-
27-10-12, 19:57 #31
Nhầm... .....
thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 04:27
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
-
27-10-12, 20:10 #32
Mẫu 2 : Kiêu ấn nhiều trong tứ trụ
Kiêu ấn nhiều chỉ khi:
a – Trong tứ trụ có ít nhất 3 can chi là kiêu ấn.
b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng phải có ít nhất 1 trong chúng được lệnh.
c – Chi tháng là kiêu ấn mà nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương tại lệnh tháng có trên 6đv trong vùng tâm.
Dụng thần đầu tiên là .... (xem giả thiết 45/ ở chương 14).
((45/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (kiêu ấn nhiều có khả năng xì hơi hết quan sát để sinh cho Thân, vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần, còn tài tinh có khả năng chế ngự kiêu ấn và làm hao tổn Thân), sau mới là thực thương (vì nó có khả năng xì hơi Thân vượng và làm hao tổn kiêu ấn), cuối cùng mới là quan sát.)
Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ trong tứ trụ
Kiêu ấn đủ chỉ khi :
a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn đều thất lệnh.
b – Trong tứ trụ chỉ có chi tháng là kiêu ấn và nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng có 6đv ở vùng tâm.
Dụng thần đầu tiên phải là… (xem giả thiết 46/ và 47/ ở chương 14).
(46/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (vì khả năng để chế ngự Thân vượng của quan sát là tốt nhưng nó chỉ bằng khả năng mà kiêu ấn xì hơi quan sát để sinh cho Thân là xấu), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.
47/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ, thực thương không nhiều mà quan sát hợp với Nhật nguyên thì dụng thần đầu tiên vẫn có thể là quan sát.)
Mẫu 4 : Kiêu ấn ít trong tứ trụ
Kiêu ấn ít là trong tứ trụ chỉ có 1 can hay 1 chi của kiêu ấn hoặc chỉ có các can tạp khí của kiêu ấn.
a – Nếu thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh, sau mới là đến quan sát và sau cùng mới là thực thương.
b- Nếu Thực thương đủ, ít hay không có trong tứ trụ thì :
Dụng thần đầu tiên phải là..... xem các giả thiết từ 48/ đến 60m/ ở chương 14.
(48/20 - Thân vượng nhưng điểm vượng vùng tâm của nó chỉ lớn hơn hỷ dụng thần số 1 là quan sát (hay tài tinh ?) từ 1đv đến 1,5đv mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, nếu Nhật can ở tử, mộ hay tuyệt ở lệnh tháng còn bị can hay chi của quan sát được lệnh khắc gần hay trực tiếp thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương.
49/ - Nếu Thân chỉ lớn hơn tài tinh hay quan sát là hỷ dụng thần số 1 từ 1đv đến 2,5đv, mà kiêu ấn ít, thực thương chỉ là các can tàng phụ trong tứ trụ và Nhật can thất lệnh mà bị quan sát được lệnh khắc gần hay trực tiếp, thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương.
50/ - Nếu Thân vượng là kỵ thần 1 có ít nhất 3 can chi còn tài tinh là hỷ thần số 1 thì khi kiêu ấn, quan sát và thực thương ít, dụng thần đầu tiên phải là thực thương, bởì vì thực thương có thể xì hơi Thân để sinh cho tài tinh, mục đích để tránh sự thương tổn do hai hành này xung khắc nhau (nó thường được gọi là dụng thần hòa giải hay thông quan), trừ khi Thân vượng và tài tinh tương đương với nhau thì không thể lấy thực thương làm dụng thần bởi vì khi đó tài tinh sẽ vượng hơn còn Thân sẽ trở thành nhược.
51/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.
52/17 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, tỷ kiếp và quan sát cùng có 3 can chi nhưng tỷ kiếp nắm lệnh (nếu quan sát có 4 can chi thì Thân phải có ít nhất 5đv nhiều hơn quan sát) thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.
53/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, tỷ kiếp có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn quan sát có nhiều nhất 3 can chi (trừ giả thiết 53a/207) thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.
53a/209 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều và tỷ kiếp có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn quan sát có 3 can chi nhưng nhật can và tất cả can chi của tỷ kiếp đều bị khắc gần và trực tiếp bởi quan sát và Thân không lớn hơn quan sát 5đv thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương, sau tới tài tinh và cuối cùng mới tới quan sát.
54/86 - Nếu Thân vượng, kiêu ấn và thực thương không nhiều mà quan sát có ít nhất 4 can chi và Thân không có 2,5đv nhiều hơn quan sát là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (bởi vì quan sát là quá mạnh không cần phải thêm, còn thực thương là quá yếu thành vô dụng so với quan sát), sau mới là thực thương và cuối cùng mới là quan sát.
55/43 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, quan sát có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn tỷ kiếp có nhiều nhất 3 can chi thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương, sau mới là tài tinh và cuối cùng mới là quan sát.
56/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, quan sát và Thân đều có 3 can chi nhưng cả hai đều không nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên là quan sát chỉ khi Thân lớn hơn quan sát là kỵ 1 ít nhất 5đv (?)
57/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều và tỷ kiếp có 4 can chi, còn quan sát có 3 can chi và nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (dụng thần đầu tiên là quan sát chỉ khi Thân lớn hơn hỷ dụng thần số 1 là tài tinh hay quan sát ít nhất 5đv), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.
58/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, quan sát có 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân có 5 can chi thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh ?
59/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là tài tinh, sau đó mới là quan sát, cuối cùng mới là thực thương.
60/ - Nếu Thân vượng, kiêu ấn và thực thương nhiều, ít hay không có mà quan sát có ít nhất 4 can chi và nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (thực thương là vô dụng bởi vì quan sát quá vượng), sau đó mới là thực thương, cuối cùng mới là quan sát.
2 –Xác định dụng thần khi Thân nhược
Nếu Thân nhược thì dụng thần đầu tiên phải là.... xem các giả thiết 42/ và 43/ trong chương 14.
(42/ - Nếu Thân nhược mà quan sát hay thực thương là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (bởi vì kiêu ấn có khả năng xì hơi quan sát để sinh cho Thân và chế ngự thực thương), sau mới đến tỷ kiếp. Nếu trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp thì dụng thần thứ 3 phải là thực thương (nếu thực thương không là kỵ 1 và nhiều) hay tài tinh (nếu thực thương là kỵ 1 hay nhiều).
43/ - Nếu Thân nhược mà tài tinh là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp (bởi vì tỷ kiếp có khả năng chế ngự tài tinh và giúp đỡ Thân nhược), sau mới đến kiêu ấn (vì nó có khả năng làm hao tổn tài tinh và sinh cho Thân). Nếu trong tứ trụ không có tỷ kiếp và kiêu ấn thì dụng thần phải là thực thương (nếu thực thương không là kỵ 1 và nhiều) hay tài tinh (nếu thực thương là kỵ 1 hay nhiều).)thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 17:22
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
cưu an (01-04-14),thucnguyen (08-11-12)
-
27-10-12, 20:11 #33
II - Dụng thần hòa giải
Khi 2 hành trong tứ trụ có thế lực mạnh ngang nhau, nếu chúng tương tranh với nhau, thì cả 2 hành này dễ bị tổn thương. Do vậy ta phải chọn 1 hành khác để hòa giải 2 hành này, mục đích có thể tránh được sự tổn thương do chúng tương tranh với nhau. Hành này được gọi là hành làm dụng thần hòa giải.
Ví dụ 1 : Về ngũ hành
Kim và Mộc đều có thế lực mạnh tương tranh với nhau, khi đó chúng rất cần có Thủy để hóa giải sự tương tranh này bởi vì Thủy có thể xì hơi Kim để sinh cho Mộc. Nó nghĩa là Kim không còn khắc được Mộc mà nó phải sinh cho Thủy, vì vậy Thủy thêm vượng sinh cho Mộc. Điều này chỉ xẩy ra khi Thủy không quá yếu và không quá vượng bởi vì nếu nó quá yếu thì nó không có khả năng xì hơi Kim và sinh cho Mộc, còn nếu nó quá vượng thì nó sẽ xì hơi Kim quá mạnh có thể làm cho Kim suy yếu cùng kiệt cũng như nó sẽ sinh cho Mộc quá nhiều làm Mộc quá vượng. Như vậy nó đã làm cho Kim và Mộc bị thay đổi quá nhiều dễ dẫn tới kim và Mộc đều bị thương tổn.
Ví dụ 2 : Về thập thần
Nếu Thân vượng, quan sát cũng vượng mà có ấn tinh không quá vượng hay quá nhược để xì hơi quan sát sinh cho Thân thì chúng sẽ không còn xung đột với nhau, nên chúng không bị thương tổn, như thế mới được lộc trọng quyền cao.
Chú ý : Thực thương chỉ có tác dụng như dụng thần hòa giải khi Thân quá vượng cần có thực thương để xì hơi Thân sinh cho tài tinh, vì vậy tài tinh không bị thương tổn (tức là không bị phá tài hay phá sản) mà trái lại tài càng thêm vượng (tức là phát tài). Bởi vì nếu Thân vượng nhưng Thân và tài tinh có thế lực ngang nhau, nếu lấy thực thương để xì hơi Thân và sinh cho tài tinh thì Thân sẽ trở thành nhược còn tài tinh sẽ trở thành vượng, Thân không thắng được tài tinh dễ bị phá tài. Do vậy thực thương ở đây không có tác dụng như dụng thần hòa giải.
Nếu trong tứ trụ không có các dụng thần hòa giải này thì chúng ta tự tạo ra trong thực tế như : Tên gọi, phương để sống, nghề nghiệp, quần áo..... có hành của dụng thần hòa giải đó.
III - Dụng thần điều hòa
Một người được sinh ra vào mùa đông thì tứ trụ của người này cần phải có Hỏa để làm cho tứ trụ không bị lạnh, nhưng Hỏa không lên có quá nhiều nó chỉ cần có đủ để sưởi ấm cho tứ trụ (điều này chỉ đúng cho những người được sinh ra và sống ở bắc bán cầu có 4 mùa rõ rệt bởi vì lý thuyết của môn tứ trụ này được đưa ra cũng như các thực nghiệm của nó mới chỉ được áp dụng cho những người ở vùng này). Những người được sinh ra vào mùa hè thì ngược lại, còn mùa xuân và mùa thu có nhiệt độ thích hợp, vì vậy không cần tới dụng thần điều hòa. Bởi vì trong Tử Bình người ta lấy Hỏa để đại diện cho lửa, phương nam và nóng, còn Thủy để đại diện cho nước, phương bắc và lạnh..... Các can chi và các cách dùng để điều hòa nhiệt độ này được gọi là dụng thần điều hòa.
Nếu trong tứ trụ không có hay có dụng thần điều hòa nhưng nó quá yếu thì người ta thường dùng lửa, máy điều hòa nhiệt độ, quần áo, nước, mầu sắc,....., nhất là đặt tên có hành của dụng thần hòa giải và chọn phương bắc hay phương nam để sống, nhằm mục đích để bổ cứu cho dụng thần điều hòa.
Ví dụ :
Một người được sinh ra vào mùa đông trong các tháng Tý, Hợi hay Sửu thì trong tứ trụ cần có 1 hay vài can chi là Bính, Đinh, Tị hay Ngọ tùy theo trong tứ trụ có nhiều hay ít các can chi là Nhâm, Quý, Tý hay Hợi cũng như chúng được lệnh hay không được lệnh, nếu Thủy quá mạnh mà Hỏa quá yếu thì chúng ta mới phải sử dụng các yếu tố bên ngoài như đã nói ở trên để bổ cứu.
Ngoài ra, nếu Thủy vượng trong tứ trụ (như đươc sinh vào mùa đông, trong tứ trụ có nhiều can chi Thủy, hay có Thủy cục mạnh) thì có thể dùng Mộc làm dụng thần điều hòa bởi vì Mộc có khả năng xì hơi Thủy để sinh cho Hỏa (tức là làm giảm độ vượng của Thủy, nó cũng có nghĩa là làm giảm lạnh), vì vậy nếu gặp được các đại vận Giáp, Ất, , Dần, Mão, Thìn (vì nó thuộc mùa xuân), Bính, Đinh Tị, Ngọ, Mùi (vì nó thuộc mùa hạ) thì chúng có khả năng làm dụng thần điều hòa cho tứ trụ. Nhất là những người sinh vào ngày Quý Dậu, tức là ngày Kim Thần. Thân (Thủy) là vượng, vì vậy khi gặp các vận Hỏa hay đi về phương nam là phương có Hỏa mạnh để sống thì những người này thường sẽ đúng với câu “Kim thần nhập Hỏa phú quý sẽ vang xa).
Trong 3 loại dụng thần ở trên thì dụng thần sinh phù và chế ngự là quan trọng nhất, sau mới đến dụng thần hòa giải, cuối cùng mới đến dụng thần điều hòa.thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 04:29
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
cưu an (01-04-14),hongai72@yahoo.com (27-10-12),minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)
-
27-10-12, 20:11 #34
Bài 13 : Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt
IV - Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt
Nói chung cách xác định dụng thần của các mệnh cục đặc biệt này (thường được gọi là ngoại cách) hoàn toàn ngược với các cách thông thường. Trong các trường hợp của ngoại cách này, dụng thần của chúng là dựa theo thế vượng của các hành trong tứ trụ, nó nghĩa là nếu hành nào vượng nhất thì hành đó chính là dụng thần, còn hành sinh ra nó và hành xì hơi nó (tức là hành được nó sinh cho) thường là hỷ thần, còn hành khắc nó và bị nó khắc là kỵ thần. Nói chung những người có cách cục đặc biệt này thường không tuân theo cách dự đoán thông thường.
A – Cách độc vượng
Các Cách Độc Vượng thường không có can chi là Tài của hành độc vượng đó, còn nếu có thì chỉ có nhiều nhất một Can hay một Chi nhưng nó phải là thất lệnh và bị khắc gần hay trực tiếp, khi đó trong Tứ Trụ phải có 7 can chi là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (kể cả can ngày).
1 – Cách Mộc độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:
a - Nhật can là giáp hay ất.
b – Sinh các tháng dần, mão, hoặc mộc khí nắm lệnh (chi tháng hóa thành mộc cục).
c – Trong tứ trụ không có canh, tân, thân hay dậu để phá cách (vì nó mang hành Kim khắc Mộc).
d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa mộc hoặc mộc nhiều thế vượng.
Dụng thần của cách này là mộc, hỷ thần là thủy và hỏa, còn kỵ thần là kim và thổ.
Ví dụ: Năm Ất Mùi - tháng Kỷ Mão – ngày Giáp Dần - giờ Ất Hợi
Nhật can Giáp mộc sinh tháng Mão, Mộc khí nắm lệnh (vì chi tháng là Mão đã hóa Mộc). Ðịa chi Hợi Mão Mùi tam hợp hóa mộc. Không có canh, tân, thân, dậu phá cách. Tuy có Kỷ (Thổ) là Tài nhưng nó thất lệnh và bị Giáp khắc gần. Trong Tứ Trụ có 7 can chi là Mộc (Tỷ Kiếp) nên đây là cách mộc độc vượng.
2 – Cách Hỏa độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây :
a - Nhật can là Bính hay Đinh.
b – Sinh vào các tháng Tỵ, Ngọ, hoặc hỏa khí nắm lệnh.
c – Trong tứ trụ không có Nhâm, Quý, Tý, Hợi để phá cách.
d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa hỏa, hay hỏa, mộc nhiều thế vượng.
Dụng thần của cách này là hỏa, hỷ thần là mộc và thổ, kỵ thần là thủy và kim.
Ví dụ : Năm Giáp Tuất – Bính Dần – ngày Bính Ngọ - Canh Dần
Nhật can Bính sinh tháng Dần, hỏa khí nắm lệnh (tức là chi tháng Dần đã hóa Hỏa). Các chi có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa hỏa. Tuy có canh kim nhưng nó thất lệnh và bị khắc gần bởi Bính trụ ngày. Trong Tứ Trụ có 7 can chi là Mộc (Kiêu Ấn) và Hỏa (Tỷ Kiếp) nên nó thuộc cách hỏa độc vượng.
3 – Cách Thổ độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây :
a - Nhật can là Mậu hay Kỷ.
b – Sinh vào các tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, hoặc thổ khí nắm lệnh.
c – Có đầy đủ bốn kho (tức các chi là Thổ) Thìn, Tuất, Sửu và Mùi (ba kho cũng được).
d - Tứ trụ không có Giáp, Ất, Dần, Mão để phá cách.
Dụng thần của cách này là thổ, hỷ là hỏa và kim. Kỵ thần là thủy và mộc.
Ví dụ: Bính Thìn - Mậu Tuất – ngày Kỷ Sửu - Kỷ Tị
Nhật can Kỷ sinh tháng Tuất, thổ khí nắm lệnh. Tất cả các can chi trong Tứ Trụ là Thổ và Hỏa, trong đó có ba chi là Thổ. Không có mộc phá cách, nên đây là cách Thổ độc vượng.
4 – Cách Kim độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây :
a - Nhật can là Canh hay Tân.
b – Sinh vào các tháng Thân, Dậu, hoặc kim khí nắm lệnh.
c – Các địa chi có tam hội hoặc tam hợp hóa kim, hoặc kim nhiều thế vượng.
d – Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách.
Dung thần của cách này là kim, hỷ là thổ và thủy. Kỵ thần là hỏa và mộc.
Ví dụ: Canh Thân – Tân Dậu – ngày Tân Tị - Kỷ Sửu
Nhật can Tân sinh tháng Dậu, kim khí nắm lệnh. Các địa chi Tị Dậu Sửu tam hợp hóa kim cục. Có Kỷ thổ sinh cho Kim và Canh, Tân trợ giúp. Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tị, Ngọ để phá cách, nên nó thuộc cách kim độc vượng.
5 – Cách Thủy độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:
a - Nhật can là Nhâm hay Quý.
b – Sinh ở các tháng Tý, Hợi, hoặc thủy khí nắm lệnh.
c - Địa chi có tam hội, tam hợp hóa thủy, hoặc thủy rất nhiều, thế vượng.
d – Trong tứ trụ không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi để phá cách.
Dụng thần của cách này là thủy, hỷ là kim và mộc. Kỵ thần là thổ và hỏa.
Ví dụ: Tân Hợi – Canh Tý - ngày Quý Sửu – Nhâm Tý
Nhật can Quý thủy sinh tháng Tý, thủy khí năm lệnh. Các địa chi Hợi Tý Sửu trong Tứ Trụ tạo thành tam hội hóa thủy cục. Thiên can Canh, Tân sinh thủy, còn được Nhâm, Quý thủy trợ giúp. Trong mệnh cục không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi phá cách, nên là cách thủy độc vượng.
6 – Cách Lưỡng Vượng (xem ví dụ 215).
Cách Lưỡng vượng là cách mà thế lực của Kiêu Ấn và Thân phải tương đương với nhau (tương đương ở đây nghĩa là tổng số Can Chi của hai hành này bằng nhau, trong chúng mỗi Lộc hay Kình Dương, hành nắm lệnh hay hành có 5đv lớn hơn được xem như có thêm một Can hay một Chi của hành đó) cũng như Kiêu Ấn phải nắm lệnh và có ít nhất 10 đv lớn hơn Thực Thương, Tài và Quan Sát, khi đó dụng thần của cách này là Kiêu Ấn, hỷ thần là Quan Sát (?) và Tỷ Kiếp, kỵ thần là Thực Thương và Tài.thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 04:31
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
cưu an (01-04-14),hongai72@yahoo.com (27-10-12),minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)
-
27-10-12, 20:13 #35
B – Cách phụ thuộc (hay cách dựa theo - Tòng theo)
Cách phụ thuộc hoàn toàn ngược với cách độc vượng. Ở đây Thân quá nhược, còn hành của tài tinh, quan sát hay thực thương lại quá vượng. Thân bắt buộc phải phụ thuộc vào hành vượng đó để sống. Do vậy nó được gọi là cách phụ thuộc.
1 – Cách phụ thuộc tài (theo tài hay tòng tài)
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:
a – Thân nhược, mệnh cục không có các can chi là Tỷ Kiếp và Kiêu, Ấn sinh phù, trợ giúp cho Thân.
b - Can chi tài nhiều, vượng, hoặc có thực, thương nhiều xì hơi Thân tái sinh tài.
Dụng thần là tài tinh, hỷ thần là thực thương, kỵ thần là kiêu ấn và tỷ kiếp, còn quan sát là bình thường.
Ví dụ: Mậu Tuất – Bính Thìn – ngày Ất Mùi – Bính Tuất
Nhật can Ất mộc, chi toàn thổ, tài vượng. Thiên can có hai Bính xì hơi mộc để tái sinh tài, còn Mậu thổ sinh cho Tài. Ất mộc trong Tứ Trụ không có khí gốc, vì vậy thành cách phụ thuộc tài.
2 – Cách phụ thuộc quan sát
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:
a - Thân nhược và nó không có gốc trong Tứ Trụ (tức là không có các chi mang hành của Thân).
b - Tứ trụ quan, sát nhiều nhưng không có thực, thương để khắc chế quan, sát.
c – Có hỷ tài để sinh quan, sát.
Dụng thần là quan sát, hỷ thần là tài tinh, còn kỵ thần là kiêu ấn, tỷ kiếp và thực thương, trong đó kiêu ấn và tỷ kiếp là xấu nhất.
Ví dụ: Bính Dần – Giáp Ngọ - ngày Canh Ngọ - Bính Tuất
Nhật Can là Canh (Kim) sinh ở tháng Ngọ (Hỏa). Các chi Dần Ngọ Tuất trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hóa Hỏa cục, Bính trụ năm và trụ giờ là Hỏa, Giáp (Mộc) trụ tháng sinh Hỏa, còn Canh (Kim) trong Tứ Trụ không có gốc. Do vậy Tứ Trụ này thuộc cách phụ thuộc Quan Sát.
3 – Cách phụ thuộc thực thương
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:
a – Thân nhược, chi tháng là thực, thương (hành của thực, thương) của Thân.
b - Mệnh cục nhất thiết phải có tài thì mới thành cách.
c - Trong mệnh cục có tam hội, tam hợp cục hóa thành thực thần, thương quan hoặc Thực Thương nhiều và vượng trong Tứ Trụ.
d – Trong mệnh cục không có quan, sát khắc Nhật can hoặc kiêu, ấn khắc thực, thương.
Dụng thần là thực thương, hỷ thần là tài tinh, kỵ thần là kiêu ấn, quan sát, còn tỷ
kiếp là bình thường.
Ví dụ: Mậu Tý – Tân Dậu – ngày Kỷ Dậu – Nhâm Thân
Can ngày là Kỷ thổ sinh tháng Dậu, Dậu thuộc kim là thực thương của Thân. Trong tứ trụ Mậu, Kỷ thuộc thổ sinh kim (tức sinh cho Canh, Tân, Thân, Dậu), kim lại sinh cho thủy (Nhâm, Tý) cứ thế tương sinh, vì vậy thành cách phụ thuộc thực thương.
C – Cách bị ép buộc
1 - Cách bị ép buộc theo Tài phải thỏa mãn các điều kiện sau đây (vd 205):
a - Thân nhược có Nhật can ở Tử, Mộ hay tuyệt tại lệnh tháng và nó phải bị khắc gần hay trực tiếp.
b – Không có quá 2 can chi là Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) và chúng phải ở Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng.
c – Kiêu Ấn không có quá 1 can hay 1 chi và điểm vượng trong vùng tâm của nó không lớn hơn 1,5.
d – Tài tinh là kỵ thần số 1 và điểm vượng trong vùng tâm của nó phải có ít nhất 10đv lớn hơn điểm vượng của Thân.
2 - Cách bị ép buộc theo Quan Sát phải thỏa mãn các điều kiện sau đây (vd 205):
a – Thân nhược có Nhật can ở Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng và nó phải bị khắc gần hay trực tiếp.
b – Không có quá 3 can chi là Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) và chúng phải thất lệnh cũng như chúng phải bị khắc gần hay trực tiếp.
c – Quan Sát phải nắm lệnh và các can chi của Quan Sát không bị khắc gần hay trực tiếp
d - Thực Thương chỉ có nhiều nhất 1 can hay 1 chi và nó phải ở trạng thái Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng.
e – Quan Sát là kỵ thần số 1 và điểm vượng trong vùng tâm của nó phải có ít nhất 5đv lớn hơn điểm vượng của Thân.
D - Cách hóa khí
Cách hóa khí chỉ có thể tồn tại nhiều nhất một can hay một chi là Tài của hành hóa khí này nhưng nó phải thất lệnh và bị khắc trực tiếp không phải từ Can hay Chi ở trong tổ hợp (?) (vd 42).
1 – Cách hóa khí (hành của can ngày bị thay đổi)
a - Nhật can hợp với can bên cạnh (can tháng hoặc can giờ) hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can.
b – Hành vừa hóa thành giống hành của lệnh tháng (nghĩa là nếu chi tháng hóa cục thì lệnh tháng là hành của hóa cục này).
c – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này (kể cả can tàng là tạp khí của nó?).
d - Nếu hành của can ngày cũng lộ ở can giờ, can tháng hay can năm thì tổ hợp này không hóa.
e - Hành mới hóa phải có Ấn của nó trong tứ trụ (nếu Ấn chỉ là can tàng tạp khí?).
Nói chung can ngày hợp với can bên cạnh rất khó hóa được cục.
Dụng thần là hành của hóa cục này.
(Phần này tôi đang nghiên cứu thêm để viết lại).thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-11-12 lúc 08:05
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
cưu an (01-04-14),hongai72@yahoo.com (27-10-12),thucnguyen (08-11-12)
-
27-10-12, 20:15 #36
Bài 14 : Điểm hạn của ngũ hành
Chương 11
Xác định điểm hạn của ngũ hành
I - Điểm hạn của ngũ hành
1 – Khái niệm về điểm hạn của ngũ hành
Ta đã biết hành nào trong năm hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ có lợi nhất cho hành của Thân được gọi là hành của dụng thần, còn những hành khác cũng có lợi cho Thân được gọi là các hành hỷ thần và dĩ nhiên sẽ có các hành không có lợi cho Thân được gọi là các hành kỵ thần.
Tương tự như xác định điểm vượng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt để diễn tả mức độ mạnh hay yếu của các can chi theo lệnh tháng thì ở đây qua các ví dụ trong thực tế tôi cũng đã xác định được điểm hạn cho các hành để diễn tả khả năng tốt hay xấu của các hành với Thân. Tôi quy ước điểm hạn của các hành xấu là kỵ thần không lợi cho Thân mang dấu dương (+), còn các hành tốt là hỷ thần và dụng thần có lợi cho Thân thì mang dấu âm (-).
2 - Điểm hạn của ngũ hành
a – Hành làm dụng thần có -1đh (điểm hạn).
b – Hành khắc dụng thần có 1đh (trừ trường hợp quan sát là dụng thần thì kiêu ấn có 1đh hay Thân nhược mà thực thương làm dụng thần thì tài tinh có 1đh).
c – Các hành khác là hỷ thần có -0,5đh.
d – Các hành không khắc dụng thần là kỵ thần có 0,5đh.
Nếu Thân nhược thì các hành kiêu ấn và tỷ kiếp mang dấu âm còn các hành thực thương, tài tinh và quan sát mang dấu dương.
Nếu Thân vượng, kiêu ấn không nhiều thì hành Thân và kiêu ấn mang dấu dương còn hành thực thương, tài và quan sát mang dấu âm.
3 - Các trường hợp ngoại lệ
a – Nếu Thân nhược nhưng kiêu ấn có ít nhất 20đv nhiều hơn Thân thì kiêu ấn mang dấu dương.
b – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì quan sát mang dấu dương.
c – Thân nhược mà trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp, nếu phải lấy kỵ thần thực thương làm dụng thần thì thực thương mang dấu âm.
d - Nếu Thân nhược mà điểm vượng (trong vùng tâm) của Thân không có quá 1 đv ít hơn so với quan sát là kỵ thần số 1 và thế lực của Thân không yếu hơn thế lực của quan sát, tức số can chi mang hành của Thân không ít hơn số can chi mang hành của quan sát (trong đó mỗi điểm Lộc, Kình dương hay nắm lệnh của mỗi hành này cũng như hành nào lớn hơn hành kia ít nhất 5 đv trong vùng tâm thì hành đó coi như được thêm 1 can hay 1 chi) cũng như điểm vượng của kiêu ấn không nhỏ hơn điểm vượng của quan sát thì điểm hạn của thực thương có thể mang dấu âm.
II – Thân vượng và các ví dụ minh họa
1 - Kiêu ấn không có trong tứ trụ
[IMG]http://farm6.staticflickr.com/5148/5880205191_551e2630f0_b.jpg[/IMG]
[IMG]http://farm6.staticflickr.com/5027/5880141523_1691238f60_z.jpg[/IMG]
[IMG]http://farm6.staticflickr.com/5116/5880706584_a157fb5e69_z.jpg[/IMG]
[IMG]http://farm7.staticflickr.com/6017/5880146131_669880e56d_z.jpg[/IMG]
[IMG]http://farm6.staticflickr.com/5320/5880710462_4e619ecfc4_z.jpg[/IMG]thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-11-12 lúc 08:11
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
cưu an (01-04-14),hongai72@yahoo.com (27-10-12),minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)
-
27-10-12, 20:42 #37
[IMG]http://farm6.staticflickr.com/5279/5880712226_577643a729_z.jpg[/IMG]
(M3/3 bỏ vì sai).
[IMG]http://farm6.staticflickr.com/5184/5880717254_564b6d5026_z.jpg[/IMG]thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-11-12 lúc 08:13
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)
-
27-10-12, 20:43 #38
(tiếp)
4 - Kiêu ấn ít
M-4/1 : Nam sinh ngày 20/13/1939 lúc 22,13’
[img]http://farm6.staticflickr.com/5275/5898536607_c43354e975_z.jpg[/img]
Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh không hóa. Kỷ bị khắc trực tiếp, Sửu và Hợi bị khắc gần.
1 - Mặc dù Nhâm bị khắc trực tiếp bởi Tuất nhưng nó nó vẫn khắc được Đinh (vì chúng ở cùng trong tổ hợp).
2 - Nhật Chủ (Nhâm) ở trạng thái Lộc tại Hợi trụ giờ có 4,05đv
3 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.
Điểm hạn và điểm vượng trong vùng tâm của các hành :
[img]http://farm7.staticflickr.com/6015/5898542779_1bee61a99e_z.jpg[/img]
Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 55/43 thì dụng thần đầu tiên phải là thưc thương (Mộc) (bởi vì quan sát (Thổ) có tới 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân (Thủy) chỉ có 2 can chi và đắc địa Lộc, Thân chỉ hơi vượng, vì vậy nếu có thêm quan sát thì Thân dễ thành nhược). Do vậy dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ giờ.
Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên nó có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đh. Hỏa và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh.
M-4/2 : Nam sinh ngày 3/13/1969 lúc 1,20’ :
[img]http://farm6.staticflickr.com/5272/5899113930_5034364464_z.jpg[/img]
Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, nhưng có 2 Quý bị khắc trực tiếp và Tý bị khắc gần.
1 - Dậu có 6đv được thêm 50% đv của Kỷ cùng trụ sinh cho, vì vậy nó có (6 + 3,1.1/2) đv = 7,55đv, nhưng nó bị giảm 1/5 đv bởi Bính khắc cách 1 ngôi và ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7,55.4/5.1/2đv = 3,02đv.
2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ.
[img]http://farm6.staticflickr.com/5261/5898550605_b2d46324bc_z.jpg[/img]
Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng, kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 53/ thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Kỷ ở trụ năm (vì Thân có 3 can chi và nắm lệnh còn quan sát chỉ có 3 can chi).
Thổ là dụng thần có -1đh. Kim (kiêu ấn) có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đv. Mộc và Hỏa là hỷ thần có -0,5đh.thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-11-12 lúc 08:15
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
cưu an (01-04-14),minhman1970 (03-05-14)
-
27-10-12, 20:44 #39
M-4/3 : Nam sinh ngày 11/11/1958 lúc 8,00’
[img]http://farm7.staticflickr.com/6043/5899120532_ab6fe7a7f7_z.jpg[/img]
Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý là không hóa, Thìn ở trụ giờ và Nhâm bị khắc trực tiếp, Quý và Hợi bị khắc gần.
Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.
[img]http://farm6.staticflickr.com/5156/5898557093_ce70faa257_z.jpg[/img]
Thân (Thủy) có 1đv lớn hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 52/17 thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Mậu trụ năm (quan sát chỉ có 4 can chi còn Thân mặc dù chỉ có 3 can chi nhưng nắm lệnh và điểm vượng trong vùng tâm của Thân lớn hơn của quan sát 5đv, vì vậy Thân được xem như có 5 can chi tỷ kiếp).
Thổ là dụng thần có -1đh, Kim có 1đh, Thủy có 0,5đh, Mộc và Hỏa có -0,5đh
M-4/4 : Nữ sinh ngày 29/9/1962 lúc 19,35’
[img]http://farm7.staticflickr.com/6007/5899127434_59a3213a52_z.jpg[/img]
Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa, Nhâm và Canh bị khắc gần.
Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.
[img]http://farm7.staticflickr.com/6039/5898584561_3039b3419c_z.jpg[/img]
Thân (Kim) không lớn hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ nhược. Nếu sử dụng giả thiết 194/98 thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân (vì Nhật can được lệnh và kiêu ấn lớn hơn thực thương và tài tinh). Thân có (8,19 + 6.1/2)đv = 11,19đv nhiều hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ đã trở thành vượng. Nếu sử dụng giả thiết 54/48 thì Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít (vì Tuất đã hóa Hỏa chỉ còn Kỷ), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Dần của trụ năm (Hỏa quá mạnh vì nó có tới 4 can nên không cần thêm còn thực thương thì trở thành vô dụng).
Mộc làm dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Hỏa có -0,5đh.
M-4/5 : Nam sinh ngày 13/7/1982 lúc 10,12’
[img]http://farm7.staticflickr.com/6059/5899154606_0d005de8d9_z.jpg[/img]
Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh và bán hợp của Tị với Dậu không hóa. Nhâm và Dậu bị khắc trực tiếp (nhưng Nhâm ở trong hợp nên nó vẫn khắc được Đinh cùng trong tổ hợp).
Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ
[img]http://farm6.staticflickr.com/5079/5898591319_50cb28180e_z.jpg[/img]
Thân (Hỏa) có trên 10đv nhiều hơn Thổ, Kim và Thủy, vì vậy Nhật Chủ là khá vượng. Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương đủ (vì nó có 2 chi là Tuất và Mùi đều nhược ở vùng tâm) thì thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Nhâm ở trụ năm.
Thủy là dụng thần có -1đh. Mộc có 1đh. Hỏa có 0,5đ . Thổ và Kim có -0,5đh.thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 04:37
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
cưu an (01-04-14),minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)
-
27-10-12, 20:44 #40
M-4/6 : Nữ sinh ngày 30/11/1983 lúc 2,00’.
[img]http://farm7.staticflickr.com/6004/5899342128_f4cafaa96c_z.jpg[/img]
Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, Hợi trụ tháng bị khắc gần và Nhâm bị khắc trực tiếp.
1 - Tân có 7đv được Sửu sinh cho 1/3đv của nó thành 8,37đv (vì nó có Tuất gần cùng hành).
2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ.
[img]http://farm7.staticflickr.com/6060/5899349160_bd4a3b6839_z.jpg[/img]
Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, nhưng nếu sử dụng giả thiết 191/34 (Tân ở đây là kiêu ấn được lệnh, gần Nhật can và được Sửu (Thổ) cùng trụ sinh cho vì vậy kiêu ấn được xem là đủ) thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ năm.
Mộc là dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thủy có 0,5đh. Thổ và Hỏa có -0,5đh.
M-4/7 : Nữ sinh ngày 8/11/1958 lúc 19,10’.
[img]http://farm7.staticflickr.com/6022/5899355860_80d7f6e962_z.jpg[/img]
Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý và Giáp với Kỷ đều không hóa, Hợi bị khắc gần.
Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.
[img]http://farm6.staticflickr.com/5232/5899358214_5a122b799b_z.jpg[/img]
Thân (Thổ) lớn hơn Kim, Thủy và Mộc trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân khá vượng và tài tinh là hỷ thần 1 mà quan sát, kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy nếu sử dụng giả thiết 50/ thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Kim) và dụng thần chính của nó là Tân tàng trong Tuất trụ năm.
Kim làm dụng thần có -1đh. Hỏa khắc dụng thần Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Mộc là hỷ thần đều có -0,5đh.
M-4/8 : Nam sinh ngày 2/2/1966 lúc 6,00’ am
[img]http://farm7.staticflickr.com/6012/5898623045_41c75cdf92_z.jpg[/img]
Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Bính với Tân không hóa, Đinh và Mão đều bị khắc gần.
Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã mô tả trên sơ đồ.
[img]http://farm6.staticflickr.com/5073/5899197308_78b5abf145_z.jpg[/img]
Thân (Hỏa) lớn hơn Thổ, Kim và Thủy trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Quý ở trụ giờ (vì mặc dù điểm vượng của Thân chỉ lớn hơn quan sát có 1,37đv nhưng thế lực của Thân quá mạnh, nó có tới 3 can chi và đắc địa Lộc tại Ngọ trụ năm, còn quan sát chỉ có Quý ở trụ giờ).
Thổ làm dụng thần có -1đh. Mộc khắc dụng thần Thổ có 1đh. Hỏa có 0,5đh. Kim và Thủy là hỷ thần có -0,5đh.thay đổi nội dung bởi: VULONG, 29-10-12 lúc 04:38
Chào mừng bạn đến với huyền không lý số
-
Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "VULONG" về bài viết có ích này:
cưu an (01-04-14),kell.Nguyen (09-06-14),minhman1970 (03-05-14),thucnguyen (08-11-12)
-
Những khám phá thú vị về con người
By kiwitc in forum Xã Hội - Con NgườiTrả lời: 0Bài mới: 11-12-11, 11:54 -
Danh ngôn về Đàn Bà
By thulankl in forum Thư Giãn - Giao LưuTrả lời: 1Bài mới: 03-05-11, 09:18 -
Ma y thần tướng diễn thi
By hoa mai in forum Nhân tướng họcTrả lời: 1Bài mới: 14-03-11, 04:38 -
Người Việt và tiếng Việt tại Úc
By hoa mai in forum Xã Hội - Con NgườiTrả lời: 0Bài mới: 21-01-11, 13:21