Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 131

      Threaded View

      1. #1
        Tham gia ngày
        Apr 2015
        Đến từ
        Vĩnh Phúc
        Bài gửi
        423
        Cảm ơn
        512
        Được cảm ơn: 220 lần
        trong 137 bài viết

        Default ThaiDV xin chỉ dẫn về các bộ Ngũ Hành thông dụng

        Gần đây trong hành lang HKĐQ Liên Thành phái có bàn về các bộ Ngũ hành. ThaiDV đọc cảm thấy rất mông lung và chắc nhiều thành viên khác trong diễn đàn cũng có cùng cảm nhận. Lật lại sách vở và hỏi bác google thì thấy có một đoạn trong cuốn “La bàn phong thủy - Dương Công Địa Lý Thủy Pháp” viết về Ngũ hành. ThaiDV xin đưa lên đây để mọi người cùng tham khảo và bàn luận. Về nội dung ThaiDV giữ nguyên như trong sách, cách trình bày có khác đi đôi chút để mọi người dễ đọc:

        “Ngũ hành” danh mục vô số, phương pháp sử dụng cũng khác nhau. Trong kinh nói: “Tứ sinh, Tam hợp là thiên cơ, Tam hợp Ngũ hành toàn là mật quyết”, các Địa lý sư đã gọi một cách đơn giản là “Ngũ hành”, dùng để suy đoán và dự báo, nhưng đồng thời để có thể suy đoán và dự báo thì không thể ly khai khỏi Ngũ hành truyền thống Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Vì vậy từ “Ngũ hành” sẽ phát sinh rất nhiều thuật ngữ, những thuật ngữ này đều không rõ ràng nên không thể có căn cứ để áp dụng trong việc dự trắc địa lý trong thực tế. Chính vì thế, đầu tiên chúng ta phải hiểu được một số thuật ngữ, khái niệm, bao gồm: Tứ sinh, Tam hợp, Tứ kinh, Song sơn, Huyền không, Hướng thượng …
        Do việc sử dụng vào những mục đích khác nhau cho việc dự trắc cát hung nên chúng có những tên gọi khác nhau như: Chính ngũ hành, Tam hợp ngũ hành, Tứ duy ngũ hành, Song sơn ngũ hành, Huyền không ngũ hành, Hướng thượng ngũ hành.

        1. Chính thể (Tứ kinh) ngũ hành
        Như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là Ngũ hành, Mộc vượng vào mùa xuân thuộc hướng Đông, Hỏa vượng vào mùa Hạ thuộc hướng Nam, Kim vượng vào mùa Thu thuộc hướng Tây, Thủy vượng vào mùa Đông thuộc hướng Bắc. Bốn yếu tố trên đều có phương vị, duy có Thổ vượng cả bốn mùa, vị trí ở Trung cung, mà các nhà phong thủy hoặc là lấy Tọa sơn làm dụng, hoặc lấy Hướng thượng làm dụng chứ không dụng Trung cung, do vậy Ngũ hành thực chất chỉ có tứ hành, nên gọi là Tứ kinh ngũ hành.
        Sở dĩ gọi là Tam hợp ngũ hành tức là thuộc trong Tứ kinh, lấy Tam hợp mà thủ danh, ví như Dần, Ngọ, Tuất hợp thành Hỏa cục; Tỵ, Dậu, Sửu hợp thành Kim cục; Thân, Tý, Thìn hợp thành thủy cục; Hợi, Mão, Mùi hợp thành Mộc cục, tức lấy ba phương vị Sinh, Vượng, Mộ của 12 vòng Trường sinh để hợp thành, cho nên gọi là Tam hợp ngũ hành. Tam hợp ngũ hành lại lấy vòng Trường sinh để khởi số, cho nên gọi là Tứ sinh ngũ hành.

        * Các can chi thuộc Chính thể ngũ hành:
        Hợi Nhâm Tý Quý thuộc Thủy
        Dần Giáp Mão ất Tốn thuộc Mộc
        Tỵ Bính Ngọ Đinh thuộc Hỏa
        Thân Canh Dậu Tân Càn thuộc Kim
        Thìn Tuất Sửu Mùi Cấn Khản (Có lẽ là Khôn???) thuộc Thổ
        Ngoài các phương vị trên, Chính thể ngũ hành còn có phương Đông và phương Nam.

        2. Song sơn ngũ hành
        Sở dĩ gọi là Song sơn ngũ hành tức là phương vị Tam hợp, lấy Thiên can, Địa chi cùng cung là thủ danh, như Cấn, Bính, Tân hợp với Dần, Ngọ, Tuất, là Liêm trinh Hỏa; Tốn, Canh, Quý hợp với Tỵ, Dậu, Sửu là Vũ khúc Kim; Thân, Nhâm, ất hợp với Thân, Tý, Thìn là Văn khúc Thủy; Canh, Giáp, Đinh hợp với Hợi, Mão, Mùi là Tham lang Mộc. Hai cung nhập một nên gọi là Song sơn ngũ hành.
        * Cụ thể:
        Càn Hợi cùng cung là ngôi Mộc trường sinh, Giáp Mão cùng cung là ngôi Mộc vượng, Đinh Mùi cùng cung là ngôi Mộc mộ.
        Cấn Dần cùng cung là ngôi Hỏa trường sinh, Bính Ngọ cùng cung là ngôi Hỏa vượng, Tân Tuất cùng cung là ngôi Hỏa mộ.
        Tốn Tỵ cùng cung là ngôi Kim trường sinh, Canh Dậu cùng cung là ngôi Kim vượng, Quý Sửu cùng cung là ngôi Kim mộ.
        Khôn Thân cùng cung là ngôi Thủy trường sinh, Nhâm Tý cùng cung là ngôi Thủy vượng, ất Thìn cùng cung là ngôi Thủy mộ.

        3. Huyền không ngũ hành
        Sở dĩ gọi là Huyền không ngũ hành, tức lấy sinh nhập khắc nhập, sinh xuất khắc xuất, lấy việc định cát, hung mà thủ danh. Huyền là thần minh biến hóa, không là không chỗ nương tựa, cho nên lập huyệt định hướng nhất thiết phải chú trọng bản long, dùng thủy pháp hư linh để thủ dụng, thủy tính huyền không (biến hóa và trống rỗng), cho nên gọi là Huyền không ngũ hành.

        * Các sơn hướng thuộc Huyền không ngũ hành:
        Bính Đinh ất Dậu nguyên thuộc Hỏa,
        Càn Khôn Mão Ngọ đều thuộc Kim,
        Hợi Quý Giáp Cấn là thần Mộc,
        Tuất Canh Sửu Mùi là chân Thổ,
        Tý Dần Thìn Tốn Tân Tỵ Nhâm Thân là Thủy thần.

        Phương pháp vận dụng của Huyền không Ngũ hành 24 sơn trên đây là Huyệt tiền cách lai Thủy, tức là lấy theo hướng nhìn là sinh nhập khắc nhập, sinh xuất khắc xuất hoặc tỷ hòa, nếu là sinh nhập không khắc nhập là Tiến thần là đại cát, sinh xuất khắc xuất là Thoái thần chủ về hung, nếu là tỷ hòa là bại tuyệt. Bình dương tất dùng phương pháp này, sơn địa và Đáo kỵ huyệt thì không thay đổi.

        4. Hướng thượng ngũ hành
        Sở dĩ gọi là Hướng thượng ngũ hành, là Cứu bần bí truyền quyết của Dương Quân Tùng, đại khái lấy thủy khẩu để định Trường sinh, như khi thủy không phải là cát thủy mà không thể dụng được, phải dùng phép tuyệt xứ phùng sinh (nơi tử tuyệt gặp sinh vượng), lập hướng hóa Tử thành Vượng mà thành hữu dụng, tức là lấy Hướng thượng để khởi Trường sinh, nên gọi là Hướng thượng ngũ hành.
        Trong Tứ cục thủy pháp có tiêu thủy ở Chính khố, nếu gặp đường cục và thủy khẩu không hợp thì có thể quyền biến bằng cách lập hướng để mượn khố mà tiêu trừ Thủy, như lập bốn vượng hướng Tý Ngọ Mão Dậu (hoặc Nhâm Bính Giáp Canh) tức là từ Hướng thượng khởi Đế vượng, nếu lập bốn mộ hướng Thìn Tuất Sửu Mùi (hoặc Giáp Canh Quý Đinh) tức từ Hướng thượng khởi mộ vị, nếu lập bốn sinh hướng Dần Thân Tỵ Hợi (hoặc Cấn Khôn Tốn Càn) tức từ Hướng thượng khởi Trường sinh thì không cần phải định thủy khẩu của cục này, chỉ cần lấy Hướng thượng làm chủ, nếu Hướng thượng sinh hướng dưỡng lưu hoặc vượng hướng suy lưu, đều là mượn khố tiêu thủy, tức từ Hướng thượng khởi Trường sinh, là phép hóa tử tuyệt thành sinh vượng.

        Tứ kinh, Tam hợp, Tứ sinh, Song sơn, Huyền không, Hướng thượng tuy tên gọi khác nhau, nhưng lý thì chỉ có một. Học giả nếu có thể đem sáu loại ngũ hành này học thuộc lòng để dùng vào việc thu thủy, lập hướng, cách long, thì mức độ chính xác và lợi ích đạt được là tương đối lớn.

        Nội dung ThaiDV đưa lên để mọi người cùng bàn luận vì bản thân nội dung các quyển La bàn phong thủy, La kinh thấu giải hiện nay còn đang gây nhiều tranh cãi. Hơn nữa mới so sánh mục “1. Tứ kinh ngũ hành” bên trên với nội dung bác HieuVN74 post lên diễn đàn đã thấy lệch nhau rồi:

        Trích Nguyên văn bởi hieunv74 Xem bài gởi
        ………………………………………… ……….
        乾丙乙與子寅辰,六位排來俱屬金。
        艮庚丁卯巳丑,六位屬水由人數。
        Càn bính ất dữ tý dần thìn, lục vị bài lai câu chúc kim.
        Cấn canh đinh mão tị sửu, lục vị chúc thủy do nhân sổ.

        Tứ kinh ngũ hành để khởi thiên địa bàn!
        Kính mong chú Vanhoai, anh Namphong, anh HieuVN74 và mọi người ghé qua cho những chỉ dẫn về các bộ Ngũ hành thông dụng và dụng pháp cơ bản của nó để các thành viên mới như ThaiDV có cơ sở nghiên cứu các nội dung liên quan.
        ThaiDV trân trọng cảm ơn!
        Nếu ước mơ của bạn đủ lớn
        Mọi chuyện khác chỉ là vặt vãnh

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "ThaiDV" về bài viết có ích này:

        baothanh1214 (24-09-15),thucnguyen (25-09-15)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •