Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 4/10 đầuđầu ... 23456 ... cuốicuối
    kết quả từ 31 tới 40 trên 100
      1. #31
        Tham gia ngày
        Jul 2010
        Bài gửi
        23
        Cảm ơn
        111
        Được cảm ơn: 11 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        "Tam mệnh thông hội" và "Uyên hải tử bình" là những cuốn sách mệnh lý kinh điển. Xưa tìm mỏi mắt không ra, nay hữu duyên có được là nhờ chú Anhngoc dịch ( tâm như Bồ Tát) và Chú Khôitinh và cô Kimcuong đính chính (hiệu chỉnh và bổ sung) thật là may mắn.
        Than ôi! 12 quyển cũng như 12 tháng, công sức khó nhọc biết bao. Chúc chú Anhngoc Phúc như Đông hải , Vạn thọ vô cương, Muôn sự như ý để có thể dịch hoàn chỉnh cuốn sách quý giá này. Hàng ngày mỏi mắt mong chú post bài.
        Cháu vô cùng ham thích Tubinh. Say mê đến kì lạ. Chỉ tiếc không học chữ Hán (dù muốn vô cùng) nên không đóng góp gì được. Giờ lại phải mưu sinh nên bao nhiêu yêu mến đành đợi đến tầm 50 tuổi vậy. Chú cho cháu lưu lại bản dịch của chú nhé. Cháu cảm ơn chú nhiều. Cháu quangdct
        " Đừng bao giờ ngừng mơ ước- Never say die!"

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "quangdct" về bài viết có ích này:

        Khôi Tinh (04-09-10),tom (04-09-10)

      3. #32
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Khôi Tinh
        ĐOẠN NÀY "TRIẾT HỌC" QUÁ , DỊCH XONG MÀ VẪN KO ƯNG CÁI BỤNG
        Mậu thổ sanh ở Dần, trong Dần có hỏa, Mậu thổ sanh ra ở đó, Dần là thời khắc Tam Dương giao thái, đất đai màu mỡ chuyển mình, vạn vật phát sanh, thế nên Mậu thổ sinh ra nơi Dần. Thổ vượng ở tứ quý, nghĩa của Hỏa Thổ giống như tình mẫu tử tương sinh cho nên Mậu cũng theo Bính Lâm quan quy Lộc ở Tỵ; Kỷ thì theo Đinh Lâm quan quy Lộc ở Ngọ;

        Mậu thổ sanh ở Dần Kỷ thổ sanh ở Dậu rõ ràng rồi. Nếu lấy Mậu sanh ở Thân, Kỷ sanh ở Mão thì sao không lấy Nhâm Mậu quy Lộc ở Hợi, Quý Kỷ quy Lộc ở Tý?

        Hậu nhân hết sức xằng bậy nghĩ ra bài ca về thổ, Thổ ca có câu "Mậu Kỷ đương Tuyệt tại Tỵ hoài" (Mậu Kỷ chủ tuyệt ở Tỵ), lấy Mậu sanh ở Thân, Dậu là Mộc dục, đến Tuất là Quan Đới, âm dương gián cách, thật quá sai lầm.

        Có người cho rằng: vòng Trường sanh ngũ hành, có mẹ rồi sau mới có con, tức là nói có mẹ thì mới thành thai. Cùng nhóm thổ nhưng phân ra thể-dụng, khí thổ vượng mới chuyên chở được vạn vật, thổ cư (tàng) ở bên trong không phải là dụng mà chỉ là thể. Thổ tán ra tứ phía lại được vượng ở tứ quý thì thổ là dụng.

        Thể thổ sanh ở Tỵ, thừa hưởng Lộc của phụ mẫu (Hỏa), Dụng thổ sanh ở Thân, ràng buộc ngôi vị phụ mẫu. Nói Thủy Thổ sanh ở Thân, là lời nói của nhà âm dương; nói Thổ sanh ở Tỵ, lời nói của thầy thuốc.

        Khảo sách Ngũ tinh thì Thân là cung âm dương nên Thủy Thổ đều sanh ở Thân, thủy thổ ở Khôn vốn không tách biệt, mà nói "Thổ tùy thủy nguyên" (đất đai tùy theo nguồn nước) cũng là có lý.

        Bốn hành kia đều có một nơi sinh cho, duy chỉ có thổ Trường sanh ở Dần lại còn sinh ở Thân, một hành mà 2 nơi sanh, mà thổ đóng phương Khôn Cấn, Khôn thuộc Tây Nam, thổ đến đây như có thêm bạn, nên thuận lợi hanh thông.

        Hồ Trung Tử nói: "Khôn chi hậu trọng, tích thổ thành công." (Khôn là nơi phì nhiêu phong phú, tích tụ thổ thành công) thổ sanh ra ở đây, đúng vậy!.

        Lại nói đến Mậu thổ sanh ở Dần gởi Lộc nơi Tỵ, cũng chính con được ở cùng với mẹ. Thấy rằng thổ không có chính vị (không có vị trí nhất định) nhưng sinh vật (sống) khắp mọi phương thì sao lại nghi ngờ điều đó.
        Vấn đề trong đoạn trên quả là nằm ở ngũ hành Thổ rõ là trường sinh ở đâu? Ở Dần hay Thân? Đoạn văn (tiếng Trung) viết mà không có chú thích nguồn gốc, lại gây ra khó hiểu ở đoạn in nghiêng, vì thế nào là sai lầm khi nói rằng "lấy Mậu sanh ở Thân, Dậu là Mộc dục, đến Tuất là Quan Đới, âm dương gián cách"? Đoạn sau lại có vẻ như chấp nhận Mậu Thổ đều sinh ở cả Dần và Thân.

        Vậy xin nói thêm cho rõ theo quán xét của KC:

        Ngũ hành Thổ với tinh thần ở trên ta nên hiểu là trước khi phân âm dương (Mậu, Kỉ).

        Thổ sinh ở Thân và cả ở Dần là dựa vào vị trí của Dần và Thân trong quẻ Khôn và Cấn: Thân ở Khôn, Dần ở Cấn.

        Kinh Dịch có viết: Quẻ Khôn là Địa, vạn vật đều trường sinh ở đấy. Có nghĩa là từ đất mà sinh ra vạn vật. Còn quẻ Cấn là nơi bắt đầu thực sự cho một vòng trường sinh mà cũng là nơi chấm dứt của vạn vật.

        Vậy nói Thổ sinh ở Thân (tức là từ quẻ Khôn) không phải là sai. Trong "Tinh Lịch Khảo Nguyên" cũng nói như thế, khi bàn về Hậu Thiên Bát Quái. Tuy rằng cũng chỉ rất xúc tích mà không đi sâu vào chi tiết, chúng ta cũng hiểu rằng khi chưa phân âm dương của Thổ, Thổ là Đất (Địa) nói chung khởi nguồn từ quẻ Khôn là vậy. Đấy là tính triết lý vạn vật nảy mầm từ đất, nên mới nói Khôn là Mẹ. Đất sinh ra muôn loài.

        Nói Mậu sinh ở Dần là vì Dần bắt đầu mùa Xuân. Ở tiết Lập Xuân, vạn vật hấp thụ khí nuôi dưỡng từ trời giáng xuống, trong khi đó khí của đất thăng lên, tam dương khai thái là nghĩa này. Thời điểm này trời và đất giao hòa nên vạn vật như được "trường sinh".

        Sách "Hồng Phạm" thì nói Thổ sinh ở Thân là HÌNH THỂ của vòng tương sinh ngũ hành (thổ > kim > thủy > mộc > hỏa > lại trở về thổ).

        Khi Thổ, mà rõ là Mậu dương thổ trường sinh ở Dần thì lúc đấy vòng tương sinh trở nên (hữu) DỤNG.

        (Dụng đây là từ hình thể mà phát ra tác dụng, dĩ nhiên ta cũng nên hiểu là trong khi tác dụng có cả tương khắc.)

        Khi phân biệt âm dương ta nói: Mậu Thổ sinh ở Dần, Kỉ Thổ tử ở Dần, đấy cũng là ý của câu trong Kinh Dịch và Tinh Lịch Khảo Nguyên (cùng sinh cùng tử ở Dần).

        Đến đây thì các bạn đã hiểu tại sao có thuyết "vạn vật đồng sinh đồng tử"?
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 30-08-10 lúc 14:11

      4. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        daibacvn (03-09-10),Hungson (27-04-14),huyenphong (16-02-11),Khôi Tinh (04-09-10),sonthuy (30-08-10),tom (01-09-10)

      5. #33
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Luận Địa Chi

        Dụng Địa chi không giống như Thiên can, động tĩnh bất đồng, vuông tròn cũng khác hẳn nhau, song nguyên lý ngũ hành cũng chỉ là một, còn (luận) vị trí đóng của Địa chi có sự khác nhau. Như Chi đóng tại niên thì có lý luận riêng của trụ năm, đóng tại nguyệt thì có lý luận riêng của trụ tháng, đóng tại nhật thì có lý luận riêng của trụ ngày, và đóng tại thời có lý luận riêng của trụ giờ. Luận âm dương khinh hay trọng, cương hay nhu, chẳng lẽ luận hỗn tạp ở cùng một bản thể? Nay lấy nguyệt làm chủ (lấy tháng sinh làm chính), lấy cái tàng trong nó để dùng, cái chính là gặp thần khí (Can tàng trong Chi) nào, hao hay kị, quan hệ của chúng ra sao. Thường (thần khí này) phải đo lường nông sâu ra sao rồi mới dùng được.


        - Tý (tàng Quý): đứng đầu 12 chi , là nước (thủy) ở khe suối, sông, biển , là Mậu thổ vượng địa (quái lạ ! chắc lấy Mậu sinh ở Thân, đến Tý thì vượng), nhưng phải qua tiết Đại Tuyết nhất dương (một hào dương) xuất hiện (Tý là quẻ Địa Lôi Phục - một vạch liền dưới cùng, trên là 5 vạch đứt, chủ âm bắt đầu thoái, dương bắt đầu hình thành) thì mới thành vượng; Tân kim sinh ở đây, tức là lúc dương khí hồi phục sưởi ấm thủy rồi sau mới sinh Tân kim được. Tương xung với Ngọ , tương hình với Mão , tam hợp với Thân Thìn; nếu đủ Thân Tí Thìn hội thành thủy cục, tức sẽ thành sông biển thành tiếng sóng ba đào.


        - Sửu (Kỷ Tân Quý): tuy e trời rét đậm lại có tuyết rơi, nhưng thiên thời đã chuyển qua nhị dương (ý nói quẻ Địa Trạch Lâm, là Sửu), lấy ấm áp của Kỷ thổ trong Sửu có thể sinh được vạn vật ; Tân kim dưỡng địa ở Sửu sao chỉ là ẩn tàng trong Sửu? Gặp Tuất thì hình, gặp Mùi là xung , mộ khố thì rất cần nên thế, hình xung không phải là vô dụng. Gặp Tỵ Dậu là tam hợp hội thành kim cục, nếu nhân mệnh sinh ở tháng Sửu mà ngày giờ gặp nhiều thủy mộc, tất (phải) đi ngang qua đất Tốn Ly (Tị Ngọ) thì thổ mới không suy mà thôi.


        - Dần (Giáp Bính Mậu) kiến là mùa xuân , dương khí tụ đủ (Địa Thiên Thái - đủ ba hào dương) lại có Bính hỏa sanh. Dần hình Tỵ , Tỵ hợp Thân cùng vượng là quý khách (ý nói Tị Thân hợp hóa thủy, nên thủy mộc đều vượng), vượng ở Mão, mộc khố ở Mùi, đồng loại nên cùng một nhà. Đến Ngọ thì làm hỏa quang huy rực rỡ, vẻ đẹp như siêu phàm nhập thánh (phát hào quang lung linh, biến hóa vô cùng). Gặp Thân thì Dần bị xung và bị phá Lộc dẫn đến tổn hại. Nếu tứ trụ nhiều hỏa thì không nên đi về phương Nam đất hỏa. Lời rằng: Mộc bất Nam bôn là vậy.


        - Mão (Ất) mộc trọng Xuân, mộc khí thụ bẩm thịnh vượng, tuy dùng kim thủy nhưng không thể thái quá, nếu lộ Canh Tân gặp nhiều thì Địa chi không nên gặp Thân Dậu sợ bị cái hại chặt phá, còn địa chi nhiều Hợi Tý thì không nên gặp Nhâm Quý lộ sợ bị trôi dạt thương tổn. Gặp Dậu thì xung, mộc như bị rụng lá. Gặp Hợi Mùi thì hợp thành mộc cục, mộc tất thành rừng. Nếu ngày giờ Kim trọng và đại vận lại hướng về Tây thì họa khó mà đương nổi.


        - Thìn (Ất Quý Mậu) kiến là thời điểm cuối xuân, mang cái ẩm thấp của đất bùn nhão, vốn là gốc vun bồi cho vạn vật. Giáp đến đây tuy suy nhưng còn Ất dư khí. Nhâm đến đây tuy nhập mộ nhưng có Quý làm tái sinh. Thìn gặp Tuất như gặp chìa khóa khai mở vật chứa trong khố (cái kho chứa), nếu có 3 Tuất trùng xung phá mất cửa không phải là tốt. Nhật thời gặp nhiều thủy mộc mà vận lại hướng đến Tây Bắc, Thìn thổ khó thể tồn tại được.


        - Tỵ (Mậu Canh Bính) là thời điểm đầu hè, hỏa sáng rực rỡ, nơi tận cùng lục dương (Tị là quẻ Thuần Kiền - 6 hào dương, là thời điểm dương khí cực thịnh), Canh kim mượn đây để sinh làm mệt mỏi mẹ là Mậu (tàng trong Tị). Mậu thổ quy Lộc là như theo về bên mẹ hỏa. Gặp Thân thì hình mà trong hình lại có hợp nên thành vô hại ; gặp Hợi thì xung, xung tất bị phá hỏng nên dễ thương tổn, nếu vận lại đi về phương Đông Nam là nơi phát lửa chỉ tạo thành cảnh bị thiêu cháy thôi (thiêu thiên liệt diễm chi thế = trời hạn hán làm lửa cháy càng mạnh thiêu đốt tất cả sinh vật).


        - Ngọ (Đinh Kỷ) là tháng hỏa khí ngùn ngụt, thăng đến giữa (tháng) thì nhập Trung khí (ý nói vào tiết Hạ Chí ) là có một hào âm sinh rồi (Ngọ là quẻ Thiên Phong Cấu, một hào âm duy nhất ở trên cùng); Canh đến đây thì vô dụng; Kỷ đến đây như hồi thành; gặp phải Thân Tý tất tranh giành, chế khắc; gặp Dần Tuất càng phát ánh quang. Vận hướng Đông Nam chính là nơi thân cường vượng; nếu vào Tây Bắc tức lâm cảnh hưu tù, tử táng.


        - Mùi (Đinh Ất Kỷ) là thời điểm cuối hè, âm khí đang tiến còn hỏa khí thoái lui từ từ, trong mùi có Ất mộc, Đinh hỏa là tàng Quan tàng Ấn mà không tàng Tài. Không có Hợi Mão để thành cục thì bản thân khó biến đổi, chỉ luận thổ hỏa (không thành mộc cục nên chỉ luận thổ ở mùa hỏa), không có Sửu Tuất hình xung thì cũng không mở được khố, khó được kim ấn (ấn tín bằng vàng, cũng chỉ Quan và Ấn tàng trong Mùi). Trong trụ không có hỏa thì sợ hành vận gặp kim thủy; trụ ngày giờ rét đậm (thủy nhiều) thì thích đi về nơi Bính Đinh. Cho nên hỷ hay kỵ của dụng thần rất cần phải rõ ràng, không thể lầm lẫn một chút nào.


        - Thân (Mậu Nhâm Canh) là nơi trường sanh của thủy thổ; vào Tỵ Ngọ tức gặp hỏa trui luyện thành đao kiếm, gặp Tý Thìn tức gặp thủy tôi luyện (sắt đang nóng đỏ bỏ vào nước gọi là tôi sắt) giúp cho thành mũi nhọn sắc bóng; giả sử mộc nhiều mà không hỏa, kim cuối cùng rồi cũng thắng được; nếu thổ trọng chôn đống kim lại gặp hung, bởi vì Thân là kim thô chưa luyện, không giống với châu ngọc ôn nhu.


        - Dậu (Tân) kiến là thời điểm tháng 8, sắc kim vàng óng, nước chảy trong vắt, nếu trụ ngày giờ nhiều hỏa thì càng lo hành vận đến phương Đông, nếu ngày giờ gặp thủy vượng thì vận sợ về phương Nam. Trong trụ mà gặp bùn nhão (thấp thổ) là hữu dụng, hành vận về Tây Bắc hỏi sao cạn tình? Nhưng gặp Tỵ Sửu tam hợp cũng được kiên cố sắc bén, hỏi sao có thể lấy bùn nhão luận cho loại âm kim là châu ngọc mềm mại được đây ?


        - Tuất (Tân Đinh Mậu) chính là khố của lò lửa (Tuất là hỏa khố), kim thô nhờ luyện nơi đây mà thành, xung Thìn tất rồng (Thìn) xuất Quý thủy phun mưa; gặp Bính hỏa trong Dần thì mới lộ văn chương. Song hỏa mệnh mà gặp là nhập mộ, lẽ nào có thể tránh được không bị tổn thương ư?

        - Hợi (Nhâm Giáp) là đất lục âm (sáu hào âm), tuyết mưa ngập đường, thổ đến đây không được sưởi ấm, kim đến đây thêm lạnh. Tượng của Hợi ví như nơi qui tụ của Ngũ Hồ (*), còn Dụng của Hợi là ở cái ý tam hợp, nguyên nhân là vì muốn đó là nơi trời đất (Càn Khôn) hòa hoãn ấm áp, tức là nơi mà Cấn, Chấn, Tốn, Ly tìm về (nơi Càn Khôn, tức Thân / Hợi).

        Đại để phương pháp luận ngũ hành chung quy không có thực (như ngoài đời sống thực tế), sinh-tử-suy-vượng cũng chỉ là mượn tên mà nói thôi. Cứ hướng thẳng đến ngọn nguồn, làm rõ nơi phát sinh đó, như ngũ dương là cương, ngũ âm là nhu; Nếu thất lệnh thân suy không gặp trợ giúp lại bị tiết khí nhiều thì dù (bản thể) cương cũng mất tính cương; nếu đắc lệnh thân cường, nắm quyền lại được trợ thì dù (bản thể) nhu cũng không mất tính nhu. Trong đó (ngũ hành) lại phân mộc hỏa là dương, kim thủy là âm đều thích được sanh phù trợ giúp, quan trọng là lấy sự trung hòa làm quý.



        Chú thích:

        (*) Ngũ Hồ : chỉ hồ Động Đình ở tỉnh Hồ Nam; Bà Dương ở Giang Tây; Thái hồ ở Chiết Giang; Sào hồ ở An Huy; và hồ Hồng Trạch ở hạ lưu sông Hoài, phía tây Giang Tô.
        Hữu thư chân phú quý !

      6. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (03-09-10),huyenphong (16-02-11),kimcuong (04-09-10),sonthuy (03-09-10),vnoanh (04-09-10)

      7. #34
        Tham gia ngày
        May 2010
        Bài gửi
        54
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 301 lần
        trong 41 bài viết

        Default

        Hihi! KT dạo này tích cực hẳn lên ta!

        Cái chỗ nói "...nếu có 3 Tuất trùng xung phá mất cửa không phải là tốt. Nhật thời gặp nhiều thủy mộc mà vận lại hướng đến Tây Bắc, Thìn thổ khó thể tồn tại được" thì phải xét lại. Nếu thìn là kỵ thì xung phá thì tốt chứ sao lại nói phá mất cửa mà không tốt! Là kỵ mà chỉ dụng 1 tuất xung 1 thìn thì chỉ có mà chết, vì là xung động chứ không khai, kỵ thần mà động thì khổ càng thêm khổ. Chỉ khi thìn là dụng thần thì rất sợ 3 tuất đến xung.

        Lại còn nói Dần gặp Tị gặp Thân là tốt. Dần Tị là tương hình tương hại là xấu, giống như gặp cừu hận không hóa giải được. Gặp Thân thì bị xung, có phải mộ đâu mà bị xung là tốt. Tuy cùng gặp Tị, Thân thì lực hình hại xung có giảm, nên bớt xấu, nhưng chẳng thể gọi là tốt được.

        Nên nghiên cứu sách cổ cũng phải cẩn thận suy xét, nếu không dễ vướng vào mê hồn trận mà không có lối ra.

        PhieuDieu
        thay đổi nội dung bởi: PhieuDieu, 04-09-10 lúc 08:37
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "PhieuDieu" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (04-09-10),huyenphong (16-02-11),Khôi Tinh (04-09-10),kimcuong (04-09-10),Kloan (04-09-10),sonthuy (05-09-10),tom (04-09-10)

      9. #35
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Hehe, lười pà kố luôn , chứ siêng nổi gì .

        Phụ chỉnh với HKLS vậy chứ đến bao giờ mới đọc lại , khi đọc cũng hok biết có hiểu ko
        Hữu thư chân phú quý !

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        huyenphong (16-02-11)

      11. #36
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi PhieuDieu Xem bài gởi

        Cái chỗ nói "...nếu có 3 Tuất trùng xung phá mất cửa không phải là tốt. Nhật thời gặp nhiều thủy mộc mà vận lại hướng đến Tây Bắc, Thìn thổ khó thể tồn tại được" thì phải xét lại. Nếu thìn là kỵ thì xung phá thì tốt chứ sao lại nói phá mất cửa mà không tốt! Là kỵ mà chỉ dụng 1 tuất xung 1 thìn thì chỉ có mà chết, vì là xung động chứ không khai, kỵ thần mà động thì khổ càng thêm khổ. Chỉ khi thìn là dụng thần thì rất sợ 3 tuất đến xung.
        Thìn gặp Tuất như gặp chìa khóa khai mở vật chứa trong khố (cái kho chứa), nếu có 3 Tuất trùng xung phá mất cửa không phải là tốt.

        Hehe , khố nói chung được xung thì tốt , tốt theo nghĩa là mở khố !

        Còn xung thì có nhiều loại xung, xung động, xung khai, xung...mãn - sách chưa nói tới, từ từ sẽ nói !

        Nhưng xung thì đứng có xung nhiều quá, 3 Tuất thì dùng búa chứ dùng "chìa khóa" đâu , nên nói 3 Tuất như phá cửa là vậy.

        Lại còn nói Dần gặp Tị gặp Thân là tốt. Dần Tị là tương hình tương hại là xấu, giống như gặp cừu hận không hóa giải được.
        Không phải , ý câu trên nó muốn nói đến Dần hình Tị (ta phải ngầm hiểu là xấu) , may nhờ xuất hiện thêm Thân nên Tị hợp với Thân, nên lại thành tốt do Dần được giải tỏa , Tị Thân hóa thủy nên nói cả hai cùng vượng , Tị Thân đều là khách quý .

        Dần - Tị - Thân ở đây đóng vai trò "tham hợp quên xung" ý mà
        Hữu thư chân phú quý !

      12. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        huyenphong (16-02-11),sonthuy (05-09-10)

      13. #37
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Còn xung thì có nhiều loại xung, xung động, xung khai, xung...mãn - sách chưa nói tới, từ từ sẽ nói !
        Nói rồi đấy chứ Khôi Tinh! Xung mãn là Hình! Như để giải thích Thân Tí Thìn gặp Dần Mão Thìn: Thân hình Dần, Tí hình Mão, Thìn hình Thìn.

        "Dần Tị Thân" tam hình được giải thích là do can tàng khắc chế nhau, nên dù có sinh nhưng cả 3 gặp nhau thì hết sinh mà trở lại xung, vì thế nên gọi là Vô Ân Chi Hình.

        Sửu Tuất Mùi cũng tương tự. Tam hình trong tứ trụ phải ở gần nhau thì mới xét là có ảnh hưởng mạnh nhất, yếu hơn là cách 1 trụ, đến đại vận gặp lại thì động. Tam hình cũng có cát có hung, tùy theo dụng hay kị thần, nhưng đều có biểu hiện nội tâm rất rõ (không luôn luôn hài lòng về vấn đề gì, bi quan, tự mâu thuẫn, xa cách người thân, hôn nhân lãnh đạm...)

        Thí dụ kiểm được là tứ trụ của Diana, có Sửu Tuất Mùi, lệnh tháng là Ngọ, chết ở vận Tuất (Mậu), năm Sửu (1997)

      14. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        huyenphong (16-02-11),Khôi Tinh (06-09-10),sonthuy (05-09-10)

      15. #38
        Tham gia ngày
        May 2010
        Bài gửi
        54
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 301 lần
        trong 41 bài viết

        Default

        Hihi! KT ráng siêng tý cho bà con nhờ nha.

        Ý anh viết chắc em chưa rõ rồi. Nếu thìn là kỵ thần thì xung phá cho nó chết luôn thì tốt chứ sao. Nguyên tắc là khứ tận tuyệt thì mới đắc hoàn toàn, anh học được cái này qua rất nhiều lá số nên thấm thía lắm. Còn về xung thì có rất nhiều cái hay để bàn lắm. Như kỵ thần bị chế đến vận xung nó thì cực tốt, kỵ thần vô chế gặp xung thì nguy, rồi đại vận xung bát tự, lưu niên xung đại vận khác với lưu niên xung bát tự ra sao ... Nếu em dịch hết bộ Tam mệnh này mà phần xung này không phân tích rõ, khi đó anh sẽ bổ sung để mọi người tham khảo.

        Còn tham hợp quên hình xung thì cũng không phải đâu. Mà là do hợp nên lực hình, lực hại, lực xung giảm đi. Hơn nữa tị thân là hợp trói, không hề hóa thủy gì đâu.

        Thôi, anh không viết nữa. Dành hành lang này để em tiếp tục trình bày, viết nhiều khiến người đọc thêm rối.

        Chúc KT mạnh khỏe, tiếp tục sự nghiệp nha.

        PhieuDieu
        thay đổi nội dung bởi: PhieuDieu, 04-09-10 lúc 17:31
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "PhieuDieu" về bài viết có ích này:

        huyenphong (16-02-11),Khôi Tinh (06-09-10),sonthuy (05-09-10)

      17. #39
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Bác phieudieu, giờ sinh của Diana được ghi nhận là 20:45 tại Sandringham, Norfolk, Anh quốc, lùi 1 tiếng vẫn là giờ Tuất. Tuy thế, chỉ là một thông tin mà KC tôi không để tâm nhằm nêu ra để tranh luận, vì ngay cả khi mọi người đều đồng ý 1 giờ sinh biết rõ nào đó thế mà vẫn có nhiều luận giải khác biệt nhau như thường.

      18. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "kimcuong" về bài viết có ích này:

        sonthuy (05-09-10)

      19. #40
        Tham gia ngày
        May 2010
        Bài gửi
        54
        Cảm ơn
        1
        Được cảm ơn: 301 lần
        trong 41 bài viết

        Default

        Chào bạn KC

        Bạn nhắc khiến tôi xem lại. Đúng là công nương Diana sanh giờ Bính Tuất, và ông Đoàn Kiến Nghiệp cũng có 1 bài phân tích mệnh của công nương rất đặc sắc (theo giờ Tuất) vì sao công nương lấy thái tử, vì sao thái tử ngoại tình, rồi vì sao chết vì tai nạn ô tô ...

        Nhưng ví dụ trên lại là giờ Tý. Tôi mới xem lại, thì ra phần tài liệu này của ông Tống Anh Thành, một cao thủ khác của Trung Hoa. Sao lại có sự khác nhau về giờ sinh ở đây, có lẽ tiên sinh Tống Anh Thành nhầm lẫn về giờ sanh công nương rồi.

        Cám ơn bạn đã góp ý.

        PhieuDieu
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      20. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "PhieuDieu" về bài viết có ích này:

        sonthuy (05-09-10)

      Trang 4/10 đầuđầu ... 23456 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Hành lang phong thủy Huyền Không Phi Tinh
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 558
        Bài mới: 19-07-23, 07:44
      2. Hành Lang Tử Bình
        By thichphongthuy in forum Tử bình
        Trả lời: 61
        Bài mới: 03-07-16, 15:57
      3. Hành lang TRUNG CHÂU HUYỀN KHÔNG
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 25
        Bài mới: 21-08-15, 10:11
      4. Hành lang Dịch Lý
        By vanhoai in forum Dịch số
        Trả lời: 47
        Bài mới: 21-12-09, 08:10

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •