Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 100

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Khôi Tinh
        ĐOẠN NÀY "TRIẾT HỌC" QUÁ , DỊCH XONG MÀ VẪN KO ƯNG CÁI BỤNG
        Mậu thổ sanh ở Dần, trong Dần có hỏa, Mậu thổ sanh ra ở đó, Dần là thời khắc Tam Dương giao thái, đất đai màu mỡ chuyển mình, vạn vật phát sanh, thế nên Mậu thổ sinh ra nơi Dần. Thổ vượng ở tứ quý, nghĩa của Hỏa Thổ giống như tình mẫu tử tương sinh cho nên Mậu cũng theo Bính Lâm quan quy Lộc ở Tỵ; Kỷ thì theo Đinh Lâm quan quy Lộc ở Ngọ;

        Mậu thổ sanh ở Dần Kỷ thổ sanh ở Dậu rõ ràng rồi. Nếu lấy Mậu sanh ở Thân, Kỷ sanh ở Mão thì sao không lấy Nhâm Mậu quy Lộc ở Hợi, Quý Kỷ quy Lộc ở Tý?

        Hậu nhân hết sức xằng bậy nghĩ ra bài ca về thổ, Thổ ca có câu "Mậu Kỷ đương Tuyệt tại Tỵ hoài" (Mậu Kỷ chủ tuyệt ở Tỵ), lấy Mậu sanh ở Thân, Dậu là Mộc dục, đến Tuất là Quan Đới, âm dương gián cách, thật quá sai lầm.

        Có người cho rằng: vòng Trường sanh ngũ hành, có mẹ rồi sau mới có con, tức là nói có mẹ thì mới thành thai. Cùng nhóm thổ nhưng phân ra thể-dụng, khí thổ vượng mới chuyên chở được vạn vật, thổ cư (tàng) ở bên trong không phải là dụng mà chỉ là thể. Thổ tán ra tứ phía lại được vượng ở tứ quý thì thổ là dụng.

        Thể thổ sanh ở Tỵ, thừa hưởng Lộc của phụ mẫu (Hỏa), Dụng thổ sanh ở Thân, ràng buộc ngôi vị phụ mẫu. Nói Thủy Thổ sanh ở Thân, là lời nói của nhà âm dương; nói Thổ sanh ở Tỵ, lời nói của thầy thuốc.

        Khảo sách Ngũ tinh thì Thân là cung âm dương nên Thủy Thổ đều sanh ở Thân, thủy thổ ở Khôn vốn không tách biệt, mà nói "Thổ tùy thủy nguyên" (đất đai tùy theo nguồn nước) cũng là có lý.

        Bốn hành kia đều có một nơi sinh cho, duy chỉ có thổ Trường sanh ở Dần lại còn sinh ở Thân, một hành mà 2 nơi sanh, mà thổ đóng phương Khôn Cấn, Khôn thuộc Tây Nam, thổ đến đây như có thêm bạn, nên thuận lợi hanh thông.

        Hồ Trung Tử nói: "Khôn chi hậu trọng, tích thổ thành công." (Khôn là nơi phì nhiêu phong phú, tích tụ thổ thành công) thổ sanh ra ở đây, đúng vậy!.

        Lại nói đến Mậu thổ sanh ở Dần gởi Lộc nơi Tỵ, cũng chính con được ở cùng với mẹ. Thấy rằng thổ không có chính vị (không có vị trí nhất định) nhưng sinh vật (sống) khắp mọi phương thì sao lại nghi ngờ điều đó.
        Vấn đề trong đoạn trên quả là nằm ở ngũ hành Thổ rõ là trường sinh ở đâu? Ở Dần hay Thân? Đoạn văn (tiếng Trung) viết mà không có chú thích nguồn gốc, lại gây ra khó hiểu ở đoạn in nghiêng, vì thế nào là sai lầm khi nói rằng "lấy Mậu sanh ở Thân, Dậu là Mộc dục, đến Tuất là Quan Đới, âm dương gián cách"? Đoạn sau lại có vẻ như chấp nhận Mậu Thổ đều sinh ở cả Dần và Thân.

        Vậy xin nói thêm cho rõ theo quán xét của KC:

        Ngũ hành Thổ với tinh thần ở trên ta nên hiểu là trước khi phân âm dương (Mậu, Kỉ).

        Thổ sinh ở Thân và cả ở Dần là dựa vào vị trí của Dần và Thân trong quẻ Khôn và Cấn: Thân ở Khôn, Dần ở Cấn.

        Kinh Dịch có viết: Quẻ Khôn là Địa, vạn vật đều trường sinh ở đấy. Có nghĩa là từ đất mà sinh ra vạn vật. Còn quẻ Cấn là nơi bắt đầu thực sự cho một vòng trường sinh mà cũng là nơi chấm dứt của vạn vật.

        Vậy nói Thổ sinh ở Thân (tức là từ quẻ Khôn) không phải là sai. Trong "Tinh Lịch Khảo Nguyên" cũng nói như thế, khi bàn về Hậu Thiên Bát Quái. Tuy rằng cũng chỉ rất xúc tích mà không đi sâu vào chi tiết, chúng ta cũng hiểu rằng khi chưa phân âm dương của Thổ, Thổ là Đất (Địa) nói chung khởi nguồn từ quẻ Khôn là vậy. Đấy là tính triết lý vạn vật nảy mầm từ đất, nên mới nói Khôn là Mẹ. Đất sinh ra muôn loài.

        Nói Mậu sinh ở Dần là vì Dần bắt đầu mùa Xuân. Ở tiết Lập Xuân, vạn vật hấp thụ khí nuôi dưỡng từ trời giáng xuống, trong khi đó khí của đất thăng lên, tam dương khai thái là nghĩa này. Thời điểm này trời và đất giao hòa nên vạn vật như được "trường sinh".

        Sách "Hồng Phạm" thì nói Thổ sinh ở Thân là HÌNH THỂ của vòng tương sinh ngũ hành (thổ > kim > thủy > mộc > hỏa > lại trở về thổ).

        Khi Thổ, mà rõ là Mậu dương thổ trường sinh ở Dần thì lúc đấy vòng tương sinh trở nên (hữu) DỤNG.

        (Dụng đây là từ hình thể mà phát ra tác dụng, dĩ nhiên ta cũng nên hiểu là trong khi tác dụng có cả tương khắc.)

        Khi phân biệt âm dương ta nói: Mậu Thổ sinh ở Dần, Kỉ Thổ tử ở Dần, đấy cũng là ý của câu trong Kinh Dịch và Tinh Lịch Khảo Nguyên (cùng sinh cùng tử ở Dần).

        Đến đây thì các bạn đã hiểu tại sao có thuyết "vạn vật đồng sinh đồng tử"?
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 30-08-10 lúc 14:11

      2. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        daibacvn (03-09-10),Hungson (27-04-14),huyenphong (16-02-11),Khôi Tinh (04-09-10),sonthuy (30-08-10),tom (01-09-10)

      Đề tài tương tự

      1. Hành lang phong thủy Huyền Không Phi Tinh
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 558
        Bài mới: 19-07-23, 07:44
      2. Hành Lang Tử Bình
        By thichphongthuy in forum Tử bình
        Trả lời: 61
        Bài mới: 03-07-16, 15:57
      3. Hành lang TRUNG CHÂU HUYỀN KHÔNG
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 25
        Bài mới: 21-08-15, 10:11
      4. Hành lang Dịch Lý
        By vanhoai in forum Dịch số
        Trả lời: 47
        Bài mới: 21-12-09, 08:10

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •