Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 54

    Ðề tài: Lá số BCN

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Giờ tôi xin tiếp tục chủ đề bị dang dở.
        Ở bài trước, tôi có đề cập tới hai loại tư duy, xung đột nhau, nhưng lại cùng tồn tại trong một con người. Ở tầm vóc cao, sự xung đột này được hóa giải bới sự thăng hoa. Kết luận này được phát biểu, sẽ có nhiều người nghi ngờ mà đặt câu hỏi: Tại sao lại là thăng hoa mà không phải là được hóa giải bởi những biến hóa khác, những thể hiện ở dưới dạng khác mà không phải là thăng hoa ?.
        Như đã mô tả sơ lược ở trên, sự thăng hoa đó biểu hiện qua như: Sự bộc lộ về khả năng âm nhạc, thơ văn, nghệ thuật, hay những cá tính khác thường về sinh lý, tình cảm. ... Điều này không phải là sự suy đoán, mà đó là từ thực tiễn. Chúng ta hoàn toàn có thể nghiệm chứng bằng những thực tê. Chẳng hạn, chúng ta tưởng tượng như sau: Có một người bị bắt, nhốt trong lao tù. Khi ấy, họ sẽ đối mặt với những xung đột lớn trong tâm lý. Thứ nhất, người ta sẽ ở trong trạng thái trói buộc, tù túng. Và khát vọng tự do sẽ trỗi dậy trong con người của họ. Khát vọng tự do càng lớn, thì sự cảm nhận về tù túng, trói buộc càng cao. Hai thứ tình cảm này xung đột nhau dữ dội. Từ đó sẽ xảy ra những trường hợp sau.
        -Người đó sẽ rơi vào khủng hoảng tâm sinh lý. Một trong hai trạng thái đó là tuyệt vọng đến hóa điên, tâm trí mất khả năng kiểm soát, thần kinh trở nên hỗn loạn. Trạng thái nữa là sự suy sụp, khuất phục trước hoàn cảnh hiện tại, cũng dẫn đến những thể hiện tuyệt vọng. Cả hai, đó là những trạng thái của người đã bị mất thăng bằng.
        -Người đó vẫn giữ vững được tinh thần. Nhưng ở họ, chúng ta sẽ thấy. Rất phổ biến như khi họ bị biệt giam, để hóa giải tình trạng xung đột, họ hát to lên, hát nhiều, đến mức cai ngục những tưởng họ bị điên. Nhưng không phải, đó là liệu pháp tinh thần của họ. Có người thì tỉ mẩn làm những việc không đâu như lau chùi chỗ mình cư ngụ rất sạch sẽ, nhặt từng hạt bụi, lau đến bóng loáng, sạch như không thể sạch hơn được nữa, tỉ mẫn theo dõi những con kiến, đếm đi đếm lại, ...khiến cho người bình thường khi nhìn thấy thế, cũng tưởng là họ điên. Có người thì đánh cờ trong tưởng tượng, có người thì làm thơ – cho dù là thơ con cóc, ... đó chính là những liệu pháp hóa giải xung đột tâm lý của họ. Chúng ta có thể nghiệm chứng qua những thực tế mà chúng ta đã thấy. Như tôi thì đã thực chứng, chẳng hạn qua trường hợp GS Đoàn Viết Hoạt hát lên trong những ngày bị biệt giam. Nữ anh hùng Võ thị Sáu, hát lên khi ra pháp trường, ... Nhiều lắm, đếm không hết.
        Quay trở lại hình thái của hai loại tư duy này. Cần nhớ rằng, chúng song song tồn tại trong mỗi con người. Chỉ là ít hay nhiều, lệch hay cân bằng. Khi tư duy logic chiếm ưu thế, chúng ta có những con người bảo thủ. Họ có thể rất giỏi, uy tín cao. Song sự nghiệp của họ ở đỉnh cao thì không thể sáng chói. Hay nói cách khác, họ không bao giờ đạt đến tầm vóc đỉnh cao trí tuệ của nhân loại được. Họ chỉ có thể là những con Gà to, đẹp mã trong một đàn gà, chứ không thể trở thành những con Công, con Phượng được.
        Khi tư duy sáng tạo chiếm ưu thế. Họ cũng có thể rất giỏi, nhưng là giỏi ở một lĩnh vực hẹp nào đó, nhiều sáng kiến, tư duy độc đáo. Song sự phát triển thường thái quá mà dẫn đến phóng túng, thiểu kiểm soát, thành ra thường có những ý tưởng điên rồ, không tưởng, thiếu thực tế, và trên hết, khả năng hiện thực hóa rất khó khăn.
        Một sự cân bằng giữa hai loại tư duy này là một trạng thái cân bằng, nhưng thể hiện bởi sự khác thường trong tâm sinh lý. Với những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Cả ba trạng thái đều khả di, đó là loại tư duy logic chiếm ưu thê, tư duy sáng tạo chiếm tỷ lượng cao hơn, và loại cân bằng được hai loại tư duy trên. Chỉ những người cân bằng được hai loại tư duy trên mới cho ra được những nhà khoa học xuất sắc, phi thường. Ở chủ đề này, chúng ta xem xét những nhà nckh loại đó.
        Tư duy logic đòi hỏi sự chặt chẽ, có tính tổ chức, quy trình thực hiện và hành động đều được sắp đặt có thứ tự, theo những quy tắc, thể chế. Tư duy có điều khiển, có lớp lang, ...
        Tư duy sáng tạo đòi hỏi sự nhạy bén, mẫn cảm, tính tự do, thoáng đạt. Không bị rằng buộc, hay trói buộc bởi những định kiến, không bảo thủ, mà luôn hướng tới sự sáng tạo, tìm ra cái mới. Vì thế, với họ, những người này khi tư duy, họ như chìm vào miên man, như nhập vào, hóa thân vào đối tượng mà họ đang quán xét. Có thể nói khi đó, họ như "nhập đồng" vậy. Ở họ, ta nói họ là những người có Ngộ tính cao. Sự hiểu biết của họ, đó là sự Giác Ngộ.
        Người nckh, khi có cả hai, họ là những người có dấu hiệu phi thường nhân.
        Trong tử vi, rất may là có tất cả những hệ sao này.
        Hệ sao Giác Ngộ.
        -Trước hết phải kể đó là các sao Không – Vong.
        Tử vi có Lục kông – vong, đó là những sao: Địa không, Địa kiếp. Tuần, Triệt. Thiên không, Kiếp sát. Tuy nhiên, mức độ, hay tầm vóc có sự phân loại, và sự khác biệt rất rõ ràng. Như sao Không thì ngộ tính chiếm ưu thế so với sao Vong. Có thể nói, khi nói đến ngộ tính, người ta nghĩ đến các sao không là chính. Sao vong, có chăng chỉ có sao Triệt là còn có ý nghĩa. Còn địa kiếp và kiếp sát, ngộ tính của nó tập trung vào sự thăng hoa vô hạn của cá tính, như kiếp sát thì nóng nảy vô hạn, địa kiếp thì hung hãn vô độ. Khi đạt tới sự thăng hoa, ngộ tính xuất hiện. Song đáng tiếc, dù cho ngộ tính xuất hiện, thì hậu quả đã xảy ra, nên người đời chẳng có mấy khi còn có thể chứng kiến sự kiện giác ngộ của những sao này. Chỉ khi những sao này có sao kiềm chế, thì ngộ tính của chúng mới thể hiện. Đó là những điểm chói sáng, như ánh chớp trong bầu trời đêm vậy.
        Xem xét trên thang bậc của sự giác ngộ, thì bậc nhất phải là hai sao Địa không và Địa kiếp. Thứ mới đến Tuần và Triệt, sau cùng là Thiên không, Kiếp sát. Nếu như sự phân loại này được phân theo chủ nghĩa kinh nghiệm, thì có thể nhiều người sẽ phản đối, bởi vì họ có thể cho rằng, thiên không mới là sao giác ngộ bậc nhất, kế đến thì thường thấy là tuần không, sau chót là địa không. Nhưng thực thì không phải như vậy. Đó chỉ là do bởi ở họ, chưa thấy rõ bản chất và nguồn gốc của các sao Không này. Đồng thời, trong khi xem xét các trường hợp cụ thể, phương pháp luận giải cũng không hẳn đã chuẩn xác, theo đó mà có những minh chứng chuẩn xác về từng sao !.
        Tôi tuy không trình bày cụ thể bản chất và nguồn gốc của các sao không này ra đây. Nhưng có một lối có thể chỉ rõ và dễ dàng hiểu được hơn. Đó là, như chúng ta đều biết thiên không – câm đèn chạy trước ô tô. Địa không – đại nghịch bất đạo. Tuần không – trung dung. Cứ như thứ bậc hay cấp độ đó mà xét, địa không là mạnh nhất, tuân không trung dung mạnh nhì, và thiên không đứng cuối bảng, chỉ xem như là sự giác ngộ. Khi đó, chúng ta hiểu rằng, cấp độ của địa không là sáng tạo, nên người có địa không mà hỏng, là khùng khùng, điên điên, hành vi chả giống ai. Nên mới nói, phi thường là ở chỗ này, bất phi thường nhân thì thành khùng nhân. Với tuần không, chỉ có thể đưa người ta tới những bậc chân nhân, thấu hiểu lẽ biến hóa của trời đất. Với thiên không con người có thể giác ngộ.
        Sự phân loại này chỉ là tương đối trên một bình diện về thang bậc mạnh yếu, chứ không thể nói người tuần không, hay địa không thì không giác ngộ, cũng như người thiên không thì khó có sáng tạo. Bởi vậy, 6 sao này, quan trọng nhất là ba sao Không, đối với tư duy, chủ về sự sáng tạo, giác ngộ.
        -Hai sao Nhật Nguyệt.
        Cũng là hai sao sáng tạo, nhưng ở hai sao này, sự sáng tạo không cực đoan như các sao Không Vong. Ở chúng có sự hài hòa, nên mang tính triết lý rất cao, đồng thời có tính mẫn cảm, sự nhạy bén mà ta thường gọi đó là những thông minh đĩnh ngộ, học một biết 10.
        -Các sao mẫn cảm: Đó là các sao như: Đào, Hồng, Thai, Thiên riêu, Hóa khoa, Hóa kỵ, Khúc, Xương, Đà la, Phục binh, Thiên cơ, thiên mã, Thât sát. ...
        Tuy nhiên, các sao này có khác nhau, đối với giơi nckh thì các sao có trọng lượng là: Thiên riêu, Đà la, Khoa, Kỵ, Phục. Xếp theo thứ tự thì Riêu, Phục, Khoa, Kỵ, Đà. Nghệ thuật thì có Hồng, Đào, Xương, Khúc đứng đầu bảng
        Có thể có nhiều người sẽ bảo rằng tôi phân loại theo cảm tính. Nhưng như đã trình bày với các sao không, thì sự phân loại ở đây cũng theo tiêu chuẩn xuất phát từ nguồn gốc các sao vậy.
        Hệ sao Logic.
        Điển hình là các Sao:
        Thiên hình, Thái tuế, Liêm trinh, Cự môn, Thái dương, Thiên lương, Khốc, Hư, ...
        Riêng với những người làm Toán, không thể không có những sao: Thiên hình, Thái tuế, Cự, Liêm trong kết cấu mệnh.
        Thái dương khi làm chủ đối với người làm nckh thì sẽ có thiên hướng, triết học, Vật lý, kỹ thuật, hoặc nếu làm trong ngành Hóa thì đó phải là Hóa Lý. Hoặc văn chương, nghệ thuật tùy theo sự gia hội thêm các sao.
        Sơ lược là như vậy.
        Khi xét một con người cụ thể, ta phải có sự phối hợp, giao hội các sao, các thế đứng cũng như nhiều sự phối chế khác nữa. Trên cơ sở lý mệnh chủ thì sự phối hợp mới rõ ràng được.
        Bài tới, tìm lá số.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 8 Hội viên đã cảm ơn đến "vuivui" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (27-08-10),LinhLinh (01-09-10),macchulan (28-08-10),meoxep (13-09-10),Petit soleil (30-08-10),phươngmai06 (27-08-10),sabaythatsat (03-12-12),Whitebear (28-08-10)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •