“Hố Tử Thần” trong Tử Bình

Khái niệm về sinh và khắc của Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ) là tối quan trọng không thể bỏ qua được khi học Tử Bình. Khái niệm này hầu như là gắn liền với Tử Bình như hình với bóng. Dĩ nhiên nếu một ai khi nghiên cứu Tử Bình mà bỏ qua không xét đến tính chất sinh hay khắc trong một lĩnh vực quan trọng nào đó sẽ là một điều không thể chấp nhận được (như xét Thân vượng hay nhược, xét tranh phá hợp giữa các địa chi, xét hỷ kỵ thần bị khắc thương tổn ra sao,…..).

Ở đây tạm thời không động chạm gì tới các sách khác về Tử Bình mà chỉ nói tới cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ” của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa.

Ngay đầu tiên chúng ta thấy điều khó khăn nhất khi học Tử Bình là làm sao xác định chính xác Dụng Thần của Tứ Trụ. Mà muốn xác định chính xác dụng thần thì đầu tiên phải xác định chính xác Thân của Tứ Trụ là vượng hay nhược.

Muốn xác định chính xác Thân vượng hay nhược thì Trần viên đã tổng kết qua mục: “1 - Sự vượng, suy của can ngày” – trang 74. Trong mục này hầu như ai đọc cũng chỉ chú ý tới các điều mà Trần Viên đã viết về can ngày như: được lệnh, đắc địa, được sinh và được trợ giúp mà ít ai để ý tới nội dung mà câu d phía dưới đã đề cập:

“d – Các can chi khắc mình làm hao tán hoặc xì hơi mình gặp xung hoặc bị chế phục, bị hợp mất, hoặc cách xa thì vẫn được xem là Thân vượng, ngược lại là Thân nhược”.

Xét với phạm vi rộng thì cứ hỏi từ cổ tới kim đã in và bán công khai có cuốn nào đã đề cập tới nội dung của câu d này để xét Thân vượng hay nhược hay chưa, kể cả các sách kinh điển nổi tiếng như “Trích Thiên Tủy” hay “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú”?

Theo tôi được biết hầu như không có mấy ai sử dụng nội dung câu d này, nếu có chắc chỉ có cụ Thiệu và các đệ tử trực tiếp của cụ mà thôi. Chính vì xét Thân vượng hay nhược mà không sử dụng tới câu d nên đến cả các đại cao thủ về Tử Bình qua vài ba chục năm nghiên cứu cuối cùng đã phải tuyên bố hùng hồn rằng: “Thân vượng hay nhược cũng như hỷ kỵ thần không quan trọng”. Rõ ràng điều này chứng tỏ họ đã phủ nhận tính chất khắc của ngũ hành ĐỂ XÉT THÂN VƯỢNG HAY NHƯỢC. Vâng, đây chính là cái “Hố Tử Thần” mà Hoàng Đại Lục, Đoàn Kiến Nghiệp, Vương Khánh….. đã tự nguyện chui vào.

Câu " d - Các can chi khắc mình..." tôi đã dùng ti tỉ lần để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần. Ngôn ngữ mà tôi sử dụng là can chi tỷ kiếp bị khắc gần hay trực tiếp.

Như Tứ Trụ của Khach bên tuvilyso.org với chủ đề: “Xin chỉ bảo về kỵ thần”ở mục Tử Bình:

Nhâm.......Kỷ...........Quý..........Quý
Thân.......Dậu........ Sửu......... Sửu

.....................
Đơn giản thôi, bạn cứ thử dùng ý tưởng này của tôi để giải thích xem các đại vận Đinh Sửu, Mậu Dần và Kỷ Mão của ThienKhanh trong chủ đề : "Xin chỉ giáo: Nhật chủ vượng hay nhược" xem nó có phù hợp với thực tế đã xẩy ra mà ThienKhanh đã cho biết không? Bởi vì 2 Tứ Trụ này có nét chính tương đồng với nhau (tất cả các can chi của Thân đều bị khắc gần (tức can hay chi ngay trụ bên cạnh bị khắc) hay trực tiếp (là can chi cùng trụ khắc nhau)).

Theo sơ đồ trên thì rõ ràng Nhâm trụ nămQuý Nhật can bị Kỷ (tức Can) khắc gần còn Quý Nhật canQuý trụ giờ đều bị 2 Sửu cùng trụ (tức chi) khắc trực tiếp. Đây chính là nội dụng của câu: "d - Các can chi khắc mình" tức khắc Nhật can nói riêng còn khắc Nhâm và Quý trụ giờ cũng là khắc Thân (Thủy) cũng là khắc mình (tức Thân) mà câu d đã đề cập tới.

Khi muốn xác định chính xác Thân vượng hay nhược mà không sử dụng tính khắc của ngũ hành này mà chỉ sử dụng tính sinh, trợ giúp,... thì làm sao có thể xác định chính xác được Thân vượng hay nhược (còn nhiều quy tắc quan trọng khác nhưng đây là quy tắc cơ bản nhất).

(Chú ý: sinh khắc ngũ hành có khác với tương khắc của Tứ Hành Xung.)

Còn như Tứ Trụ của ThienKhanh cũng bên tuvilyso.org với chủ đề: “Xin chỉ giáo: Nhật chủ vượng hay nhược" ở mục Tử Bình:

Giáp............Bính.............Đinh.......... ....Ất
Tý................Tý.................Hợi...... .........Tị


Qua Tứ Trụ này ta thấy các can chi tỷ kiếp (tức các can chi của mình) đều bị khắc gần hay trực tiếp. Như Bính trụ tháng bị Tý cùng trụ khắc trực tiếp, còn Đinh Nhật can bị Hợi khắc trực tiếp, Tị trụ giờ bị Hợi trụ ngày khắc gần.

Chú ý: Hợi và Tị tương xung với nhau chỉ để xét khả năng tranh phá hợp của các địa chi còn xét Thân vượng hay nhược thì chỉ xét Hợi khắc Tị mà thôi (tức khắc ngũ hành).

Mọi người cứ thử suy luận xem khi xét Thân vượng hay nhược (tức xét sự vượng suy của ngũ hành) mà chỉ để ý đến sinh, trợ giúp.... mà không hề xét đến tính khắc của ngũ hành thì còn gì là Tử Bình. Chính vì lý do này mà hầu như tất cả các sách (kể cả các sách kinh điển, trừ sách của cụ Thiệu) thì hầu như không bao gờ động chạm tới tính chất khắc ngũ hành này để xác định Thân vượng hay nhược nên tôi mới phải sử dụng từ "Hố Tử Thần Trong Tử Bình" để cảnh báo cho những người mới nhập môn biết.

(Chủ đề này tôi lập ra chỉ để cảnh báo cho những người mới nhập môn phải cảnh giác khi học Tử Bình và kiểm tra xem những ai từng vỗ ngực học theo trường phái "Vượng Suy Pháp" của cụ Thiệu có hiểu nổi câu: "d - Các can chi khắc mình..." hay không mà thôi.)

Mục đích sâu xa của tôi ở đây là ai đã hiểu câu: "d - Các can chi khắc mình" thì dĩ nhiên họ đã hiểu xét vượng suy của ngũ hành (tức 5 hành Kim, Mộc,Thủy, Hỏa và Thổ xem chúng cường nhược - tức vượng hay suy - so với nhau đến mức độ nào) mà hành của Thân (Nhật Chủ) chỉ là 1 hành trong 5 hành này. Dĩ nhiên muốn biết điều này thì phải sử dụng tính chất đầu tiên tối quan trọng của Tử Bình là tính Sinh khắc của ngũ hành (chứ không phải tính chẩt tương khắc của Tứ Hành Xung) giữa các can chi trong Tứ Trụ với nhau.

Còn muốn xét toàn diện 1 Tứ Trụ để đi đến kết luận chính xác Tứ Trụ đó có Thân vượng hay nhược thì tôi đã trình bầy trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ". Hầu như 200 trang lý thuyết chính của cuốn sách này tôi đã đăng bằng tiếng Việt tại các chủ đề "Lớp Học Tứ Trụ sơ cấp, trung cấp và cao cấp cho tất cả mọi người" trên các trang web Diễn Đàn Lý Học Đông Phương, Lý Số Việt Nam và tại trang web này, trong mục Tử Bình hay Tứ Trụ.

Mọi người cứ thử đọc lại tất cả các sách từ cổ tới kim (đối với những người đã biết Tử Bình và tiếng Trung...), kể cả các cuốn kinh điển nổi tiếng xem có cuốn sách nào như cụ Thiệu nói tới việc xét Thân vượng hay nhược phải sử dụng tính khắc của ngũ hành hay không thì sẽ biết ngay.

Chính vì lý do không xét đến tính chất khắc ngũ hành này nên làm sao họ có thể xác định được chính xác sự vượng suy giữa 5 hành trong Tứ Trụ mà đòi xác định được Thân (tức 1 trong 5 hành này) là vượng hay nhược so với 4 hành kia.

Vì sao một tính chất cơ bản của Tử Bình vô cùng quan trọng như vậy mà đến nay hầu như không mấy ai biết (kể cả các đại cao thủ như Hoàng Đại Lục, Vương Khánh, Đoàn Kiến Nghiệp... là những người Tầu cũng đều bị lừa như chúng ta), trừ các sách gia truyền như của Thầy Minh mà Nana đã giới thiệu. Bởi vì họ là người Tầu mà đã là người Tầu thì mọi người Việt Nam đều biết qua câu cửa miệng của mọi người là "Thâm Nho Như Người Tầu".

Hy vọng với mấy dòng này sẽ giúp ích được ít nhiều cho những người mới nhập môn Tử Bình.

Thân chào.