Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 583

      Threaded View

      1. #9
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        159
        Cảm ơn
        37
        Được cảm ơn: 757 lần
        trong 147 bài viết

        Default Cũng là một "căn duyên"

        Chào bạn !
        Câu hỏi của bạn "làm sao thuộc ý nghĩa của các quẻ"
        Thực ra muốn thuộc thì cần có hai yếu tố.
        1/ Là phải yêu thích và chuyên tâm.
        2/ Phải hiểu cái lý tại sao quẻ đó có ý nghĩa đó.
        Trong mỗi quẻ đều có cái lý để sáng tạo ra nghĩa đó, Dịch Lý là một môn đầy sáng tạo bạn à, cũng không phải thuộc như vẹt là được, nhưng bước đầu cũng phải thuộc như vẹt trước, sau đó thì tìm hiểu nguyên do phát sinh ra nghĩa đó, cũng như khi bạn hiểu cái lý của mỗi quẻ rồi thì bạn có quyền nghiệm ra thêm nhều nghĩa khác phong phú hơn. Cũng chính từ chỗ sáng tạo này mà Dịch trải qua nhiều thế hệ lại ghi thêm nhiều nghĩa, nên càng ngày sách càng dày và vẫn đúng qua các thời đại kim cổ.
        Nhưng cũng có người học thuộc và áp dụng mau lẹ biến hóa khôn lường. Nói theo đời thường thì người đó có năng khiếu thiên bẩm cộng với lòng yêu thích chuyên tâm mài dũa tu luyện thì "có ngày thành chánh quả" mà trong nhân gian thường gọi là có "Căn duyên"
        Nhưng cũng có người chẳng ưa thích yêu thương gì môn này mà khi học và hiểu cái lý của âm dương thấy hay rồi đâm ra học và cũng thành công vậy.
        Nhưng có một điều bạn nên tự tin rằng: với bất kỳ pháp môn học thuật nào nếu có phương pháp học "Thứ tự học - thứ tự nhớ - thứ tự hiểu - thứ tự hành - thứ tự ghi chép thì sẽ đi đến thứ tự thành đạt"
        Ở trang 2 có bài "Phương Pháp luận". Là một sự tóm gọn đơn giản nhất. Chỉ có 2 cách là "Đồng lấy dị mà luận - Dị lấy đồng mà quy" Có nghĩa là:
        - Đồng lấy dị mà luận:
        + Bước 1:
        Khi chúng ta an Dịch Tượng (tính toán ra 2 quẻ chánh và biến), rồi đọc cho hiểu nghĩa của mỗi quẻ đó, rồi để nó qua một bên.
        + Bước 2:
        Đọc lại câu hỏi hoặc sự lý của vấn đề mà chúng ta nói tới.
        + Bước 3:
        So sánh câu hỏi hoặc sự lý đó có trùng (đồng) với ý nghĩa của một trong hai quẻ Chánh hoặc Biến không? Nếu có trùng tức là "đồng là giống" thì chúng ta không nói tới quẻ đó nữa, mà hãy nhìn quẻ còn lại có nghĩa gì thì là kết quả trả lời đó bạn à.
        Đây là phương pháp thứ nhất "đồng lấy dị mà luận - tức là khi giống rồi thì lấy quẻ khác còn lại trả lời (luận).

        Thí dụ 1: Một buổi trưa có một em trai nọ đến chỗ tôi chơi nhưng vì tôi hơi bận rộn nên cậu ta đi về và nói rằng: "Ngày mai em sẽ đến gặp anh để hỏi ý kiến anh vài việc"
        Lúc ấy (tính theo năm tháng ngày giờ) lại là Dịch Tượng: Phong - Cách. Tôi mới đáp ngay: Ngày mai mà em ra được thì anh bao uống cafe, em trai hỏi lại thật không? em bây giờ đang rảnh không có gì làm hết đó - tôi cũng nói tiếp "thật em mà đến được thì anh sẽ bao uống cafe haaaaaa"
        Bạn tập luận tại sao quẻ đó mà tôi lại đoán là cậu em không đến được.(lưu ý phải đọc nghĩa của 2 quẻ đó nhiều lần)

        Hẹn gặp sau
        thay đổi nội dung bởi: thanhtu, 04-09-09 lúc 10:17
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "thanhtu" về bài viết có ích này:

        binhbinh (02-11-09),BuiTrong.Lc (09-07-13),dongphuong (31-08-09),forest (31-08-09),hoa mai (25-01-11),htruongdinh (04-09-09)

      Đề tài tương tự

      1. Tài liệu Dịch Lý Học Đại Cương
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 31
        Bài mới: 04-04-17, 22:35
      2. Dịch lý học đại cương
        By virgoo in forum Dịch số
        Trả lời: 67
        Bài mới: 29-10-15, 00:37
      3. Ứng dụng quẻ hình quẻ Dịch trong Phong thủy
        By Hiền Lành Béo Tốt in forum Dịch số
        Trả lời: 8
        Bài mới: 11-06-12, 15:33
      4. Xem giúp Dụng thần
        By quocnam in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 12
        Bài mới: 06-12-09, 12:46

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •