Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 21

    Ðề tài: Ám hợp

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default Ám hợp

        "Ám" đây là ngầm, tàng dưới nhân nguyên, nặng thì có ý đe dọa và nếu gặp đại vận hung thì khó thoát khỏi tai họa, như ám quan thì mất chức, mất việc, nhẹ thì đổi chỗ làm, con cái có vấn đề, ly thân, ly dị (vì Quan còn là con trai của nam mệnh, là chồng của nữ mệnh), ám tài thì hao hụt, mất mát trong gia đình, vợ chồng hay bạn bè xung đột (vì Tài còn là thê thiếp hoặc là cha trong gia đình).

        Cách xem của ám hợp/xung là xét thiên can và can tàng trong địa chi của tứ trụ không được xuất hiện làm mất lộc vị của Ấn, Quan, Tài. Mệnh nam nữ xem giống nhau. Lộc vị đây không cứ là "tiền" mà nói chung là phúc đức, là thuận, chính, trung hậu.

        Thí dụ như Giáp có quan tinh là Tân. Tân lâm quan tại Dậu. Nếu trong trụ có Ất hay Mão thì lộc vị của quan tinh bị xung.

        Giáp Tý thì Quý là Ấn tinh của Giáp. Quý lâm quan (có Lộc) tại Tý. Nếu trong trụ có địa chi tàng chữ Đinh (Ngọ, Mùi, Tuất) thì vị trí lộc bị ám.

        Cách "Tý dao Tỵ cách" cũng là một trong những cách dùng ám xung nhân nguyên này. Cách này thì phát ở vận Tỵ, nhưng nếu trong trụ có ám xung thì địa chi của vận sẽ xung mạnh với địa chi có ám, nếu là Quan thì bị bãi chức.

        Thật ra, cứ nhớ bảng thiên can xung là tính được nhanh:

        Giáp # Mậu
        Ất # Kỷ
        Bính # Canh
        Đinh # Tân
        Mậu # Nhâm
        Kỷ # Quý
        Canh # Giáp
        Tân # Ất
        Nhâm # Bính
        Quý # Đinh

        Để ý thấy dương xung dương, âm xung âm. Và kể cả hợp âm dương cũng là ám, tùy theo phương diện nào thì tính, như Giáp Kỷ hợp Thổ, nếu là dụng hỉ thần thì tốt. Đại vận gặp trúng thì sự ám hợp hay ám xung động, tức là lúc đó mới có sự việc xảy ra.

        Các bạn xét lại các tứ trụ đã biết để nhận định thêm.
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 19-08-09 lúc 14:53
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (20-08-09),dongphuong (29-08-09),Ducminh (10-11-09),htruongdinh (19-08-09),sonthuy (19-08-09),tom (19-08-09)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •