Bốc dịch
Bát đầu từ ngày hôm nay, tôi xin phép Quan Quản Trị Diễn Đàn trao đổi với quý vị một số vấn đề về Dịch học ứng dụng.
BỐC DỊCH
Bốc Dịch là môn dự đoán cổ, là kẻ hậu sinh đâu dám phô bày những kiến thức còn nông cạn của mình. Tuy vậy cũng mạnh dạn nêu những điểm cô đọng, mà theo bản thấy cần thiết trước mắt cho những người mới bước vào ngưỡng cửa Bộc Dịch có con đường tắt để đi tới địch một cách nhanh chóng. Nếu có gì sơ suất, mong mọi người cao thủ lưỡng thứ cho.
Trước hết phải nói đến con người học Dịch:
Tâm trong sáng, không vụ lợi
Linh tại ngã, bất linh tại ngã
Hai điểm trên miễn phân tích.
Phải có kiến thức căn bản về Dịch
Bàn về kiến thức căn bản của Dịch có 2 xu hướng khác nhau:
Một là nghiên cứu một cách tuần tự, có hệ thống
Hai là nghiên cứu theo kiểu “Mì ăn liền”
Một là nghiên cứu một cách tuần tự, có hệ thống
Hai là nghiên cứu theo kiểu “Mì ăn liền”
Vậy nghiên cứu một cách tuần tự, có hệ thống là thế nào ?
Tức là trước hết nghiên cứu Bộ Sách “Chu Dịch” trước. Sau đó mới đọc các sách Bốc dịch như “Mai hoa Dịch số”, Dự đoán theo Kinh Dịch của Thiệu Vỹ Hoa, ….. Nếu làm được như thế này thì rất tốt.
Nhưng thực tại là do nhiều hoàn cảnh khác nhau, nên một số người lại đi theo hướng thứ hai, là đi tắt.
Qua việc thực hành của bản thân, riêng tôi thì tôi co duyên nên đi rất tuần tự, nhưng như thế cũng đồng nghĩa là quá tốn thời gian. Nay xin trao đổi với mọi người là: Nên đi tắt có lộ trình. Cụ thể nên đọc các tài liệu này theo tuần tự.
1- Dự đoán theo Kinh Dịch của Thiệu Vỹ Hoa
2- Mai Hoa Dịch Sô (Thiệu khang Tiết)
3- Chu Dịch của Phan Sao Nam
4- Tăng San Bốc Dịch của Dã Hạc
5- ……
Hướng dẫn cụ thể như sau:
Dự đoán theo chu Dịch của Thiệu Vỹ Hoa chỉ đọc phần lý thuyết căn bản, chưa vội sang phần giải quẻ theo 6 hào, vì như thế sẽ rối, khó tiếp thu.
Chuyển sang đọc Mai Hoa Dịch số, để nắm chắc phần giải theo Tượng quẻ.
Lại chuyển sang Đọc Dự đoán của Thiệu vỹ Hoa, và song song đọc Chu Dịch của Phan Bội Châu.
Muốn nâng cao đọc thêm một số tác phẩm khác như Tăng San Bốc Dịch…
Chừng ấy thôi cũng đủ cơ sở để luận Dịch.
(*) Theo tôi thấy Kinh Dịch của Cụ Phan hay hơn nhiều Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, hay của Nguyễn Hiến Lê. Thực ra thì điều đó cũng dễ hiểu thôi, nhưng âu cũng là tùy từng người.
Hai là nghiên cứu theo kiểu “Mì ăn liền” Thì không bao giờ thành công, ngược lại lâm vào còn đường bế tắc rồi chán nản bi quan.
TRAO ĐỔI VỀ NỘI DUNG VÀ KINH NGHIỆM
Thực ra tôi là con người lấy thực hành làm trọng, trên cơ sở Dịch lý cơ bản. Bây giờ để trao đổi một cách Nội dung theo hệ thống thì thú thực không có thời gian, bởi bây giờ hàng ngày cũng còn tham gia rất nhiều công việc khác như tham gia thiết kế phong thủy dương trạch, làm công tác âm phần.. Việc giành thời gian cho Diễn đàn do đó sẽ hạn chế, nhưng bản thân cũng sẽ cố gắng hết mình. Nên Nội dung tôi chỉ nêu những điểm cô đọng nhất nhằm phục vụ cho giải quẻ 6 hào mà thôi. Các bạn cũng nên thông cảm với tôi nhé.
Bây giờ sẽ lần lượt trao đổi về những nội dung căn bản nhé (Cô đọng)
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỊCH LÝ THEO 6 HÀO
ĐẠI CƯƠNG:
Vũ trụ bao la, hỗn độn, Thái cực hình thành, Thái cực sinh lưỡng nghi (Âm và dương)
Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, bát quái sinh vạn vật
Tượng của Bát quái là:
Kiền 3 vạch liền
Khôn 3 vạch đứt
Đoài thượng khuyết
Tốn hạ đoạn
Chấn ngưỡng bồn
Cấn phúc uyển.
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số