Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 29

      Hybrid View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        (Tứ Trụ của Thằng Bờm này chính là Tứ Trụ của người mà tôi đã đưa ra trong chủ đề "Thánh Nhân Trong Sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm" trong mục "Tử Bình - Bát Tự" của trang web "Diễn Đàn Lý Học Đông Phương".

        Chỉ cần đọc 2 bài: Câu chuyện “Tiếu Lâm”“Đáp Án”)

        Để tiện lợi cho người đọc tôi trích 2 câu chuyện này ra đây

        Câu chuyện Tiếu Lâm

        Sau khi tốt nghiệp đại học (1982), vì thất nghiệp nên anh ta thường hay lên Đại Từ và Định Hóa để mua chè mang về Hà Nội đổ ở các quán nước. Một lần lên Định Hóa, trên đường vào Mái Đình Hồng Thái Cây Đa Tân Chào (lúc đó anh ta chưa biết), có một đoàn người (khoảng hai chục người) ăn mặc quần áo mầu nâu mượt mà như các cụ đi ăn cỗ. Vì trời vừa mới mưa xong lên trên mặt đường có nhiều vũng nước ổ gà. anh ta cứ cắp cổ đạp xe, thấy vậy người đi đầu tiên (chắc là Thủ Tướng) né vào vệ đường và bảo mọi người đi sau cũng làm như vậy. Khi đi qua đoàn người thì bất thần một người từ trong bụi cây bước ra chặn xe của anh ta và nói “Thủ tướng Phạm Văn Đồng đấy”. Anh ta ngơ ngác không hiểu gì cả, nghĩ rằng ở cái đất xứ rừng rú mù xa này làm gì có ông Đồng ông đót gì ở đây? Khi đó Thủ tướng nói “Nếu nó vội thì để cho nó đi” và thế là anh ta lại lên xe đạp tiếp. Các lần sau lên mua chè có một vài cô gái xing đẹp khoảng độ 16, 18 tuổi người Kinh (thuộc gia đình lên khai hoang từ các năm 1960) làm quen, mãi gần đây anh ta mới biết là Thủ Tướng muốn làm quen một cách tế nhị, nhưng anh ta vẫn không biết lý do gì dẫn đến chuyện này....


        Bình giải:
        (Bây giờ kiểm tra lại thì đó không phải mái đình Hồng Thái mà là một mái đình nào đó cũng khá quan trọng vì anh ta từng thấy cả đoàn học sinh cấp 2 đến thăm quan. Mái đình này vẫn thuộc đất Thái Nguyên nên muốn đến mái đình Hồng Thái thì phải đi tiếp khoảng 5 km mới tới đất Tuyên Quang rồi đi tiếp khoảng 5 km nữa mới có thể đến mái đình Hồng Thái (theo Goole Maps)? Còn thực chất của cuộc gặp gỡ này không phải “Ngẫu Nhiên” mà có sự chuẩn bị cẩn thận từ trước rồi. Vì khi vào tới nhà mà anh ta quen (gặp ở Đại Từ đã mời anh ta lên đây chơi để mua chè) thì người đó đã hỏi anh ta “Có gặp một đoàn người không, họ vừa ở đây đợi hơn 1 tiếng đấy” - lúc đó anh ta không nghĩ họ đã đợi anh ta vì anh ta đã ngồi nghỉ ở quán nước để tán dóc với cô bé bán nước trẻ tuổi xinh đẹp và duyên dáng (khoảng 14, 15 tuổi) khá lâu (ở chỗ đường cái nhựa rẽ vào đường đất này - cách xa tới hơn chục km). Lúc đó anh ta có nhìn thấy mấy chiếc xen con rẽ vào đường đất này, sau đó anh ta còn nhớ một ai đó nói “ Đi thôi Thủ tướng đợi lâu quá rồi”...)


        …...........................................

        Phần Đáp án :

        Xoay sở đủ mọi nghề trong 2 năm (1983 và 1984), vì mua đắt mà bán rẻ nên vốn liếng dần dần bốc hơi hết, anh ta đành phải chui vào một cơ quan nhà nước làm chân bảo vệ ban đêm để ban ngày cùng mấy chiến hữu đi tìm nghề phụ (1985- 1987)… Rồi cuối cùng chả đâu vào đâu anh ta đành phải về nhà máy sửa chữa ô tô số X ….mà bố mẹ của anh ta đang làm việc ở Gia Lâm - Hà Nội để chờ 1 tiêu chuẩn đi xuất khẩu lao động của bố mẹ anh ta (từ cuối năm1987 đến cuối năm 1988).

        Ở nhà máy này anh ta không giống như những người đến đây để chờ sang Tiệp là phải học tiếng Tiệp và đi đóng gạch, anh ta chỉ phải gác phòng kế hoạch xuốt 8 giờ “vàng ngọc” của nhà máy mặc dù bố mẹ anh ta chỉ là công nhân (nhà máy này được trung ương lấy làm thí điểm để cải tổ nền kinh tế XHCN. Cụ thể một trong các cách cải tổ đó là giám đốc của nhà máy này là người đầu tiên trong nước được phép với tư cách cá nhân ký với Tiệp Khắc để xuất khẩu lao động mà sau 1 hay 2 năm gì đó nếu tốt mới được triển khai ra cả nước).

        Một hôm phòng “Kế hoạch - Tài vụ” họp có sự hiện diện của một cán bộ trên cục giao thông vận tải về (đã được báo trước như vậy). Giữa chừng cuộc họp ông cán bộ chạc ngoài 50 tuổi này nói với anh ta (lúc đó mọi người đang họp trong phòng đều nghe thấy) “chúng tôi muốn mời anh đến chỗ chúng tôi làm việc để giúp ông Võ Văn Kiệt cải tổ nền kinh tế” (Lúc đó ông VVK đang làm chủ nhiệm ủy ban kế hoạch nhà nước). Anh ta trả lời “ Tư bản có hàng mấy trăm năm rồi thì cứ theo nó mà làm, cần gì phải nghiên cứu nữa, mà mấy …. làm gì ….nghe”. Lập tức ông ta đập bàn và quát “Láo, láo thật, các anh các chú ấy đáng bậc tuổi cha chú mày mà mày dám hỗn như vậy à”. Thấy vậy trưởng phòng ngồi cạnh anh ta nói nhỏ với anh ta “Ông ta là chuyên viên của ông VVK chứ không phải của cục giao thông vận tải như đã báo trước đâu”. Lúc bấy giờ mặt anh ta tái mét không còn một giọt máu và anh ta nghĩ “Thế là hết hy vọng đi Tây“. Sau đó cuộc họp được “Giải Lao”, một lúc sau anh ta được gọi tới phòng tổ chức gặp giám đốc. Lúc đó mặt của giám đốc cũng gần giống mặt anh ta bởi vì chính giám đốc được vị chuyên viên này chọn về đây và dĩ nhiên vị chuyên viên này lúc nào cũng có quyền lôi giám đốc đi nhận nhiệm vụ ở nơi khác. Giám đốc nói một câu rất từ tốn “Anh có muốn làm 1 chân bảo vệ giống bố mẹ anh không?”

        Một lúc lâu chắc là mặt anh ta không còn tái nữa, trưởng phòng đến gọi anh ta cùng đến gặp riêng với vị chuyên viên này, mặc dù lúc đó trong phòng họp vẫn còn rất nhiều người. Vị chuyên viên nói “Chúng tôi biết nội dung của 6 lá thư mà anh K trình lên thủ tướng Phạm Văn Đồng là của chính anh …Chúng tôi biết anh về đây để chờ đi Tiệp. Đi Tiệp anh cũng chỉ là một người làm thuê, đến chỗ chúng tôi lương lậu anh cứ yên tâm, chỉ sợ không làm được việc thôi…”. Lúc đó anh ta nghĩ ông nội sỏ nhầm giầy Tây thì số phận sẽ chẳng khác gì thầy chủ nhiệm của anh ta trước đây khoác áo Bộ Trưởng bộ … đi họp hội nghị Gienever (1954)... và gần đây đã chết bất đắc kỳ tử trước khi chính thức được vào 15 vị nguyên thủ quốc gia (anh ta đã nhầm với bộ trưởng sau, còn thầy (Tạ Quang Bửu) khi dậy anh ta đã thôi không làm bộ trưởng bộ Đại Học và Trung Học nữa rồi).

        Lại thêm một lần nữa anh ta không hiểu anh ta có liên quan gì tới 6 lá thư này. Anh ta chỉ nhớ rằng vợ của anh K có lần nói tới anh K là : anh K đã mấy lần cùng đoàn thanh niên lên gặp Thủ Tướng với danh nghĩa “Thay mặt thế hệ trẻ trình Quốc Thư”... Có một lần khi tranh luận anh ta nhớ có nói với anh K là “Phải xóa sổ hai ngành lương thực và thực phẩm” thì lần đó chỉ sau 2 tuần anh K về nói với anh ta “Thủ Tướng PVĐ đã phê duyệt”…

        Vậy thì nội dung của 6 lá thư này là gì và nếu nó đúng là đường nối cải tổ của nền kinh tế XHCN sang nền kinh tế thị trường như ngày nay thì nó có đúng như cao thủ Hà Uyên (theo tôi biết cao thủ Hà Uyên là thiếu tướng đã từng được chính phủ cử sang Trung Quốc nghiên cứu Mệnh Học) đã dự đoán là có sức mạnh “Âm thầm, lặng lẽ” hay không? Và so với lĩnh vực tình báo hay an ninh quân đội thì liệu cái nào mạnh hơn? Thì xin nhường lời cho mọi người kết luận.

        Thật may mắn, anh ta đã được sang Tiệp trong đợt gần như cuối cùng của nhà máy này và dĩ nhiên anh ta không còn phải nghe lời mắng của anh K “Chuyện đại sự đã có ông Đồng, ông Duẩn lo, mày hãy lo cho cái thân của mày đi”. Với câu nói đó thì hiện giờ anh ta đã khẳng định lúc đó anh K cũng không biết đây là sự chuẩn bị từ trước của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, đúng như lời mà vị chuyên viên đã nói với anh ta “Chúng tôi biết…”.

        Thỉnh thoảng vào chủ nhật anh K có về nhà với tờ giấy cầm trong tay (ghi hàng chục câu gì đó) ngồi trao đổi (hay tranh luận) với anh ta, mỗi lúc lại cặp cụi ghi ghi, chép chép cẩn thận cái gì đó vào tờ giấy đó. Chắc đây là nội dung 6 lá thư mà anh K trình lên Thủ Tướng thì phải?

        Một lần khi còn ở Tiệp Khắc (năm 1989), lúc đó phong trào biểu tình đòi thay đổi chế độ diễn ra rất mạnh mẽ ở các nước Đông Âu nhất là Tiệp Khắc. Mọi người đều tin tưởng rằng năm 1989 Chủ Nghĩa Xã hội sẽ sụp đổ. Nhưng nhiều người VN làm tại nhà máy Avia (ở Praha 9) này đều nói với công nhân Tiệp Khắc lúc đó là phải đợi đến năm 1990 mới sụp đổ. Rồi năm 1990 đúng là Xã Hội Chủ nghĩa đã sụp đổ thật.

        Vào đầu kỳ giải bóng đá lúc đó (1990), trong phòng ăn tập thể của một nhóm người VN tại hãng Avia này, họ đã hỏi anh ta dự đoán xem 4 đội nào vào tứ kết , 2 đội nào vào trung kết và đội nào sẽ vô địch? Anh ta ngớ người ra không hiểu vì sao họ lại hỏi như vậy, chả nhẽ sắp có bão táp gì nổi lên chăng? Anh ta liền trả lời làm sao có thể đoán được cơ chứ? Thì nhiều người phản đối “Nếu như vậy thì tại sao năm 87, 88 mày lại dự đoán đúng năm 1990 Xã Hội Chủ Nghĩa sẽ sụp đổ ?” Anh ta thấy vô lý quá vì anh ta có dự đoán như vậy khi nào, mà sao lại là anh ta? Thế là họ đã nói ra rằng chính anh ta đã nói với anh K như vậy vì có người phòng bên cạnh (tường ngăn cách bằng tấm lứa đan) là cô Viễn đã nghe thấy, sau đó đã nói với cả nhà máy Đại Tu như vậy. Anh ta nhớ lại, quả đúng anh ta đã trả lời câu hỏi của anh K như vậy - chắc đây chính là câu hỏi thứ 2 mà Thủ Tướng Phạm văn Đồng hỏi giống như câu hỏi trước, khi anh ta đang học lớp 5 trong giờ Thủ Công tự đóng sổ tay cá nhân mà thầy giáo yêu cầu cả lớp “Hãy viết vào sổ tay năm nào giải phóng Miền nam?”. Lần đó anh ta viết "Năm 1975 hòa bình sẽ đến với nhân dân Việt Nam". Anh ta đành phải thừa nhận đúng là như vậy rồi để cho qua chuyện anh ta đoán bừa rằng Ý, Đức, Anh và Argentina vào tứ kết, Đức và Argentina vào trung kết, Đức vô địch. Họ lại còn hỏi anh ta thế Đức thắng tỉ số bao nhiêu? Anh ta bất ngờ tưởng nói đến như vậy là quá đủ rồi còn hỏi đến mức đó thì thấy lạ (chỉ vì anh ta không đánh cá độ bao giờ nên làm sao biết được tỷ số mới là quan trọng nhất - tiền thưởng cao nhất). Anh ta liền nói bừa là có con số 2 - chỉ điều này sai. Sai là đúng thôi bởi vì đúng thì lúc đó khối người giầu to rồi. Bởi vì ông trời không dễ dàng cho ai như vậy cả?

        Bình Giải : Một trong những tên chùm mật vụ của Bắc Việt lúc đó được thủ tướng Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ bảo vệ và giúp đỡ anh ta từ khi anh ta còn đang học lớp 3 hay 4 gì đó. Nhưng đáng tiếc thay cho anh ta là tên chùm mật vụ này lại lên kế hoạch giết anh ta bằng cách, một mặt xì hơi độc cho anh ta bị viêm phổi nặng ho ra hàng bát ô tô máu còn một mặt làm cách không cho anh ta được cấp cứu tại bệnh viện của huyện Thuận Thành này mà phải về tận Hà Nội xa hơn 30 km với đường đầy ổ gà để cấp cứu). Đây chính là lý do vì sao xuất hiện “Lá Thư Căm Thù” này.


        (Vì đây là bản thảo nên tôi chỉ viết tóm tắt như vậy.)
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 09-10-23 lúc 06:46
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        vanti67 (09-12-23)

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •