xin trích bài viết: "DỊCH HỌC - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN" của lão Banchatdichhoc bên trang http://tuvilyso.org, để mọi người xem thêm.

------------ LỊCH THỜI HOÀNG ĐẾ-----------------------------------

PHẦN I : HOÀNG ĐẾ - NGƯỜI XÂY DỰNG NỀN TẢNG CỦA DỊCH HỌC

Trong tiến trình phát triển của Dịch Học , Hoàng ĐẾ - Công Tôn Hiên Viên có vai trò rất lớn . Ông chính là người chủ trương kết hợp 2 hệ thống lí luận lớn thời bấy . Đó chính là sự kết hợp giữa lí luận về Ngũ Vận của THẦN NÔNG THỊ và lí luận về Lục Khí của bộ tộc THIỂU ĐIỂN , thành hệ thống lí lụận NGŨ VẬN LỤC KHÍ . Hệ thống lí luận này không những PHẢN ÁNH CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TỰ NHIÊN mà còn cho chúng ta thấy được QUAN ĐIỂM CỦA CỔ NHÂN VỀ CẤU TẠO CƠ BẢN VÀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI .
Điều này, không được sách vở nào nhắc đến MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG. Tuy nhiên , nếu căn cứ vào chính nội dung của học thuyết NGŨ VẬN LỤC KHÍ và GIAI THOẠI VỀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA HOÀNG ĐẾ VỚI XUY VƯU hay một vài TIẾT LỘ của các học giả trong quá trình nghiên cứu , thì hoàn toàn có thể thấy được điều này .

1.TỘC THIỂU ĐIỂN VÀ LÍ LUẬN LỤC KHÍ
Trong ĐỊA LÍ TOÀN THƯ của Lưu Bá Ôn , khi bàn về THIÊN CAN HÓA HỢP , có nhắc đến lời nói của Trương Cửu Nghi như sau :" TRONG BUỔI TẾ LỄ Ở KHÂU VIÊN . TRỜI GIÁNG THẬP CAN, HOÀNG ĐẾ CHO CHẾ RA THẬP NHỊ CHI ĐỂ ỨNG THEO " . Câu nói này đã cho thấy 2 vấn đề sau :

- Thứ nhất là : Lí luận về THẬP CAN không phải là sự sáng tạo của HOÀNG ĐẾ VÀ BỘ TỘC THIỂU ĐIỂN . Mà là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ .
- Thứ hai là : Lí luận về THẬP NHỊ CHI cũng không phải là sự sáng tạo riêng của HOÀNG ĐẾ mà là hệ thống tri thức được khái quát từ bao đời trước đó của tộc THIỂU ĐIỂN .

* Lấy gì chứng minh rằng lí luận THẬP NHỊ CHI là của tộc THIỂU ĐIỂN ?

-Để khẳng định điều này trước hết phải đặt ra một vấn đề : Tại sao khi kết hợp THẬP CAN người ta không chế ra THẬP CHI hay NHỊ THẬP CHI, ... mà là chế ra THẬP NHI CHI . Ai cũng thấy được rằng nếu người ta chỉ chế ra THẬP CHI để kết hợp với THẬP CAN thì nó rất dễ vì bản thân nó có sự thống nhất mà không có số dư . Ấy vậy mà họ lị chế ra THẬP NHỊ CHI để kết hợp với THẬP CAN . Điều này cho thấy lí luận về thập nhị chi đã có sẵn từ trước , vốn là tri thức về tự nhiên của bộ tộc THIỂU ĐIỂN được sử dụng để kết hợp với hệ thống lí luận mới mà thôi.

-Hơn nữa , nội dung của thuyết LỤC KHÍ cũng chỉ ra điều đó . Lục khí mà hiện nay chúng ta biết đến bao gồm : Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thái âm thấp thổ , Thiếu dương tướng hỏa , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy .
+ Nếu gạt bỏ thuộc tính ngũ hành của lục khí thì các khí sẽ có tên như sau : Quyết âm , Thiếu âm ,Thái âm , thiếu dương , dương minh , thái dương .

+ Như vậy , có thể thấy lục khí được phân chia thành 2 loại khí cơ bản là ÂM và DƯƠNG . Mỗi khí đều vận động theo quy luật từ ít đến nhiều : khí âm từ Quyết âm đến Thiếu âm rồi đên Thái âm . Khí dương từ Thiếu duơng đến Dương minh rồi đến Thái dương . Quả là sự thống nhất và logic cao .
+ Tuy nhiên , khi đặt thêm thuộc tính ngũ hành cho lục khí , sự thống nhất ở trên đã bị phá vỡ . Biểu hiện ở chỗ trong lục khí lại CÓ 2 KHÍ HỎA . Đây chính là dấu vết của sự kết hợp giữa hệ thống THẬP CAN VỚI THẬP NHỊ CHI .

(Phần Ngũ vận lục khí theo nạp GIÁP này chỉ thể hiện được những cảm thụ của con người về thời khí trong 1 năm thôi, không thể đem so sánh với Hoàng cực Kinh thế được)

*QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÍ LUẬN LỤC KHÍ CỦA TỘC THIỂU ĐIỂN DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?
-Thật khó để minh chứng điều này . Bởi thời kì đó chữ viết chưa được hình thành , cũng không có nhiều giai thoại nhắc về nó . Hiện nay , ai cũng biết lí luận lục khí phản ánh quá trình vận hành của trái đất trên quỹ đạo của nó . Tất nhiên người xưa thì cho rằng đó là quỹ đạo của bầu trời . Ở thời điểm này , khi con người chưa có các cộng cụ nghiên cứu hiện đại , nên cách tốt nhất là quan sát bằng mắt thường . Bộ tộc THIỂU ĐIỂN cũng làm như thế . Họ lấy sự vận động của mặt trăng làm cơ sở xác định sự vận động của bầu trời trong năm . Nghĩa là gọi một chu kì vận động của mặt trăng là 1 tháng , coi 12 tháng là một năm . Tuy nhiên , họ cũng phát hiện ra một năm của họ không trùng khớp với một chu kì vận động của bầu trời . Vì vậy mà có năm có 12 tháng và có năm có 13 tháng . Khi thống kê số ngày trong những năm có 12 tháng và những năm có 13 tháng chúng ta có số liệu sau :
+ Số ngày của những năm có 12 tháng là : 353-354-355
+Số ngày của những năm có 13 tháng là : 383-384-385
Đây chính là cơ sở hình thành quan điểm lục khí theo nghĩa ban đầu là lấy số ngày của những năm có 12 tháng để khái quát khí tam âm , lấy số ngày của những năm có 13 tháng để khái quát khí tam dương . Sau đó , lấy tư tưởng về khí tam âm , tam dương để chia 1 năm thành 6 bước khí .

* VÌ SAO TỘC THIỂU ĐIỂN PHÁT HIỆN RA 12 THÁNG KHÔNG THỐNG NHẤT VỚI 1 CHU KÌ CỦA KHÍ
-Khi sử dụng chu kì vận động của mặt trăng để đo chu kì vận động của khí , cũng như các bộ tộc khác họ coi sự ứng nghiệm về khí trong thực tế làm cơ sở xác minh . Thông qua việc đặt tên tháng ứng với các loại khí kiểu như : THÁNG HOA ĐÀO , THÁNG HOA SEN ,... Vậy thì , nếu chưa đến tháng HOA ĐÀO mà đào đã nở , thì họ biết rằng năm trước là năm có 13 tháng , nếu đã qua tháng HOA SEN mà hoa sen chưa có thì họ biết rằng năm đó có 12 tháng .
-Đây cũng là thực tế cơ bản để con người có ý thức hình thành các quan niêm về THẦN SÁT .

*LẤY GÌ CHỨNG MINH LÍ LUẬN THẬP CAN LÀ CỦA THẦN NÔNG THỊ ?
ĐỘN GIÁP KÌ MÔN , HOÀNG ĐẾ NỘI KINH là 2 bộ sách xuất hiện ở thời kì của HOÀNG ĐẾ . Tất nhiên , nói vậy không thật chính xác ở chỗ thời này chưa có chữ viết . Tuy nhiên tư tưởng của nó được hình thành từ thời kì này và nội dung thì chưa thể phong phú và đầy đủ như ĐỘN GIÁP KÌ MÔN hay HOÀNG ĐẾ NỘI KINH mà chúng ta đang có .
Đặc biệt trong ĐỘN GIÁP TÔNG TỰ có nói : " Trộm thấy khi Hoàng Đế đánh nhau với Xuy Vưu ở Trác Lộc , mộng được thần trời trao cho bùa phép , bèn sai Phong Hậu diễn ra kì môn , Độn Giáp có từ đó. ". Như vậy có thể tháy như sau :
- Tư tưởng về KÌ MÔN ĐỘN GIÁP và HOÀNG ĐẾ NỘI KINH không thể hình thành nếu thiếu đi lí luận về ngũ hành trong THẬP CAN .
- ĐỘN GIÁP được hình thành sau khi cuộc chiến với Xuy Vưu là một tướng của THẦN NÔNG THỊ . Cho nên bùa phép mà được nhắc đến ở đây chính là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ trong THẬP CAN .
...