Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 13

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jan 2010
        Bài gửi
        310
        Cảm ơn
        88
        Được cảm ơn: 190 lần
        trong 125 bài viết

        Default Tản mạn về quẻ Dịch

        Dịch học – đã được xem như 1 học thuyết mang tính Triết lý của đông phương nhưng bản chất ban đầu của nó thiên về bốc phệ và các ứng dụng của nó cũng phục vụ nhiều cho việc chiêm đoán, nhờ những nguyên tắc độc đáo của nó đã làm cho việc chiêm bốc bằng quẻ dịch mang tính chính xác rất cao (dĩ nhiên không thể = 100% vì như thế thì không gọi là dự đoán mà phải gọi là khoa học), trên thực tế không phải ai chiêm bốc bằng quẻ dịch cũng đem lại kết quả chính xác, xin chia sẻ một câu chuyện của ThamLang lúc nhỏ học quẻ dịch, giờ nghĩ lại thấy vui vui vì mình lúc đó bị mất cái bàn chải đánh răng cũng gieo quẻ, ăn sáng cũng gieo quẻ, gặp con gái cũng gieo quẻ… hi hi .
        Lúc nhỏ có người chú cũng là người thầy đầu tiên dạy cho mai hoa dịch, đơn giản, dễ học nhưng có điều sau khi học xong thì bói đâu ….sai đó , còn ông hễ đoán là trúng nhiều hơn trật, thiên hạ đến nhà xem rất đông nhưng ông chỉ chọn vài người xem rồi thôi, âm thầm theo dõi cách luận cách đoán thì mới hay mình cũng luận giải giống ông và chú không hề “dấu nghề’ một chút gì, hỏi bí quyết thì ông cứ lắc đầu cười không chỉ dẫn mà chỉ cho ngồi xem, tới ngày ông xuất gia mới gọi tôi đến nhà và chỉ dặn nhớ 2 câu này nếu muốn chiêm đoán trúng nhiều hơn trật
        1. Tâm thành thì ứng nghiệm
        2. Vật cùng tắc biến vật cực tắc phản
        Sợ mình không hiểu ông chỉ nói đơn giản rằng :
        1. Tâm thành ứng nghiệm, áp dụng cho lẫn người xem quẻ và người được xem, cho nên nhiều khi thấy ông đốt nhang nghiêm cẩn rồi mới gieo quẻ thật ra là chẳng cúng vái gì mà chỉ kích hoạt cái TÂM (của gia chủ chớ người coi phải tự biết mình thành tâm) thành khẩn vậy.
        2. Vô sự thì không xem, quẻ dịch là huyền học không thể dùng để làm trò cho người khác và không thể dùng “xem thử cho vui” vì như nếu như vậy sẽ mất “linh”
        Không hiểu sao khi áp dụng 2 nguyên tắc này thì khả năng chiêm bốc trở nên khác hẳn (dĩ nhiên là so với lúc trước chứ không phải so với cao nhân) không biết mấy anh có nghiệm chứng điều này chưa?
        [IMG]http://www.daophatngaynay.com/vn/thumbnail.php?file=om_mani_padme_hum_751948_628189 589.jpg&size=summary_medium[/IMG]
        Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu
        Thoại bất đầu cơ bán cú đa

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "ThamLang" về bài viết có ích này:

        d5nguyenvan (19-12-12),kolname (14-04-11),nguyenduong_tb (09-11-12)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn có thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn có thể sửa bài viết của mình
      •