-
10-08-09, 15:02 #1
Tử bình nhập môn - Phần căn bản
Hiện thời ngoài sách của Trần Viên (học trò Thiệu Vĩ Hoa) viết và được dịch ra phổ biến ngoài thị trường (Dự đóan theo tứ trụ), chúng ta còn có vài tài liệu tải được từ trên mạng bấy lâu nay:
- Tử bình nhập môn (Lâm Thế Đức)
- Tôi học đóan mệnh khoa Tử bình (Trúc Lâm Tử)
và các tài liệu tiếng Trung được nhiều người dịch sang tiếng Việt:
- Tử bình chân thuyên bình chú
- Tích Thiên Tủy
- Cùng Thông Bửu Giám
- Tam Mệnh Thông Hội
- Uyên Hải Tử bình
Những tài liệu tiếng Trung này cũng rất nên học hỏi, vì rất là cần thiết để hiểu thêm Dịch học, nhưng để đi sâu vào nghiên cứu Tử bình khi đã lĩnh hội được phần căn bản của môn này. Vả lại, đối với người mới tìm hiểu thì đọc tài liệu tiếng Việt dễ dàng hơn.
Các tủ sách ở khắp các diễn đàn đều có vài sách kể trên, ở diễn đàn này tôi nghĩ nên chép hẳn ra đây để vừa gây cảm hứng tìm hiểu của các bạn, lại vừa cho chúng ta cơ hội học hỏi lẫn nhau ở từng mục, từng chương. KC chọn sách của Lâm Thế Đức và đưa ra từng chương trong mỗi bài gửi, qua đó chúng ta nhìn thấy "vấn đề" rõ hơn. Nếu có khúc mắc nhiều thì sẽ link phần thảo luận trong các sách khác ra. Xin các bạn thảo luận vào từng chương mục để dễ theo dõi.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 15 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:
cuongbao (14-08-09),dongphuong (29-08-09),hanhxd84 (06-03-11),Hoa Tử Vi (04-06-10),Hungsafia (07-07-16),huongvi (06-11-09),levantinh.qy (27-08-16),LuanLy (14-03-16),macchulan (19-10-10),Petit soleil (28-09-17),samana (11-04-14),Saomai (11-08-09),sonthuy (11-08-09),thanhtamVT (01-12-10),tom (11-08-09)
-
10-08-09, 15:08 #2
PHẦN CĂN BẢN
A. 10 THIÊN CAN
Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
B. 12 ĐỊA CHI
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi
C. ÂM DƯƠNG CỦA HÀNG CAN
Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm
Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý
D. ÂM DƯƠNG CỦA HÀNG CHI
Dương chi: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất
Âm chi: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi
E. ĐỊA CHI SANH TIÊU
Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (cọp), Mão (mèo), Thìn (rồng), Tỵ (rắn),
Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (heo).
F. CAN CHI NGŨ HÀNH VÀ TỨ THỜI PHƯƠNG VỊ
Thiên can:
Giáp, Ất (mộc), Đông phương,
Bính, Đinh (hỏa) Nam Phương,
Mậu, Kỷ (thổ) trung ương,
Canh, Tân, (kim) Tây phương,
Nhâm, Quý (Thủy) Bắc phương
Địa chi:
Dần, Mão, Thìn (mộc) Đông phương mùa xuân.
Tỵ, Ngọ, Mùi (hỏa) Nam phương, mùa hạ
Thân, Dậu, Tuất (Kim)Tây phương, mùa thu.
Hợi, Tý, Sửu (thủy) Bắc phương, mùa đông.
Trong 4 mùa rút ra mỗi mùa 1 chữ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Mỗi chữ đơn chiếc thuộc Thổ, kể là các tháng 3, 6, 9, 12.
10 THIÊN CAN gia lên 12 ĐỊA CHI, diễn thành 60 Hoa Giáp:
1. Giáp Tý 2. Ất Sửu 3. Bính Dần 4. Đinh Mão 5. Mậu Thìn 6. Kỷ Tỵ 7. Canh Ngọ 8. Tân Mùi 9. Nhâm Thân 10. Quý Dậu (Gọi là Giáp Tý tuần)
11. Giáp Tuất 12. Ầt Hợi 13. Bính Tý 14. Đinh Sửu 15. Mậu Dần 16. Kỷ Mão 17. Canh Thìn 18. Tân Tỵ 19. Nhâm Ngọ 20. Quý Mùi (Gọi là Giáp Tuất tuần)
21. Giáp Thân 22. Ất Dậu 23. Bính Tuất 24. Đinh Hợi 25. Mậu Tý 26. Kỷ Sửu 27. Canh Dần 28. Tân Mão 29. Nhâm Thìn 30. Quý Tỵ (Gọi là Giáp Thân tuần)
31. Giáp Ngọ 32. Ất Mùi 33. Bính Thân 34. Đinh Dậu 35. Mậu Tuất 36. Kỷ Hợi 37. Canh Tý 38. Tân Sửu 39. Nhâm Dần 40. Quý Mão (Gọi là Giáp Ngọ tuần)
41. Giáp Thìn 42. Ất Tỵ 43. Bính Ngọ 44. Đinh Mùi 45. Mậu Thân 46. Kỷ Dậu 47. Canh Tuất 48. Tân Hợi 49. Nhâm Tý 50. Quý Sửu (Gọi là Giáp Thìn tuần)
51. Giáp Dần 52. Ất Mão 53. Bính Thìn 54. Đinh Tỵ 55. Mậu Ngọ 56. Kỷ Mùi 57. Canh Thân 58. Tân Dậu 59. Nhâm Tuất 60. Quý Hợi (Gọi là Giáp Dần tuần)
THIÊN CAN NGŨ HỢP BIẾN HÓA
Giáp – Kỷ hợp hóa Thổ
Ất – Canh hợp hóa Kim
Bính – Tân hợp hóa Thủy
Đinh – Nhâm hợp hóa Mộc
Mậu – Quý hợp hóa Hỏa
ĐỊA CHI LỤC HỢP BIẾN HÓA
Tý - Sửu hợp hóa Thổ *
Dần - Hợi hợp hóa Mộc
Mão - Tuất hợp hóa Hỏa
Thìn - Dậu hợp hóa Kim
Tỵ - Thân hợp hóa Thủy
Ngọ - Mùi hợp hóa Hỏa *
Ngọ thuộc Thái dương, Mùi thuộc Thái âm
(* sách của Thiệu Vĩ Hoa : Tí Sửu và Ngọ Mùi cùng hóa Thổ)
ĐỊA CHI TAM HỢP THÀNH CỤC
Thân – Tý – Thìn thủy cục
Hợi – Mão – Mùi mộc cục
Dần - Ngọ - Tuất hỏa cục
Tỵ - Dậu - Sửu kim cục
ĐỊA CHI LỤC XUNG
Tý - Ngọ xung
Sửu - Mùi xung
Dần – Thân xung
Mão - Dậu xung
Thìn - Tuất xung
Tỵ - Hợi xung
ĐỊA - CHI LỤC - HẠI (Tương hại với nhau)
Tý – Mùi hại
Sửu - Ngọ hại
Dần - Tỵ hại
Mão – Thìn hại
Thân - Hợi hại
Dậu - Tuất hại
ĐỊA CHI TAM HÌNH (Động diêu bất ổn định)
Tý hình Mão, Mão hình Tý, gọi là vô lễ chi hình
Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần, gọi là tri thế chi hình
Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu, gọi là vô ân chi hình
Thìn hình Thìn, Dậu hình Dậu, Ngọ hình Ngọ, Hợi hình Hợi gọi là tự hình.
Chú giải: Hình là hình khắc, động diêu, 2 hay 3 chữ gặp nhau ở địa chi có thể phá vỡ nguyên cục.
TRONG 12 ĐỊA CHI ẨN TÀNG NHỮNG HÀNG CAN:
Tý ẩn chữ Quý (1 can)
Sửu ẩn chữ Kỷ, Quý, Tân (3 can)
Dần ẩn chữ Giáp, Bính, Mậu (3 can)
Mão ẩn chữ Ất (1 can)
Thìn ẩn chữ Mậu, Quý, Ất (3 can)
Tỵ ẩn chữ Bính, Mậu, Canh (3 can) *
Ngọ ẩn chữ Đinh, Kỷ (2 can)
Mùi ẩn chữ Kỷ, Đinh, Ất (3 can) *
Thân ẩn chữ Canh, Mậu, Nhâm (3 can) *
Dậu ẩn chữ Tân (1 can)
Tuất ẩn chữ Mậu, Tân, Đinh (3 can) *
Hợi ẩn chữ Nhâm, Giáp (2 can)
(* các thứ tự của Trung Khí và Dư Khí có khác nhau ở những sách khác)thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 13-08-09 lúc 17:50
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 14 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:
cadn (08-03-11),cuongbao (11-08-09),dongphuong (29-08-09),hanhxd84 (06-03-11),Hoa Tử Vi (04-06-10),htruongdinh (13-08-09),macchulan (19-10-10),maivanthuy (14-11-14),samana (11-04-14),Saomai (11-08-09),sonthuy (11-08-09),thanhtamVT (01-12-10),tom (11-08-09),tranduyquang (09-01-14)
-
10-08-09, 15:18 #3
NGUYỆT KIẾN (Cố định)
Tháng Giêng kiến Dần
Tháng 2 kiến Mão
Tháng 3 kiến Thìn
Tháng 4 kiến Tỵ
Tháng 5 kiến Ngọ
Tháng 6 kiến Mùi
Tháng 7 kiến Thân
Tháng 8 kiến Dậu
Tháng 9 kiến Tuất
Tháng 10 kiến Hợi
Tháng 11 kiến Tý
Tháng 12 kiến Sửu
24 TIẾT, KHÍ
(Một năm có 12 tháng, chia làm 24 tiết, khí, mỗi tháng có tiết 15 ngày và mỗi khí 15 ngày. Nên chú ý thật cẩn thận mỗi Tiết để luận đoán cho mỗi tháng, nếu Tiết chưa tới hay đã qua thì tháng đó có biến dịch. Phần này tham luận ở chương khác).
Tháng Giêng Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy
Tháng 2 Tiết Kinh Trực, Khí Xuân Phân
Tháng 3 Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ
Tháng 4 Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn
Tháng 5 Tiết Man Chủng, Khí Hạ Chí
Tháng 6 Tiết Tiểu Trữ, Khí Đại Trử
Tháng 7 Tiết Lập Thu, Khí Xứ Trử
Tháng 8 Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân
Tháng 9 Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng
Tháng 10 Tiết Lập Đông, Khí Tiểu Tuyết
Tháng 11 Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí
Tháng 12 Tiết Tiểu Hàn, Khí Đại Hàn
NHƠN NGƯƠN
(Các Thiên Can ẩn trong địa chi hành quyền trong 12 tháng)
Dần, tháng giêng Sau Tiết Lập Xuân, Mậu chiếm 7 ngày, Bính chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày.
Mão, tháng hai Sau Tiết Kinh Trực, Giáp chiếm 10 ngày, Ất chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.
Thìn, tháng ba Sau Tiết Thanh Minh, Ất chiếm 9 ngày, Quý chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.
Tỵ, tháng tư Sau Tiết Lập Hạ, Mậu chiếm 5 ngày. Canh chiếm 9 ngày, Bính chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày.
Ngọ, tháng năm Sau Tiết Man Chủng, Bính chiếm 10 ngày, Kỷ chiếm 9 ngày, Đinh chiếm 11 ngày, cộng 30 ngày.
Mùi, tháng sáu Sau Tiết Tiểu Trử, Đinh chiếm 9 ngày, Ất chiếm 3 ngày, Kỷ chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.
Thân, tháng bảy Sau Tiết Lập Thu, Mậu và Kỷ chiếm 10 ngày, Nhâm chiếm 3 ngày, Canh chiếm 17 ngày, Cộng 30 ngày.
Dậu, tháng tám Sau Tiết Bạch Lộ, Canh chiếm 10 ngày, Tân chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.
Tuất, tháng chín Sau Tiết Hàn Lộ, Tân chiếm 9 ngày, Đinh chiếm 3 ngày, Mậu chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.
Hợi, tháng mười Sau Tiết Lập Đông, Mậu chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 5 ngày, Nhâm chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.
Tý, tháng 11 Sau Tiết Đại Tuyết, Nhâm chiếm 10 ngày, Quý chiếm 20 ngày, cộng 30 ngày.
Sửu, tháng 12 Sau Tiết Tiểu Hàn, Quý chiếm 9 ngày, Tân chiếm 3 ngày, Kỷ chiếm 18 ngày, cộng 30 ngày.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 18 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:
cuongbao (11-08-09),dongphuong (29-08-09),hanhxd84 (06-03-11),Haomaru (08-07-12),Hoa Tử Vi (04-06-10),htruongdinh (13-08-09),huongvi (06-11-09),macchulan (19-10-10),maile (07-06-10),maivanthuy (14-11-14),Minh Đức (30-07-13),samana (11-04-14),Saomai (11-08-09),sonthuy (11-08-09),thanhtamVT (01-12-10),thongchon1 (01-07-14),tom (11-08-09),tranduyquang (09-01-14)
-
10-08-09, 15:24 #4
CÁCH THỨC LẬP SỐ CỦA KHOA TỬ BÌNH
Luận số mệnh phải có cách thức mới dễ đoán, trong khoa Tử Vi chia làm 12 cung để an sao, nhưng khoa Tử Bình chỉ lấy 4 Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ lập thành bát tự, chúng ta đoán ngũ hành trong 8 chữ đó mà suy luận ra, rất giản dị và cũng rất minh bạch.
Cách thức là lấy Can Chi của năm sinh,
Can Chi của tháng sinh,
Can Chi của ngày sinh,
Can Chi của giờ sinh.
Ví dụ: Sinh năm Giáp Tý tháng giêng, ngày mồng một, giờ Ngọ
Sinh năm Giáp Tý, thì đặt Giáp Tý
Sinh tháng giêng, thì đặt Bính Dần
Sinh ngày mồng một, thì đặt Giáp Dần.
Sinh giờ Ngọ, thì đặt Canh Ngọ.
Vì sao tháng giêng đặt Bính Dần, nay giải thích như sau.
Bất luận năm nào, tháng giêng có Chi cố định là Dần, nhưng mỗi hàng Can của năm ấy thì khác nhau. Chúng sẽ thay đổi như sau:
Năm Giáp và năm Kỷ, nên là chữ Bính dẫn đầu.
Năm Ất và năm Canh nên là chữ Mậu dẫn đầu.
Năm Bính và Tân, nên là chữ Canh dẫn đầu.
Năm Đinh và Nhâm, nên là chữ Nhâm dẫn đầu.
Năm Mậu và Quý, nên là chữ Giáp dẫn đầu.
Ví dụ: sinh năm Giáp:
Tháng giêng là Bính Dần
Tháng 2 là Đinh Mão
Tháng 3 là Mậu Thìn
Tháng 4 là Kỷ Tỵ
Tháng 5 là Canh Ngọ
Tháng 6 là Tân Mùi
Tháng 7 là Nhâm Thân.
Tháng 8 là Quý Dậu
Tháng 9 là Giáp Tuất
Tháng 10 là Ất Hợi
Tháng 11 Bính Tý
Tháng 12 là Đinh Sửu
Sinh năm Kỷ cũng giống như trên.
Nếu sinh năm Ất thì:
Tháng giêng là Mậu Dần
Tháng 2 là Kỷ Mão
Tháng 3 là Canh Thìn
Tháng 4 là Tân Tỵ
Tháng 5 là Nhâm Ngọ
Tháng 6 là Quý Mùi
Tháng 7 là Giáp Thân
Tháng 8 là Ất Dậu
Tháng 9 là Bính Tuất
Tháng 10 là Đinh Hợi
Tháng 11 là Mậu Tý
Tháng 12 là Kỷ Sửu
Sinh năm Canh cũng giống như trên.
Còn các Niên Can khác cũng lấy đúng chữ Dần dẫn đầu cho tháng giêng rồi lần lượt đếm theo thứ tự cho thích hợp. Nên thật cẩn thận không được sai.
Làm sao biết ngày mồng một là Giáp Dần?
Rất dễ, chúng ta chỉ cần tra trong cuốn vạn niên lịch thì biết ngay. Trong vạn niên lịch nói rằng:
Năm 1994, năm Giáp Tý, mồng một Giáp Dần, ngày 11 là Giáp Tý, ngày 21 là Giáp Tuất.
Lập Xuân, mồng một giờ Tý giao.
Vũ Thủy 16 giờ Mão giao.
Bất luận năm nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng chiếu theo Vạn Niên Lịch mà tìm ra, nhưng phải thật cẩn thận coi Tiết và Khí.
Ví dụ: Ngày mồng một giờ Tý giao Tiết Lập Xuân nay sinh giờ Ngọ, tức là đã giao tháng giêng rồi, thì phải lấy tháng giêng để đoán số mệnh.
Còn nếu sinh giờ Tý hay giờ Thìn, chưa giao đủ Lập Xuân, tất nhiên số này phải đoán là chưa đến Tiết Lập – Xuân, tức là còn ở trong tháng 12 của năm Quý Hợi không được lập số làm năm Giáp Tý, phải làm ở năm Quý Hợi.
Được đổi thành như sau:
Năm Quý Hợi - Tháng Ất Sửu (tháng 12) - Ngày Giáp Dần
Như vậy mới tránh được sự sai lầm, Tiết là đại biểu cho tháng, giờ giao qua khỏi Tiết mới là tháng đó, còn chưa qua Tiết là ở tháng trước. Nển để ý tránh sai lầm coi số đúng hay sai cũng đều do sự sai lầm này, có ảnh hưởng rất quan trọng.
Làm sao biết từ ngày Giáp Dần mà tìm ra giờ Canh Ngọ? Điều này chúng tôi biên chép như sau thì quý vị sẽ rõ.
Ngày Giáp và Kỷ, phải là chữ Giáp dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Ất và Canh, phải là chữ Bính dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Bính và Tân, phải là chữ Mậu dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Đinh và Nhâm, phải là chữ Canh dẫn đầu cho giờ Tý.
Ngày Mậu và Quý, phải là chữ Nhâm dẫn đầu cho giờ Tý.
Ví dụ: Ngày Giáp Dần:
Giờ Tý thì phải lập Giáp Tý.
Giờ Sửu thì phải lập Ất Sửu.
Giờ Dần thì phải lập Bính Dần.
Giờ Mão thì phải lập Đinh Mão.
Giờ Thìn thì phải lập Mậu Thìn
Giờ Tỵ thì phải lập Kỷ Tỵ.
Giờ Ngọ thì phải lập Canh Ngọ.
Giờ Mùi thì phải lập Tân Mùi.
Giờ Thân thì phải lập Nhâm Thân.
Giờ Dậu thì phải lập Quý Dậu.
Giờ Tuất thì phải lập Giáp Tuất
Giờ Hợi thì phải lập Ất Hợi.
Ngày Kỷ cũng giống như trên.
Nếu sinh ngày Bính:
Giờ Tý thì phải lập Mậu Tý.
Giờ Sửu thì phải lập Kỷ Sửu
Giờ Dần thì phải lập Canh Dần
Giờ Mão thì phải lập Tân Mão.
Giờ Thìn thì phải lập Nhâm Thìn.
Giờ Tỵ thì phải lập Quý Tỵ.
Giờ Ngọ thì phải lập Giáp Ngọ.
Giờ Mùi thì phải lập Ất Mùi.
Giờ Thân thì phải lập Bính Thân.
