Ví dụ thứ 3 của Vương Khánh:

“Càn tạo: Ất Hợi - Kỷ Sửu – ngày Giáp Thìn - Ất Hợi

Đại vận: Mậu Tý/ Đinh Hợi/ Bính Tuất/ Ất Dậu/ Giáp Thân/ Quý Mùi/ Nhâm Ngọ

Bát tự này nhìn giống như thân Tài lưỡng đình, dùng vượng suy pháp xem thì mệnh này tốt. Dùng cách cục pháp xem, dùng Chính Tài cách luận thành bại, cát thần Chính Tài cần có Quan Sát hoặc Thực Thương hộ vệ, hiện thời thì không thấy dụng thần Quan Sát, Thực Thần nào cả, đã thế còn có 2 Kiếp Tài tọa vượng đến khắc, chẳng những không thành cách mà còn bị phá tổn nghiêm trọng. Phú quí thôi đừng mơ nữa, cát thần nắm lệnh bị phá, cách bị phá bởi hung thần Kiếp Tài không có chế hóa, tất là người có tai nạn lớn. Mệnh chủ là người cực kỳ nghèo, sau do sự cố trong lúc mưu sinh mà mất đôi cánh tay, phải đi làm ăn mày.

Kiếp Tài là đệ nhị ác thần trong 4 hung thần, cực hung hãn, là cường đạo chuyên môn đoạt Tài, không có Tài thì đoạt mệnh“.


Theo tôi ví dụ này đủ để chứng minh Cách Cục Pháp chỉ có khả năng cho biết Cách Cục của Tứ Trụ là cao hay thấp (quý hay tiện) còn mức độ cao tới mức nào hay thấp tới mức nào thì phải nhờ tới Vượng Suy Pháp.

Tứ Trụ này đúng là thuộc Chính Tài Cách, mà Chính Tài Cách chủ về tiền tài. Do vậy nếu Thân vượng thì thường Chính Tài Cách đòi hỏi phải có Quan sát bảo hộ Tài hay Thực Thương để hóa Thân tái sinh Tài, còn Thân nhược thì 2 yêu cầu này không quan trọng lắm (miễn là có chút ít Thực Thương để thông quan là được).

Vương Khánh đã xác định Tứ Trụ này là “Thân Tài lưỡng đình“ tức là Thân vượng mà Tài cũng vượng nên muốn phát tài nó đòi hỏi phải có 1 trong 2 yêu cầu mà Vương Khánh đã nói ở trên nhưng đáng tiếc trong Tứ Trụ này không có. Chính vì vậy mà Cách Cục của Tứ Trụ này là thấp nhưng nếu chỉ có như vậy thì chả nhẽ hành vận Quan Sát hay Thực Thương không thể bù vào sự thiếu vắng này sao ? Bởi vì vào các vận Thực Thương (Đinh Hợi và Bính Tuất) chúng có thể xì hợi Thân vượng tái sinh Tài, thì dĩ nhiên người này phải phát Tài nhưng trong thực tế người này vẫn nghèo đói. Tại sao lại như vậy ? Đây chính là điều quan trọng nhất mà Cách Cục Pháp không thể giải thích được mà phải nhờ tới Vượng Suy Pháp (xét sự vượng suy của các hành với nhau, trong đó xét hành của Thân với các hành khác là quan trọng nhất). Phải chăng Vương Khánh không nhìn ra sự đặc biệt của Tứ Trụ này nên đã chọn nó làm ví dụ mẫu ?
(Điều nghi ngờ này có thể đúng bởi vì qua ví dụ 7 và 8, Thân của 2 ví dụ này đều nhược vậy mà Vương Khánh lại xác định là vượng. Chính xác định sai nên Vương Khánh đã chọn chúng làm các ví dụ mẫu để chứng minh cho ý tưởng Thân vượng tài vượng mà vẫn nghèo đói…).

Vậy thì sự đặc biệt của Tứ Trụ này là gì mà Thân vượng vào các vận Thực Thương (Đinh Hợi và Bính Tuất) người này vẫn nghèo đói ?