Trích Nguyên văn bởi namphong Xem bài gởi
"Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình"

"Thiên tượng ứng ở trên mà hình chiếu ở dưới"

Hai câu này đủ nói tận nghĩa vấn đề định hướng.

Sao bắc cực là thiên tượng ứng hình tại trái đất là núi non sông ngòi, từ sao bắc cực khí vô hình chiếu hình xuống mặt đất là hữu hình đã đi từ hệ quy chiếu này qua hệ quy chiếu khác, từ mặt đất nhìn lên thấy sao bắc cực lệch hơn 11 độ, thực ra không phải là lệch. Bạn lấy một cái ly cho nước vào 1/2, cắm cái ống hút vào và nhìn ngang xem, NƠI TIẾP GIÁP GIỮA PHẦN NƯỚC VÀ KHÔNG CÓ NƯỚC THÌ ỐNG HÚT NHÌN NHƯ BỊ GÃY. Ông hút có gãy không? Không, mà do chuyển từ hệ quy chiếu này sang hệ quy chiếu khác.

Như vậy núi non, sông ngòi ứng hình tại mặt đất với sao Bắc đẩu là cùng như nhau, KHÔNG HỀ LỆCH NHAU. Con người sinh sống tại mặt đất tức đã dùng hệ quy chiếu của phần nước trong ly nên phải dùng từ trường trái đất, tức là từ trường của phần nước trong ly, từ trường này có khác nhau giữa Nam và Bắc, giữa Đông và Tây, giữa Núi non và Đồng bằng. Cát hung hoạ phúc phải theo từ trường này mà đoán.
NẾU DÙNG ĐỘ SỐ CỦA SAO BẮC ĐẨU tức là dùng hệ quy chiếu của phần trống trong ly, con người không sinh sống trên vùng khí vô hình của sao bắc đẩu thì tại sao lại lấy hệ quy chiếu này mà tính?.

Cái ly là thái cực, nửa phần trống là tiên thiên, nửa phần chứa nước là hậu thiên, cái ống hút là ĐẠO, nhìn cái ống gãy mà không gẫy chính là NGỘ. Tiên thiên là đây, Hậu thiên cũng là đây, tuy hai mà chính là một.

Phần này thực sự rất khó hiểu, Nam Phong ngộ được mấy năm trước nhưng khi viết ra vẫn thấy khó, hy vọng giúp được chút ít gì đó cho bạn.
Cảm ơn anh namphong, bài viết thật cô đọng dễ hiểu,