Trong quyển “Cầm Tinh Dịch Kiến – 禽星易見“ thì có bài quyết như sau:
七曜禽星会者稀,
Thất Diệu Cầm Tinh hội giã hy
日虚月鬼火从箕,
Nhật Hư Nguyệt Quỷ Hỏa tòng Cơ
水毕木氐金奎位,
Thủy Tất Mộc Đê Kim Khuê vị
土宿还从翼上推,
Thổ tú hoàn tòng Dực thượng thôi
常将日禽寻时禽,
Thường Tướng Nhật Cầm tầm Thời Cầm
但向禽中索取时。
Đãn hướng Cầm trung tác thu thời
会者一元倒一指,
Hội giã Nhất Nguyên đão nhất chỉ
不会七元七首诗
Bất hội Thất Nguyên Thất Thủ Thi
Phần 1 của quyết
Nhật Hư Nguyệt Quỷ Hỏa tòng Cơ
Thủy Tất Mộc Đê Kim Khuê Vị
Thổ tú hoàn tòng Dực thượng thôi.
Phần này thì chính là cái quyểt khỡi đầu cho cả hai phương pháp.
Phần 2 của quyết
Thường tướng Nhật Cầm tầm Thời Cầm
Hội giã Nhất Nguyên Đão Nhất Chỉ
Bất hội Thất Nguyên Thất Thủ Thi
Phần 2 của cái bài thơ trên chính là đầu mối tạo ra sự mơ hồ và phân chia cách bày Thời Cầm thành hai cách.
Phương pháp thứ hai củng dùng Câu Nhật Hư, Nguyệt Quỷ, Hỏa Cơ, Thủy Tất, Mộc Đê, Kim Khuê, Thổ Dực, tức thứ tự Thời Cầm cho Thất Diểu (Nhật Nguyệt Hỏa Thủy Mộc Kim Thổ) là Hư Quỷ Cơ Tất Đê Khuê Dực. Nhưng theo câu Hội giãi Nhất Nguyên đão nhất chi thì có nhiều nhà Cầm Độn giải thích là
Hư Quỷ Cơ Tất Đê Khuê Dực cho Nguyên 1
Quỷ Cơ Tất Đê Khuê Dực Hư cho Nguyên 2, tức Hư đảo lại ở đằng sau (nhất nguyên đão nhất chỉ)
Cơ Tất Đê Khuê Dực Hư Quỷ cho Nguyên 3, tức Quỷ đảo lại ở đằng sau (nhất nguyên đão nhất chi)
vv........
như vậy mỗi nguyên Nhật Cầm thì Thời Cầm giờ Tý tiến một Cầm trong câu quyết. Theo cách này thì mỗi nguyên Nhật Cầm sẻ nhảy 12 con Cầm, tức là Nguyên thứ 2 Nhật Cầm nhảy 12 Cầm, Nguyên thứ 3 nhảy 24 con, Nguyên thứ 4 nhảy 36 con, .....
Cái chổ mơ hồ là ở 3 câu này:
Thường Tướng Nhật Cầm tầm Thời Cầm
Hội giã Nhất Nguyên Đão Nhất Chỉ
Bất hội Thất Nguyên Thất Thủ Thi
Thật ra nó nói cái gì????
Tiểu sinh xin giải thích theo thiển ý của mình như sau:
Thường Tướng Nhật Cầm tầm Thời Cầm là:
thường thì người ta dùng Tướng Đầu của Nhật cầm để tìm Thời Cầm
Thất Nguyên Tướng Đầu của Nhật Cầm là:
Hư Khuê Tất Quỷ Dực Đê Cơ
Hội giã Nhất Nguyên đão Nhất Chỉ:
Sau khi nghiên cứu kỷ lại các cổ thư về Cầm Độn thì đã có thể khẳng định rằng ý nghĩa của câu này là cách tìm Thời Cầm khỡi đầu giờ Tý của mỗi Ngươn Nhật Cầm.
Thời Cầm quyết là:
Hư---- Quỷ--- Cơ--- Tất--- Đê---- Khuê-- Dực---
Nhật-- Nguyệt Hỏa-- Thủy-- Mộc--- Kim--- Thổ---
Mỗi Ngươn Nhật Cầm khỡi từ Hư, đi nghịch lại bỏ một, sẻ là Nhật Cầm của Ngươn tới (Tướng Đầu). Khỡi từ tướng đầu của Nhật Cầm, mỗi ngươn đão 1 ngón (1 cầm) thì được Thời Cầm của giờ Tý khỡi đầu của Ngươn Nhật Cầm đó.
Ngươn 1: Hư, Hư là 1 chỉ, nên giờ Tý là Hư tú
Ngươn 2: Hư nghịch lại bỏ Dực, là tới Khuê. Ngươn 2 Nhật Cầm Giáp Tý là Khuê tú. Ngươn 2 là đão nghịch 2 chỉ, Khuê là 1 chỉ, Đê là 2 chỉ, như vậy giờ Tý Thời Cầm (của Ngươn 2 Nhật Cầm) là Đê tú.
Ngươn 3: Khuê nghịch lại bỏ Đê là tới Tất. Ngươn 3 Nhật Cầm Giáp Tý là Tất tú. Ngương 3 là đão nghịch 3 chỉ. Khỡi Nhật Cầm Tất là 1 chỉ, Cơ là 2 chỉ, Quỷ là 3 chỉ. Như vậy giờ Tý Thời Cầm (của Ngươn 3 Nhật Cầm) là Quỷ tú.
Ngươn 4: Tất nghịch lại bỏ Cơ là tới Quỷ tú. Ngươn 3 Nhật Cầm Giáp Tý là Quỷ tú. Ngươn 4 là đão nghịch lại 4 chỉ, khỡi từ Quỷ là 1 chỉ, Hư 2, Dực 3, Khuê là 4 chỉ. Vậy Khuê tú là Thời Cầm của giờ Tý (của Ngương 4 Nhật Cầm).
Ngương 5: Quỷ nghịch lại bỏ Hư là tới Dực. Ngươn 5 Nhật Cầm Giáp Tý là Dực tú. Ngươn 5 là nghịch 5 chỉ, khỡi Dực là 1 chỉ, nghịch lại Khuê là 2 chỉ, Đê là 3, Tất là 4, Cơ là 5 chỉ. Vậy giờ Tý Thời Cầm (của Ngươn 5 Nhật Cầm) là Cơ tú.
Ngươn 6: Dực nghịch lại bỏ Khuê là tới Đê. Ngươn 6 Nhật Cầm Giáp Tý là Đê tú. Ngươn 6 là nghịch 6 chỉ, khỡi Đê là 1 chỉ, Tất là 2, Cơ là 3, Quỷ là 4, Hư là 5, Dực là 6 chỉ. Vậy Dực tú là Thời Cầm giờ Tý (của Ngươn 6 Nhật Cầm).
Ngươn 7: Đê nghịch lại bỏ Tất là tới Cơ. Ngươn 7 Nhật Cầm Giáp Tý là Cơ tú. Ngươn 7 là nhịch 7 chỉ, khỡi Cơ là 1, Quỷ 2, Hư 3, Dực 4, Khuê 5, Đê 6, Tất là 7 chỉ. Vậy Tất tú là Thời Cầm giờ Tý (của Ngươn 7 Nhật Cầm).
Nếu chúng ta sắp xếp 28 tú vào năm ngón tay, theo 12 chi trên đầu ngón tay và các đốt thì như sau:
Thân (Thủy): Cơ, Bích, Sâm, Chẩn
Mùi (Hỏa): Vĩ, Thất, Chủy, Dực
Ngọ (Nguyệt): Tâm, Nguy, Tất, Trương
Tỵ (Nhật): Phòng, Hư, Mão, Tinh
Thìn (Thổ): Đê, Nữ, Vị, Liễu
Mão (Kim): Cang, Ngưu, Lâu, Quỷ
Dần (Mộc): Giác, Đấu, Khuê, Tĩnh
Ta có thể đặt Thời Cầm quyết vào các đốt tay theo thứ tự Thất Diệu như sau:
Thân (Thủy): Tất
Mùi (Hỏa): Cơ
Ngọ (Nguyệt): Quỷ
Tỵ (Nhật): Hư
Thìn (Thổ): Dực
Mão (Kim): Khuê
Dần (Mộc): Đê
Bất hội Thất Nguyên Thất Thủ Thi là nếu không gặp 7 ngươn tướng đầu thì cứ dùng Thất Diệu Nhật Nguyệt Hỏa Thủy Mộc Thổ Kim của Nhật Cầm mà khỡi Thời Cầm củng được.
Nếu theo phương pháp thứ hai nói trên, thì các nhà Cầm Độn lại không thể giải thích được tại sao Niên, Nguyệt, Nhật Cầm đều tuần tự tuần hoàn liên tục mà đến Thời Cầm thì lại phải nhảy 12 con mỗi nguyên, đây chính là chổ bất hợp lý trong phương pháp lập Thời Cầm.