Giờ Dậu thì phải lập Đinh Dậu.
Giờ Tuất thì phải lập Mậu Tuất.
Giờ Hợi thì phải lập Kỷ Hợi.
Kỳ dư thì cũng nên làm theo bản kê khai ở trên mà lập ra.
Nay đã biết lập thành cục rồi, nhưng cách đoán thì làm sao? Cách đoán như sau, chúng ta phải lấy Thiên Can của ngày làm mệnh chủ, gọi là Nhật Nguyệt, tức xưng là Ngã (tôi). Bất cứ một số mệnh nào cũng vậy, đã lấy Nhật Nguyên làm Mệnh Chủ thì 3 Thiên Can và 4 Địa Chi còn lại là những chữ có liên quan với mình.
Hàng Can Chi của năm sinh là cung tổ, tức là cung Phúc Đức.
Hàng Can của tháng là anh em, hàng Chi là cha mẹ.
Hàng Chi của ngày là thê hay phụ.
Hàng Can Chi của giờ là con.thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 13-08-09 lúc 17:22
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 15 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:
cuongbao (11-08-09),dongphuong (29-08-09),hanhxd84 (06-03-11),Hoa Tử Vi (04-06-10),htruongdinh (13-08-09),levantinh.qy (27-08-16),macchulan (19-10-10),maile (07-06-10),Minh Đức (30-07-13),samana (11-04-14),Saomai (11-08-09),sonthuy (11-08-09),thanhtamVT (01-12-10),thongchon1 (01-07-14),tom (11-08-09)
-
10-08-09, 15:48 #5
THẬP THẦN (10 thần)
Do chỗ Sinh, Khắc, Xích (tiết đi, giảm đi), TRỢ mà phân thành THẬP THẦN. Lấy THẬP THẦN đó mà cân nhắc cho thăng bằng.
Nay tham luận như sau: THẬP THẦN có những tên sau đây:
CHÁNH ẤN: Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, âm sinh dương.
- Giáp gặp Quý (Quý là âm thủy sinh cho Giáp dương mộc)
- Ất gặp Nhâm
- Bính gặp Ất
- Đinh gặp Giáp
- Mậu gặp Đinh
- Kỷ gặp Bính
- Canh gặp Kỷ
- Tân gặp Mậu
- Nhâm gặp Tân
- Quý gặp Canh
PHIẾN ẤN (còn gọi là KIÊU): Hàng Can Chi sinh Nhật Nguyên, dương sinh dương
- Giáp gặp Nhâm (Nhâm là dương thủy sinh cho Giáp dương mộc)
- Ất gặp Quý
- Bính gặp Giáp
- Đinh gặp Ất
- Mậu gặp Bính
- Kỷ gặp Đinh
- Canh gặp Mậu
- Tân gặp Kỷ
- Nhâm gặp Canh
- Quý gặp Tân
CHÁNH QUAN: Hàng Can Chi khắc Nhật Nguyên, âm khắc dương
- Giáp gặp Tân (Tân là âm kim khắc Giáp dương mộc)
- Ất gặp Canh
- Bính gặp Quý
- Đinh gặp Nhâm
- Mậu gặp Ất
- Kỷ gặp Giáp
- Canh gặp Đinh
- Tân gặp Bính
- Nhâm gặp Kỷ
- Quý gặp Mậu
THẤT SÁT (còn gọi là THIÊN QUAN): Hàng Can Chi khắc Nhật Nguyên, dương khắc dương
- Giáp gặp Canh (Canh là dương kim khắc Giáp dương mộc)
- Ất gặp Tân
- Bính gặp Nhâm
- Đinh gặp Quý
- Mậu gặp Giáp
- Kỷ gặp Ất
- Canh gặp Bính
- Tân gặp Đinh
- Nhâm gặp Mậu
- Quý gặp Kỷ
CHÁNH TÀI: Nhật Nguyên khắc hàng Can Chi, dương khắc âm
- Giáp gặp Kỷ (Giáp dương mộc khắc Kỷ là âm thổ)
- Ất gặp Mậu
- Bính gặp Tân
- Đinh gặp Canh
- Mậu gặp Quý
- Kỷ gặp Nhâm
- Canh gặp Ất
- Tân gặp Giáp
- Nhâm gặp Đinh
- Quý gặp Bính
PHIẾN TÀI (còn gọi là Thiên Tài): Nhật Nguyên khắc hàng Can Chi, dương khắc dương
- Giáp gặp Mậu (Giáp dương mộc khắc Mậu là dương thổ)
- Ất gặp Kỷ
- Bính gặp Canh
- Đinh gặp Tân
- Mậu gặp Nhâm
- Kỷ gặp Quý
- Canh gặp Giáp
- Tân gặp Ất
- Nhâm gặp Bính
- Quý gặp Đinh
THỰC THẦN: Nhật Nguyên sinh hàng Can Chi, dương sinh dương
- Giáp gặp Bính (Giáp dương mộc sinh cho Bính là dương hỏa)
- Ất gặp Đinh
- Bính gặp Mậu
- Đinh gặp Kỷ
- Mậu gặp Canh
- Kỷ gặp Tân
- Canh gặp Nhâm
- Tân gặp Quý
- Nhâm gặp Giáp
- Quý gặp Ất
THƯƠNG QUAN: Nhật Nguyên sinh hàng Can Chi, dương sinh âm
- Giáp gặp Đinh (Giáp dương mộc sinh cho Đinh là âm hỏa)
- Ất gặp Bính
- Bính gặp Kỷ
- Đinh gặp Mậu
- Mậu gặp Tân
- Kỷ gặp Canh
- Canh gặp Quý
- Tân gặp Nhâm
- Nhâm gặp Ất
- Quý gặp Giáp
TỶ: Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và dương
- Giáp gặp Giáp (cùng hành mộc, cùng là dương)
- Ất gặp Ất
- Bính gặp Bính
- Đinh gặp Đinh
- Mậu gặp Mậu
- Kỷ gặp Kỷ
- Canh gặp Canh
- Tân gặp Tân
- Nhâm gặp Nhâm
- Quý gặp Quý
KIẾP: Nhật Nguyên gặp đồng loại, dương và âm
- Giáp gặp Ất (dương mộc gặp âm mộc)
- Ất gặp Giáp
- Bính gặp Đinh
- Đinh gặp Bính
- Mậu gặp Kỷ
- Kỷ gặp Mậu
- Canh gặp Tân
- Tân gặp Canh
- Nhâm gặp Quý
- Quý gặp Nhâmthay đổi nội dung bởi: kimcuong, 14-11-09 lúc 11:31
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 16 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:
ChucSonTu (09-09-13),cuongbao (11-08-09),dongphuong (29-08-09),hanhxd84 (06-03-11),Hoa Tử Vi (04-06-10),htruongdinh (13-08-09),levantinh.qy (27-08-16),macchulan (19-10-10),Minh Đức (30-07-13),samana (11-04-14),Saomai (11-08-09),sonthuy (11-08-09),thanhtamVT (01-12-10),thongchon1 (01-07-14),tiendungtdt (19-11-14),tom (11-08-09)
-
10-08-09, 15:54 #6
Chào bạn kimcuong
Cách của bạn rất hay. Theo tôi để cho phần đọc của bài này được thông suốt, ta có thể mở thêm phần "hành lang Tử Bình" giống như bên ngoài lớp học , để mọi người vào đặt câu hỏi. Ý bạn thế nào?[IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên
-
-
10-08-09, 15:59 #7
Chào anh vanhoai, viết ra "hành lang" là ý hay đấy.
Đang chép tới đây thì tôi nhận thấy thiếu phần kẽ bảng là nhìn không rõ và không linh động, dễ buồn ngủ...nên tôi tạm ngừng để tải hình minh họa lên sau vậy.thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 19-10-09 lúc 10:36
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 16 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:
cuongbao (11-08-09),dongphuong (29-08-09),dongqot68 (11-08-09),hanhxd84 (06-03-11),htruongdinh (13-08-09),huongvi (07-11-09),macchulan (19-10-10),Minh Đức (30-07-13),Nguyenhongminh (09-09-15),samana (11-04-14),Saomai (11-08-09),sonthuy (11-08-09),tom (11-08-09),tranduyquang (09-01-14),vanhoai (10-08-09),vanti67 (12-08-09)
-
03-09-09, 22:23 #8
Thưa chị Kim cuong.
Chị viết:
NHƠN NGƯƠN
(Các Thiên Can ẩn trong địa chi hành quyền trong 12 tháng)
Dần, tháng giêng Sau Tiết Lập Xuân, Mậu chiếm 7 ngày, Bính chiếm 7 ngày, Giáp chiếm 16 ngày, cộng 30 ngày.
.............
Như vậy từ ngày 1 đến ngày 7 thuộc can mậu hay từ ngày 1 đến ngày 16 thuộc can giáp ?. Em hiểu như vậy đúng không? .Xin chị giảng cho em với . Cảm ơn chị nhiều.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "thiên thư" về bài viết có ích này:
hanhxd84 (06-03-11),tranduyquang (09-01-14)
-
03-09-09, 23:28 #9
từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bẩy đúng là thuộc can Mậu.
Thí dụ tiết Lập Xuân năm Canh Dần (2010) bắt đầu từ ngày 4.2.2010, Mậu thổ nắm quyền từ ngày 4.2. đến 10.2., sau đó là Bính đến ngày 17.2 và Giáp đến ngày giao tiết Kinh Trập vẫn còn nắm quyền 10 ngày. Ất Mão lúc đó là chủ (trọng Xuân) 20 ngày trong tiết Kinh Trập đó.
Cứ như vậy thì ta thấy dư khí của tiết trước còn kéo dài sang đầu tiết sau.
Một mùa gọi Đầu mùa là Mạnh, Giữa Mùa là Trọng và Cuối mùa là Hạ (Hạ này đừng nhầm với mùa hè).
Thí dụ mùa Xuân có Mạnh Xuân là tiết Lập Xuân, Trọng Xuân là tiết Kinh Trập và Hạ Xuân là tiết Thanh Minh.
-
Có 11 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:
ChucSonTu (09-09-13),dongphuong (04-09-09),hanhxd84 (06-03-11),Hoa Tử Vi (04-06-10),htruongdinh (04-09-09),macchulan (19-10-10),Minh Đức (30-07-13),samana (11-04-14),thanhtamVT (01-12-10),tom (04-09-09),tranduyquang (09-01-14)
-
04-09-09, 08:32 #10
Em cảm ơn chị Kim cuong nhiều. Chị cho em hỏi thêm:
Một người sinh vào tiết Lập Xuân, nếu sinh từ ngày 4/2 đến 10/2 thì ta coi can Mậu mạnh nhất kế đến là bính & giáp? tương tự nếu người ấy sinh từ 11/2 đến 17/2 thì khi xét ta lấy can Bính trước ..v...v..Chứ không phải cứ sinh trong tiết nào thì lấy bản khí của tiết đó làm trọng phải không ạ!.Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "thiên thư" về bài viết có ích này:
hanhxd84 (06-03-11),samana (11-04-14),tranduyquang (09-01-14)
-
Sách Nhập môn Tử Bình
By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý SốTrả lời: 17Bài mới: 18-11-17, 00:47 -
Căn bản Huyền không Đại quái
By namphong in forum Phong thủy IITrả lời: 34Bài mới: 09-01-16, 16:10 -
Cách chọn ngày giờ tốt căn bản
By nguyen kim yen in forum Trạch cátTrả lời: 20Bài mới: 02-10-13, 13:31 -
Sách Tử Bình - Tác giả Trúc Lâm Tử
By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý SốTrả lời: 12Bài mới: 10-01-13, 12:23 -
Tử vi nhập môn
By Tuvi in forum Tử viTrả lời: 4Bài mới: 19-09-09, 16:59