Trích Nguyên văn bởi scorpio Xem bài gởi
Lâu nay dân ta vẫn có câu "lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông", và dường như tất cả mọi người đều cho là câu này đúng. Nhưng hôm tôi đọc đc một chút trong cuốn Thông thư của Trung Quốc thì lại hoàn toàn không phải, theo TQ thì cưới hỏi, làm nhà đều theo tuổi đàn ông hết. Mà suy ra thì cũng đúng thôi vì xưa nay dân mình chủ yếu làm nông, học hành không đến nơi đến chốn, chủ yếu các tư tưởng văn hóa đều truyền miệng, nghe ông thầy bói nửa mùa phán lung tung nên đâm ra từ đời này sang đời khác cứ truyền lại sai lung tung hết cả. Vậy xin hỏi các bậc cao niên về vấn đề này liệu có đúng không ? Để cho từ nay về sau chúng ta hiểu biết đến nơi đến chốn, tránh mắc phải sai lầm. Rất mong đc sự trả lời từ diễn đàn, xin cảm ơn!
Xin được trích dẫn một số lý luận để mọi người có thể tự có câu trả lời hợp lý cho bản thân:

Trong bất kỳ một cái Thành nào khi phân tích ra đều có ít nhất là hai thành phần giống mà hơi khác với chính nó, theo tuần tự trật tự từ chưa có đến có, âm trước dương sau (trước khi có tôi trên đời là không có tôi rồi mới có tôi). Theo không gian và thời gian (hậu thiên), cái Thành sẽ biến đổi từ bộ mặt cũ hóa thành bộ mặt mới, bộ mặt mới phủ lên trên bộ mặt cũ (tôi lúc trưởng thành ôm ấp tôi lúc còn bé nhưng tôi vẫn là tôi)
Ta ký hiệu vạch đứt -- -- là Âm, vạch liền ---- là Dương.
Theo tuần tự trật tự âm trước dương sau, bộ mặt mới phủ lên bộ mặt cũ sẽ sinh ra 4 trạng thái:
- Thái Âm: 1 vạch âm ở trên (bộ mặt mới Âm phủ lên trên), 1 vạch âm ở dưới
- Thiếu Dương: 1 vạch dương ở trên (bộ mặt mới Dương phủ lên trên), 1 vạch âm ở dưới
- Thiếu Âm: 1 vạch âm ở trên (bộ mặt mới Âm phủ lên trên), 1 vạch dương ở dưới
- Thái Dương: 1 vạch dương ở trên (bộ mặt mới Dương phủ lên trên), 1 vạch dương ở dưới.

Ta thấy bất cứ hai thứ gì giao nhau cũng chỉ có 4 trường hợp ở trên không hơn không kém.
Thí dụ người đời nói: "Muốn là được", tạm chia câu này làm 2 sự lý Muốn là Âm, Được là Dương, áp dụng quy luật Âm Dương vô tư vào thì sẽ có 4 trường hợp:
1. Muốn thì được
2. Muốn thì không được
3. Không muốn thì được
4. Không muốn thì không được.

Vậy câu nói "Muốn là được" lọt vào 1 trong 4 trường hợp có thể xảy ra chứ không phải là câu nói khẳng định có tính chân lý tuyệt đối đúng mãi trong mọi hoàn cảnh vì có thể xảy ra ở 3 trường hợp còn lại.

Do người đời vẫn biết sự thật vốn có 4 trường hợp xảy ra tùy lúc này hay lúc khác, nhưng khi nói cho người khác lại cố tình động viên vào một trường hợp để dẫn dắt đối tượng vào hướng mong muốn nên không nhắc đến 3 trường hợp kia. Chính vì những loại câu nói này làm cho người sau học theo, hiểu lầm cho đây là chân lý, là sự thật đúng mãi mãi, đến khi gặp thực tế phủ phàng không đúng như vậy thì tai họa biết dường nào. Người khôn ngoan thì nên tránh "Trông lầm - Nghe lạc - Hiểu sai", biết hòa mình với quy luật tự nhiên, chấp nhận thực tế, an nhiên tự tại để có được cuộc sống bình an hạnh phúc.

=> Đến đây bạn có thể tự diễn giải câu hỏi ban đầu đã đặt ra theo ý của bạn.