Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 12

    Ðề tài: Bát Tự Hà Lạc

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Bát Tự Hà Lạc

        Bát tự Hà Lạc được xây dựng trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch. Hà lạc không cặn kẽ chi li mà chỉ ra cái thời lớn, cái vận tổng quát. Muốn lấy số Hà Lạc, trước hết phải đổi năm tháng ngày giờ sanh ra Bát tự đã, rồi đổi Bát Tự ra số Âm số Dương của Hà Đồ Lạc Thư, sau rồi lại đổi số Âm Dương ra thành quẻ Dịch: Quẻ Dịch lại đổi thành quẻ Hà Lạc để tìm hiểu Mệnh Vận con người.

        I. Bát tự chuyển hình ra số Hà Lạc:
        Bát tự chỉ có Can và Can Chi. Vậy muốn đổi Can ra số thì phải biết Bảng trị số (1) của Can và Chi.
        a). Bảng trị số của Can
        Mậu : 1
        Ất và Quý : 2
        Canh : 3
        Tân : 4
        Nhâm Giáp : 6
        Số 5 đứng giữa không đi với Can nào.
        Đinh : 7
        Bính : 8
        Kỷ : 9
        Lưu ý 7: Chưa cần hiểu tại sao Can – Chi có những trị số ấy và tại sao sắp xếp như trên, không theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh v.v... sẽ có trang giải thích sau.
        b). Bảng trị số của Chi
        Hợi Tý là Thủy : Sanh ở số 1, thành ở số 6.
        Tý Ngọ là Hỏa : Sanh ở số 2, thành ở số 7.
        Dần Mão là Mộc : Sanh ở số 3, thành ở số 8.
        Thân Dậu là Kim : Sanh ở số 4, thành ở số 9.
        Thìn Tuất - Sửu Mùi là Thổ: Sanh ở số 5, thành ở số 10.
        Biết 2 Bảng trị số rồi, bây giờ chỉ chiếu theo đó mà đổi Can – Chi ra số.
        c). Áp dụng ví dụ 1
        Năm Tân 4 Dậu 4.9
        Tháng Quý 2 Tỵ 2.7
        Ngày Tân 4 Mão 3.8
        Giờ Nhâm 6 Thìn 5.10
        Ví dụ 2:
        Năm Bính 8 Dần 3.3
        Tháng Kỷ 9 Hợi 1.6
        Ngày Ất 2 Tỵ 2.7
        Giờ Bính 8 Tuất 5.10
        d). Thực tập.
        Độc giả lấy một mảnh giấy, viết đủ năm, tháng, ngày, giờ sanh sau đây, rồi An ra Can Chi. Xong rồi đổi Can Chi ấy ra số Hà Lạc. Khi đổi xong, hãy xem đáp số ở dưới để kiểm soát.

        Đề toán Hà Lạc
        1. Năm Kỷ Sửu, tháng 3, ngày 26, giờ Dần
        2. Năm Quý Tỵ, tháng 7, ngày 11, giờ Mùi.
        3. Năm Ất Mùi, tháng 11, ngày 03, giờ Tỵ.
        4. Năm Đinh Dậu, tháng 3, ngày 26, giờ Tuất.
        Lưu ý 8. Muốn làm những bài toán trên đây, cần luôn luôn nhớ 2 nguyên tắc Ngũ Dần và Ngũ Tý. Bảng 12 Tiết, Nguyệt biểu, Nhật biểu và 2 Bảng trị số Can Chi.
        Tra Bảng Niên lịch ở cuối sách này.
        Bàn tay 12 Chi luôn luôn chuyển động, ngón tay cái chỉ trỏ vào các cung trên đốt tay (Bàn tay này thật quan trọng chẳng cớ mà Bài Ca Kỳ Môn Giáp Độn phải có câu: Trời Đất đều thu vào 1 bàn tay (Thiên Địa đô lai nhất chưởng trung).
        Giải đáp:
        1). Năm Kỷ 9 Sửu 5.10
        Tháng Mậu 1 Thìn 5.10 (Tiết Thanh Minh: 8-3).
        Ngày Quý 2 Mùi 5.10
        Giờ Giáp 6 Dần 3.8
        2). Năm Quý 2 Tỵ 2.7
        Tháng Canh 3 Thân 4.9 (Tiết Lập Thu 29-6)
        Ngày Nhâm 6 Dần 3.8
        Giờ Đinh 7 Mùi 5.10
        3). Năm Ất 2 Mùi 5.10
        Tháng Mậu 1 Tý 1.6 (Tiết Đại Tuyết 25-10).
        Ngày Tân 4 Hợi 1.6
        Giờ Quý 2 Tỵ 2.7
        4). Năm Đinh 7 Dậu 4.9
        Tháng Giáp 6 Thìn 5.10 (Tiết Thanh Minh 6-3).
        Ngày Đinh 7 Mão 3.8
        Giờ Canh 3 Tuất 5.10

        II. Tìm tổng số âm và tổng số dương:
        Bát tự đã chuyển hình hết ra số Hà Lạc cả rồi. Bây giờ phải sắp xếp Âm với Âm, Dương với Dương, để làm 2 toán cộng, tìm 2 tổng số Âm và Dương.
        1). Trước hết phải biết sắp xếp theo trật tự nào?
        Theo trật tự
        Tuổi Dương nam Âm nữ thì Dương trên Âm dưới.
        Tuổi Âm nam Dương nữ thì Dương dưới Âm trên.
        Thế nào là tuổi Dương – Nam Âm - Nữ?
        Đàn ông mà Can Chi của năm là Dương như Giáp Dần, Bính Thìn v.v... là dương nam.
        Đàn bà mà Can Chi của năm là Âm như Ất Mão, Đinh Tỵ v.v... là Âm nữ.

        Trái lại:
        Nếu đàn ông mà Can Chi năm là Âm như Ất Mão, Quý Tỵ v.v... là Âm nam.
        Nếu đàn bà mà Can Chi năm là Dương như Giáp Dần, Bính Thìn v.v... là Dương nữ.
        2). Thông qua điều lệ nội quy rồi, bây giờ áp dụng
        Ví dụ 1:
        Năm Kỷ 9. Sửu 5.10 tuổi Âm Nữ (Dương trên Âm dưới).
        Tháng Mậu 1. Thìn 5.10
        Ngày Quý 2. Mùi 5.10
        Giờ Giáp 6. Dần 3.8

        Sắp xếp (1)
        Tổng số Dương (Số lẻ): 9 + 1 + 5 + 5 + 5 + 3 = 28
        Tổng số Âm (Số chẵn): 2 + 6 + 10 + 10 + 10 + 8 = 46 (2)
        Ví dụ 2:
        Năm Đinh 7 Dậu 4.9 (tuổi Âm Nam, Âm trên Dương dưới).
        Tháng Giáp 6 Thìn 5.10
        Ngày Đinh 7 Mão 3.8
        Giờ Canh 3 Tuất 5.10
        Tổng số Âm : 6 + 4 + 10 + 8 + 10 = 38
        Tổng số Dương : 7 + 7 + 3 + 9 + 5 + 3 + 5 = 39
        Cước chú:
        1). Sắp xếp dọc ngang, xuôi ngược tùy ý, miễn là số Âm phải vào hàng Âm, số Dương vào hàng Dương. Và nhớ đếm 2 hàng, tất cả có 12 con số, đừng bỏ sót con số nào (vì 4 Can là 4 số, 4 Chi là 8 số, cộng là ra số).
        2). Tổng số Dương có thể là 1 số lẻ hay số chẵn. Còn tổng số âm bao giờ cũng là số chẳn (vì lẻ số cộng với số lẻ có thể thành chẳn như 1 + 3 thành 4, còn số chẵn cộng với số chẵn thì vẫn là chẵn như 2 + 4 là 6).

        III. Tổng số chuyển hình ra quẻ:
        ĐỢT 1
        Đem Tổng số trở về với 9 số hàng đơn của quẻ.
        Lý do: 8 quẻ Lạc thư chỉ có số hàng đơn từ 1 đến 9, nên tổng số căn bản tối đa của trời (dương) chỉ có 25.
        Vì: 1 + 3 + 5 + 7 + 9 là 25.
        Tổng số căn bản tối đa của Đất (Âm) chỉ có 30.
        Vì : 2 + 4 + 6 + 8 + 10 là 30.
        Thế mà Tổng số Âm và Dương do Bát tự chuyển ra, nhờ sự ngẫu nhiên sinh thành, đã đi tới những con số kếch xù lớn hơn 10, nhiều khi lớn hơn cả Tổng số căn bản của trời đất là 25 và 30.
        Không thể để lộng hành thế được. Phải có biện pháp gì để kéo mọi Tổng số hay số sai biệt lớn về với 9 số hàng đơn được coi như mức độ hợp lý không nên quá. Đó cũng là một cách giúp cho Tổng số được phản bản hoàn nguyên vậy. Thì đây biện pháp truy hồi Tổng số. Có nhiều trường hợp:
        a). Tổng số Dương lớn hơn 25 thì bớt 25 đi, mà chỉ được phép bớt một lần 25 thôi, còn lại là số sai biệt (hiệu số).
        Ví dụ: 29 – 25 còn lại 4.
        51 – 25 còn lại 26
        b). Tổng số Âm lớn hơn 30: thi bớt 30 đi, mà chỉ được phép bớt 1 lần 30 thôi, còn lại là số sai biệt (hiệu số).
        Ví dụ: 38 – 30 còn lại 8
        42 – 30 còn lại 12.
        c). Những số sai biệt Dương hay Âm từ 10 trở lên gọi là số Sai biệt lớn, đem bớt những hàng chục đi, còn lại là số sai biệt nhỏ.
        Ví dụ trên: 26 – 20 còn lại 6
        12 – 10 còn lại 2.
        d). Những số sai biệt lớn bằng 10 hay bội số 10 (như 20, 30, 40.v.v...) (1) trên nguyên tắc đều bị bớt hết không còn gì. Nhưng để tránh cho số sai biệt nhỏ khỏi bị số không (0) nó sẽ tiêu hủy cả con toán, nên đặc biệt giữ lại con số có nghĩa (2) của hàng chục đã bị bớt.
        Ví dụ: đáng lẽ 20 – 20 còn lại số 0 thì được đặc ân giữ lại. Con số 2 (là số có nghĩa của 2 chục).
        Đáng lẽ 40 – 40 còn lại 0 thì được đặc ân giữ lại con số 4 (là số có nghĩa của 4 chục).
        Vì vậy mà xảy ra sự tị nạnh với trường hợp đặc ân trên là 20 giữ lại 2 thì cũng như 22 trừ 20 còn lại 2.
        40 giữ lại 4 thì cũng như 44 – 40 còn lại 4.
        e). Tổng số Dương bằng 25 hay nhỏ hơn 25, thì theo trường hợp C ở trên (bớt những hàng chục đi).
        Ví dụ: 25 – 20 còn lại 5
        19 – 10 còn lại 9.
        g). Tổng số Âm bằng 30 thì theo trường hợp d) ở trên.
        Ví dụ: 30 giữ lại 3.
        Tổng số Âm nhỏ hơn 30 thì cũng theo trường hợp c) ở trên.
        Ví dụ: 28 – 20 còn lại 8.
        h). Trường hợp phức tạp bao gồm nhiều trường hợp trên.
        Ví dụ Dương: 51 trừ 25 còn lại 26 (theo a).
        26 – 20 còn lại 6 (theo c).
        Ví dụ Âm: 60 – 30 còn lại 30 (theo b).
        30 giữ lại 3 (theo d).
        Lưu ý 10: Những trường hợp trên này phải xem rất kỹ và thực tập nhiều thì mới nhớ được. Nếu tính sai những trường hợp trên, thì công thức Hà Lac của mỗi tuổi sẽ đều sai hết.
        Đoạn này sách Hà Lạc chỉ dạy sơ qua. Nhờ kinh nghiệm của Thầy Truyền nên mới có sự phân tích ra nhiều trường hợp như trên. Tuy nhiên, soạn giả sẽ vô cùng cảm ơn nếu có sự phân tích nào hay hơn do học giả bốn phương chỉ bảo:

        ÁP DỤNG
        Ví dụ 1: Tuổi Âm Nữ Kỷ Sửu (trang 36 và 37)
        Tổng số Dương: 28. 28 – 25 : sai biệt Dương là 3
        Tổng số Âm: sai biệt Âm là 6.
        Ví dụ 2: Tuổi Âm Nam Đinh Dậu (trang 36).
        Tổng số Âm 38. 38 sai biệt Âm là 8
        Tổng số Dương sai biệt Dương là 4.
        Hai tổng số đã bị bớt lần để trở thành những số hàng Đơn gọi là số sai biệt Âm và sai biệt Dương sẵn sàng chuyển hình ra Quẻ.
        Đợt 2: Số sai biệt chuyển hình ra quẻ.
        - Chỉ cần nhớ bảng 10 Can phối Quẻ với những số của Quẻ thì chuyển được ngay.
        Ví dụ trên
        Sai biệt Dương 3 là Chấn
        Sai biệt Âm 6 là Kiền
        Sai biệt Âm 8 là Cấn
        Sai biệt Dương 4 là Tốn.
        Đến đây mới tạm biết tên Quẻ một cách đơn sơ thế thôi. Bao giờ xem qua mấy Chương sau thì sẽ biết được hơn như:
        Quẻ Chấn trên, Kiền dưới, là quẻ Lôi Thiên Đại Tráng.
        Quẻ Cấn trên, Tốn dưới, là quẻ Sơn Phong Cổ.
        Lưu ý 10: (Rất quan trọng)
        Trên Lạc Thư, số 5 đứng giữa một mình, không đi với quẻ nào.
        Vậy khi tính Tổng số thấy 5 thì chuyển ra quẻ gì?
        Lại phải thuộc luật Tam Nguyên như sau:
        Sanh vào Thượng nguyên thì bất luận Âm Dương.
        Cứ Nam là Cấn, nữ là Khôn.
        Sanh vào Hạ nguyên thì bất luận Âm Dương.
        Cứ Nam là Ly, Nữ là Đoài.
        Sanh vào Trung Nguyên thì
        Dương Nam Âm Nữ là Cấn.
        Dương Nữ Âm Nam là Khôn.

        Nguồn : vietlyso.com
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        macchulan (20-03-10),thanhtamVT (10-04-11)

      Đề tài tương tự

      1. Sách Bát Tự Hà Lạc
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 21
        Bài mới: 02-11-15, 17:15
      2. Bát tự Hà Lạc
        By htruongdinh in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 5
        Bài mới: 26-03-11, 14:44
      3. Tứ thể và bát thể trong hà lạc số
        By htruongdinh in forum Dịch số
        Trả lời: 11
        Bài mới: 28-06-10, 14:30
      4. 64 quẻ Hà Lạc
        By htruongdinh in forum Dịch số
        Trả lời: 63
        Bài mới: 10-09-09, 18:21
      5. Mong các Bác xem giúp Bát Tự của Cự Cơ
        By Cự Cơ in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 0
        Bài mới: 27-06-09, 11:39

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •