Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 86

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        64
        Cảm ơn
        98
        Được cảm ơn: 94 lần
        trong 36 bài viết

        Default kính gửi: chị Kim Cương!

        nhân đọc tài liệu chị đưa lên topic này (http://www.astro-fengshui.com/fengshui/truenorth.html) thấy có nhiều điểm hợp lý nên em lược dịch để chúng ta cùng tham khảo thêm, tuy nhiên trình độ ngôn ngữ có hạn, phần nào sai mong được các anh chị sửa chữa thêm.

        hướng chính bắc và hướng bắc từ trường
        Joshep Yu

        "việc đo hướng trong thuật phong thủy dùng hướng chính bắc hay hướng bắc từ trường
        câu hỏi thú vị này đã được lặp đi lặp lại trên 1000 năm, những người ủng hộ việc dùng hướng chính bắc cho rằng: phong thủy bao gồm thiên văn học và địa lý học như hàm ý tên gọi của nó do đó phải dùng hướng theo địa lý (kan-yue tạm dịch khảm-nam).
        những người ủng hộ việc sử dụng hướng bắc từ trường cho rằng kể từ khi la bàn được sử dụng, hướng bắc từ trường chỉ hướng tý ngọ trên la bàn, vì vậy hướng bắc từ trường phải được sử dụng.
        chúng tôi sẽ phân tích vấn đề trên nhiều khía cạnh.
        1-hướng chính bắc là gì?
        khi trái đất quay quanh 1 trục, trục này cắt trái đất tại 2 điểm gọi là cực chính bắc và cực chính nam. trục quay này nghiêng 66 độ 33' so với mặt phẳng elip (là quĩ đạo của trái đất quay quanh mặt trời) khi trục này được kéo dài ra nó sẽ cắt bầu trời (tưởng tượng là một hình cầu khổng lồ-có lẽ ý tác giả là gặp tại tận cùng của vũ trụ-hay điểm vô cực) tại 1 điểm. kể từ khi sao bắc cực xuất hiện và nó cố định trên bầu trời, các vì sao còn lại bay xung quanh nó, hướng chính bắc được định nghĩa rõ ràng.
        (hình vẽ quĩ đạo trái đất quanh mặt trời)
        tuy nhiên hướng của trục quay này không cố định, nó trải qua sự tiến động trong khoảng thời gian 25.800 năm. hiện tại trục quay này hướng về sao bắc cực, 3000 năm trước công nguyên trục này hướng về sao thuban, năm 14000 nó hướng về vega. năm 22.800 nó lại hướng về thuban.
        như vậy không có chính bắc, mà hướng của nó thay đổi theo thời gian nên gọi là "hướng bắc thiên văn" thay vì gọi là chính bắc.
        câu hỏi ban đầu đổi lại là: việc đo hướng trong thuật phong thủy dùng hướng bắc thiên văn hay hướng bắc từ trường.
        trong bản đồ chúng ta sử dụng các đường kinh tuyến nó khác biệt với hướng bắc thiên văn khoảng 0,5 độ và thay đổi rất chậm theo thời gian, kinh tuyến sử dụng cho mục đích trắc địa.
        (hình vẽ trục quả đất và các sao bắc cực, thuban, vega)
        2-hướng bắc từ trường là gì?
        mô hình của nam châm là lưỡng cực, từ trường phát xạ từ cực bắc tới cực nam. trái đất là 1 nam châm khổng lồ có cực bắc nằm gần cực nam địa lý.
        (hình vẽ từ trường của trái đất)
        từ tính của trái đất bắt nguồn từ dòng electron trong lõi của quả đất (kim loại lỏng) lõi chất lỏng này vận động không ngừng làm cho từ trường của trái đất thay đổi theo thời gian nhưng khá chậm. do vậy trái đất là một nam châm khổng lồ với các cực từ thay đổi (một cách liên tục trường kỳ).
        sự thay đổi vị trí các cực từ trường còn do các yếu tố thiên văn. bão từ của mặt trời cũng ảnh hưởng đến việc đọc độ số của la bàn. nói chung, quan hệ giữa hướng bắc thiên văn, kinh tuyến, và hướng bắc từ trường theo đồ hình sau.
        (hình vẽ quan hệ 3 hướng trên)
        3-các bằng chứng
        tài liệu sớm nhất viết về sự lựa chọn này được viết bởi Guan lu thời vua vũ (220-265 sau công nguyên) sách này viết: "kim la bàn chỉ khảm-ly xác định vị trí bắt đầu và kết thúc của âm và dương" do vậy hướng bắc từ trường được lấy để xác định 8 cung trong hậu thiên bát quái. khảm ở bắc và ly ở nam.
        trong thời tống, feng jin (tạm dịch: phân kim) được sáng chế để đọc 7,5 độ trước khi đọc độ từ trường (hic, tối nghĩa). đây là độ lệch xấp xỉ ở trung hoa 1000 năm trước đây. trên thực tế khi kim la bàn chỉ ở điểm giữa của tý (0 độ) người ta tưởng tượng có 1 cây kim khác chỉ ở đường ngăn cách giữa tý-nhâm.
        (hình vẽ la bàn tam hợp: vòng ngoài là thiên bàn, vòng trong là địa bàn, điểm giữa của cung tý ở thiên bàn rơi vào giữa tý-quý của địa bàn)
        sự sáng tạo này là để định hướng trên la bàn thiên văn. kim la bàn lúc này gọi là kim đúng (chính kim). thiên bàn đọc khí thiên, địa bàn đọc khí địa.
        về sau người ta thấy rằng giá trị 7,5 độ không phù hợp với sự thay đổi của độ lệch và sử dụng bóng của mặt trời buổi trưa để đọc hướng thiên văn. thay vì sử dụng thiên bàn, người xưa dùng la bàn kết hợp đồng hồ mặt trời.
        để biết khi nào sử dụng hướng bắc từ trường hay hướng bắc thiên văn chúng ta phải xem chúng ta xem xét điều gì trong phong thủy?

        4-loan đầu
        "thanh nang kinh" viết: "có 5 hành tinh trên trời tương ứng có 5 nguyên tố trên mặt đất, trên trời có các vì sao và các thiên hà, trên mặt đất có núi và sông. khí di chuyển trên mặt đất và hình tương ứng ở trên trời". ý tưởng này từ kinh dịch: "trên trời, ý niệm hình thành, trên mặt đất ý niệm thành hình, sự biến đổi này được nhìn thấy" dẫn đến việc ánh xạ mọi thứ trên bầu trời xuống mặt đất. ý là lấy ý niệm trên trời và sự vật dưới mặt đất để hiểu sự chuyển đổi âm dương, trừu tượng và cụ thể.
        chúng ta không cần biết những gì diễn ra trên bầu trời, điều chúng ta cần biết là trái đất bị ảnh hưởng như thế nào bởi những điều đang xảy ra này trong vũ trụ (gồm cả trời và đất). ý niệm trừu tượng về trời giờ trở thành ý niệm về thời gian. trời nằm trong sự vận động bất diệt nghĩa là thời gian không có điểm đầu, cuối.
        người xưa nghiên cứu hình dáng thì quan tâm đến sự che chở và sự sinh tồn. một huyệt đẹp nếu nó được núi bảo vệ, nước chảy hay tụ ở trước. để miêu tả hình cục sống động hơn, các địa sư cổ đã mượn hình tượng 4 linh vật trong thiên văn cổ. chúng không liên quan gì đến 5 hành tinh và 5 nguyên tố. các học giả cổ đại luôn muốn kết hợp thiên địa nhân làm một, một số học giả đương đại bị rơi vào cái bẫy này và tầm nhìn của họ như ếch ngồi đáy giếng.
        5-lý khí
        bản thân sự tồn tại của khí là một điều hiển nhiên. người xưa không hiểu khoa học nhưng mượn cớ có liên quan đến khoa học rằng các thiết bị khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của khí. sự thực là sự tồn tại của chúng ta dựa trên sự tồn tại của khí. cơ thể chúng ta chỉ là 1 sự tổ hợp của các hợp chất hóa học và không có sự sống nếu không có khí. hành tinh của chúng ta cung cấp cho chúng ta 1 môi trường phù hợp để tồn tại bằng cách tạo ra khí sống và bảo vệ khỏi khí chết - 2 loại khí đều đến từ vũ trụ (gồm quả đất, hệ mặt trời, các thiên hà).
        nghiên cứu phong thủy, chúng ta không quan tâm đến sự ra đời hay chết đi của các vì sao, bão từ của mặt trời, tròn méo của trăng và những điều xảy ra ở các hành tinh khác, chúng ta chỉ quan tâm đến ảnh hưởng tổng thể từ vũ trụ, ảnh hưởng đó được mô tả bằng phi tinh bàn. chúng ta có phi tinh bàn của trái đất mà không xem xét đến tác dụng của các phần tử của vũ trụ. đây là lạc thư (địa bàn). phi tinh bàn của trái đất có ở nhiều thời điểm (thiên bàn), khi 1 ngôi nhà được xây dựng, chúng ta có phi tinh bàn của ngôi nhà, và được chia thêm thành sơn bàn và hướng bàn.

        a-địa bàn: những năng lượng quan trọng của trái đất là: trường trọng lực và từ trường, trường trọng lực hướng thẳng vào tâm quả đất là đặc tính quan trọng nhất của quả đất. nó được đặt ở vị trí trung tâm và được thể hiện bằng số 5 trong lạc thư.
        từ trường phát xạ gần cực nam thiên văn (hay địa lý) của trái đất, phát xạ là đặc tính quan trọng nhất của nguyên tố "hỏa", do đó nó ở đỉnh của lạc thư để chỉ hướng nam (số 9).
        các địa sư xưa sử dụng 4 mùa để giải thích bát quái. chỉ là cách để người ta dễ hiểu. ở trung hoa có 4 mùa nhưng ở vùng nhiệt đới thì khác sức nóng đến từ mọi phía không chỉ ở phương nam. và còn nhiều vấn đề lớn hơn khi giảng giải ở nam bán cầu vì mọi thứ dường như đối nghịch lại. đó là sai lầm trong giảng dạy chứ không phải bát quái sai. bát quái và lạc thư là vũ trụ.
        (hình lạc thư: cần hủy bỏ kiểu giảng dạy theo 4 mùa và sức nóng từ phương nam để tránh hiểu lầm)
        sự thất vọng lớn nhất của anh-x-tanh là không tạo ra được thuyết trường thống nhất. thay vào đó người trung hoa cổ đã cố gắng hợp nhất các trường năng lượng khác nhau (trường khí) để nghiên cứu địa bàn. chúng ta phải dứt khoát xem hướng bắc từ trường làm chuẩn. mặt khác chúng ta đang nghiên cứu ảnh hưởng của trường trọng lực và từ trường để thấy bằng cách nào chung tạo nên khí ở 8 hướng liên quan đến 1 điểm. phải cẩn trọng rằng chúng ta đang nói đến sự thay đổi năng lượng của trái đất. không quan trọng bạn ở đâu, khi la bàn chỉ tý-ngọ, nghĩa là tý-ngọ. không cần phải điều chỉnh độ lệch để điều chỉnh tinh bàn theo hướng bắc địa lý. cùng 1 nơi có thể có tinh bàn năng lượng khác sau 20 năm. điều này là hợp lý. chúng ta không mong đợi trái đất không thay đổi, cái không đang thay đổi là phương pháp chứ không phải kết quả. nếu chúng ta sử dụng hướng bắc thiên văn thì chúng ta đang giả định sự thay đổi là nhỏ đến độ không đáng kể trừ phi chúng ta thực hiện trong 1000 năm. điều này là không hợp lý. nếu từ trường trái đất đang thay đổi, tại sao địa bàn phải không thay đổi? cho nên, đừng ngạc nhiên khi thấy rằng hướng đo được hôm nay thì khác hướng đo được cách đây 30 năm.
        thay đổi nội dung bởi: lehongson, 20-01-10 lúc 08:38
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "lehongson" về bài viết có ích này:

        3kubond (31-08-15),kimcuong (20-01-10),lunalove (20-09-18),sonthuy (22-01-10)

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 32
        Bài mới: 22-02-15, 18:27
      2. Định vị hướng động thổ
        By htruongdinh in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 15
        Bài mới: 30-06-10, 21:47
      3. Nhà hướng 99 độ
        By thangvstar in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 23
        Bài mới: 25-01-10, 08:20
      4. Hướng nào tới...?
        By forest in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 3
        Bài mới: 18-12-09, 20:50
      5. nhờ tư vấn chọn hướng nhà
        By truc in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 3
        Bài mới: 13-10-09, 04:44

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •