Trích Nguyên văn bởi thoitu Xem bài gởi
Hỏi: Quân sư của Vua Quang Trung là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng là một nhà nghiên cứu Ðịa lý. Cụ có lưu truyền lại sách vở gì không?
Ðáp: Theo giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong quyển “La Sơn Phu Tử” cụ Nguyễn Thiếp có nghiên cứu Ðịa lý nhưng sau khi an táng mồ mả đã không được như ý. Có lẽ vì thế mà không có sách lưu truyền lại.
nguyenthiep.jpg

Cảm ơn gợi ý của chú thoitu. Cháu là hậu thế chỉ có một lần ra vùng này có nhận xét về ngôi mộ này và cụ Nguyễn Thiếp như sau:

1. Ngôi mộ do chính cụ điểm huyệt sau khi về ở ẩn có đầy đủ các yếu tốt phong thủy và được các danh sư đời sau phúc mộ đều đồng ý rằng ngôi mộ cũ đúng là chân long huyệt đích với các thông tin sau:
- Ngôi mộ lấy ngoại án là ngọn núi kim tinh phía bên kia hồ rất đẹp.
- Cái hồ trước chỉ là vùng trũng nước trồng lúa, sau 1954 mới làm cái hồ nhân tạo to như vậy để chứa nước. Chứ không phải là hồ tự nhiên. điều này ai chưa tới sẽ không rõ được.
- Mộ ở cách cục gân như hồi long cố tổ nhưng thực ra là hoành long, thủy đổ về sông Ngàn, Long mạch này từ Vân Nam đi về bị hãn thủy bởi hai còn sông Cả và Sông Ngàn rất là quý, ngoài cửa biển là có núi trấn thủy khẩu.
=> cho nên có thể nói cụ Nguyễn Thiếp không chỉ nghiên cứu phong thủy mà còn tài giỏi, am tường phong thủy địa lý.

2. Sau này vua Gia Long hạ chiếu rời mộ cụ ra vị trí bây giờ nên là tuyệt địa, con cháu giờ không rõ gốc tích. Nguyên căn việc này có mấy phần như sau:
- Cụ phò Hồ Thơm.
- Khi Hồ Thơm ra lệnh đào mộ các chúa nhà Nguyễn là tổ tiên của Vua Gia Long mà cụ Nguyễn Thiếp không hề ngăn cản việc đó.
- Khi cụ Nguyễn Thiếp mất đi bị rời mộ cái đó cũng không thể nào tránh khỏi luật nhân quả. Cũng như việc anh em Nhà Hồ Thơm đọat đất người nên bị người phá mộ tổ.

=> không rõ phần trên này của cháu có thiếu gì cần bổ sung, hay sai xót gì không chú thoitu?

Theo ý kiến cháu, nếu phân tích được đầy đủ các khía cạnh của một câu chuyện thì mới tỏ tường gồm long mạch và thủy. chứ cứ úp mở thà không nói ra, hoặc do mình không rõ.