Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 31

    Ðề tài: Long mạch

      Threaded View

      1. #21
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        Huyệt đất Ao Hồ trong tầm nhìn của người con trai chí hiếu.

        Nguyễn Sinh Khiêm, người con trai cả của ông Sắc và bà Loan cũng là người có chí khí, giàu tinh thần yêu nước và hoạt động cứu nước dưới ngọn cờ chính nghĩa của Phan Bội Châu, trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đội Quyên và Đội Phấn. Năm 1913, tuy mới 25 tuổi, nhưng là người thông minh, có nhiều hiểu biết, có lòng thương dân nên được nhân dân làng Kim Liên tín nhiệm cử giữ chức Hương hào.
        Hoạt động với cương vị Hương hào, là hoạt động bề ngoài để che mắt địch, thực ra lúc này, Nguyễn Sinh Khiêm đã bí mật tham gia tổ chức đấu tranh chống Pháp bằng cách vận động tài chính để tiếp tế cho nghĩa quân đang đóng ở căn cứ Bồ Lai (Thanh Chương và Đông Hồ (Tân Kỳ)).
        Năm 1914, bọn thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều cho rằng Nguyễn Sinh Khiêm biết tung tích tổ chức Đội Quyên, Đội Phấn, chúng mời cậu xuống Vinh vừa hăm dọa, vừa mua chuộc. Chúng đưa cho Nguyễn Sinh Khiêm một số tiền lớn và hứa nếu bắt được Quyên, Phấn sẽ được thưởng nhiều nữa. Nguyễn Sinh Khiêm vui vẻ nhận số tiền đó, song không hề tiêu dùng cho cá nhân đồng nào, mà đã tiếp tế toàn bộ cho nghĩa quân.
        Ít lâu sau, sự việc bại lộ. Ngày 1 tháng 4 năm 1914, Nguyễn Sinh Khiêm bị chúng bắt, giam ở nhà lao Vinh. Sau một thời gian tra tấn, truy tìm, ngày 25 tháng 9 năm 1914 chúng mở phiên tòa xét xử và kết án cậu 3 năm tù khổ sai.
        Ba tháng sau, Nguyễn Sinh Khiêm phối hợp với thầy giáo Nguyễn Thức Văn, người xóm Trung Hòa, làng Kim Liên tổ chức vượt ngục. Nhưng chưa ra khỏi phòng thì bị bại lộ, chúng lại kết án thêm tội “gây phiến loạn”.
        Ngày 6 tháng 1 năm 1915, chúng đưa Nguyễn Sinh Khiêm ra toà án xét xử lại và tăng án lên 9 năm tù khổ sai.
        Ngày 31 tháng 7 năm 1915, chúng đày Nguyễn Sinh Khiêm vào làm khổ sai đắp đường tại huyện Ba Ngòi, tỉnh Nha Trang (nay là Khánh Hoà) Nguyễn Sinh Khiêm phải lao động cực nhọc ở đây 5 năm trời. Đến ngày 17 tháng 3 năm 1920, chúng chuyển Nguyễn Sinh Khiêm về giam lỏng ở Huế theo chế độ tù án trí. Mãi đến ngày 6 tháng 2 năm 1940 Nguyễn Sinh Khiêm mới được trở về quê trên một chuyến tàu hỏa khởi hành lúc 6h39phút.
        Sau khi ra khỏi nhà tù đế quốc Pháp(1) được ít lâu, Nguyễn Sinh Khiêm đi khắp các dãy núi trong huyện Nam Đàn và huyện Hưng Nguyên tìm nơi các địa để đưa hài cốt bà Hoàng Thị Loan lên táng ở đó. Cuối cùng Nguyễn Sinh Khiêm tìm được một huyệt đạo trên núi Động Tranh thuộc dãy núi Đại Huệ ở địa phận xã Hữu Biệt (nay là xã Nam Giang). Hồi đó, theo thuyết phong thuỷ trong dân gian, ở vùng Nam Đàn vẫn truyền tụng câu ca: “Bạch tượng uyển hồ, Hồ trung nhất huyệt, nhất đại đế vương” (nghĩa là ở trên con voi trắng trong xứ Ao Hồ có một huyệt đạo, phát làm vua một đời). Không biết từ lúc nào nhân dân đã huyền thoại câu ca phong thuỷ ấy như sau:
        “Ở xứ Ao Hồ có một huyệt đất phát một con người, đế chẳng phải đế, vương chẳng phải vương, đi khắp tứ phương, về đứng đầu thiên hạ”.

        (1)Do một số hoạt động mang tính chất yêu nước và cách mạng, ông Khiêm lại bị thực dân Pháp và bọn phong kiến Nam Triều bắt và bị xử án tù đến tháng 8 năm 1941, ông mới được ra khỏi nhà lao Vinh (BT).

        Nhân dân quanh vùng có đến 36 dòng họ muốn con cháu mình dược làm vua nên đã đưa hài cốt tổ tiên lên táng ở thung lũng Ao Hồ. Theo truyền thuyết nhân dân kể lại là trước đây có một người thuộc dòng họ Nguyễn ở làng Hữu Biệt (nay là xã Nam Giang) đã vào tận Ao Hồ vỡ hoang đất cày trại, làm lều ngủ ở đó. Một đêm trời mưa gió ầm ầm, thổ thần ứng mộng nói rằng, huyệt đế vương này cho dòng họ khác chứ không cho dòng họ Nguyễn nhà con. Người dân họ Nguyễn từ đó dỡ lều về, không dám ngủ trong xứ Ao Hồ nữa.
        Ông Nguyễn Sinh Khiêm đã mời các thầy địa lý quanh vùng đến đây bàn bạc xác định huyệt địa linh. Hầu hết các thầy địa lý nói nên xác định trong thung lũng Ao Hồ, nơi đó có tới 36 ngôi mộ của 36 dòng họ cát táng nhưng chưa đắt địa. Sau khi nghiên cứu, quan sát kỹ địa hình, mạch đất, thế núi vùng Ao Hồ, Nguyễn Sinh Khiêm nói với các thầy địa lý: “Nếu táng được huyệt đất trong thung lũng Ao Hồ, thì con cháu chỉ hưởng được lộc trong làng, trong xã. Tôi định đưa hài cốt của mẹ tôi lên mỏm núi Động Tranh thấp, nếu phát thì sẽ ăn lộc cả nước."
        Ở huyết cát địa đó có độ cao gần 100m (so với mặt biển), sau lưng có Động Tranh cao làm “huyền vũ” như ngai tựa vững vàng, bên trái có động Khe Cùng làm “tả Thanh Long”, bên phải có động Ao Hồ làm “hữu Bạch hổ”, phía ngay trước mộ có động Dù làm “án sơn” (gọi là Chu Tước), xa xa có ngọn núi cao nhất, có dãy núi Trà Sơn làm Triều sơn hướng chầu về. Phía trước có dòng sông nhỏ chảy từ Nộn hồ qua trước khu mộ chảy về xuôi gặp sông Lam ở ngã ba Hạc, làm tiểu mạch, xa xa phía trước có dòng sông Lam giang lững lờ chảy, có xóm làng hai bên bờ sầm uất trù phú làm đại mạch thủy.
        Huyệt đạo này có đại minh đường là cánh đồng Lùm Cựu ở phía ngoài núi Dù rất rộng rãi thoáng đãng.
        Theo lý thuyết phong thủy, huyệt đạo này đạt được đủ tiêu chí cát địa hay gọi là linh địa.
        Một ngày tốt lành đầu tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1942), Nguyễn Sinh Khiêm biện lễ trầu rượu đến làm thủ tục xin phép lý trưởng làng Hữu Biệt (nay là Nam Giang) dẫn 2 người cháu thân tín là Nguyễn Sinh Vinh ở xã Kim Liên (nay đã trên 80 tuổi, đang còn sống) và Nguyễn Luận ở Hữu Biệt (mới chết cách đây mấy năm), lên đào chính huyệt rải rác sườn núi Động Tranh thấp. Đêm về khuya, một mình Nguyễn Sinh Khiêm lặng lẽ khấn vái xin phép thổ thần xứ Ao Hồ rồi đặt hài cốt bà Hoàng Thị Loan xuống một trong chín huyệt đã đào sẵn, lấp đất lại, sáng hôm sau hai người cháu chỉ việc lấp đất đá cả chín huyệt cho bằng như cũ. Như thế, hài cốt bà Hoàng Thị Loan đưa từ khu vườn quê nhà lên ngọn núi Động Tranh thấp được táng bằng và bí mật, kể cả hai người cháu thân tín cũng không biết cụ thể ở chỗ nào. Kỳ giỗ lần thứ 49 của cụ Hoàng Đường (ngày 7 tháng 4 năm Nhâm Ngọ - 1942), Nguyễn Sinh Khiêm đã báo cáo cho bà con thân tín trong họ biết là đã cát táng bà Loan lên mảnh đất cát địa trên núi Động Tranh thuộc dãy núi Đại Huệ. Ông Nguyễn Sinh Khiêm bày tỏ lòng tin vào việc làm chí hiếu của mình đối với người mẹ rất mực kính yêu, và tin tưởng ngôi mộ sẽ phù hộ cho con cháu, dòng họ.
        Suy nghĩ việc làm của Nguyễn Sinh Khiêm là theo thuyết phong thủy xưa nay. Thực tế cuộc đời Nguyễn Sinh Khiêm có một thời kỳ đã làm nghề địa lý, phục vụ cho yêu cầu tâm linh của nhiều gia đình trong vùng, được nhân dân ghi nhận. Việc làm của Nguyễn Sinh Khiêm là một việc làm chính đáng để bày tỏ lòng hiếu thảo với người mẹ kính yêu của mình.
        Có một điều ngẫu nhiên đã diễn ra trong lịch sử là tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1942) khi hài cốt bà Hoàng Thị Loan được đưa lên cát táng trên núi Động Tranh thấp thuộc dãy núi Đại Huệ ở xã Hữu Biệt (nay là Nam Giang) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, thì tháng 8 năm 1942, ông già Thu ở căn cứ cách mạng, tỉnh Cao Bằng lần đầu tiên lấy tên là Hồ Chí Minh rồi đi sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng của đồng minh. Và từ đó tên Hồ Chí Minh là biểu tượng vô cùng cao đẹp là lãnh tụ tối cao và anh linh của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ, văn minh, cường thịnh.
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Ducminh" về bài viết có ích này:

        nuingoclinh (18-12-12)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •