Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 3 trên 3

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default Trên cao nguyên xưa

        Trên cao nguyên xưa

        (LĐ online) - Ánh bình minh bao giờ cũng đẹp,mặt trời lên trên mặt biển xa cho ta cảm giác sức sống vừa bừng lên,mặt trời ló dạng ở đồng bằng cho ta sự thân thương của miền quê trù phú,nhưng ở đây, vùng đồi núi tận cùng phía tây của cao nguyên Di Linh lại làm ta tan hòa vào thiên nhiên,tạo nên cảm giác hòa nhập giũa đất trời mênh mông và con người nhỏ bé.

        Đó là một dãy đồi cổ, bị bào mòn gần như bằng phẳng, thỉnh thoảng bị chia cắt bởi những khe suối nhỏ, dân bản địa gọi là “ Lò than”. Có lẽ sáu, bảy mươi năm trước, khi rừng còn phủ kín, những người thợ sơn tràng từ miền Bình Thuận lên, đã đắp lò đốt than đem bán cho các đồn điền trà quanh vùng. Lò than của họ là những hố sâu, hình chữ nhật, chất củi cao hơn miệng hố chừng một thước. Thợ rừng đào đất đắp lên như hình mu rùa, chỉ chừa lại hai hàng lỗ thông hơi hai bên và cửa lò là nơi nhóm lửa, củi tươi bắt cháy trong môi trường yếm khí, cháy âm ỉ hàng tuần lễ, xả khói mù mịt qua hàng lỗ thông hơi. Thợ đốt than có kinh nghiệm chỉ nhìn màu khói của từng lỗ thông hơi mà biết than đã chín đến đoạn nào, than chín tới đâu, phải dùng vồ bằng một khúc cây nện kỹ cho mái lò sụp xuống, không để khoảng trống nào trong lò, vì như thế, không khí bên ngoài sẽ lọt vào, than thành tro hết cả. Nghe nói có lúc, trong vùng có đến bốn năm chục lò than như thế, cả ngày, khói lò than bay ra ,lúc nào trời đất cũng mờ sương khói cứ như mặt trời bị che khuất vậy. Mấy chục năm về trước,vùng Lò than là những trảng cỏ có vài lùm bụi lúp xúp, xen lẫn những khoảnh rừng thứ sinh, nhiều nhất là loài cây Dẻ trắng, thân suông thẳng cao gần hai chục mét, nhiều như dựng nến bên rìa các trảng cỏ. Loài cây này khi đốt thành than cho một loại than tốt, khi nhóm lửa, than Dẻ nổ bôm bốp, bắn ra liên tiếp những tàn lửa đẹp mắt. Cây Dẻ có sớ dọc, khi cưa hạ cây, nếu không cưa mạch mồi trước thân cây rất dễ toác dọc từ gốc lên tận ngọn cây, nhiều thợ sơn tràng đã bị thương vì cưa cây Dẻ.

        Trên các đồng cỏ, cây Mua rất nhiều, đó là loài cây bụi nhỏ mọc trên đất chua, quả to bằng đầu ngón tay cái phủ đầy lông nhung ngắn, bọn trẻ hái ăn, miệng tím đen như màu mực tím nên còn có tên là cây Mực, có lẽ do bọn trẻ miền sơn cước này đặt. Mùa hoa Mua nở, bông màu tím, sáng màu hơn hoa sim, nhưng to hơn làm các trảng cỏ thành lung linh , huyền ảo trong gió núi.
        http://baolamdong.vn/dataimages/201012/original/images581157_bao_loc.jpg"]http://baolamdong.vn/dataimages/201012/original/images581157_bao_loc.jpg"]http://baolamdong.vn/dataimages/201012/original/images581157_bao_loc.jpg
        Nơi này từng nhiều lần là nơi dừng chân trên quá trình du cư lâu dài của buôn B’Su Đăng Lú, nghĩa là buôn B’ Su trên núi đá, một bộ tộc Mạ ngăn, Mạ chính dòng của vùng trung lưu sông Đồng Nai. Thỉnh thoảng, khi làm vườn, nông dân trong vùng vẫn nhặt được những công cụ bằng đá, có cái còn thô sơ chỉ có dấu vết ghè đẽo của giai đoạn đồ đá cũ. Có cái được mài nhẵn, cân đối,chế tác công phu, của hậu kỳ đồ đá mới. Có cả những công cụ được khoan lỗ, chẳng biết ngày xưa dùng làm gì. Ngày nay, dấu tích lớn nhất còn lại là khu mộ táng, trước đây gọi là “ đồi ma”. Hồi đó, cây cối um tùm giữa đồng cỏ, ở người Mạ, tập tục chôn người chết mỗi buôn một khác. Ở B’Su Đăng Lú mộ táng là những căn nhà mồ nhỏ, mỗi họ có một ngôi nhà mồ như thế, bên trong có một hố sâu hình chữ nhật . Khi táng , người ta để quan tài xuống hố, chung quanh có các vật dụng gia đình chia của cho người chết, các vật dụng đó phải đập vỡ đáy hay méo đi, có như thế, ở cõi ma mới dùng được, rồi đóng cửa nhà mồ lại. Khi có người khác mất, người ta bỏ quan tài mới ngay cạnh quan tài trước, vì vậy, cốt của những người cùng gia đình đều chung một hố. Mỗi buôn có một khu mộ táng như thế, dù du cư đến nơi nào , khi có người chết, buôn làng đều đưa về chôn ở khu mộ này, chỉ những khi bị tai biến nặng nề hoặc khu mộ không còn chỗ nữa, khi đó buôn làng mới tìm một nơi chôn cất mới, nhưng việc ấy rất ít khi xảy ra.

        Ngày nay khu mộ táng này đã thành trơ trụi giữa khu vườn trà, cà phê, cây cối đã bị chặt hết, chỉ còn một khoảnh đất nhỏ, mộ được xây như của người Kinh. Ngày trước, các khu đồi ma đều được mọi người, cả người Kinh, người Mạ tôn trọng, không ai xâm phạm vùng đất linh thiêng của người đã khuất, Chẳng ai lấn đất của người chết mà trồng tỉa làm gì, thậm chí, không ai chặt cây quanh đồi ma cả, vậy mà ngày nay, khu mộ táng chẳng khác của người Kinh là mấy, có lẽ, đấy là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển chăng.
        thay đổi nội dung bởi: vanhoai, 08-12-10 lúc 16:25
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      Đề tài tương tự

      1. Tam nguyên khí
        By diennien in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 35
        Bài mới: 21-06-14, 11:43
      2. Bát tự khẩu ứng
        By PhieuDieu in forum Tử bình- Manh Phái
        Trả lời: 48
        Bài mới: 21-02-12, 10:08
      3. Trả lời: 112
        Bài mới: 20-02-12, 20:00
      4. Trả lời: 45
        Bài mới: 16-12-10, 15:18
      5. Thai Nguyên - Cung Mệnh
        By kimcuong in forum Tử bình
        Trả lời: 8
        Bài mới: 20-08-10, 09:39

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •