Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 4 trên 4

      Threaded View

      1. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        700
        Cảm ơn
        521
        Được cảm ơn: 1,133 lần
        trong 407 bài viết

        Default

        [IMG]http://img710.imageshack.us/img710/6614/linh1.png[/IMG]

        Linh tiếp: “Lần đầu tiên khi bị câu như vầy, em khóc nức nở. Vừa buồn, vừa tủi, vừa nhục, cái cảm giác như mình là một con thú khiến em chỉ muốn được chết mà thôi. Em ráng cắn chặt môi mà nước mắt từ đâu cứ tự động lăn dài. Là người, ai cũng ráng bám víu để mà sống, dù cuộc đời có bất hạnh đến đâu. Chỉ riêng em, thì em lại cầu mong được chết”.
        * Cái đau của bệnh nhân
        Huyền đang nói thì bỗng dưng tay chân Linh co giật liên hồi. Tôi hơi sợ, vì lần đầu tiên nhìn thấy, nhưng Huy ền bình tĩnh bước tới vịn tay chồng, như muốn truyền thêm can đảm cho anh đang trong cơn đau đớn. Linh cất tiếng: “Đau lắm. Một ngày tay chân giựt như vậy không biết bao nhiêu lần, em không sao làm chủ được. Bất lực!”. Linh thở dài tuyệt vọng: “Nhiều lúc em chỉ ước mình được chết cho xong...”.
        Huyền lại tiếp: “Sáng nào em cũng phải nhét vô hậu môn ảnh một viên thuốc để giúp làm mềm phân. Rồi chừng vài tiếng đồng hồ sau thì thọt ngón tay trỏ vào, ngoáy vài vòng cho phân mềm đều, rồi móc ra đem đổ. Hôi thúi mấy em cũng chịu. Mà chưa hết đâu, ảnh không đi tiểu được, nên một ngày chừng hai, ba lần, em phải dùng que thọt giúp ảnh”. Thấy tôi có vẻ không hiểu, Huy ền đưa tôi xem một bộ dụng cụ đặc biệt. Cô giảng giải: “Em lấy cái ống này nè” - Huyền giơ lên một ống dài rỗng như cây hút (sinh tố) vậy, “đâm vô đầu bộ phận sinh dục, đẩy từ từ cho đến khi nào ống đụng bọng đái, khi đó em ấn thêm nữa thì nước tiểu xịt ra theo đường ống, vô túi nylon này, em gói lại mang đi đổ”. Linh tiếp lời vợ: “Đau kinh khủng, mỗi lần phải đi tiểu, đi tiêu là cực hình với em. Tù nhân có bị tra tấn cũng đến vậy là cùng. Lần nào em cũng cắn răng chịu trận, mà ngày ba bốn cữ như vậy, chịu không nổi nữa, khổ lắm”.
        * Nỗi khổ của người chăm sóc
        Huyền nói: “Mà chưa phải hết đâu, có những lúc cơ thể anh Linh lại tự đại tiện một mình, không sao biết trước được. Ban ngày ảnh mang tả, tối lạnh thì mặc quần. Có lúc ảnh đang nằm bỗng dưng cứt xịt ra ướt tèm nhẹp hết quần, dính cả lên giường. Thời gian đầu em còn cho ảnh mặc quần, mỗi lần vậy là em quăng luôn cái quần, nhưng rồi tiền đâu mà mua quần xoành xoạch, nên em đành phải mang quần ra giặt tay, rồi phơi lên cho mau khô. Tủi thân lắm, cứ giặt quần là em nhớ Má, cả đời em chưa một lần giặt đồ cho Má, bây giờ thì mỗi ngày giặt quần cứt cho chồng, vậy mà không dám than, không dám khóc, sợ ảnh buồn. Nghĩ lại mà thương Má em. Bà cứ an ủi em. Chưa bao giờ Má bảo em bỏ cuộc. Má hay nói: ‘Đã là vợ chồng, sướng khổ có nhau, còn nước còn tát, hai con đừng tuyệt vọng’”.
        Rồi Huyền khóc: “Năm ngoái Má em mất vì bệnh ung thư. Trước khi ra đi, Má nắm tay em căn dặn, ‘Má đi trước nhe hai con. Con ráng mà lo cho thằng Linh . Má ra đi vì căn bệnh nan y, nhưng vẫn còn sướng hơn nó, thôi vợ chồng con ở lại ráng đùm bọc lẫn nhau’. Chỉ có Má là người hiểu nỗi khổ của em nhất”.
        Huyền lại nói: “Gần bốn năm nay, chưa đêm nào em ngủ được một giấc đầy. Cứ hai, ba tiếng là thức dậy, chạy qua phòng xoay người ảnh. Có lúc mệt quá, em ngủ vùi, không nghe tiếng ảnh gọi em qua vì đau quá. Chị nhìn mắt em nè, lúc nào cũng sưng húp, quầng thâm, em chỉ sợ một ngày nào đó thì sẽ bị mù luôn. Bao nhiêu ngày tháng nuôi chồng, là bấy nhiêu đêm nước mắt chung tình em rơi”.
        * Nguyện cầu
        Huyền chỉ tôi xem tờ giấy “Cảm tạ công đức” treo trên tường, và nói: “Tụi em đâu giàu có gì, vậy mà hễ có ai về Việt Nam là em ráng dồn hết tiền đang có nhờ họ đem về cúng chùa. Mà em ghi tên ảnh không hà, mong ảnh được phước mà mau hết khổ. Nhiều lúc chỉ cúng dường có 1, 2 đồng, em cũng khấn cầu có phép lạ nào giúp chồng bớt khổ, chứ nhìn ảnh đau đớn mỗi ngày, em không chịu nổi nữa. Đã hơn ba năm rồi, nhiều lúc khổ quá em muốn quăng bỏ hết mọi thứ, tự tử cho xong, nhưng nhìn bé Tiến lại thương. Gần bốn tuổi, nó nào được đến trường, cứ quanh quẩn ở nhà vì nếu đi học thì ai chở đi ai đón về, em phải túc trực bên chồng 24 trên 24. Ai cũng bảo đó là nghiệp của em và của ảnh, chính vì vậy mà nghèo đói cách mấy tụi em cũng ráng giúp làm từ thiện chỉ mong mau hết nghiệp. Ai chỉ gì tụi em cũng làm, tụng kinh Dược Sư, Chú Đại Bi, niệm Phật. Nhưng giờ thì...”. Huy ền im lặng. Chừng một phút sau, cô nói tiếp với giọng yếu ớt hẳn đi: “Mỏi mệt, tuyệt vọng và chỉ muốn buông xuôi. Đúng thật đời là bể khổ...”.
        * Kinh nghiệm chia sẻ
        Linh lên tiếng nhờ vợ giúp trở mình, rồi sau đó anh bảo Huy ền đỡ dùm lên để anh dựa lưng vào thành giường. Anh ngồi đó, trân trân nhìn lên tường, không nói một tiếng. Tôi đến bên Linh , bắt chuyện: “Nằm thế này hơn ba năm rồi, chắc Linh có nhiều thời gian ngẫm nghĩ về mọi chuyện, Linh có thể chia sẻ chút được không?”. Linh nhếch miệng khó nhọc: “Buồn, khổ, nhục, uất, hận... trăm ngàn cảm xúc khác nhau. Ba năm, đủ dài phải không chị? Nhưng vẫn còn quá ngắn với cả cuộc đời bại liệt còn đăng đẳng trước mặt. Giờ thì hết rồi, không có cảm xúc, cũng chẳng phiền trách gì. Chỉ chấp nhận, vậy thôi...”. Tôi im lặng. Linh tiếp: “Em cũng muốn nói vài điều như thế này: Em tuy liệt cả toàn thân nhưng đầu em rất tỉnh táo. Em xem tivi để giết thời gian, nên em biết là kinh tế đang xuống dốc thê thảm. Nhưng tất cả những ai đang mất việc, mất nhà, khai phá sản..., kể cả những ai từng bị stroke và nếu chẳng may bị bán thân bất toại, hãy bảo họ đến gặp em, để họ hiểu ra rằng họ vẫn còn may mắn hơn em nhiều lắm. Đã rất nhiều lần em có ý nghĩ tự tử, nhưng không sao thực hiện nổi vì tay chân mình không tự cử động gì cả thì còn làm gì được. Em ước gì có ai đó giúp dùm cho em chết đi, thì em sẽ mang ơn họ. Có những buổi sáng, mở mắt ra em đã khóc, chỉ vì tại sao mình lại tiếp tục sống, tại sao ông trời không thương mà cho em ngủ một giấc ngàn thu. Khi tai nạn xảy ra, em mới hơn ba mươi, còn sung sức lắm. Em chơi tennis, sức voi ăn no quậy mạnh, nên em rất ỷ y về sức khỏe. Nhiều năm trước em nhận thấy mình hay bị chứng hụt hơi, hễ mà làm gì hơi nặng hay quá sức là phải thở hổn hển, có lúc phải ngừng hẳn lại để thở, nhưng em cứ cho là không sao đâu, nên không bao giờ có ý đi khám bác sĩ. Hôm đó ở Mile Square Park chạy đua với Huy ền, khi cố vượt qua vợ, em bị hụt hơi, nhưng không lẽ chịu thua mà ngừng lại sao. Thế là em cố ráng chạy vượt qua mặt Huy ền. Vừa xẹt qua thì em không thở được nữa, trời đất tối sầm, em té chúi nhủi đâm đầu xuống bãi cỏ, chỉ kịp nghe tiếng ‘rắc’. Chừng lát sau mở mắt ra thì thấy đau nhức nhối từ chỗ ót đi xuống dọc theo cột sống rồi đến cả bàn chân, không sao nhúc nhích gì được nữa. Em ú ớ kêu Huy ền gọi cấp cứu. Giờ nhớ lại hối hận lắm thì đã muộn quá rồi...”.
        * Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?
        Giọng Linh bỗng dưng nghẹn lại: “Chị hỏi thì cho em nói. Có lẽ lời em nói ra đây cũng không ai thèm để ý. Em tức và buồn lắm...”. “Chuyện gì vậy Linh ?”. Tôi nhỏ nhẹ hỏi.
        “Khi được chở vào bệnh viện cấp cứu, em gần như bị liệt cả người , kể từ cổ trở xuống rồi, vì không sao cử động được gì hết cả, nhưng chỉ trừ cái đầu. Lúc đó em vẫn còn tỉnh táo. Em hỏi bác sĩ về bệnh trạng mình. Ổng bảo: ‘Cậu cần mổ gấp. Nếu không mổ cậu chắc chắn chết, còn mổ thì hy vọng sống’. Hỏi chị, nếu chị là em thì chị chọn cái nào?”. Tôi đáp ngay: “Dĩ nhiên là chọn mổ để được sống”. Huy ền xen vô: “Sao anh cứ nói hoài chuyện này vậy? Thôi chị đừng nghe nữa...”. Tôi vừa thắc mắc vừa tò mò: “Chuyện gì vậy Huy ền? Để Linh nói hết đi đã”.
        Tự dưng Huy ền quay sang chồng: “Anh à, hôm đó bác sĩ có cho em và Má biết về hiện trạng của anh, và em đã quyết định, chứ đâu phải bác sĩ quyết định cho anh đâu mà anh cứ nói hoài...”. Linh vặn lại vợ: “Thế bác sĩ nói với em và Má sao đâu, em nhắc lại cho anh nghe đi”. Huyền nói rõ từng câu: “Bác sĩ bảo em với Má là anh bị gãy xương cổ C4 và C5, cần phải mổ gấp, nếu không thì anh chết, nếu mổ thì xác suất 80 hay 90% sẽ cứu được anh”. Linh la lên: “Đó đó, chị nghe rõ chưa? Nói chuyện với một cô gái trẻ trình độ trung học như vợ em và một bà già như Má, mà bác sĩ nói C4, C5 thì ai hiểu là gì? Tại sao không giải thích cho rõ ràng là C4, C5 nằm ở đâu trên cột sống từ cổ trở xuống, và hai đốt xương này có vai trò quan trọng như thế nào? Rồi tại sao lại chỉ nhấn mạnh ở chỗ ‘Mổ thì sống 80, 90%, còn không mổ thì chắc chắn là chết’? Bác sĩ lẽ ra phải nói cho bệnh nhân và gia đình hiểu rõ là ‘Nếu ca mổ không thành công, thì người bệnh sẽ bị như thế nào? Tàn tật ra sao và mức độ tàn tật như thế nào, kéo dài bao lâu?’. Nếu biết trước là mổ không thành công mà phải sống dở chết dở như thế này thì em đã chọn được chết lúc đó rồi. Còn nếu như vì ham sống mà em chọn mổ thì dầu có bị tàn phế em cũng chịu, vì đó là quyết định của mình, còn đằng này, cứ nói vậy mà hại cả đời em, thì ai chịu khổ dùm cho em?”.

        [IMG]http://img13.imageshack.us/img13/111/linh2.png[/IMG]
        Not everything that counts can be counted, and not everything that can be counted counts.

        Albert Einstein

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "vân từ" về bài viết có ích này:

        Hà Đào (28-03-12),macchulan (02-04-11),vanhoai (02-04-11)

      Đề tài tương tự

      1. Ma y thần tướng diễn thi
        By hoa mai in forum Nhân tướng học
        Trả lời: 1
        Bài mới: 14-03-11, 04:38
      2. Thông điệp từ những người anh
        By hoa mai in forum Khoa Học - Kỹ Thuật
        Trả lời: 4
        Bài mới: 11-03-11, 23:02
      3. Người Việt và tiếng Việt tại Úc
        By hoa mai in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 21-01-11, 13:21

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •