Vì mới học dịch, nên mạn phép xin mọi người chỉ giáo, và tôi chọn chủ đề này (mục nghiệm chứng dịch số) để bàn luận.

Sẵn đây, tôi có một vấn đề về âm dương trong các con số, trong sách về y học (sách Nội Kinh), có bàn về âm dương của Hà Đồ và Lạc thư. Mọi người tham khảo một đoạn nhé:

"Ai có ngờ đâu Kinh Dịch nồng cốt chỉ ở hình tròn, hình vuông với Hà Đồ, Lạc Thơ từ 1 đến 9, 10 theo chiều xoáy ốc mà trở nên thiên biến vạn hóa không cùng? Như vậy có phải là chuyện ngoài âm dương không?

Tại sao đi xe đạp chỉ có thay nhau một chân đạp một chân nghỉ mà thành lưu thông?

Giờ đây ta hãy thử khám phá sâu vào sự biến hóa của âm dương trong số học của Hà Đồ, Lạc Thơ xem sao:

Hà đồ bắt đầu từ số 1 rồi cuối cùng ở số 9 và thêm con số 0 để tượng trưng cho nghĩa bao la hóa ra con số 10, số lẻ là số dương, số chẵn là số âm. Ta thử làm những bài tính cộng, ta bắt đầu cộng tất cả những số âm trong Hà đồ ta có được số (2+4+6+8+10) = 30, thế là 30 là con số kết quả của bao nhiêu con số âm cộng lại, mà 30 lại là số âm. Bấy giờ ta lại cộng 1,3,5,7,9 là những số dương thì ta sẽ được kết quả là 25, thế là 25 là con số dương ở trong dương. Rồi ta lại đem hai con số kết quả mà so sánh ta mới thấy kết quả của số âm to hơn kết quả của số dương. Và lạ lùng thay hết thảy giống cái, giống mái, trứng mái đều tròn trịa đầy đặn đẹp đẽ và có cái tướng to hơn đực, trống!

Bây giờ ta lại cộng hai con số kết quả ấy (30+25) thì ta sẽ được tổng số 55, thế là 55 là con số cực dương. Rồi ta lại mang hai con số 5 của 55 mà cộng lại thử, thì đùng một cái lại trả con số 10 là con số cực âm của Hà đồ. Đó là đại khái sức biến hóa của âm dương trong số của Hà đồ vậy?

Xin lỗi, tôi không biết chèn hình Hà đồ vào, mọi người giúp với.