Trích đoạn viết của Trang Tử cho vui nhé: Mệnh/Sống?

Vấn đề sinh tử: người đã nhận hiện tướng, Đạo là 1; phải trái, tốt xấu đều là bình đẳng cả, thì trong đời còn gì làm cho xao xuyến lòng, cũng giải quyết được luôn cả vấn đề nhân sinh: sinh-tử.

Theo Trang Tử: sinh tử là một

Trong trời đất, chỉ có cái sống (ẩn) thôi, cái sống ấy không có sinh thì cũng không có tử. Sinh tử chỉ là hình thức biến hóa mà thôi. Cái sống ấy chính là cái mà Lão Tử gọi là “tử nhi bất vong giả thọ”- tức là Chết mà không mất là thọ.

Hình thức (hiển hiện) mất đi, thì cái sống ấy đi về chỗ khác. Cũng như trong một thân cây: lá này rụng xuống, thì cái sống (chất dinh dưỡng nuôi lá rụng đó) quay trở lại thân cây mà đi nuôi lá khác, bông khác hoặc quả khác… Cái mà ta gọi Sống-chết ở đây chỉ là sự “thành hủy” của một trạng thái trong cuộc đại hóa của trời đất mà thôi. Sự sống, chết chẳng qua như bó củi “buộc lại hay tháo ra”. Sống chết chẳng qua chỉ là “một qua một lại” tiếp nối nhau mãi thôi, còn cái chân thể của ta vẫn thế mãi, không thay đổi. Nên Quách tượng bảo: ”cùng với tạo hóa hòa làm 1 rồi, thì đi đến đâu mà không phải là ta”.

+ Cái sống của ta đối với hình thể ta như “lửa đối với củi”. Cái sống ấy, truyền từ hình thể này (hiện hữu) sang hình thể khác, cũng như lửa truyền từ bó củi này sang bó củi khác vậy “không khác nào lửa truyền mãi mà không tắt, cái Sống vẫn truyền mãi mà không bao giờ tuyệt” – Xem thuyết tiến hóa!

+ Chết chẳng qua là từ hình thức (hiện) của một vật tồn tại này mà chuyển sang một hình thức của một vật tồn tại khác. Từ cảnh này đổi sang cảnh khác, mà lo sợ chẳng khác nào cái cảnh của “các nàng dâu Lệ Cơ, con của 1 vị quan trấn thủ phong cương xứ Ngại, gả cho vua nước Tần. Lúc xuất gia, RƠI LỆ NHƯ MƯA. Khi tới Hoàng cung, cùng vua đồng sàng, nếm mùi sô- hoạn, rồi lại hối hận GIỌI LỆ NGÀY XƯA”. Các nàng dâu khi xuất giá thì sợ đau khổ, không nỡ lìa bỏ cái cảnh hiện tại của mình. Cảnh ấy khác nào cái cảnh của kẻ sắp lìa đời mà đau khổ. Chẳng qua mình lo sợ cái mình chưa biết ra thế nào, chớ biết rồi đây, ta không như nàng lệ Cơ, khi đến hoàng cung, bấy giờ lại Hối hận giọt lệ ngày xưa mà không chịu trở về quê cũ. Như ta cho hình thức thấy đây (hiện hữu ở hiện tại) là đáng vui mừng, thì sau khi chết chỗ ta được hình thức mới (hiện hữu trong tương lai), sao lại không biết có chỗ cũng đáng vui mừng như bây giờ?

Quay lại kiếp trước mà nói, lúc ta chưa biến làm người như bây giờ, có lẽ lúc sắp lìa đời cảnh trước đây mà sang cảnh hiện tại, ta cũng rơi lệ dùng dằng khuyến luyến và cho sự biến đổi ấy là 1 tai họa. Đến nay đã làm người rồi, nếu nghĩ lại cái “GIỌT LỆ” trước kia, có lẽ ta cũng lấy làm hối hận, biết rằng trước kia ta đã sai lầm. Thế mà đến nay, lại cũng như cũ, lại phải diễn lại cái cảnh sai lầm như trước kia khi sắp đổi cảnh thay hình,… vẫn khuyến luyến, dùng dằng, khóc lóc mê muội đến thế kể như đã tột cùng rồi.