dương, dương long phối dương hướng tịnh âm tịnh dương nên là cát hướng.
        thay đổi nội dung bởi: vanhoai, 27-04-12 lúc 17:51
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      6. Có 10 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        d5nguyenvan (24-11-12),hieunv74 (07-07-12),macchulan (22-05-12),sonthuy (06-05-12),thichtubinh (27-04-12),thoitu (27-04-12),thucnguyen (06-08-13),tranduyquang (03-12-13),TuHepLuong (27-04-12),VP (07-07-12)

      7. #4
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Hướng thủ nhất tinh tai phúc bính, khứ lai nhị khẩu tử sinh môn
        (một tinh tại hướng quản hoạ phúc, hai lộ đến đi là cửa tử sinh)
        Tưởng Đại Hồng viết: “hướng thủ nhất tinh tại phúc bính, khứ lai nhị khẩu tử sinh môn” Câu này là nói về dương trạch phong thuỷ, lấy hướng thủ nhất tinh và khứ lai nhị khẩu mà phán đoán cát hung hoạ phúc của trạch, phàm hướng thủ đắc lệnh tinh (vượng hướng), hướng thủ chính là thuỷ lí long thần, nếu đắc thuỷ thì đại phát tài lộc. Khứ lai nhị khẩu chính là nói môn khẩu, với trạch là cửa chính, với phòng là cửa phòng, xuất nhập chính là khứ lai. Môn khẩu đắc vượng tinh cộng với hướng thủ đắc vượng tinh thì cát càng thêm cát; nếu môn khẩu suy tinh, hướng thủ đắc vượng tinh thì tiền cát hậu thoái bại; nếu môn khẩu suy tinh, hướng thủ suy tinh thì đại bại tài lộc.
        Ở đây chính ý là nói về: Hướng thì cần có hướng tinh là sinh vượng, Cửa chính cần an vào cung có sinh vượng khí tức áp dụng “bí quyết thành môn” để tìm cung có vượng khí. Nếu hướng nhà và cửa chính đã được lệnh tinh phi đáo (vượng tinh đến) lại phù hợp loan đầu thì họa phúc đã rõ rồi, đây cũng chính là ý của câu “nhất chính đương quyền, bách tà phải phục”
        Luận dương trạch phong thuỷ có lục sự, lục sự gồm ngoại lục sự và nội lục sự:
        • ngoại lục sự là: đạo lộ(đường sá), đình đài(đền đài), trì dung(ao hồ), kiều lương(cầu), miếu vũ(chùa miếu), phật tháp(tháp).
        • nội lục sự là: môn(cửa), táo(bếp), tỉnh(giếng), xí(nhà vệ sinh), đối ma(nhà kho), súc lan(chuồng gia súc).
        Nội, ngoại lục sự quan hệ mật thiết với hoạ phúc của nhân khẩu trong trạch. Theo huyền không mà nói thì xem sự phân bố nội ngoại lục sự phối hợp với sơn thuỷ nhị tinh có thể thấu được cát hung hoạ phúc rồi.
        Tỷ dụ như đạo lộ tất cần nơi thuỷ lí long thần lệnh tinh phi đáo (hướng tinh vượng phi đáo), đình tháp tất cần an nơi sơn thượng long thần lệnh tinh phi đáo(sơn tinh vượng phi đáo). Nội ngoại lục sự nguyên lí tương đồng, tổng quát:
        nhất nội nhất ngoại, (một trong một ngoài)
        tức tức tương quan, (tương quan mật thiết)
        bố cục đắc nghi, (bố cục được tốt)
        đinh tài lưỡng vượng, (đinh tài cùng vượng)
        tương đắc ích chương. (tương đắc toại lòng)
        lưỡng giả tương phản (nếu mà phản lại)
        đinh tài lưỡng bại. (đinh tài cùng bại)
        Cho nên với dương trạch khi bố trí trong nhà rồi cũng rất cần thiết phải xem loan đầu bên ngoài có phù hợp hình khí hay không
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      8. Có 11 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        d5nguyenvan (24-11-12),hieunv74 (07-07-12),macchulan (22-05-12),sonthuy (06-05-12),TanLen73 (28-04-12),thichtubinh (27-04-12),thoitu (27-04-12),thucnguyen (06-08-13),tranduyquang (03-12-13),TuHepLuong (27-04-12),VP (07-07-12)

      9. #5
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Hoán bộ di cung-nhất vật nhất thái cực

        Xem dương trạch, trước tiên phải định được trung cung, sau đó phân chia 8 phương, nếu không định được trung cung thì 8 phương không thể định được, cổ tiên hiền viết: “trung cung nhất lập, bát phương tuỳ chi nhi phán. Bát phương kí do sở tại địa nhi phân, cố sở tại địa tức vi hoạt động chi trung cung. Kí dĩ các nhân chi sở tại địa vi trung cung, các nhân chi bát phương, diệc nhân chi nhi sai dị.”, lại viết: “giai nhân các nhân chi sở tại địa bất đồng, nhi sở đắc chi cảnh giới diệc các dị, các nhân sở tại địa kí bất đồng, tắc do sở tại địa phân xuất bát phương”. Nội dung nói cách lấy trung cung có khác nhau giữa các nhà, có trung cung của trạch, trung cung của phòng, lấy một vị trí thường sử dụng làm trung cung, do đó mới có thuyết đại thái cực, tiểu thái cực, nhân thái cực.

        Đại thái cực đã bàn luận nhiều, nay bàn về tiểu thái cực. Khi phân phòng (phòng ngủ, phòng làm việc,..) thì lấy tinh bàn của đại thái cực đem vào tâm phòng để tìm nơi cung có hướng tinh là sinh vượng khí để mở cửa phòng. Nhưng vì một lý do nào đó không thể mở cửa phòng theo ý muốn thì còn một giải pháp đó là dùng nhân thái cực. Trong các thuyết xét thấy nhân thái cực cũng là hợp đạo lí, sở dĩ “cá nhân sở tại địa”, chỉ vị trí cá nhân thường sử dụng. Tỉ dụ như trong phòng làm việc, bàn làm việc đặt tại phía bên phải của phòng, tức trung cung lập cực điểm ngay giữa bàn làm việc, tức bên phải. Bàn làm việc bên trái của phòng, tức trung cung lập cực điểm ngay giữa bàn làm việc, tức bên trái.
        Như vậy nếu phân cung định tinh bàn phòng, nếu cửa chính rơi vào suy tý, muốn thu nhận vượng khí nhập phòng thì chuyển vị trí bàn làm việc để định lại trung cung lập cực điểm từ đó tính lại tinh bàn sao cho thu vượng khí, Phép này gọi là di cung hoán bộ. Tùy thời tùy nơi mà định trung điểm lập cực, có thể không phải bàn làm việc mà là giường ngũ, bàn tiếp khách… Nếu được cả tiểu thái cực và nhân thái cực cùng tốt thì “cát càng thêm cát”
        Cái lí “nhất vật nhất thái cực” phải nắm cho rõ kẻo sai nhầm, một phòng là “nhất vật” nên có “nhất thái cực”, một nhà là “nhất vật” nên có “nhất thái cực” nhưng một phòng lớn ngăn ra tạm thời nhiều phòng nhỏ, có lối đi thông nhau và không ngăn hết trần phòng lớn thì các phòng nhỏ không phải là “nhất vật” và do đó không có “nhất thái cực”.

        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa phòng ở tại Tốn.

        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa phòng ở tại Ly.

        Phòng tọa Tý hướng Ngọ, lấy bàn làm việc lập cực, cửa phòng ở tại Ất.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      10. Có 11 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        hieunv74 (07-07-12),leostar79 (11-01-16),lequang0385 (05-06-12),macchulan (22-05-12),sonthuy (09-05-12),thaihoa (11-05-12),thucnguyen (06-08-13),tranduyquang (03-12-13),tuanc9 (23-03-13),TuHepLuong (07-05-12),VP (07-07-12)

      11. #6
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Văn xương và văn bút

        Nhất tứ đồng cung chủ về văn chương khoa bảng. Nhưng nếu là thất tứ đồng cung lại chủ về gian dâm
        Văn xương với Văn bút theo huyền không mà nói: Văn xương là thuộc tinh thần, Văn xương chính là Tứ lục tinh. Theo loan đầu mà nói, sa sơn hình mộc tinh chính là Văn bút tức hình khí tương hợp thì phát về văn chương. “Văn xương dữ văn bút ư huyền không nhi ngôn ,tinh thìn chi trung ,hữu văn xương chi vị”, nếu như là hỏa tinh đôi khi cũng thành Văn bút. Nếu là Mộc tinh thì sơn hình cao nhưng đỉnh cần tròn, nếu là hỏa tinh thì sơn hình thẳng, đỉnh cần nhọn. Phàm huyền không phi tinh Tứ lục nếu gặp Văn bút sơn chủ người thông minh, phát văn khoa, xem đồ hình bên dưới:

        Mộc tinh cao mà tròn nên gọi là Văn bút. Tứ lục đáo phương, chủ người thông minh.

        Hỏa tinh thẳng mà nhọn, cũng chính là Văn bút, Văn xương(tứ lục) đáo phương chủ xuất người thông minh.
        Chúng ta cần lưu ý ở vận này (vận 8) thì tứ lục là tử khí cho nên hình văn bút cần nhỏ, xa chứ không thể to lớn áp sát sẽ thành sát khí.
        Sơn – hướng 1-4 có sơn nhỏ và xa, sơn – hướng 4-1 có thủy tĩnh cũng chủ khoa danh. Nếu sơn tinh 4 có núi lớn áp sát hoặc hướng 4 có thủy thì chủ về người dâm đãng, nghiện rượu, gia đạo bất hòa.
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      12. Có 12 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        ChuChien (22-06-14),d5nguyenvan (25-11-12),hieunv74 (07-07-12),leostar79 (11-01-16),macchulan (22-05-12),sonthuy (09-05-12),TanLen73 (08-05-12),thanhcongtu (07-05-12),thucnguyen (06-08-13),tranduyquang (03-12-13),TuHepLuong (07-05-12),VP (07-07-12)

      13. #7
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Huyền không phản phục ngâm quái

        Khi sơn tinh hay hướng trùng với địa bàn thì gọi là bị phục ngâm, khi xung với địa bàn (cộng thành 10) là bị phản ngâm
        • Sơn tinh phản, phục ngâm: con người trong nhà bệnh hoạn, tang tóc, nhà thưa vắng người
        • Hướng tinh phản, phục ngâm: gặp nhiều phiền phức nơi thương trường, nhà tan cửa nát.
        Trong Đô Thiên Bảo Chiếu kinh có viết: Vùng sơn long khí Phản, Phục ngâm đến sơn hướng (trước hoặc sau nhà) thì gặp tai họa, rắc rối triền miên có thể dẫn đến tự vẫn, bôn ba xứ người hoặc ra pháp trường.
        Cục diện của phản, phục ngâm thích hợp với vùng bình dương. Cung hướng tinh bị phản phục ngâm cần địa hình bằng phẳng, trống thoáng, có thủy để hóa giải. Cung hướng sơn tinh bị phản phục ngâm cần cây cao nhà cao để hóa giải
        Thí dụ chiêm nghiệm:
        - Sơn hướng 2-1 tại cung khảm; 2 là khôn là âm u kỳ bí, 1 là khảm là lún xâu lấp kín, nếu ánh sáng không được tốt sẽ có hiện tượng ma quái hình người nữ (ma nữ)
        - Sơn tinh 6 nhập cung càn, sơn tinh 8 nhập cung Cấn : nếu không hóa giải thì nhà ít con trai hoặc vô sinh
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      14. Có 10 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        ChuChien (22-06-14),hieunv74 (07-07-12),leostar79 (11-01-16),macchulan (22-05-12),sonthuy (10-05-12),thanhcongtu (13-05-12),thucnguyen (06-08-13),tranduyquang (03-12-13),TuHepLuong (11-05-12),VP (07-07-12)

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 27
        Bài mới: 18-09-16, 04:06
      2. Huyền Không nhàn đàm
        By ThamLang in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 2
        Bài mới: 30-08-15, 15:23
      3. Trả lời: 14
        Bài mới: 15-11-13, 23:01
      4. Các đại phái Phong Thủy.
        By athienloc in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 1
        Bài mới: 30-03-11, 14:41

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •