-
17-10-09, 13:35 #1
Dịch lý học đại cương
Thể theo tâm nguyện của thầy Xuân Phong. Tôi xin đăng cuốn sách của thầy. Nhằm giúp các bạn đang chập chững bước chân vào Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học.
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:
htruongdinh (20-10-09),macchulan (23-10-09),Quang16 (12-11-09),Storagebmt05 (20-03-16),thanhnoidnt (09-08-13)
-
17-10-09, 13:42 #2VIỆT NAM DỊCH LÝ HỘI
XUÂN PHONG
HỒNG TỬ UYÊN
DỊCH LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
1964 - 1968
----------------------------------------------------------------------------------------
SƠ ĐỒ
TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/17/02/86781255764548.JPG[/IMG]
1. Thái Cực
2. Lưỡng Nghi
3. Tứ Tượng
4. Bát Quái
5. Thập Lục Quái
6. Tam Thập Nhị Quái
7. Lục Thập Tứ Quái
----------------------------------------------------------------------------------------
LỜI TỰA
Tập Dịch Lý Học này được soạn như là một tài liệu giáo khoa nhằm mục đích hướng dẫn
các bạn học viên muốn nghiên cứu về hệ thống tiến hóa của Vũ Trụ và Vạn Vật, đỡ phần
cam go, khó nhọc nên đã theo phương thức thông thường của con người là suy luận và diễn
tả, để giải thích, với hoài vọng là sẽ giúp cho tất cả mọi người có 1 ý niệm đại lược về sự
tương quan mật thiết giữa Vũ Trụ, con người và các sinh vật khác.
Tập Dịch Lý Học này, cũng còn là một nhịp cầu, nối liền giữa sự huyền vi và hiển hiện.
Nền móng của nhịp cầu đã được dựng lên bằng các khí cụ, sẵn có trong mỗi con người như
tai, mắt và thần trí. Mặc dầu, vẫn biết là các thứ ấy có tánh cách sai lầm, nhưng chúng ta ai
cũng đều phải dùng nó làm chìa khóa để lần lượt mở tất cả các ổ khóa bí hiểm trong nhu
cầu đời sống của con người. Vậy, khi các bạn gặp được tập sách này chúng tôi tin chắc
rằng: các bạn sẽ nhờ đó mà tự mở được cánh cổng đầu tiên và đặt chân lên chiếc cầu nối
liền giữa sự hiển hiện và huyền vi, không khó khăn.
Những danh từ, ký hiệu tượng trưng tiến trình của Vũ Trụ trong tập tài liệu này đều do trí
óc của con người đặt ra như Vô Toàn Vô, Cực Vô, Thái Cực, Lưỡng Nghi (Âm Dương), Tứ
Tượng vận hành, Bát Quái và Lục Thập Tứ Quái, chỉ là những danh từ để thuyết minh sự
nhất lý giữa Vũ Trụ và chúng ta, cũng như trong chúng ta sâu kín và lặng lẽ. Thế nên, các
danh từ ấy chỉ là từ chương của sách vở, mà sách thì viết không hết được lời. Lời thì diễn
không hết được ý. Dầu vậy, chúng ta vẫn phải nhờ sách nhờ lời viết ra mới có thể khám phá
được Lý.
Khi đã thấu triệt được lời thì các bạn sẽ đến được Lý mà hợp cùng Trời Đất, tiến hóa ở bất
cứ thế hệ nào trong mọi tầng lớp và cũng có thể đem phổ biến, truyền bá cái Lý đó trong
thiên hạ, để tự mọi người, ai cũng có thể xác định cho mình một nhân sinh quan thích hợp
với mọi thời đại.
Sàigòn, ngày mùng 9 tháng 10 năm Ất Tỵ
Tác giả
XUÂN PHONG và HỒNG TỬ UYÊN
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/03/12051255853988.jpg[/IMG]
---------------------------------------------------------------------------------------
LỜI NÓI ĐẦU
Dịch nghĩa là biến đổi, biến hóa. Khi chúng ta nói đến biến hóa thuộc phạm vi Tiên Thiên,
tức là nói về sự tạo lập Vũ Trụ. Còn khi nói về Hậu Thiên, tức là nói về sự đã Thành.
Nay, khoa Dịch Lý đã được hữu hình hóa là do Đức Thần Minh Vô Tư của con người. Cho
nên, ở phạm vi con người chúng ta có ý thức được hay hiểu biết được phần nào thì tùy thời
mà phổ cập Dịch Lý vào trong nhân loại. Nhưng nhu cầu nhân loại thì mỗi ngươn hội có
mỗi sắc thái, xem như có hơi khác nhau, thật ra đó chỉ là công việc làm kế tiếp từ đời này
sang đời khác. Trong thế hệ tiếp nối cho thế hệ tương lai, ngày càng sáng tỏ Đạo Trời, do
nhu cầu nhân loại, thời đại mà sinh ra, chớ không có chi là lạ.
Nhận xét theo tinh thần Khoa Học thì Dịch Lý đã được đời bổ cứu từ khi họ chưa có chữ.
Chỉ có hai hình bóng vuông tròn, hoặc loài người đã quá Văn Minh về chữ đến độ siêu việt
trên phương diện nào đó, và trên phương diện đó chỉ dùng xài có hai chữ hoặc hai hình
bóng gọi tên là Âm Dương mà thôi. Từ hai chữ Âm Dương ấy lại đi, cứ đi và đi mãi đến
nay rườm rà trên đó đủ thứ văn võ, hình nét…
Khi đi giáp hết một vòng thì trở lại cái siêu việt hai chữ, hoặc hai hình bóng trước kia, với
Bộ Mặt mới của nó. Thành thử, dẫu có tinh thần muốn hiểu biết sâu rộng, khắp cùng một
cách chính chắn hoặc muốn phát minh, người đời cũng không thể nào có đủ phương tiện để
đi vào tất cả mọi ngành. Cớ sự này, trong tương lai nhân loại không tránh khỏi một sự đòi
hỏi chính đáng, do quý vị trong các ngành Đại học sẽ đòi hỏi một Lý Học Tổng Tập, đệm
vào trong mỗi ngành chuyên môn, tức là Âm Dương Lý Học Tổng Quát là Dịch Lý (hiện
nay, chỉ có ở trên mỗi ngành một cách riêng biệt như là Âm điện – Dương điện, trùng đực,
trùng cái, khinh trọng, lạnh nóng, động tĩnh, ngày đêm, nam nữ, huyền vi - hiển hiện…)
Ngươn hội hay vận hội nào cũng có người nhìn biết và nói lên giá trị của Âm Dương Dịch
Lý, qua trên một khía cạnh hay trên một phạm vi nào đó, và mọi nơi trong mỗi phương trời,
tùy theo nhu cầu thời đại mà đặt lấy một danh ngôn, danh tự cho mỗi ngành đâm ra người
đời nhầm tưởng là sâu sa khác nhau. Thật ra, sự khác nhau đó là điều dĩ nhiên, trật tự của
Dịch Lý, xét ra cũng là điều rất cần phải có trong nhân loại, cho kịp đến khi ngươn hội của
quẻ Cấu thì khắp hoàn cầu nhiều lớp ngươn hội lại mà vấn đề Âm Dương Dịch Lý mới có
muôn màu, Đạo Trời mới có cơ ngày càng sáng tỏ hơn.
Dịch Lý là một lý học vạn vật qui Nhất Lý tức như Khoa học Tổng tập sẽ phải trình diện tại
các Đại học đường để thỏa mãn sự đòi hỏi của quí vị học viên. Khoa học Tổng tập rất đặc
biệt phù hợp cho người nào không đủ phương tiện theo dõi cho đến cùng một ngành chuyên
môn nào đó. Nếu có Khoa học Tổng tập trong tay họ, thời trên đời sống của họ vẫn có thể
sáng tỏ hoặc phát minh cho một ngành nào mà họ ưa thích. Còn một sự lợi ích to tát hơn là
trong cuộc thế, nhân quần xã hội, mặc dù xa nhau, khác nhau về tinh thần, lý tưởng, nghề
nghiệp, cấp bậc, lý học vạn vật qui Nhất Lý đã có đủ sức cho họ tự thấy là liên hệ, liên quan
mật thiết với nhau…
Điều thiết yếu và khó khăn lớn nhất là ở buổi đầu, Lý học vạn vật qui Nhất Lý hay Khoa
học Tổng tập phải hết sức cẩn trọng và khéo léo khi làm bạn với các học viên, điều này rất
khó, sức một người không làm được mà luôn luôn là nhờ thiện chí trong thiên hạ. Dẫu đã
biết là khó nhưng phải cố gắng riêng sức mọn của mình trước đã. Thế nên, Khoa học Tổng
tập đã được soạn với một sắc thái bất đắc dĩ, nghĩa là phải vừa làm luận án vừa có tánh giáo
khoa, xuyên đường Tiên Thiên triết lý và Lý số học. Tuy có tính cách hơi vội vã mà vẫn đầy
đủ các điều tối cần cho mục phiêu Tiên Thiên triết lý và Lý số học.
Tại sao tôi đưa Khoa học Tổng tập ra chào đời xuyên đường Tiên Thiên Triết Lý và Lý số
học? Trả lời: một là vì tôi không có khả năng trên phương diện khác, hoặc có đi nữa cũng
vô bổ, hai là vì tôi quan niệm rằng: “Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học đang lu mờ trong
khung cảnh nhân loại khắp hoàn cầu, cũng như hoàn cảnh dân tộc Việt Nam hiện đang thiếu
ánh sáng đó”.
Bởi không đủ sức ánh sáng trong thiên hạ mà dân ta hay nhân loại phải chịu đi trong mờ tối.
Các sự phỉnh gạt, lừa bịp, thủ đoạn, giả dối trùng điệp chồng chất không giây phút ngừng
nghỉ từ trong muôn đời và diễn tiến đến đây, dồn tụ càng ngày càng quá đổi; trong khi đó,
hôm nay các bạn và tôi, người đời cứ phải đi và lặn hụp trong đó. Có phải đâu dễ chịu nhìn
xem sự gia tăng nẩy nở một cơ nghiệp nhân loại ganh ghét đố kỵ, hoài nghi thù hận đến độ
tuyệt vời, hóa thành mê hồn trận trong nhân loại.
Dám xin hỏi nhỏ các bạn, bất cứ ai khi đem khai mở một triết thuyết giữa lúc cuộc diện
nhân loại như hiện nay lại há dám quên là đi vào mê hồn trận sao? Trong mê hồn trận nhân
loại ấy có thể sẽ biến triết thuyết của bạn trở thành một khí cụ ghê gớm, khủng khiếp, tiếp
tay phò trợ cho lừa bịp, điêu ngoa, xảo quyệt, hung bạo, tham tàn gấp ngàn lần trước kia.
Thế nên, Khoa học Tổng tập phải chào đời xuyên đường Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học.
Vậy, hiện nay chúng tôi hết sức ra sức thận trọng sao cho Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học
vào trọn trong tay các bạn, không còn phải là của riêng tôi hay riêng ai nữa, thành ra một
lực lượng bảng kính vô giá khắp nơi hang cùng, ngõ hẻm, lúc nào cần các bạn cứ mở kiếng
ra soi chiếu vào làm đối phương xuất hiện nguyên hình, đứng trước mặt bạn mà nó vẫn
không hay biết.
Tóm lại, nếu bạn có một ánh sáng, một bảng kính bất cứ loại ánh sáng nào cũng có công
dụng làm cho đối phương hiện hình trước mắt bạn cũng chỉ được ứng dụng vào chỗ tối tăm
hoặc lúc cần của lĩnh vực hay là thời tối tăm mà thôi. Bạn hãy nên cẩn trọng khi sử dụng
bảng kính vô giá, cũng như lúc truyền thụ.
Tiên Thiên Lý số học đang phổ biến với tính cách kết bạn và gần như biếu không. Nếu các
bạn có đến để làm bạn thì các bạn cũng chỉ được cái biết, chớ không có danh lợi gì cả,
không có miếng mồi dụ dỗ, bày trò hốt chụp tinh thần, mê hoặc nhân tâm, mà chỉ có một
niềm hy vọng là khi bạn học Tiên Thiên Lý số được chút nào thì bạn nên mở lòng rộng rãi
gấp rút truyền bá cho người trong gia đình bạn, một người cũng được, nhiều càng tốt, bất
phân nam nữ. Việc làm truyền bá học thuật Tiên Thiên của bạn sẽ chứng tỏ được lòng dạ
không ích kỷ, gặp được của báu hưởng thụ riêng mình…
Được vậy thì xem như bạn đã góp công đắc lực thi hành tôn chỉ, mục đích của người sáng
tạo cũng như của Việt Nam Dịch Lý Hội vậy.
Dịch Lý Sĩ XUÂN PHONGChào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 17 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:
AnhNgoc (17-10-09),cuongbao (18-10-09),dualathlon (18-10-09),hoachithanh (06-08-13),htruongdinh (17-10-09),macchulan (18-10-09),nobita0710 (23-06-14),Quang16 (12-11-09),sonthuy (17-10-09),Storagebmt05 (20-03-16),thaihoa (28-10-09),vanhoai (17-10-09),vanphung51 (16-01-15),vanvy (18-10-09),Vô Cực (27-10-09),viphero99 (16-12-09),Đại An (17-10-09)
-
17-10-09, 20:46 #3
Cảm ơn Virgo đã có công sưu tầm và đăng tải cuốn sách này lên để các bạn đang học Việt Dịch có tài liệu nghiên cứu môn học rất hay nhưng hiếm tài liệu này. Mong bạn sớm đăng toàn bộ sách này lên, cảm ơn bạn rất nhiều .
Thân.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
-
18-10-09, 19:18 #4
Phương pháp
CÁCH ĐỌC SÁCH THEO PHƯƠNG PHÁP
CỦA KHOA DỊCH LÝ
Ước mong phương pháp này sẽ thích hợp cho các bạn ưa thắc mắc và phát minh.
1-/ Đọc đại cương
Mục đích dễ hiểu:
• Đọc dàn bài
• Đọc toàn quyển sách
2-/ Đọc chi tiết
Mục đích để nhập tâm:
• Đọc kỹ từng chữ, đoạn
• Đọc lại nhiều lần một chữ, đoạn
• Đọc bằng cách “nhơi” để tiêu hóa, có thêm phát kiến mới
3-/ Trình bày các điều đã thu thập được
Mục đích để chứng tỏ trình độ tiến hóa của tư tưởngChào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:
cuongbao (19-10-09),htruongdinh (18-10-09),nobita0710 (23-06-14),Quang16 (12-11-09),Vô Cực (27-10-09),viphero99 (16-12-09)
-
18-10-09, 19:22 #5
đai cương
I- Định nghĩa: Dịch Lý Học là gì?
Dịch: thay đổi, luân chuyển, biến hóa
Lý: lý lẽ, cái lẽ sẵn có, cái lẽ đương nhiên
Học: bắt chước, nghiên cứu
Dịch Lý Học là một khoa học, nghiên cứu và giải thích về nguồn gốc cái lý khởi đầu, có
sự biến động của Vũ Trụ, căn cứ trên tiềm lực của Yếu Lý Đồng Nhi Dị.
Dịch Lý Học lại còn là một khoa học của mọi người. Vì Dịch Lý Học đã được con
người nghiên cứu và giải thích dựa trên tiêu chuẩn suy luận.
Suy luận là để tìm trong sự kiện chưa biết, những điểm tương tựa mà hơi khác biệt với
sự kiện đã được chấp nhận, để có một ý niệm khái quát về sự kiện đó, hoặc để xác nhận
sự Đồng Nhi Dị (giống mà hơi khác nhau) giữa sự kiện đã được chấp nhận và sự kiện
mới, hầu có thể do sự hữu lý mà nhìn biết được dễ dàng sự khác mà hơi giống nhau giữa
các sự kiện.
Do đó, nghiên cứu và giải thích về nguồn gốc cái lý khởi đầu, có sự động biến của Vũ
Trụ, chúng ta bất đắc dĩ phải căn cứ trên tiềm lực của Yếu Lý Đồng Nhi Dị, đã thể hiện
qua các hình ảnh của vạn vật, mà con người có thể quan niệm được, như sự sinh hóa,
tuần hoàn, động tĩnh, đổi thay không giây phút ngừng nghỉ được, để chứng minh, suy
luận về Lý Dịch.
Ví dụ: sức nóng của mặt trời là một năng lực, có thể thu hút làm cho nước ở sông, hồ, ao,
bể, ruộng, đầm bốc hơi lên. Hơi nước tụ lại thành mây, và khi có luồng gió nóng hoặc
lạnh thổi đến, đám mây rơi xuống thành mưa. Nước mưa ấy lại trở về sông, hồ, ao, bể,
ruộng, đầm… rồi lại bốc hơi lên, thành mây, thành mưa… Cứ như thế mà nước luân
chuyển thay đổi mãi từ đời này sang đời khác, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là hình
ảnh của Dịch Lý vậy.
NƯỚC -------------> ĐỒNG NHI DỊ ------------- NƯỚC MƯAChào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:
cuongbao (19-10-09),htruongdinh (18-10-09),nobita0710 (23-06-14),Quang16 (12-11-09),vanphung51 (16-01-15),viphero99 (16-12-09)
-
18-10-09, 19:43 #6
II. Nguồn gốc của Dịch Lý học
LÝ DỊCH BÀN TỪ CÕI VÔ ĐẾN HỮU
Vạn vật lúc nào cũng thay đổi, biến hóa và bất cứ thay đổi nào cũng có một nguyên nhân. Nếu nguyên nhân ấy còn do một nguyên nhân khác sinh ra, thì phải ngược dòng nguyên nhân đi lên mãi… Nhưng tất nhiên là không thể ngược dòng mãi mãi được vì ngược dòng mãi sẽ đến li ti, và rốt cùng sẽ đến vô hình, vô thanh, vô sắc, vô khứu, tức là không còn luận bàn được nữa.
Thế nên, chúng ta phải dừng lại ở một nguyên nhân nào đó với tầm hiểu biết của con người, tự hữu, tự tại làm nguyên nhân chính cho mọi nguyên nhân, tùy và không chịu ảnh hưởng một nguyên nhân nào cả. Nguyên nhân đó là lực lượng không chuyển động (tĩnh), vì hễ chuyển động là lại giả sử phải có một nguyên nhân khác phát sinh. Cho nên đặc tính của nguyên nhân đầu tiên là bất dịch, vĩnh viễn, tự nó không biết có từ bao giờ, và bao giờ cũng vẫn có không ở trong thời gian. Tuy nhiên, để nhận thức được “tại sao lực không chuyển động ấy lại là nguyên lực đầu tiên, phát sinh ra mọi chuyển biến sau này”, chúng ta, trong phần nhập môn, chỉ nghiên cứu Vũ Trụ từ điểm khởi đầu đã có sự biến động, nên phải tạm dựa vào những sự kiện mà mắt có thể thấy, tai có thể nghe và trí có thể nghĩ suy được, để diễn tả lại nguồn gốc của Lý Dịch như là các yếu tố về thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ1 theo quan niệm hiện đại để giải thích về tiềm lực của Yếu Lý Đồng Nhi Dị, đã tạo thành mọi chuyển biến sau này.
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/07/84711255869574.bmp[/IMG]
Vậy, những ví dụ và các hình vẽ mà tôi sẽ tạm dẫn chứng dưới đây, chỉ có mục đích giúp cho các bạn một phương tiện hầu có thể đạt đến Chân Lý một cách dễ dàng thôi.
Ví dụ: đổ đầy nước vào 2 chậu A và B. Cho 2 luồng nhiệt độ và hàn độ: một lạnh và một nóng, xuyên qua đáy 2 chậu đó trong một thời gian là 60 phút chẳng hạn.
Ta thấy:
- nước đông đặc lại ở chậu A
- nước sôi lên ở chậu B
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/07/55521255869642.bmp[/IMG]
Giữa 2 chậu A và B mặt nước giống nhau, lúc chưa cho 2 luồng nhiệt độ vào.
Sau thời gian 60 phút, cũng vẫn là 2 chậu nước đó, nhưng sức nóng hoặc lạnh đã làm thay đổi bộ mặt của chúng, nghĩa là mặt nước của 2 chậu A và B lúc đầu so với bây giờ đã có sự khác nhau. Vậy, ta có thể kết luận, thời gian khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ là các yếu tố có đặc tính làm chuyển biến và gây thành sự khác biệt (Đồng Nhi Dị) cho tất cả vạn vật, dù là sắt đá, cỏ cây hay bất cứ cái gì hiện hữu, trong vũ trụ này, cũng đều bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị cả. Cho nên, nghiên cứu về nguồn gốc của Lý Dịch từ điểm khởi đầu có sự động biến theo quan niệm hiện đại. Tất nhiên chúng ta bất đắc dĩ phải chấp nhận thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ là các yếu tố có thể đã kích thích nguyên lực đầu tiên không chuyển động, từ trạng thái thật hoàn toàn tĩnh (Vô Toàn Vô), bước qua giai đoạn bắt đầu manh nha có sự động biến (sơ hữu). Bởi lẽ, thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ lúc nào cũng tiếp xúc, ảnh hưởng không ngừng, bất cứ cái gì theo liền với nó, hoặc nằm trong môi trường chi phối của nó, dù ta cho là bất động, vô tri hay vô giác, tất cả đều bị nó làm đổi khác. Do đó, tôi biểu diễn “khoảng trống hoàn toàn không”, một uyên nguyên đầu tiên, không chuyển động của Vũ Trụ, sau khi đã bị thời gian và nhiệt độ ngự trị như sau:
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/07/17031255869801.bmp[/IMG]
Nhận xét hình vẽ trên ta thấy có hai khoảng trống:
(1) Khoảng trống chưa có thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ chi phối (A).
(2) Khoảng trống đã bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị (A').Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:
cuongbao (19-10-09),htruongdinh (18-10-09),minhkien1979 (26-10-16),nobita0710 (23-06-14),Quang16 (12-11-09),viphero99 (16-12-09)
-
18-10-09, 20:04 #7
Giữa hai khoảng trống, tượng trưng hình ảnh của Vũ Trụ, lúc đầu có sự giống mà hơi khác nhau ấy, ta có thể lấy chu trình này:
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/07/39091255870538.bmp[/IMG]
để giải thích ý niệm trong không hàm chứa có và do có ban cho nghĩa không một sự lý chí lý.
Nếu lấy khoảng trống chưa bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ chi phối, so sánh cùng với đối tượng của nó là khoảng trống đã bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị. Chúng ta thấy giữa hai khoảng trống đó đã khác biệt nhau.
Sự khác biệt này, giả sử ta không biết là nó thuộc về phương diện nào: năng lực, tính chất, hình thể, trọng lượng, vô hay hữu hình… Nhưng ta có thể nhận biết được trong các sinh hoạt của người hoặc mỗi vật đều có sự không đồng (khác mà hơi giống nhau), do các yếu tố có tính cách “nhu cầu” mà sự hấp dẫn bắt đầu manh nha tiến dần đến trạng thái manh động, rung động, liên động rồi chuyển động. Trạng thái chuyển động ấy, xâm chiếm một cả thể
của khoảng hư vô và kết hợp, những yếu tố nhu cầu với nhau, gây thành sự quân bình (thăng bằng) tối thiểu, mà lẽ quân bình ấy sẽ là nguồn cội của mọi phát triển sau này. Tôi biểu diễn hình ảnh khoảng trống, có chứa sự khác biệt sau khi đã trải qua một chu trình sau:
Vô1
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/07/82061255870657.bmp[/IMG]
Từ khoảng trống Vô Toàn Vô (Vô0) đến khoảng trống phối hợp (Vô1+Vô2+Vô0+Vô1+Vô2)
là một chu trình. Khoảng trống phối hợp đó, lại là khoảng trống khởi đầu cho một giai đoạn mới của chu trình khác. Cứ như thế mà lập đi lập lại mãi những “bước đi” nhất định của chu trình, từ vô đến hữu hình, từ nội đến ngoại giới, từ tiểu Vũ Trụ đến đại Vũ Trụ, từ con người hoặc các sinh vật khác, bất cứ vạn vật ở dưới hình thức nào tất cả cũng đều diễn tiến theo đúng chu trình đó.
Ví dụ: dựa vào Dịch Lý để truy nguyên và phân tích về mưa, tóm lược trong 4 giai đoạn như sau:
* NGUYÊN (mưa) khởi đầu của mưa, gọi là nguyên mưa, là hơi nước khởi đầu còn trong nước, chưa bốc lên được, là còn trong cõi âm, ở nước.
* HANH (mưa) hơi nước đã có sức bốc lên được gọi là Hanh mưa.
* LỢI (mưa) hơi nước bốc lên mãi, đến một tầng hơi khí nào cùng hòa đồng với nó, tức như có sự ghé lại ở trạm đó một số hơi khí để kết thành mây, đó là hơi chi toại, là Lợi mưa (nên nhớ mây có thấp có cao).
* TRINH (mưa) là hơi nước đã thành mưa, tuy nhiên đám mây bi giằng co giữa lực hấp dẫn của sức nóng bên trên và trọng lượng của hơi nước trong mây rơi xuống do sức thu hút không kịp, hoặc không đủ sức cùng là do sức
nóng bên dưới đi lên, không đủ lực thu hút hết hoặc tan biến nó, nên không tránh khỏi mưa…
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/08/43921255870810.bmp[/IMG]
Vì muốn cho mọi người đều hội lý được, nên giới hạn một sự việc luôn luôn là ở tầm mắt thấy, tai nghe và trí nghĩ suy được. Vậy các sự việc dĩ nhiên đều có lý NGUYÊN, HANH,LỢI, TRINH.
Trước cái NGUYÊN, HANH, LỢI, TRINH là NHU, THUẬN, LỢI, TRINH. NGUYÊN rồi
đến HANH, HANH này lại là NGUYÊN của LỢI, LỢI này lại là NGUYÊN của TRINH,
TRINH này lại là NGUYÊN của muôn sinh hoạt khác…
Cứ như thế, vạn vật tiến triển từ giản dị đến phồn tạp, từ cực nhỏ đến cực lớn, theo một tiến trình từ một khoảng Không Hoàn Toàn Không đến khoảng không cùng cực trong khoảng không ấy rồi bắt đầu thay đổi tức khoảng không đó có sự khác biệt nhưng là một khác biệt cộng hưởng bởi nó chỉ là một, cho nên sự cộng hưởng không có gì là lạ vì một sự cộng hưởng như vậy mà lẽ quân bình phát hiện và cũng chính vì sự quân bình đó mà lẽ sinh tồn hay sinh hóa mới có, cơ nghiệp Tạo Hóa mới rõ theo một hệ thống nhất luật từ bấy đến nay.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:
cuongbao (19-10-09),htruongdinh (20-10-09),Quang16 (12-11-09),viphero99 (16-12-09)
-
18-10-09, 20:16 #8[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/08/80631255871647.bmp[/IMG]sự quân bình tối thiểu là một mà hai, nếu đem cái tối thiểu một mà có hai đó hợp lại theo chiều dọc thì ta có được số quân bình một mà có ba hay một mà có bốn hoặc một mà có
năm.
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/08/54501255871759.bmp[/IMG]
Hai hình trên hết có thể gây nên ấn tượng cho các bạn về Âm Dương, Tứ tượng, Ngũ hành manh nha. Hình (3) và (4) thì phân tách mổ xẻ rõ ràng hơn, các bạn có thể vẽ hình (5) và (6) thì mới thật là đầy đủ cho phần Tri và Kiến thức. Nơi đây, tôi đem hình (3), (4), (5), (6), (7) và (8) ghép lại thành bốn hình đầy đủ cho Lý Ngũ trung của Hà Đồ hoặc Lạc Thư mà cũng là để cho rõ Lý Ngũ hành manh nha trên phương diện hình bóng.
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/08/30311255871853.bmp[/IMG]
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/18/08/89541255871893.bmp[/IMG]
Hai hình này có chữ Động Tĩnh là vận hội đang đi, các bạn có thể vẽ thành tám hình mới thật là đầy đủ, tức là 4 hình nữa.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:
cuongbao (19-10-09),htruongdinh (20-10-09),Quang16 (12-11-09),viphero99 (16-12-09)
-
20-10-09, 18:09 #9
3./ Tiến trình của Vũ Trụ
Theo đà phát triển của Lý Dịch Vũ Trụ từ lúc không thấy hình đến khi thấy có hình hiện nay, đã trải qua các giai đoạn từ:
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/20/05/65381256036369.bmp[/IMG]
Tám giai đoạn tiến hóa này nằm trong phạm vi từ không đến có, trong cái không thể thấy bằng những giác quan của con người như tai, mắt và thần trí… Vì vậy, để cụ thể hóa tiến trình của 8 giai đoạn thành hình Vũ Trụ, chúng ta tạm mượn hình 131 vòng tròn để diễn tả ý niệm Cực Tĩnh sinh Động, Cực Động sinh Tĩnh hầu có thể giúp thêm phương tiện cho mọi người theo dõi học tập dễ tiêm nhiễm vào tiềm thức của mình, cái lý manh nha biến động từ ở Cực Tĩnh (Vô Toàn Vô) sinh động, hoặc Cực Động thì trởlại Tĩnh…
Trong phần diễn đạt, chúng ta sẽ mượn hình bóng năm yếu tố đầu tiên của lẽ quân bình tối thiểu, thay vì đặt cho các tên là Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái hoặc gán cho số 1, 2, 3, 4, 5 hoặc Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hay Ta, sinh ra Ta, hại Ta, Ta hại, Ta sinh… hoặc có thể gán vào với muôn triệu hình thức khác nhau để suy tư, đo lường mọi sự biến động, để thấy được từng giai đoạn của mỗi sự diễn tiến trong cơ vi nhiệm nhặt qua Luật Âm Dương Vận Hành là Lý Tính siêu nhiên của thiên địa tuần hoàn như sau:
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/20/06/69611256036578.bmp[/IMG]
Vô, lấy hình bóng của Ngũ nguyên qua đến chữ Vô thứ 6 thì biến, sinh Thái, sinh Nghi,
sinh Tượng, sinh Quái, đều là như thế đến rốt cùng thì Quái Trung Hữu Vô, bốn Vô này
cùng với 6 chữ Vô trước hợp lại là 10 cũng đồng như Thái, Nghi, Tượng, Quái vậy.
A- Lưỡng Nghi
KHỞI THUẬN HÀNH
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/20/06/51051256036649.bmp[/IMG]
Kể từ hình (12) ta vẫn giữ theo phương thức Cực thì biến, luôn luôn ở đạo thứ 5 nghĩa là từ hình số (12) thì chữ Vô chiếm trung, đến hình số (16) thì chữ Thái chiếm trung, đổi ngôi Vô, rồi đến hình (20) thì Nghi chiếm trung, đổi ngôi Thái… ý niệm rằng: Vô ở giữa là trong tình thế Tĩnh chỉ rõ sự Tĩnh ở trong tình thế manh nha Động là trái lại Thái, Nghi, Tượng, Quái, Động ở trong nguyên toàn Tĩnh của Vô.
Cứ như vậy, đều chưa có huyền diệu, nhiệm mầu, cho nên đến Thái cũng Tĩnh rồi Nghi cũng Tĩnh mà manh nha Động, vẫn giữ Lý Cực Tĩnh sinh Động và Cực Động sinh Tĩnh ấy.
KHỞI NGHỊCH HÀNH
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/20/06/99521256036796.bmp[/IMG]
Trên đồ hình cho ta thấy Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái chỉ lưu hành theo phía Hữu của ta, đến hình số (31) là nghĩa Cực hữu hành rồi mới biến.
Từ hình (32) thì Vô lại khởi đầu chiếm trung như trước và Tả hành tức là Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái đi về phía Tả của ta. Dù vậy, nó cũng vẫn còn động ở trong tình thế Tĩnh và Tĩnh trong tình thế Động; như thế, nghĩa là chưa có gì hết. Ta thấy rõ như là 5 Đạo Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái ấy chưa liên kết, chưa thành diệu lực nhưng bắt đầu thấy được sự mầu nhiệm:Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:
cuongbao (27-10-09),HONGKYCHUNG (06-08-13),htruongdinh (20-10-09),Quang16 (12-11-09),viphero99 (16-12-09)
-
20-10-09, 18:27 #10
B- Tứ Tượng (3)
Ngũ hành
Bát Quái
64 Quái
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/20/06/91861256037103.bmp[/IMG]
(3): Nhìn vào các hình vẽ, chúng ta thấy 5 chữ Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái luân chuyển theo các chiều thuận và nghịch. Do đó mà ý niệm được là có Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Ngũ Hành, còn Bát Quái và 64 Quái thì luân lưu ẩn lý ở trong vậy.
Từ hình thứ 52 thì sự mầu nhiệm đã thấy rõ hơn, cơ Tạo Hóa mới nứt ra, ta mới dám tin tưởng bao nhiêu hỗn độn từ cõi âm u tịch mịch như đã đến lúc sẽ an bài.
Kể từ hình số 2 (nội) đến hình số 51 thì ví như chưa thành sự ngưng tụ hay tích lũy hoặc là nói chưa thành tự hữu (hay sơ hữu).
Kể từ hình 52 là nguyên tự hữu bất biến, hằng có đời đời, vô thủy, vô chung là ở đó, vôthanh vô sắc tức là từ vô đến sơ hữu, là cái có của không chớ không phải cái có riêng biệt mà chính là cái có khắp mọi nơi.
Người đời luận về cái có ấy qua hai chiều hướng:
1-Luận về biệt dạng (Cực Vô) tức là luận trở về cõi không nguyên, thích nghĩa là Trời, Tạo Hóa… là ý muốn nói đến cái sơ hữu Vô Toàn Vô, tức là cái có của không không. Cho nên, là khắp mọi nơi vô thanh, vô sắc, vì nó như vậy nên là mầu nhiệm và huyền diệu và là hằng có đời đời, kiếp kiếp, không tưởng, không hủy hoại.
2- Luận về hữu dạng thì hoàn toàn do tai, mắt và thần trí kèm theo sự chiêm nghiệm của chính con người, mượn lời để diễn lý, tức là có âm thanh, có lý trí mà thích nghĩa là khí: nguyên khí, khinh khí… là ý muốn nói đến cái tinh vi của hữu cơ thấy, nghe, làm được, hiểu được một phần nào trong đó có hủy hoại.
Kể từ hình thứ 52 thì có thể ví như uyên nguyên qua tư hữu. Từ hình thứ 52 có thể ví như là Thái Cực (Vô Cực hữu Thái Cực). Thái Cực có sinh trưởng cho đến hình thứ 91. Nếu đem ví nó theo phạm vi của khí thì đó là âm khí. Ấy vậy, từ Âm có sinh trưởng được ví là Dương (Lưỡng Nghi: Âm Dương). So với Vô Toàn Vô cũng như từ hình 52 đến hình 91 so với 50 hình trước thì 50 hình trước năm chữ Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái còn ở trạng thái chưa liên kết, luật động biến hãy còn ngờ vực, chỉ thấy được sự động manh nha, tức là động còn ở trong tình thế tĩnh, chưa có sự liên động. Nhưng từ hình 52, 53, 54 trở đi thì không còn ngờ vực nữa.
Ta xét theo trên hình đồ thì như là huyền cơ Tạo Hóa đã khởi cửa Trời khai mở rõ (đây nói rõ là cái rõ của cõi Âm), là cõi Âm khởi có sinh trưởng tại thượng: Thượng khởi Âm.
Hình thứ 52, 53, 54 cho ta thấy rõ sự liên kết của Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái nghĩa là Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái di động đều theo liền với nhau.
Khởi đầu hình 52 là Vô chiếm trung, qua hình 53 thì Quái chiếm trung, hình 54 thì Tượng chiếm trung, rồi hình 55 thì Nghi chiếm trung… Tóm lại, chỉ còn cái động theo Vô, như nói lên cái sơ hữu đứng ở trong Vô, chứ không có chỗ khác để đứng.
Tất cả đều theo Vô mà động, tức là Vô chi phối tất cả: Vô thoát ra thì Quái theo vào, Quái thoát ra thì Tượng theo vào, Tượng thoát ra thì Nghi theo vào trung cung ấy. Từ đây, ban cho chúng ta được một ý niệm vững chắc là Vô và sơ hữu tự làm căn bản cho nhau đến vô tận.
[IMG]http://img.photo.zing.vn/file_uploads/gallery/sources/2009/10/20/06/96631256037702.bmp[/IMG]
Từ hình thứ 52 là lúc Âm mới có liên kết. Sự liên kết này trên hình đồ cho ta thấy được đầu trót theo Vô mà động Vô thoát ra cửa nào thì rắc kéo theo đó là Thái, Nghi, Tượng, Quái hoặc trái lại là Quái, Tượng, Nghi, Thái. Sự luân lưu như thế cho ta ý niệm là sự huyền diệu, siêu nhiên sẽ rộng mở:
Vô thoát ra ở cửa Hữu
Thì Quái ở cửa Tả theo vào
Vô thoát ra ở cửa Tả
Thì Quái ở cửa Hữu theo vào chiếm trung,
Rồi kế đó Thái thoát ra thì Nghi theo hoặc Tượng theo vào trung cung (một vào, một ra) do lý lẽ đó, ta thấy năm Đạo vận hành có cái cơ ấy, là muốn cho người sau ghi nhớ cái lý manh nha đó, nên được gọi là Ngũ Hành. Như vậy thì lý Ngũ Hành đã rõ từ đây.
Ngũ Hành khởi từ lúc mới có sự sinh trưởng của Âm, tức là từ hình đồ 52, 53. Nếu suy cho tận cùng kỳ lý thì Ngũ Hành đã có trong trạng thái lờ mờ, từ khi khởi lẽ quân bình tối thiểu là một mà hai, một mà ba, rồi một mà có năm. Như thế, cơ vi quân bình tối thiểu là nguồn cội, là gốc phát sinh vạn hữu vậy.
Sở dĩ người đời trước không truyền cho hậu thế muốn triệu hành mà chỉ nói có Ngũ Hành là ý nói cho rõ gốc sinh ra vạn hữu. Đó là truyền Lý từ ở gốc ra, mà không truyền từ ở ngọn vào. Học từ ở gốc thì học một biết muôn trùng. Còn học từ ở ngọn thì học muôn trùng mà có biết được cái gốc của muôn trùng hay không? Nhất định ắt là rờ ngọn mà tưởng là gốc. Lại nói về hình thứ 52, ta soát lại thấy Vô chiếm trung mà Thái Cực ở tại Thượng, khởi đi về phía Hữu của ta. Cứ luân lưu cho đến hình thứ 92 ta mới thấy được cái lý Thượng khởi Âm, Hạ khởi Dương, chỉ có ý nghĩa là trên đi thì xuống, dưới đi thì lên. Từ hình 52, nhìn vào cửa mở thì thấy có 10 hình, tức là đến hình thứ 62 thì cửa liền trở qua phương NAM, được 20 hình, đến hình thứ 82 thì cửa mở ở phương TÂY cho đến hình thứ 101, qua đến hình 102 thì cửa mở ở phương BẮC cho đến hình thứ 121; từ hình 122 cửa trở về phương ĐÔNG, hợp với 10 hình trước thì cũng đủ 20 hình. Đến đây cơ Tạo Hóa đã thật sự hằng có đời đời là thật sự hằng biến động, không giây phút ngừng nghỉ, gọi là DỊCH mà cũng gọi là Trời vì lẽ đã mở đủ bốn phương.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "virgoo" về bài viết có ích này:
cuongbao (27-10-09),htruongdinh (20-10-09),Quang16 (12-11-09),treconmoide (12-11-09),viphero99 (16-12-09)
-
Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong tư tưởng cổ đại Trung Quốc
By Tuvi in forum Tử viTrả lời: 4Bài mới: 26-08-09, 12:57